• Tidak ada hasil yang ditemukan

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TRỮ LẠNH Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH ĐƯỢC THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017- 2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TRỮ LẠNH Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH ĐƯỢC THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017- 2018"

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TRỮ LẠNH Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH ĐƯỢC THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI

BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017- 2018

Phạm Thị Linh1*, Nguyễn Hữu Dự 1, Võ Huỳnh Trang 2, Quách Hoàng Bảy1, Huỳnh Thanh Liêm 1, Nguyễn Việt Quang1, Lâm Đức Tâm2

1. Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ 2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: phamthilinh11@gmail.com

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Chuyển phôi trữ lạnh là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đang được áp dụng rộng rãi vì hiệu quả cao về cả tỷ lệ thành công cũng như tính kinh tế. Kỹ thuật này ngày nay được áp dụng rộng rãi trong các trung tâm IVF trên toàn thế giới. Tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, tỷ lệ có thai là khoảng 30- 40% mỗi năm. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển phôi trữ tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ. Điều này là vô cùng cần thiết để đưa ra các kiến nghị phù hợp, để nâng cao tối đa hiệu quả của chuyển phôi trữ lạnh. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và xác định tỷ lệ có thai ở bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp:

Mô tả cắt ngang trên 90 trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm có chỉ định chuyển phôi trữ lạnh được thực hiện chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt không đều chiếm 33,33%. Có tiền căn bị bệnh lý phụ khoa chiếm 11,11% trường hợp.

Thời gian lập gia đình trung bình: 5,75± 4,01, thời gian lập gia đình từ 5 năm đến <10 năm chiếm 37,78%;

có 20% trường hợp ≥10 năm. Thời gian vô sinh là 4,99± 3,5. Nhóm vô sinh ≥ 6 năm là 36,67%; thời gian vô sinh từ 2 đến <4 năm chiếm 25,56%; Vô sinh nguyên phát chiếm 61,11% Có 89 trường hợp điều trị trước khi thực hiện chuyển phôi trữ lạnh chiếm 98,89%. Chủ yếu là thụ tinh trong ống nghiệm chiếm 71,91%. Nguyên nhân vô sinh: do vợ chiếm 44,44%. Do chồng là 36,67. Vô sinh do cả hai vợ chồng chiếm 18,89%. Các nguyên nhân do vợ là rối loạn phóng noãn (25,55%), bệnh lý vòi tử cung (22,23%); Vô sinh do chồng do bất thường tinh dịch chiếm đa số (47,78%). Độ dày nội mạc tử cung: trước chuyển phôi từ 8- 10 mm (71,11%). Số lượng phôi chuyển là 1,94 ± 0,77 phôi. Có 2 phôi được lựa chọn để chuyển là 47,78%

trường hợp. Chất lượng phôi tốt là 74,44%. Tất cả các phôi trữ lạnh đã chuyển đều là phôi trong giai đoạn phân cắt, phôi ngày 2 và ngày 3. Trong đó, 74,44% là phôi ngày 3.Tỷ lệ có thai là 36,67%. Kết luận: Chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được chuyển phôi trữ lạnh có tỷ lệ thành công cao.

Từ khóa: Thụ tinh trong ống nghiệm, IVF, phôi trữ lạnh.

ABSTRACT

CLINICAL CHARACTERISTICS AND RESULTS OF FROZEN EMBRYO TRANSFER IN THE PATIENTS BEING IN VITRO FERTILIZATION TRANSFER AT

CANTHO OBSTETRIC HOSPITAL IN CAN THO CITY IN 2017-2018

Pham Thi Linh 1*, Nguyen Huu Du1, Vo Huynh Trang 2 Quach Hoang Bay1, Huynh Thanh Liem1, Lam Duc Tam2 1.Can Tho Obstetric Hospital 2. Cantho University of Medicine and Pharmacy Background: Frozen embryo transfer is one of many assisted reproductive technologies, that is widely applied because of its high successful rates as well as its economic efficiency. Nowadays, this technique is widely spread in many IVF centers all over the world. In Can Tho Obstetric Hospital, the proportion of pregnancy accounts for nearly 30-40% each year. However, up to now, there has been no study mentioned any efficiencies and affected factors on frozen embryo tranfers in Can Tho

(2)

Obstetric Hospital. For this reason, it is extremely nescessary to offer appropriate recommendations, and to maximize the effectiveness of frozen embryo transfers. Objectives: The aims of this study are to show clinical features of patients undergoing in vitro fertilization tranfers of frozen embryos and to define the proportion of pregnancy in frozen enbryo transferred patients in Can Tho Obstetric Hospital. Materials and method: The study’s design is a descriptive cross-sectional study, in which 90 cases, indicated frozen embryo transfers, were performed the in vitro fertilization cycle in Can Tho Obstetric Hospital. Results:

Clinical features: Patients who have irregular menstrual cycles account for 33.33%. Patients whose past medical history presented with gynecologic diseases take up 11.11% of total cases. The average duration of marriage of couples in the study is 5.75 ± 4.01 years. Specifically, the length of marriage from 5 years to less than 10 years accounts for 37.78% of couples, and meanwhile 20 percent of married couples have lasted for ten years or more. Beside, the average duration of infertility is 4.99 ± 3.5 years. Specifically, the infertility group for greater than or equal to 6 years accounts for 36.67%, and 25.56% cases have lasted for 2 to less than 4 years. Primary infertility takes up 61.11 percent. There are 89 cases (98.89%) undergone treatments before being applied frozen embryo transfer techniques. Most of the cases mainly related to in vitro fertilization account for 71.91%. The percentage of causes of infertility related to females, males and both sides were 44.44%, 36.67%

and 18.89% respectively. Causes related to females include ovulation disorder (25.55%), and fallopian tube damage or blockage (22.23%). Beside, causes of infertility in males were mainly related to semen abnormalities (47.78%). Uterine endometrial thickness measured before embryo transfer was from 8-10 mm (71,11%). The average number of transferred embryo was 1,94 ± 0,77. 47.78% of cases were chosen to transfer 2 selective embryos. Good embryo quality accounts for 74.44% of total cases . All of transferred frozen embryos were in carnegie stage 2 (cleavage division) – second day or third day embryos. Among cases, third day embryos take up 74.44%. The pregnancy rate accounts for 36.67%. Conclusion: The in vitro fertilization cycles which patients were transferred frozen embryos have high success rate.

Keywords: In vitro fertilization (IVF), frozen embryo.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyển phôi trữ lạnh là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) đang được áp dụng rộng rãi vì hiệu quả cao về cả tỷ lệ thành công cũng như tính kinh tế [9], [12]. Trữ lạnh có thể thực hiện vào mọi giai đoạn phôi [5]. Các nghiên tại Mỹ có xu hướng ủng hộ chuyển phôi trữ lạnh hơn do kết quả sau sản khoa (tỷ lệ em bé sinh non, chảy máu sản khoa,..) của chuyển phôi trữ lạnh tốt hơn [1], [2], [9], [11]. Ngoài ra, nội mạc tử cung khi chuẩn bị trong chu kỳ phôi trữ lạnh dường như tốt hơn so chuyển phôi tươi [6], [8]. Về lâm sàng, chuyển phôi trữ lạnh đảm bảo an toàn cho người phụ nữ, giảm nguy cơ đa thai, làm tổ tối ưu hơn, giúp đơn giản hóa và giảm chi phí của chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tiếp theo [10]. Tuy nhiên, tính đến nay tại BVPSCT vẫn chưa có nghiên cứu về chuyển phôi trữ nên chúng tôi thực hiện: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả chuyển phôi trữ lạnh trong điều trị hiếm muộn ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ”, với các mục tiêu cụ thể sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2017-2018.

2. Xác định tỷ lệ có thai ở bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh tại Bệnh viện.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các cặp vợ chồng vô sinh đến khám và chẩn đoán vô sinh được chỉ định chuyển phôi trữ lạnh tại Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ.

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Trường hợp được chỉ định chuyển phôi trữ lạnh lần đầu; được hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser; có phôi dư thừa sau khi chuyển phôi; nguy cơ quá kích buồng trứng hoặc bị quá kích buồng trứng; nhận noãn mà chưa chuẩn bị tốt niêm mạc tử cung hoặc niêm mạc tử cung không thuận lợi.

(3)

Thỏa các điều kiện: trở lại tái khám sau 2 tuần kể từ ngày chuyển phôi trữ lạnh; NMTC ≥ 7 mm vào ngày thực hiện chuyển phôi trữ lạnh; cùng phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung bằng Estradiol Valerate (đường uống) và Progesterone (dạng đặt âm đạo); hỗ trợ hoàng thể bằng Estradiol Valerate 4mg/ngày đường uống và Progesterone vi hạt (Crinone 8%) mỗi ngày bơm âm đạo 2 ống. Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Có bất thường dị dạng cổ tử cung, dị dạng sinh dục, có hình ảnh nội mạc tử cung bất thường trên siêu âm. Bệnh toàn thân đang tiến triển, bệnh lý thực thể tại bộ phận sinh dục (viêm nhiễm, ung thư,...).

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu: 90 trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm có chuyển phôi trữ lạnh.

- Phương pháp chọn mẫu: tất cả các cặp vợ chồng vô sinh thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu và loại trừ và đồng ý tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ trong thời gian từ 04/2017 đến 30/07/2018 thông qua bộ câu hỏi được soạn trước phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

- Nội dung nghiên cứu: Ghi nhận các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, trình độ học vấn, chỉ số khối cơ thể.

+ Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân được chuyển phôi trữ lạnh gồm: chu kỳ kinh nguyệt, bệnh lý phụ khoa, thời gian mong con, lập gia đình, phân loại vô sinh, thời gian vô sinh, phương pháp đã điều trị vô sinh, nội mạc tử cung, số lượng phôi chuyển vào tử cung, chất lượng phôi chuyển, số ngày nuôi cấy phôi.

+ Tỷ lệ có thai bằng phương pháp chuyển phôi trữ lạnh tại Bệnh viện: Tỷ lệ có thai (%) = số bệnh nhân có thai / tổng số bệnh nhân được chuyển phôi trữ lạnh.

- Phương pháp pháp thu thập số liệu và đánh giá số liệu: số liệu được nhập và xử lý theo phần mềm thống kê Stata 10.0 được mô tả bằng tần số, tỷ lệ và chi bình phương.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi trung bình là 33,7± 5,54 trong đó nhóm ≥ 35 tuổi chiếm 40%; nhóm từ 30- 34 tuổi chiếm 32,22%; có 27,78% trường hợp ≤ 29 tuổi. Nơi cư trú là ngoài Cần Thơ chiếm 5,11%. Dân tộc kinh là chủ yếu chiếm 98,89%. Trình độ học vấn chủ yếu là cao đẳng- đại học chiếm 68,54%, THCS chiếm 20,22%. Nghề nghiệp chủ yếu là cán bộ viên chức (58,89%), nội trợ là 16,67%.

3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh:

Đặc điểm chung Tần số (n = 98) Tỷ lệ (%)

Chu kỳ kinh nguyệt Đều 61 62,24

Không đều 37 37,76

Tính chất kinh nguyệt Loãng, không đông 96 97,96

Đông thành cục 2 2,04

Số ngày hành kinh

Dưới 3 ngày 5 5,10

3 - 5 ngày 57 58,16

Trên 5 ngày 36 36,73

Bệnh lý phụ khoa 10 10,2

Không 88 89,8

(4)

Thời gian mong con trung bình là 54,22± 41,34 tháng. Thời gian lập gia đình: trung bình là 5,75± 4,01 năm, trong đó nhóm lập gia đình từ 5 năm đến < 10 năm chiếm 37,78%; có 20% trường hợp ≥ 10 năm, 15,56% từ 3 đến 5 năm; 14,44% ở nhóm 2 đến 3 năm và 12,22% lập gia đình ≤ 1 năm đến điều trị hiếm muộn. Thời gian vô sinh trung bình là 4,99± 3,5. Phân loại vô sinh nguyên phát chiếm 6,11%, có 38,89% là vô sinh thứ phát. Nguyên nhân vô sinh: do vợ chiếm 44,44%, nguyên nhân do chồng là 36,67%.

Bảng 2. Đặc điểm nội mạc tử cung của các trường hợp chuyển phôi trữ lạnh:

Độ dày nội mạc tử cung Tần số (n=90) Tỷ lệ (%)

Từ 8- 10 mm 64 71,11

Từ >10- 12 mm 23 25,56

> 12 mm 3 3,33

Trung bình nội mạc tử cung 9,83±1,49 (nhỏ nhất là 8, lớn nhất 18 mm)

Độ dày nội mạc tử cung đo được ở các trường hợp đến chuyển phôi trữ, sau thời gian chuẩn bị trước chuyển phôi trữ đa số từ 8- 10 mm (71,11%). Tỷ lệ các trường hợp có độ dày từ >10 – 12 mm chiếm tỷ lệ thấp hơn (25,56%).

Bảng 3. Đặc điểm số lượng phôi chuyển, số ngày chuyển phôi :

Số lượng phôi chuyển Tần số (n=90) Tỷ lệ (%)

Một phôi 27 30

Hai phôi 43 47,78

Ba phôi 18 20

Bốn phôi 2 2,22

Trung bình số phôi chuyển 1,94±0,77 (nhỏ nhất là 1, lớn nhất 4 phôi)

Số lượng phôi chuyển trung bình là 1,94 ± 0,77 phôi. Trong đó, 2 phôi được lựa chọn để chuyển là 47,78% trường hợp; có 30% phụ nữ được chuyển 1 phôi. Các phôi trữ lạnh đã chuyển, có 74,44%

phôi có chất lượng tốt nhất. Phôi có chất lượng trung bình chiếm 17,78% Tất cả các phôi trữ lạnh đã chuyển đều là phôi trong giai đoạn phân cắt, phôi ngày 2 và ngày 3. Trong đó, 74,44% là phôi ngày 3.

3.3. Tỷ lệ có thai của các trường hơp chuyển phôi trữ lạnh

Kết quả có thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ của 90 trường hợp là 36,67% về số lượng thai sinh hóa và thai lâm sàng.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của các trường hợp chuyển phôi trữ lạnh:

Về tuổi trung bình ở người phụ nữ là 33,7± 5,54, trong đó nhóm ≥ 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Như vậy, phụ nữ bị vô sinh tập trung nhóm ≥ 35 tuổi. Theo y văn tuổi mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng quá trình thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ có thai. Khi ở tuổi 35, khả năng sinh đẻ bắt đầu giảm. Ở tuổi 40, ước tính tỷ lệ thụ thai 8- 10%/tháng và ở tuổi 43 thì tỷ lệ thụ thai chỉ còn 1-3%/tháng [9], [10].

Bệnh nhân trên 40 tuổi có kết quả IVF kém và tỷ lệ sẩy thai cao [2], [11]. Như vậy, chọn mẫu của nghiên cứu này mang tính chất ngẫu nhiên và phù hợp với yêu cầu chọn mẫu được đặt ra ngay từ đầu thực hiện nghiên cứu.

4.2. Đặc điểm lâm sàng của các trường hợp chuyển phôi trữ lạnh:

Kết quả có thai sau chuyển phôi trữ lạnh Tần số (n=90) Tỷ lệ(%)

Lâm sàng Có thai 33 36,67

Không có thai 57 63,33

(5)

Phụ nữ vô sinh có chu kỳ kinh nguyệt đều chiếm 66,67% đây là nhóm có thể tiên lượng được tình hình thụ thai nhưng có đến 33,33% phụ nữ có chu kỳ kinh không đều. Bệnh lý phụ khoa là vấn đề được chú ý, có nhiều bệnh lý có liên quan đến tình trạng vô sinh như nhiễm Chlamydia trachomatis [11]; kết quả có 11,11% trường hợp có tiền căn viêm nhiễm vùng chậu; đây là yếu tố được quan tâm nhiều có tính phức tạp của viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung và gây vô sinh; đối tượng này là yếu tố làm giảm khả năng thụ thai khi dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Kết quả ghi nhận thời gian lập gia đình trung bình là 5,75± 4,01, lập gia đình từ 5 năm đến < 10 năm: 37,78%; có 20% trên 10 năm. Thời gian mong con trung bình là 54,22± 41,34 trong đó: 28,89% trường hợp mong con đến 72 tháng; 16,68%

phụ nữ mong con trong năm đầu sau lập gia đình; 13,33% có thời gian là 24 đến 36 tháng. 11,11% từ 48 đến 60 tháng. Như vậy, phụ nữ lập gia đình và thời gian mong con vào khoảng 5 năm nhưng trong thời gian này các cặp vợ chồng này không điều trị vô sinh sớm mà rất muộn và từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho những đối tượng này. Do đó, khi họ đến khám và điều trị, các bác sĩ lâm sàng phải tư vấn điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đây là phương pháp được cho có hiệu quả cao và cần áp dụng cho những đối tượng này. Thời gian vô sinh trung bình nhìn chung của phụ nữ khá cao, 4,99± 3,5 năm với trên 50% trường hợp có thời gian vô sinh từ 4 năm trở lên; có 25,56% phụ nữ vô sinh từ 2 đến < 4 năm và dưới 2 năm là 15,56%; kết quả này cho thấy những phụ nữ có thời gian vô sinh lâu và từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị; đây là đối tượng có nguy cơ thất bại cao trong quá trình điều trị bằng TTTON vì đây là nhóm các bệnh nhân lớn tuổi nên thời gian vô sinh càng lâu tiên lượng cho bệnh nhân càng khó khăn hơn. Điều này phù hợp với y văn và các nghiên cứu trước đây [6], [9], [11]. Tham khảo các nghiên cứu khác ghi nhận những nghiên cứu trên phôi trữ lạnh có tuổi trung bình tương tự như nghiên cứu này: Lê Hoàng Anh (2013) [1], Nguyễn Thị Tâm An [2],[3]; Hồ Sỹ Hùng[6]; WE (2017) [12]. Vô sinh nguyên phát tỷ lệ cao hơn vô sinh thứ phát (61,11% so với 38,89%). Kết quả này tương tự các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian qua về vô sinh[4],[8]. Hơn nữa, các bệnh nhân thực hiện TTTON thực hiện trên nhóm tuổi phụ nữ khá lớn cũng được cho là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng có thai. Do đó, tỷ lệ này phần nào phản ảnh tình trạng có thai sau lần có thai đầu tiên [1], [3], [9], [11]. Nguyên nhân vô sinh do vợ là 44,44%; do chồng là 36,67. Vô sinh do cả hai vợ chồng là 18,89%. Nguyên nhân vô sinh do vợ, do rối loạn phóng noãn và vòi tử cung vẫn chiếm đa số, tiếp theo đến vô sinh không rõ nguyên nhân và nguyên nhân vô sinh do chồng chủ yếu là nhóm bất thường tinh trùng (43 trên 90 bệnh nhân). Kết quả này tương tự nghiên cứu của J. Datta và cộng sự (2016) có tỷ lệ vô sinh do vòi tử cung cao hơn [10]

và kết quả tương tự các nghiên cứu khác [3], [9]. Có nghiên cứu báo cáo tỷ lệ vô sinh không rõ nguyên nhân cao nhất [11]. Nhằm để đảm bảo cho nội mạc phát triển đầy đủ, tất cả bệnh nhân được chuẩn bị niêm mạc tử cung trước chuyển phôi trữ lạnh [4], [7], [9], [12]. Độ dày nội mạc có thể được xem là sự phản ánh mức độ tăng sinh của nội mạc tử cung khi không có bệnh lý tử cung và được đo bằng máy siêu âm qua đường âm đạo. Kết quả nghiên cứu: nội mạc được chuẩn bị bằng Progynova là 9,83±1,49, trong đó, nhóm nội mạc từ 8- 10 mm (71,11%). Tỷ lệ các trường hợp có độ dày từ >10-12 mm chiếm tỷ lệ thấp hơn (25,56%). Những trường hợp có độ dày nội mạc tử cung trên 12mm chiếm 3,33%. Như vậy, chu kỳ nội mạc tử cung được chuẩn bị khá tốt và đáp ứng yêu cầu của chuyển phôi. Số lượng phôi chuyển trung bình là 1,94 ± 0,77 phôi. Trong đó, 2 phôi được lựa chọn để chuyển là 47,78% trường hợp; có 30% phụ nữ được chuyển 1 phôi và 20% trường hợp chuyển 3 phôi. Kết quả này cho thấy tỷ lệ có nang noãn sau khi kiểm tra buồng trứng (KTBT), số trứng được chọc hút và số phôi thụ nhận được sau thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là quan trọng và cần thiết để tăng tỷ lệ thành công của TTTON; các nghiên cứu khác ghi nhận kết quả tương tự. Số lượng phôi chuyển sau TTTON là nhóm chuyển vào tử cung 2 phôi- đây là những phôi được chọn là phôi tốt, vì chất lượng phôi tốt và số lượng phôi được chuyển là 2 phôi tốt này có tỷ lệ thụ thai cao nhất và có thể giảm nguy cơ đa thai cho các chu kỳ TTTON, kết quả này cũng phù hợp với các trung tâm TTTON khác trong nước [2], [5], [9]. Về

(6)

chất lượng phôi trữ lạnh được chuyển phôi có 74,44% phôi độ 1 là phôi có chất lượng tốt nhất, khả năng bám vào nội mạc tử cung cao nhất để có thể trở thành thai sinh hóa và thai lâm sàng. Số lượng phôi độ 2 là 17,78% và và độ 3 là phôi có chất lượng tương đối kém, khả năng phát triển thành thai kém hơn so những phôi còn lại chiếm 7,78% (7 trường hợp) và đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của TTTON. Điều này phù hợp với nghiên cứu trong và ngoài nước, tỷ lệ thành công của phôi trữ lạnh phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, bệnh lý đi kèm hoặc chất lượng phôi đã chuyển hoặc do các điều kiện trang thiết bị y tế hỗ trợ sinh sản [3], [5], [10]. Số ngày chuyển phôi là ngày 2 hoặc ngày 3 và tất cả các phôi trữ lạnh đã chuyển đều là phôi trong giai đoạn phân cắt, điều này phù hợp với các nghiên cứu khác và hiện nay các nghiên cứu có xu hướng chuyển phôi vào ngày 3 có tỷ lệ thành công cao hơn. Tương tự kết quả các nghiên cứu của Lê Hoàng Anh [1]; Nguyễn Thị Tâm An [2], [3], Nguyễn Ngọc Bích [4], Trương Thị Thanh Bình [5], Phan Thị Thanh Lan [7], Phạm Dương Toàn [8].

4.3. Kết quả có thai sau chuyển phôi trữ lạnh:

Tỷ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng ở nghiên cứu này tương đương nhau, chiếm tỷ lệ là 36,67% ở các chu kỳ chuyển phôi. Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu khác có tính chất hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia lazer, phương pháp được thực hiện ở nghiên cứu này. Theo nghiên cứu của Balaban (2006), trong số 789 cặp vợ chồng có phôi đã được trữ lạnh trước khi bắt đầu nghiên cứu, 366 (46,3%) được chọn chuyển phôi trữ và có sử dụng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser. Trước đó, trong số này, có 57 trường hợp sẩy thai và 309 trường hợp đã thất bại trong chu kỳ chuyển phôi tươi. Tỷ lệ thành công của TTTON phụ thuộc nhiều vào yếu tố, chúng tôi nhận thấy các yếu tố sau có ảnh hưởng đến kết quả này như chuẩn bị nội mạc tử cung, phương pháp làm mỏng trong hỗ trợ phôi thoát màng, môi trường nội cấy phôi; tính chất phôi chuyển, số lượng phôi chuyển [3], [6], [7], [8].

V. KẾT LUẬN

5.1. Đặc điểm lâm sàng:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều chiếm 33,33%. Tiền căn bị bệnh lý phụ khoa chiếm 11,11%

trường hợp. Thời gian mong con: 54,22± 41,34; có 28,89% trường hợp đến 72 tháng. Thời gian lập gia đình: 5,75± 4,01, lập gia đình từ 5 năm đến < 10 năm chiếm 37,78%; có 20% trường hợp ≥ 10 năm. Thời gian hiếm muộn là 4,99± 3,5. Nhóm hiếm muộn ≥ 6 năm chiếm 36,67%; 25,56% trường hợp là 2 đến < 4 năm;

Phân loại hiếm muộn nguyên phát chiếm 6,11% và có 38,89% trường hợp là hiếm muộn thứ phát. Có 89 trường hợp điều trị trước khi thực hiện chuyển phôi trữ lạnh chiếm 98,89%. Chủ yếu là thụ tinh trong ống nghiệm chiếm 71,91%.

Nguyên nhân vô sinh: do vợ chiếm 44,44%. Do chồng là 36,67. Vô sinh do cả hai vợ chồng chiếm 18,89%. Nguyên nhân do vợ là rối loạn phóng noãn (25,55%), bệnh lý vòi tử cung (22,23%);

Vô sinh của chồng do bất thường tinh dịch chiếm đa số (47,78%), 7,78% chưa rõ nguyên nhân.

Độ dày nội mạc tử cung trước chuyển phôi từ 8- 10 mm (71,11%).

Số lượng phôi chuyển là 1,94 ± 0,77 phôi. Có 2 phôi được lựa chọn để chuyển là 47,78%

trường hợp. Chất lượng phôi tốt là 74,44%. Tất cả các phôi trữ lạnh đã chuyển đều là phôi trong giai đoạn phân cắt, phôi ngày 2 và ngày 3. Trong đó, 74,44% là phôi ngày 3.

5.2. Tỷ lệ có thai sau khi chuyển phôi trữ lạnh là 36,67%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hoàng Anh, Lâm Anh Tuấn, Hồ Mạnh Tường, (2013), “Kết quả của chuyển phôi ngày 2 ở các trường hợp tiên lượng tốt thụ tinh trong ống nghiệm”, Tạp chí Phụ Sản, tập 11, số 1, tr.106- 110.

(7)

2. Nguyễn Thị Tâm An, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, (2016), “Hiệu quả hỗ trợ phôi thoát màng trong thụ tinh trong ống nghiệm”, Tạp chí Phụ Sản, tập 13, số 4, tr. 74- 77.

3. Nguyễn Thị Tâm An, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nguyễn Văn Trung, (2017), “Kết quả hỗ trợ phôi thoát màng trong các chu kỳ chuyển phôi rã đông thụ tinh trong ống nghiệm”, Giải thưởng thành tựu 2017, tr. 96- 98.

4. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Trần Lan Thanh, Phạm Thiếu Quân, và cộng sự, (2018), “So sánh tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn từ chu lỳ chuyển phôi trữ giai đoạn phôi phân chia ngày 3 với giai đoạn phôi nang:một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu”, Hội nghị IVF Experts Meeting 14, tr.66- 72.

5. Trương Thị Thanh Bình, Bùi Thị Thu Hiền, Lê Thụy Hồng Khả, Hồ Mạnh Tường, (2014), “Chất lượng phôi chuyển: yếu tố tiên lượng kết quả thụ tinh trong ống nghiệm”, Tạp chí Phụ Sản, tập 12, số 3, tr. 107- 110.

6. Hồ Sỹ Hùng, (2018), “So sánh kết quả thai kỳ giữa chuyển phôi đông lạnh và phôi tươi”, Hội nghị IVF Experts Meeting 14, năm 2018, tr. 39- 41

7. Phan Thị Thanh Lan, Nguyễn Viết Tiến, Vũ Văn Tâm, (2015), “Đánh giá chất lượng phôi sau rã đông và tỷ lệ có thai sau chuyển phôi ngày 2 và ngày 3 đông lạnh theo phương pháp thủy tinh hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 95, số 3, tr. 15- 23.

8. Phạm Dương Toàn, Trần Tú Cầm, Huỳnh Gia Bảo, (2016), “So sánh kết quả có thai giữa chuyển phôi tươi và phôi trữ”, Tạp chí Phụ Sản, tập 14, số 3, tr. 157- 165.

9. Al-Inany HG, Youssef MAFM, Aboulghar M et al (2016), "Gonadotrophin-releasing hormone antagonists for assisted reproductive technology", Cochrane Database of Systematic Reviews, (4), CD001750.

10. J. Datta, M.J. Palmer, C. Tanton et al (2016), "Prevalence of infertility and help seeking among 15000 women and men", Human Reproduction, 31(9), 2108-2118.

11. Khalid S Khan và các cộng sự (2006), "WHO analysis of causes of maternal death: a systematic review", The lancet, 367(9516), pp. 1066-1074.

12. WE Olooto (2017), "Infertility in male; risk factors, causes and management-A review", Journal of Microbiology and Biotechnology Research, 2(4), pp. 641-645.

(Ngày nhận bài: 10/10/2018- Ngày duyệt đăng: 10/12/2018)

Referensi

Dokumen terkait