• Tidak ada hasil yang ditemukan

đánh giá rối loạn tic ở trẻ em bằng thang điểm mức độ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "đánh giá rối loạn tic ở trẻ em bằng thang điểm mức độ"

Copied!
8
0
0

Teks penuh

(1)

ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ EM

BẰNG THANG ĐIỂM MỨC ĐỘ NẶNG TỔNG THỂ YALE

Nguyễn Lê Trung Hiếu1,2, Phạm Hải Uyên2

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Rối loạn Tic thường gặp ở trẻ em. YGTSS (Yale Global Tic Severity Scale) là công cụ để đánh giá mức độ nặng của rối loạn Tic, cần thiết cho chẩn đoán và giúp theo dõi diễn tiến bệnh.

Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng của rối loạn Tic bằng thang điểm YGTSS và khảo sát các yếu tố liên quan đến tổng điểm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 75 trẻ dưới 16 tuổi được chẩn đoán rối loạn Tic theo tiêu chuẩn của DSM-5, tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2020.

Kết quả: Điểm trung bình về độ nặng của Tic, mức độ tổn hại và YGTSS lần lượt là 20,3; 21,2; 41,5 thuộc nhóm trung bình. Các yếu tố liên quan đến tổng điểm YGTSS gồm: kiểu phối hợp vận động và âm thanh, thời gian kéo dài của triệu chứng trên 12 tháng, tuổi xuất hiện triệu chứng xấu nhất, Tourette và bệnh tăng động kém chú ý (ADHD) đồng mắc. Nhóm rối loạn Tourette có điểm trung bình độ nặng, mức độ tổn hại và YGTSS lần lượt là 28,2; 23,3; 51,5 thuộc nhóm nặng; các yếu tố liên quan đến tổng điểm YGTSS là tuổi, tuổi xuất hiện triệu chứng xấu nhất và ADHD đồng mắc.

Kết luận: Tổng điểm YGTSS thuộc nhóm trung bình. Tuổi xuất hiện triệu chứng, rối loạn Tourette và ADHD đồng mắc là các yếu tố có liên quan tổng điểm YGTSS.

Từ khóa: rối loạn tic, rối loạn Tourette, YGTSS

ABSTRACT

ASSESSMENT OF TIC DISORDER IN CHILDREN BY THE YALE GLOBAL TIC SEVERITY SCALE Nguyen Le Trung Hieu, Pham Hai Uyen

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 33 - 40 Background: Tic disorders are common in children. The YGTSS (Yale Global Tic Severity Scale) is a tool to assess the severity of Tic disorders, necessary for diagnosis and help monitor disease progression.

Objectives: To evaluate the severity of Tic disorder using the YGTSS scale and investigate the factors related to the total score.

Methods: Cross descriptive case series on 75 children under 16 years old diagnosed with Tics disorder according to the standards of DSM-5, at Children's Hospital 2 from February to June 2020.

Results: Global Tic severity, impairment and YGTSS score were 20.3 respectively; 21.2; 41.5 belongs to the medium group. Factors related to the total score of YGTSS were complex pattern, duration of symptom over 12 months, age of worst symptom onset, Tourette disorder and ADHD co-morbidity. Tourette disorder group had global Tic severity, impairment and YGTSS score 28.2 respectively; 23.3; 51.5 belongs to the heavy group; factors related to the total score of YGTSS were age, age with worst symptoms and ADHD co-mobility.

Conclusion: The total score of YGTSS was moderate. Age of symptom onset, Tourette disorder and ADHD co-mobility were factors related to the total score of YGTSS.

Keywords: tic disorder, Tourette disorder, YGTSS

1Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Khoa Thần kinh, BV Nhi Đồng 2

(2)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn Tic được định nghĩa là những cử động vận động hoặc âm thanh bất ngờ, nhanh, lặp lại và không có nhịp điệu, thường gặp ở trẻ em và là triệu chứng cơ bản của rối loạn Tourette(1,2,3). Theo DSM-5, rối loạn Tic được chia thành 3 thể lâm sàng chính là rối loạn Tic tạm thời, rối loạn Tic mạn tính và rối loạn Tourette.

Rối loạn Tic tạm thời gặp nhiều nhất với tỉ lệ lên đến 20%.

Mức độ nặng của các rối loạn Tic được đánh giá bằng thang điểm Yale Global Tic Severity Scale (YGTSS)(4). Đây là bảng đánh giá toàn diện thông qua thang tổng điểm mức độ nặng của Tic (gồm 5 mục riêng biệt là số kiểu Tic, tần suất, cường độ, độ phức tạp, và mức độ ảnh hưởng) và thang điểm mức độ tổn hại dựa trên mức độ ảnh hưởng của rối loạn Tic lên lòng tự trọng, cuộc sống gia đình và sự hòa nhập xã hội(5). YGTSS là công cụ hiệu quả đánh giá mức độ nghiêm trọng Tic một cách toàn diện, đáng tin cậy và hợp lý nhất liên quan đến các rối loạn Tic, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu(6). Chúng tôi áp dụng YGTSS để đánh giá rối loạn Tic ở trẻ em.

Mục tiêu

- Đánh giá mức độ nặng của rối loạn Tic bằng thang điểm YGTSS.

- Khảo sát các yếu tố liên quan đến tổng điểm YGTSS.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Trẻ từ 4 – 16 tuổi đến phòng khám tại phòng khám, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2020 vì các triệu chứng Tic.

Tiêu chuẩn chọn vào

Trẻ từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi, có video hoặc biểu hiện rối loạn Tic ngay lúc khám, thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tics theo DSM-5.

Không có chậm phát triển tâm thần vận động.

Không có bệnh lý não kèm theo.

Tiêu chẩn loại ra

Không khảo sát được các đặc điểm về dịch tễ học, tiền căn, lâm sàng.

Không hoàn tất được thang điểm YGTSS.

Thân nhân và/hoặc bệnh nhân muốn ngừng tham gia nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca.

Phương pháp thực hiện Các bước tiến hành

Bệnh nhi đến khám thuộc dân số nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn và loại trừ được khảo sát các đặc điểm chung của rối loạn Tic và đánh giá bằng thang điểm YGTSS, ghi vào bệnh án nghiên cứu.

Các biến nghiên cứu

Khai thác các yếu tố tuổi, giới, tiền sử nhẹ cân, sanh khó/sanh ngạt, cha/mẹ đã từng hay hiện mắc, anh/chị/em đã từng hay hiện mắc, triệu chứng Tic gồm tuổi xuất hiện triệu chứng Tic đầu tiên, thời gian bắt đầu có triệu chứng đến nay, tuổi xuất hiện triệu chứng Tic xấu nhất, loại Tic, bệnh tăng động kém chú ý (ADHD) đồng mắc để khảo sát yếu tố liên quan tổng điểm YGTSS.

ADHD đồng mắc được chẩn đoán bởi chuyên viên tâm lí khoa Tâm lí bệnh viện Nhi Đồng 2.

Khảo sát thang điểm YGTSS(5)

Gồm 5 mục riêng biệt là số kiểu Tic, tần suất, cường độ, độ phức tạp, từ đó tính tổng điểm mức độ nặng cho từng loại rối loạn Tic.

Khảo sát điểm mức độ tổn hại. Sau cùng là tính tổng điểm YGTSS = điểm mức độ nặng + điểm mức độ tổn hại.

Các định nghĩa chính

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tourette (Tourette disorder, TD) theo DSM-5

A. Tồn tại một lúc nhiều Tic vận động và một hoặc nhiều Tic âm thanh trong thời gian

(3)

bệnh, không cần xảy ra đồng thời.

B. Tic có thể tăng hoặc giảm về tần số nhưng kéo dài hơn 1 năm kể từ thời điểm khởi phát.

C. Khởi phát trước 18 tuổi.

D. Rối loạn xảy ra không phải do ảnh hưởng sinh lý của chất gây nghiện hoặc những tình trạng bệnh lý khác (bệnh Huntington’s, viêm não hậu nhiễm).

Rối loạn Tic vận động hoặc âm thanh kéo dài (mạn tính) theo DSM-5

A. Tồn tại Tic vận động hoặc âm thanh đơn giản hay nhiều kiểu, nhưng không đồng thời xuất hiện Tic vận động và âm thanh.

B. Tic có thể tăng hoặc giảm về tần số nhưng kéo dài hơn 1 năm kể từ thời điểm khởi phát.

C. Khởi phát trước 18 tuổi.

D. Rối loạn xảy ra không phải do ảnh hưởng sinh lý của chất gây nghiện hoặc những tình trạng bệnh lý khác.

E. Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tourette.

Rối loạn Tic tạm thời theo DSM-5

A. Tic âm thanh và/hoặc vận động đơn giản hoặc nhiều kiểu.

B. Tic tồn tại ít hơn 1 năm kể từ thời điểm khởi phát.

C. Khởi phát trước 18 tuổi.

D. Rối loạn xảy ra không phải do ảnh hưởng sinh lý của chất gây nghiện hoặc những tình trạng bệnh lý khác.

E. Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tourette’s hoặc rối loạn Tic vận động hoặc âm thanh kéo dài (mạn tính).

Phân tích số liệu

Số liệu thu thập được sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.

Các biến định tính sẽ được phân nhóm và tính phần trăm.

Các biến định lượng sẽ được tính bằng trung bình và độ lệch chuẩn hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị khi giá trị của biến không có phân

phối chuẩn.

Dùng phép kiểm Chi bình phương (χ2) đối với các biến định tính. Khi so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm thì dùng phép kiểm t với các biến định lượng.

Dùng phân tích phương sai ANOVA khi so sánh khác biệt từ 3 nhóm trở lên.

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học bệnh viện Nhi Đồng 2, số 1658/NĐ2-CDT, ngày 24/12/2019.

KẾT QUẢ

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2020 đến hết tháng 6/2020, chúng tôi thu thập được 75 bệnh nhi bị rối loạn Tic. Tỉ lệ nam/nữ chung là 4,7. Có 74/75 (98,7%) bệnh nhân có biểu hiện Tics vận động. Có 34/75 bệnh nhân có biểu biện Tics âm thanh, trong số này chỉ có 1/34 bệnh nhân chỉ biểu hiện Tic âm thanh đơn thuần. Có 33/75 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tourette.

Mức độ nặng

Tất cả 75 bệnh nhi rối loạn Tic trong đó có 33 bệnh nhi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tourette được khảo sát số kiểu cơn, tần xuất, cường độ, độ phức tạp và ảnh hưởng khi đánh giá bằng YGTSS trên từng nhóm rối loạn Tic vận động, Tic âm thanh (Bảng 1). Tổng điểm mức độ nặng của rối loạn Tic là 20,3 và của rối loạn Tourette là 28,2.

Rối loạn Tic vận động: đa số có nhiều kiểu Tic cơn rời rạc kết hợp với ít nhất một kiểu phối hợp, xuất hiện thường xuyên, cường độ trung bình, độ phức tạp nhẹ - trung bình và độ ảnh hưởng nhẹ.

Rối loạn Tic âm thanh cũng đa số là kiểu cơn đơn giản nhiều kiểu cơn rời rạc, 1/3 trường hợp luôn luôn xuất hiện, cường độ trung bình, độ phức tạp ranh giới, mức độ ảnh hưởng nhẹ - trung bình, không bệnh nhân nào bị ảnh hưởng mức độ nặng.

Nhóm rối loạn Tourette: rối loạn Tic vận

(4)

động và âm thanh đa số là phức tạp, xuất hiện thường xuyên, gần như luôn luôn, cường độ

trung bình và đáng kể, độ phức tạp trung bình, mức độ ảnh hưởng nhẹ - trung bình.

Bảng 1: Đặc điểm mức độ nặng (n = 75)

Rối loạn Tic (n = 75) Rối loạn Tourette (n = 33) Vận động Âm thanh Vận động Âm thanh

Số bệnh nhân (n) (n=74) (n=34) (n=33) (n=33)

Số kiểu cơn

Một kiểu cơn 1 (1,4%) 12 (35,3%) 0 (0,0%) 12 (36,4%)

Nhiều kiểu rời rạc (2-5 kiểu) 13 (17,6%) 16 (47,1%) 2 (6,1%) 16 (48,5%) Nhiều kiểu rời rạc (>5 kiểu) 5 (6,8%) 1 (2,9%) 4 (12,1%) 0 (0,0%) Nhiều kiểu Tic rời rạc kết hợp với ít nhất một kiểu là phối hợp 37 (50,0%) 4 (11,8%) 20 (60,6%) 4 (12,1%)

Nhiều Tic rời rạc kết hợp với nhiều kiểu (>2) là phối hợp 18 (24,3%) 1 (2,9%) 7 (21,2%) 1 (3,0%) Tần suất

Hiếm khi 2 (2,7%) 4 (11,8%) 1 (3,0%) 4 (12,1%)

Thỉnh thoảng 6 (8,1%) 6 (17,6%) 2 (6,1%) 5 (15,2%)

Thường xuyên 16 (21,6%) 8 (23,5%) 10 (30,3%) 8 (24,2%)

Gần như luôn luôn 27 (36,5%) 4 (11,8%) 10 (30,3%) 4 (12,1%)

Luôn luôn 23 (31,1%) 12 (35,3%) 10 (30,3%) 12 (36,4%)

Cường độ

Tối thiểu 1 (1,4%) 2 (5,9%) 0 (0,0%) 2 (6,1%)

Nhẹ 19 (25,7%) 6 (17,6%) 5 (15,2%) 6 (18,2%)

Trung bình 37 (50,0%) 18 (52,9%) 16 (48,5%) 17 (51,5%)

Đáng kể 16 (21,6%) 8 (23,5%) 11 (33,3%) 8 (24,2%)

Nặng 1 (1,4%) 0 (0,0%) 1 (3,0%) 0 (0,0%)

Độ phức tạp

Ranh giới 19 (25,7%) 19 (55,9%) 6 (18,2%) 19 (57,6%)

Nhẹ 25 (33,8%) 7 (20,6%) 8 (24,2%) 6 (18,2%)

Trung bình 27 (36,5%) 5 (14,7%) 16 (48,5%) 5 (15,2%)

Đáng kể 2 (2,7%) 3 (8,8%) 2 (6,1%) 3 (9,1%)

Nặng 1 (1,4%) 0 (0,0%) 1 (3,0%) 0 (0,0%)

Ảnh hưởng

Tối thiểu 17 (23,0%) 9 (26,5%) 5 (15,2%) 8 (24,2%)

Nhẹ 40 (54,1%) 11 (32,4%) 19 (57,6%) 11 (33,3%)

Trung bình 11 (14,9%) 12 (35,3%) 5 (15,2%) 12 (36,4%)

Đáng kể 5 (6,8%) 2 (5,9%) 3 (9,1%) 2 (6,1%)

Nặng 1 (1,4%) 0 (0,0%) 1 (3,0%) 0 (0,0%)

Tổng điểm Tics 14,9 ± 3,3

(7,0 - 25,0)

12,3 ± 3,9 (5,0 - 20,0)

15,8 ± 3,1 (9,0 – 25,0)

12,4 ± 3,9 (5,0 – 20,0) Các giá trị là trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc trung vị (25,75) hoặc n (%)

Liên quan giữa mức độ nặng của rối loạn Tic vận động và rối loạn Tourette

Điểm trung bình mức độ nặng của rối loạn Tic vận động của nhóm bệnh nhi không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tourette (42 bệnh nhân) và rối loạn Tourette (33 bệnh nhân) lần lượt là 14,2 và 15,8, khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Phân tích riêng các đặc điểm về mức độ nặng giữa hai nhóm ghi nhận khác biệt về cường

độ và độ phức tạp của Tic vận động giữa nhóm không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Tourette và rối loạn Tourette có ý nghĩa thống kê, với p <0,05.

Bảng 2: Liên quan giữa mức độ nặng của rối loạn Tic vận động và rối loạn Tourette (n = 75)

Nhóm không Tourette (n=42)

Rối loạn Tourette (n=33)

Giá trị pa Số kiểu cơn của

Tic vận động

3,6 ± 1,2 4,0 (2,0 - 5,0)

4,0 ± 0,8

4,0 (4,0 - 4,0) 0,45 Tần suất của Tic

vận động

3,9 ± 1,0 4,0 (3,0 - 5,0)

3,8 ± 1,1

4,0 (3,0 - 5,0) 0,57

(5)

Nhóm không Tourette (n=42)

Rối loạn Tourette (n=33)

Giá trị pa Cường độ của

Tic vận động

2,7 ± 0,7 3,0 (2,0 - 3,0)

3,2 ± 0,8

3,0 (3,0 - 4,0) 0,005 Độ phức tạp của

Tic vận động

2,0 ± 0,8 2,0 (1,0 - 3,0)

2,5 ± 1,0

3,0 (2,0 - 3,0) 0,010 Ảnh hưởng của

Tic vận động

2,0 ± 0,8 2,0 (1,0 - 2,0)

2,3 ± 0,9

2,0 (2,0 - 3,0) 0,15 Tổng điểm Tic

vận động

14,2 ± 3,2 14,0 (12,0 - 17,0)

15,8 ± 3,1 16,0 (14,0 - 17,0)

0,056

Các giá tr là trung bình± l ch chu n ho c trung v (25,75)

aPhép kiểm Wilcoxon ranksum (Mann-Whitney) Mức độ tổn hại

Điểm trung bình về mức độ tổn hại của rối loạn Tic và rối loạn Tourette lần lượt là 21,2 và 23,3 (Bảng 3).

Bảng 3: Mức độ tổn hại của rối loạn Tics (n = 75)

Điểm mức độ tổn hại

Rối loạn Tic (n = 75)

Rối loạn Tourette (n = 33)

Không 1 (1,3%) 0 (0,0%)

Tối thiểu 21 (28,0%) 6 (18,2%)

Nhẹ 30 (40,0%) 15 (45,5%)

Trung bình 14 (18,7%) 7 (21,2%)

Đáng kể 9 (12,0%) 5 (15,2%)

Nặng 0 (0,0%) 0 (0,0%)

Điểm trung bình mức độ tổn hại

21,2 ± 8,9 20,0 (0,0 - 40,0)

23,3 ± 9,6 20,0 (20,0 - 30,0)

Các giá trị là trung bình± độ lệch chuẩn hoặc trung vị (25,75) hoặc n (%)

Điểm mức độ tổn hại chủ yếu là nhẹ 40,0%

trong nhóm rối loạn Tic chung, và 45,5% trong nhóm rối loạn Tourette. Không có bệnh nhi nào có điểm tổn hại nặng.

Mức độ nặng tổng thể

Tổng điểm YGTSS được khảo sát trên cả 3 nhóm rối loạn Tic, nhóm không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Tourette và rối loạn Tourette.

Bằng phép kiểm Mann Whitney chúng tôi ghi nhân có sự khác biệt có ý nghĩa về tổng điểm mức độ nặng và tổng điểm YGTSS giữa 3 nhóm, có ý nghĩa với p <0,001 (Bảng 4).

Các yếu tố liên quan đến tổng điểm YGTSS Các yếu tố tuổi, giới tính, tiền sử nhẹ cân, sinh khó sinh ngạt, rối loạn Tic vận động hai âm thanh, tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, tuổi xuất hiện triệu chứng xấu nhất, thời gian bệnh, chẩn đoán rối loạn Tic và ADHD đồng mắc được khảo sát trên nhóm rối loạn Tic và rối loạn Tourette.

Khi phân tích mô hình hồi qui tuyến tính đơn biến, các đặc điểm về tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, giới tính, nhẹ cân, tiền sử sinh khó/sinh ngạt không liên với tổng điểm YGTSS trong nhóm rối loạn Tic và rối loạn Tourette. Các yếu tố còn lại trong Bảng 5.

Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm liên quan đến tổng điểm YGTSS gồm 5 yếu tố: kiểu phối hợp rối loạn Tic vận động và âm thanh, thời gian kéo dài của triệu chứng Tic trên 12 tháng, tuổi xuất hiện triệu chứng Tic xấu nhất, rối loạn Tourette và có bệnh ADHD phối hợp.

Phân tích riêng nhóm rối loạn Tourete, ghi nhận 3 yếu tố liên quan đến tổng điểm YGTSS là ghi nhận thêm tuổi, tuổi xuất hiện triệu chứng Tic xấu nhất và ADHD đồng mắc.

Bảng 4: Tổng điểm mức độ nặng tổng thể (n = 75)

Rối loạn Tic (n=75)

Nhóm không Tourette (n=42)

Rối loạn Tourette

(n=33) Giá trị pa Tổng điểm Tic vận động 14,9 ± 3,3 (7,0 - 25,0) 14,2 ± 3,2

14,0 (12,0 - 17,0)

15,8 ± 3,1

16,0 (14,0 - 17,0) 0,056 Tổng điểm Tic âm thanh 12,3 ± 3,9 (5,0 - 20,0) 11,0 ± NA

11,0 (11,0 - 11,0)

12,4 ± 3,9

12,0 (10,0 - 14,0) 0,65 Tổng điểm độ nặng của Tic 20,3 ± 8,1 (7,0 - 37,0) 14,1 ± 3,2

14,0 (11,2 - 16,8)

28,2 ± 5,0

28,0 (23,0 - 33,0) <0,001 Điểm mức độ tổn hại 21,2 ± 8,9

20,0 (0,0 - 40,0)

19,5 ± 10,1 20,0 (10,0 - 27,5)

23,3 ± 9,6

20,0 (20,0 - 30,0) 0,089 Tổng điểm mức độ nặng tổng

thể của Tic

41,5 ± 15,1 (10,0 - 75,0)

33,6 ± 11,4 34,0 (24,0 - 39,0)

51,5 ± 13,1

50,0 (42,0 - 63,0) <0,001 Các giá trị là trung bình± độ lệch chuẩn hoặc trung vị (25,75) aPhép kiểm Wilcoxon ranksum (Mann-Whitney)

(6)

Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến tổng điểm mức độ nặng tổng thể của Tic (n = 75)

Rối loạn Tic (n = 75) Rối loạn Tourette (n = 33) Hệ số Beta KTC 95% Giá trị p Hệ số Beta KTC 95% Giá trị p

Tuổi (năm) 1,1 -0,65; 2,8 0,22 3,6 1,0; 6,2 0,007

Giới tính

Nữ Ref - -

Nam 3,3 -5,9; 12 0,48 9,1 -3,7; 22 0,16

Kiểu Tic

Vận động Ref - -

Âm thanh -2,7 -27; 22 0,83

Cả 2 18 12; 24 <0,001

Thời gian bắt đầu có triệu chứng đến nay

<12 tháng Ref - -

≥12 tháng 14 0,41; 28 0,044 3,6 -24; 31 0,79

Tuổi xuất hiện triệu chứng Tic xấu nhất 2,1 0,34; 3,8 0,019 3,4 1,2; 5,6 0,004 Chẩn đoán Tic

Tics tạm thời Ref - -

Tics vận động mạn tính 9,1 -3,7; 22 0,16

Tics âm thanh mạn tính 5,5 -22; 33 0,69

Rối loạn Tourette 26 13; 39 <0,001

Kèm theo ADHD

Không Ref - -

12 4,8; 19 0,001 11 2,5; 20 0,014

BÀN LUẬN

Mức độ nặng

Không có nhiều nghiên cứu khảo sát đặc điểm mức độ nặng của các rối loạn Tic, chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào khảo sát mức độ nặng của rối loạn Tourette. Tổng điểm mức độ nặng của rối loạn Tic vận động, Tic âm thanh, điểm mức độ tổn hại và tổng điểm YGTSS trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Leckman JF (1989) chọn trẻ 5-15 tuổi; Specht MW (2011) chọn trẻ 9-17 tuổi, Mcguire JF 2018 chọn trẻ 3-18 tuổi(5,7,8) (Bảng 6).

Liên quan giữa mức độ nặng của rối loạn Tic vận động và rối loạn Tourette

Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt về cường độ và độ phức tạp của Tic vận động có ý nghĩa

thống kê giữa 2 nhóm rối loạn Tourette và không Tourette. Specht MW (2011) ghi nhận không có sự khác biệt giữa các đặc điểm của thang điểm độ nặng Tic vận động (số kiểu cơn, tần số, cường độ, độ phức tạp và độ ảnh hưởng) giữa nhóm rối loạn Tourette và không Tourette(8). Sự khác biệt này có thể lý giải do đặc điểm bệnh nhân Tourette trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có điểm YGTSS mức độ nặng.

Kết quả này cũng đóng góp thêm một số lưu ý khi khảo sát về rối loạn Tic, chúng ta cần chú ý thêm về đặc điểm cường độ và độ phức tạp của Tic vận động, có thể là yếu tố nguy cơ diễn tiến của rối loạn Tic mạn thành rối loạn Tourette.

Bảng 6: Bảng so sánh thang điểm YGTSS giữa các nghiên cứu

Mcguire JF 2018(7) Leckman JF 1989(5) Specht MW 2011(8) Chúng tôi

Tổng điểm Tic vận động 14,21 (4,65) 13,8 ± 4,4 15,8 ± 3,1

Tổng điểm Tic âm thanh 9,67 (5,44) 8,1 ± 5,7 12,4 ± 3,9

Tổng điểm độ nặng của Tic 23,8 (8,04) 21,9 ±8,7 24,7 28,2 ± 5,0

Điểm mức độ tổn hại 22,6 (11,58) 22,9±10,2 23,7 23,3 ± 9,6

Tổng điểm YGTSS 46,4 44,8 ± 17,7 48,4 51,5 ± 13,1

Các giá trị là trung bình ± độ lệch chuẩn

(7)

Mức độ nặng tổng thể

Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt về tổng điểm độ nặng của Tic và tổng điểm YGTSS giữa 3 nhóm rối loạn Tic, rối loạn Tourette và không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Tourette có ý nghĩa thống kê, với p <0,05. Rối loạn Tourette có tổng điểm mức độ nặng và tổng điểm YGTSS cao hơn.

Các yếu tố liên quan đến tổng điểm mức độ nặng tổng thể của Tic

Đặc điểm tuổi xuất hiện triệu chứng nặng nhất, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của của Leckman JF (1998)(9); Pringsheim T 2017(Error! Reference source not found.) và các nghiên cứu về diễn tiến tự nhiên của rối loạn Tic, cho thấy mức độ nặng của Tic tăng dần theo tuổi, và đạt đỉnh ở độ tuổi từ 10- 12, và sau đó triệu chứng Tic dần dần cải thiện đến giai đoạn cuối của tuổi thanh thiếu niên.

Hiện có tương đối ít dữ liệu được tìm thấy để so sánh kết quả tác động giới vào độ nặng. Một số nghiên cứu đã cho thấy giới tính không ảnh hưởng đến thời gian bắt đầu của các triệu chứng, cho rằng không có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng giữa trẻ em gái và trẻ em trai nhưng trong một mẫu khác, sự khác biệt về giới được công nhận(11,12). Vai trò của giới tính chủ yếu trong biểu hiện của các vấn đề liên quan, những kết quả trên cho thấy giới tính không có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến và mức độ nghiêm trọng của rối loạn Tourette nhưng sự khác biệt cơ bản về giới liên quan đến bệnh lý tâm thần kinh đi kèm, làm tăng mức độ nặng của bệnh(1).

KẾT LUẬN

Qua phân tích 75 bệnh nhi mắc rối loạn Tic chúng tôi ghi nhận: tổng điểm độ nặng của Tic, tổng điểm mức độ tổn hại, tổng điểm YGTSS lần lượt là 20,3; 21,2; 41,5 thuộc nhóm mức độ trung bình. Có 5 yếu tố liên quan đến

tổng điểm YGTSS gồm: kiểu phối hợp rối loạn Tic vận động và âm thanh, thời gian kéo dài của triệu chứng Tic trên 12 tháng, tuổi xuất hiện triệu chứng Tic xấu nhất, Tourette và ADHD đồng mắc.

Qua phân tích 33 bệnh nhi mắc rối loạn Tourette chúng tôi ghi nhận: tổng điểm độ nặng của Tic, tổng điểm mức độ tổn hại, tổng điểm YGTSS lần lượt là 28,2; 23,3; 51,5 thuộc nhóm mức độ nặng. Có 3 yếu tố liên quan đến tổng điểm YGTSS là tuổi, tuổi xuất hiện triệu chứng Tic xấu nhất và ADHD đồng mắc.

Tổng điểm cường độ của Tic vận động, độ phức tạp của Tic vận động, tổng điểm độ nặng của Tic và tổng điểm YGTSS cao ở nhóm rối loạn Tourette.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nagy P, Bognár E, Farkas L, et al (2020). Clinical characteristics of children with Tourette's Syndrome. Psychiatr Hung, 35(1):37-45.

2. Phạm Quỳnh Diệp, Đào Trần Thái, Nguyễn Văn Nuôi (2003).

Khảo sát các biểu hiện lâm sàng và hiệu quả điều trị ban đầu rối loạn Tic trên trẻ em. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 7(1):254-260.

3. Scahill L, RH Bitsko, SN Visser, et al (2009). Prevalence of diagnosed Tourette syndrome in persons aged 6-17 years - United States, 2007. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 58(21):581-585.

4. Ho CS, Huang JY, Yang CH, Lin YJ, et al (2020). Is the Yale Global Tic Severity Scale a valid tool for parent-reported assessment in the paediatric population? A prospective observational study in Taiwan. BMJ Open, 10(8):e034634.

5. Leckman JF, MA Riddle MA, MT Hardin MT, et al (1989). The Yale Global Tic Severity Scale: initial testing of a clinician-rated scale of tic severity. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry, 28(4):566-573.

6. Martino D, Pringsheim TM, Cavanna AE, et al (2017). Systematic review of severity scales and screening instruments for Tic:

Critique and recommendations. Mov Disord, 32(3):467-473.

7. Mcguire JF, Piacentini J, Storch EA, et al (2018). A multicenter examination and strategic revisions of the Yale Global Tic Severity Scale. Neurology, 90(19):e1711-e1719.

8. Specht MW, Woods DW, Piacentini J, et al (2011). Clinical characteristics of children and adolescents with a primary tic disorder. J Dev Phys Disabil, 23(1):15-31.

9. Leckman JF, Zhang H, Vitale A, et al (1998). Course of tic severity in Tourette syndrome: the first two decades. Pediatrics, 102(1 Pt 1):14-19.

(8)

10. Pringsheim T (2017). Tic Severity and Treatment in Children:

The Effect of Comorbid Attention Deficit Hyperactivity Disorder and Obsessive Compulsive Behaviors. Child Psychiatry Hum Dev, 48(6):960-966.

11. Fahim C, Yoon U, Das S, Lyttelton O, et al (2010).

Somatosensory-motor bodily representation cortical thinning in Tourette: Effects of tic severity, age and gender. Cortex, 46(6):750-760.

12. Santangelo SL, Pauls DL, Goldstein JM, et al (1994). Tourette's syndrome: what are the influences of gender and comorbid obsessive-compulsive disorder? J Am Acad Child Adolesc Psychiatry, 33(6):795-804.

Ngày nhận bài báo: 10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Referensi

Dokumen terkait