• Tidak ada hasil yang ditemukan

ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN - CSDL Khoa học

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN - CSDL Khoa học"

Copied!
5
0
0

Teks penuh

(1)

MỘT SỐ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI ĐẢO LÝ SƠN

1. Đình làng

Huyện Lý Sơn hiện có 2 đình làng nằm ngay sát bờ biển, là đình An Vĩnh và đình An Hải. Đình là công trình quan trọng nhất của làng, là nơi thờ thành hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền. Đồng thời, đây là nơi diễn ra các lễ hội hàng năm của làng.

ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN

NGUYỄN NGỌC TÙNG, HUỲNH VĂN CHƯƠNG, NGUYỄN QUANG HUY, TRƯƠNG HOÀNG PHƯƠNG, TRẦN THỊ PHƯỢNG

Lý Sơn là huyện đảo cách đất liền khoảng 15 hải lý, nằm chếch hướng Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi (Hình 1). Diện tích đảo khoảng 10 km2, gồm đảo lớn và đảo bé. Ở đây có lịch sử lâu đời với hệ sinh thái nhiệt đới đa dạng, có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích có giá trị. Theo thống kê, huyện đảo Lý Sơn có 56 di tích với đặc trưng kiến trúc của vùng biển đảo Việt Nam, trong đó có 6 di tích văn hóa cấp quốc gia và khoảng 15 di tích cấp tỉnh (tổng hợp từ [1], [2], [7], [8], [9])).

Di tích văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác nhau như danh thắng (chùa Hang, núi Thới Lới, cổng Tò Vò), đình (đình làng An Hải, An Vĩnh), nhà thờ (đền thờ Phạm Quang Ảnh, Võ Văn Khiết), lân, dinh, lăng… Qua khảo sát thực địa vào tháng 7/2020 và 9/2020, những nét đặc trưng kiến trúc của các thể loại công trình kiến trúc được khái quát qua bài viết này.

- Đình An Vĩnh: Tọa lạc tại thôn Tây, xã An Vĩnh (cũ) và xoay về chính Nam (hình 2). Đình được xây từ thế kỷ 18 bằng vật liệu đơn giản (tranh tre, gỗ, vách đất). Trải qua nhiều lần hư hại và tu bổ, đình sụp đổ hoàn toàn vào năm 1957 do chiến tranh. Năm 2009, đình được trùng tu, phục dựng lại dựa trên khảo sát nghiên cứu từ hiện trạng nền móng cũ. Năm 2013, đình được công nhận là di tích cấp quốc gia và là nơi thờ cúng thành hoàng làng, các vị tiền hiền, hậu hiền, các vị cai đội và binh phu Hoàng Sa, và làm nơi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

Mặt bằng tổng thể (MBTT) đình có tính đối xứng, theo trục

“thần đạo” lần lượt từ ngoài vào trong gồm hàng rào, bình phong và 2 trụ biểu, cột cờ, sân đình, tiền đình, chính đình và hậu tẩm (hoặc hạ đình, trung đình, thượng đình). Hạ đình và trung đình có dạng 3 gian - 2 chái với hệ thống cửa gỗ bản khoa thường gặp ở các nhà truyền thống. Mái lợp ngói âm dương với các trang trí tứ linh (Long - Lân - Quy - Phụng).

Bình phong được đắp khá đơn giản theo kiểu cuốn thư. Mặt trước có hình tượng hổ, mặt sau đắp nổi hình long mã mang hà đồ.

- Đình An Hải: Tọa lạc tại thôn Đông, xã An Hải (cũ) và xoay về hướng Đông Nam (hình 3). Đình xây dựng vào khoảng năm 1815 dưới thời vua Gia Long bằng vật liệu tranh,

Không ảnh panorama đảo Lý Sơn (Người chụp: Nguyễn Quang Huy)

(2)

tre, gỗ. Qua thời gian, đình được tu bổ và cơi nới nhiều lần vào các năm 1820, 1926, 1938, 1943, 1999, 2007, và 2018.

Đình được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1997. Hiện đình là nơi thờ Tam hoàng Ngũ đế, Ngũ vị tiên nương, chúa Ngung man nương, tiền hiền, hậu hiền, và Thiên Y A Na (hậu tẩm).

Khác với đình An Vĩnh, khuôn viên đình An Hải là một quần thể kiến trúc với các công trình khác nhau. Nhìn tổng thể, trung tâm là đình làng, gồm bình phong và 2 trụ biểu, cột cờ, sân đình, tiền đình, chính đình và hậu tẩm (hoặc hạ đình, trung đình, thượng đình). Bên phải đình (nhìn từ ngoài vào) là miếu thờ các vị tiền hiền, rồi đến miếu hoàng thành. Bên trái đình là công trình thờ các vong linh, cô hồn, rồi đến lăng thờ cá voi.

Hạ đình có dạng 3 gian - 2 chái với hệ thống cửa gỗ bản khoa thường gặp ở các nhà truyền thống. Mái lợp ngói âm dương với các trang trí lưỡng long triều nhật, phụng ở bờ nóc.

Bên trong với hệ kết cấu gỗ còn nguyên vẹn với các trang trí câu đối, liễn, nền lát gạch đất nung, các cột được đặt trên đá tảng chống mối mọt. Mặt đứng đình là hệ thống cửa bản khoa và có 2 tượng nghê đặt đối xứng 2 bên. Trung đình có dạng 3 gian liên kết với hạ đình bằng hệ thống máng thoát nước.

Thượng đình 1 gian là nơi thờ bà Thiên Y A Na.

2. Lân và dinh

Huyện Lý Sơn có khá nhiều lân và dinh, là công trình chủ yếu thờ thánh mẫu Thiên Y A Na, ngoài ra có thể thờ các vị tiền hiền, hậu hiện, các bậc tiền nhân,… Ở Lý Sơn có các lân, dinh nổi tiếng có giá trị như lân Vĩnh Hòa (thôn Đông An Vĩnh), dinh bà Thiên Y A Na (thôn Đông An Hải), dinh bà Thiên Y A Na (thôn Tây An Vĩnh), dinh Tam Tòa (thôn Tây An Hải), dinh Ông (thôn Tây An Vĩnh), dinh Âm Hồn (thôn Tây An Vĩnh), lân Vĩnh Xuân (thôn Đông An Vĩnh), lân Vĩnh Lộc (thôn Đông An Vĩnh), lân Vĩnh Thành (thôn Tây An Vĩnh), lân Tân Thành (thôn Tây An Vĩnh),…

Khái niệm “lân” là chỉ đơn vị cộng đồng. Còn “dinh” là chỉ loại hình di tích. Quy mô đơn vị cộng đồng từ thấp đến cao lần lượt là: Dinh - xóm - làng, tương ứng với loại hình di tích:

Miếu - dinh - đình [2]. Lân và dinh là những công trình kiến trúc tín ngưỡng phân theo cơ chế quản lý của làng, xã xưa.

Dinh là thiết chế tín ngưỡng của ấp (xóm bây giờ, xóm lớn).

Lân là thiết chế tín ngưỡng của một xóm nhỏ (nhóm dân cư thuộc các lân để cấu thành xóm lớn; dân ấp, dân lân) có lân thờ riêng. Một số lân, dinh tiêu biểu như sau:

- Dinh bà Thiên Y A Na: Ở đảo Lý Sơn, dinh thờ bà Thiên Y A Na có khá nhiều ở các xã và thôn và có tên gọi khác nhau như dinh Bà, dinh Bà Trời. Một trong những dinh có giá trị về kiến trúc nghệ thuật đó là dinh bà Thiên Y A Na ở xóm Trung Yên, thôn Đông, xã An Hải (cũ) (hình 4).

Dinh được xây dựng khá lâu đời bằng tranh tre và trải qua nhiều đợt tu bổ, trùng tu vào những năm Bảo Đại thứ 9 và thứ 19. Nhìn tổng thể, dinh ở vị trí rất đẹp trên triền đồi đá cao và xoay mặt về hướng Đông Nam. Quy mô dinh không đồ sộ và toàn bộ công trình như hòa lẫn vào cảnh quan thiên nhiên xung quanh. MBTT gồm bậc lên, cổng, bình phong, sân, tiền đình, chính điện và hậu tẩm. Tiền đình và chính điện có dạng 3 gian - 2 chái, hậu tẩm có dạng 1 gian. Các trang trí bờ nóc, mặt trước đẹp và tinh xảo với chủ đề quen thuộc như long, phụng, câu đối, hoa lá,… Đỉnh mái đắp nổi hình tượng lưỡng long tranh châu, các đầu đao hậu tẩm đắp hình rồng chầu, đầu hồi chính điện hình con dơi. Bên trong là hệ gỗ với trang trí, trưng bày cầu kỳ và trang nghiêm.

Đình An Vĩnh (Người chụp: Nguyễn Quang Huy)

Đình An Hải và các công trình phụ cận (Người chụp: Nguyễn Quang Huy)

(3)

- Lân Vĩnh Hòa: Lý Sơn có khá nhiều lân có giá trị như lân Vĩnh Lộc, lân Vĩnh Xuân, và lân Vĩnh Hòa. Lân thường thờ thánh mẫu Thiên Y A Na ở hậu tẩm và phối thờ các thần khác. Lân Vĩnh Hòa, di tích cấp tỉnh năm 2017, tọa lạc tại thôn Đông, xã An Vĩnh (hình 5). Cũng như các di tích khác tại đảo, lân được xây dựng rất lâu đời và trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1817, đầu những năm 1910 và năm 2014.

Hiện nay, lân là nơi thờ từ thánh mẫu Thiên Y A Na, đồng thời là nơi tri ân những vì tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn ở vùng đất này. Ở đây còn phối thờ Hồng Châu Thái Tử, Hồng Bửu Thái Tử, Chúa Chưởng, Thượng Thiên, Thủy Long Thần Nữ, Ngũ Hành, Hồng Nương công chúa. Trong khuôn viên còn có miếu thờ thần Nam Hải (Võ Thị Nương Nương, là cá Bà dạt vào bờ năm 2009 và Võ Thị Long Nương, là cá Ông dạt vào bờ năm 1999).

Quy mô lân tương đối nhỏ và hài hòa với cảnh quan xung quanh. Bố cục lân tương tự như các công trình truyền thống khác ở đây gồm tiền đường (3 gian), chính điện (1 gian - 2 chái) và hậu tẩm (1 gian). Khác với các công trình khác thì lối vào tiền đường ở 2 gian bên và gian giữa bịt đặc bằng gạch (không có cửa) được trang trí bằng hình đầu rồng (hơi hướng giống cá) với lư hương đặt ở trước. Mái trang trí công phu với tứ linh (long, lân, quy, phụng), lưỡng long tranh châu (đỉnh mái), tứ quý (mai, trúc, tùng, cúc). Trước tiền đường là bể cạn, bình phong và trụ biểu. Nội thất chính điện là hệ gỗ với các trang trí hoa văn, câu đối,…

3. Lăng

Lăng thường là nơi thờ cá voi (cá ông). Ở Lý Sơn, người dân địa phương vô cùng tôn kính thường gọi với tên khác như Ngài, Đức Ngư, thần Nam Hải, ông Lớn, ông Cậu,… Khi cá Ông mất dạt vào bờ biển thì được người dân địa phương thờ, để tang. Chính vì vậy, ở Lý Sơn có rất nhiều lăng thờ cá ông và là những điểm di tích tín ngưỡng quan trọng tại đây.

Có thể nói lăng là thiết chế tín ngưỡng của tổ chức vạn, có chức năng thờ cá Ông. Một số lăng có giá trị ở Lý Sơn như lăng Tân, lăng Thứ, lăng bà Thủy Long, lân Chánh, lân Đông Hải,…

- Lăng Tân: Tọa lạc ở thôn Đông, xã An Vĩnh (hình 6).

Lăng xoay hướng nam, được công nhận di tích cấp tỉnh vào năm 2015. Lăng còn có tên là Sở Đại vương, là nơi thờ cá voi.

Hiện còn giữ bộ xương cá voi ở đây với chiều dài khoảng 30- 35m, là một trong số ít bộ xương cá voi lớn nhất ở Việt Nam.

Tổng thể công trình gồm cổng tam quan, bình phong, sân, tiền đường, chính điện, hậu tẩm và công trình phụ. Tiền đường và chính điện có dạng 3 gian - 2 chái, hậu tẩm có dạng 1 gian. Mặt đứng tiền đường đăng đối, xây bằng gạch. Hai chái xây tường có hoa gió tạo thông thoáng bên trong. Hệ cấu trúc tiền đường bằng gỗ, dạng trốn cột gác lên dầm bê tông.

Cấu trúc chính điện theo hệ rường miền Trung, bằng gỗ. Bên trong trang trí cầu kỳ với bức liễn, hoành phi, câu đối,… Bình phong có hình dạng tương tự các bình phong khác với mặt trước có hình cá chép hóa rồng, mặt trong hình long mã. Hai trụ biểu hai bên có hình lân ở phía trên.

4. Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa

Di tích cấp quốc gia 2007 này tọa lạc tại thôn Tây, xã An Vĩnh (hình 7, 8). Đây là công trình thờ tự thường gặp ở làng xã truyền thống Việt Nam (nghĩa tự, miếu âm hồn, am chúng sinh,…). Ở Lý Sơn, Âm linh tự là công trình rất nổi tiếng, là nơi thờ vong linh, âm hồn những người đã mất, đồng thời là nơi thờ những chiến sĩ đã mất của hải đội Bắc Hải, Hoàng Sa.

Công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Trải qua thời gian, Âm Linh tự được tu sửa, trùng tu nhiều lần. Tổng Dinh bà Thiên Y A Na ở

thôn Đông, xã An Hải (Người chụp: Nguyễn Quang Huy)

Mặt đứng lân Vĩnh Hòa (Người chụp: Nguyễn Ngọc Tùng)

(4)

thể Âm Linh tự gồm cổng, hàng rào, bình phong và trụ biểu, tháp thờ “chiến sĩ trận vong”, nhà thờ chính, đền thờ thần Thượng Thiên, và nhà phụ. Nhìn tổng thể, khuôn viên Âm Linh tự khá rộng, thoáng, kiến trúc cảnh quan đẹp, có nhiều điểm ngắm nhìn xung quanh. Vị trí Âm Linh tự gần trung tâm, và có vị trí tạo điểm nhấn kiến trúc. Các công trình và thành phần bố trí tương đối phù hợp tạo điểm nhấn cho nhà thờ chính.

Nhà thờ chính gồm tiền bái và chính điện có dạng 3 gian - 2 chái. Nhà tiền bái không gian thoáng, gồm các trụ gạch hình vuông. Mặt đứng trang trí các câu đối, hoa văn nhiều chủ đề hoa, lá, cây. Trên nóc trang trí tứ linh. Bên trong là hệ kết cấu gỗ, cột vuông được thiết kế trốn cột, gác trên dầm bê tông. Ở đây có đặt 2 án thờ có tên Hồn Mai và Phách Quế ở 2 bên.

Chính điện gồm 3 cửa vòm cuốn, phía trên đắp nổi hoa văn.

Riêng cửa giữa hình lưỡng long tranh châu. Hai bên có hình nghê ở 2 đầu cột. Nội thất bên trong chính điện được trang trí rất cầu kỳ và đẹp. Hệ cột gỗ được đặt trên đá tảng. Kết cấu gỗ theo kiểu nhà nhà rường và không chạm khắc nhiều. Các hoa văn chạm khắc được đính kèm vào hệ kết cấu gỗ với nhiều chủ đề như hoa lá, búp sen,… Bên cạnh đó là những trang trí câu đối, hoành phi, liễn,… Mái nhà tiền bái và chính điện lợp ngói móc, nền gạch hoa.

5. Các loại hình kiến trúc, danh thắng khác

Ngoài những kiến trúc lăng, lân, dinh phổ biến ở Lý Sơn, một số loại hình kiến trúc, danh thắng khác có thể thấy ở Lý Sơn như đền (đền thờ Võ Văn Khiết, đền thờ Phật mẫu), chùa (chùa Vĩnh Ân, chùa Đục, tịnh xá Ngọc Đức), nhà thờ, giếng Xó La,… Nhìn chung các di tích này được xây dựng và trùng tu khá mới. Những danh thắng ở Lý Sơn có thể kể đến đó là cổng Tò Vò (hình 9), núi Thới Lới, miệng núi lửa Giếng Tiền,…

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định huyện Lý Sơn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng rất có giá trị. Qua đó, tiềm năng du lịch tại Lý Sơn rất lớn mà đến giờ vẫn chưa khai thác được hết các giá trị đó. Nhìn chung, kiến trúc các công trình đình, chùa, lân, dinh, lăng,… cơ bản có tính đối xứng, các thành phần quan trọng được bố trí trên trục thần đạo.

Một công trình điển hình thường có cổng, hàng rào, bình phong và trụ biểu hai bên, sân, tiền đường, chính điện, hậu tẩm, và các công trình phụ trợ khác.

Bố cục tiền đường, chính điện và hậu tẩm theo chữ Tam, chính điện và tiền đường có dạng phổ biển 3 gian hoặc 3 gian - 2 chái, hậu tẩm 1 gian. Thông thường tiền đường có dạng mở tạo thông thoáng, kết cấu trốn cột.

Mặt đứng và bình phong lăng Tân (Người chụp: Nguyễn Ngọc Tùng)

Mặt đứng và nội thất nhà Tiền bái, Âm Linh tự (Người chụp: Nguyễn Ngọc Tùng) Chính điện thường có hệ gỗ dạng nhà rường. Trang trí hoa văn điêu khắc ở đây rất đẹp, với nhiều chủ đề như hoa, lá, tứ linh, song long chầu nguyệt, song long triều nhật,… Bình phong ở đây có đặc điểm khá đặc biệt so với bình phong ở nhà truyền thống miền Trung khác đó là có dạng hình chữ nhật như phần trên uốn cong, phù hợp với tính chất địa phương ven biển. Ngoài ra, hình dạng đó tạo liên tưởng sóng nước, vững chãi trước gió biển.

Các danh thắng, điểm di tích khác thường có giá trị về mặt tâm linh, tín ngưỡng đối với người dân địa phương. Vị trí các điểm danh thắng này thường gắn với các sự tích, truyền thuyết xưa. Nếu được khảo sát, nghiên cứu kỹ, thì có thể giúp hiểu hơn về lịch sử, hình thành cư dân tại đảo Lý Sơn này. Kiến trúc các điểm này có thể mới, ít có giá trị kiến trúc, nhưng thường hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan xung quanh, hoặc gắn với tâm linh. Vì vậy, giá trị du lịch tâm linh, thắng cảnh cao.

Lý Sơn có nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc trưng biển đảo, cùng hệ thống di tích kiến trúc rất lớn. Đó chính là tiềm năng sẵn có mà không phải địa phương nào có được. Chính vì vậy, cần có sự quy hoạch tổng thể bài bản, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị để đảm bảo được sự cân

(5)

bằng giữa môi trường, xã hội, quản lý và du lịch trong tương lai. Bên cạnh đó, cần có nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc xác định quỹ kiến trúc đặc thù biển đảo của huyện đảo và tiến hành các hoạt động bảo tồn như số hóa 3D, VR các điểm di tích, danh thắng có giá trị tại đây (hình 10).

Nhóm tác giả xin cảm ơn UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đã tài trợ quỹ nghiên cứu cho đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu 4D phục vụ phát triển du lịch cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi" mã số 01/2020/HĐ-ĐTKHCN.

Kết quả nghiên cứu của bài báo là sản phẩm thuộc đề tài trên.

TS. KTS. NGUYỄN NGỌC TÙNG, THS. KTS.

NGUYỄN QUANG HUY, TS. KTS. TRƯƠNG HOÀNG PHƯƠNG Khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế PGS. TS. HUỲNH VĂN CHƯƠNG Đại học Huế TS. TRẦN THỊ PHƯỢNG Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dương Hà Hiếu (2016), Cù Lao Ré - Quê hương của đội Hoàng Sa (từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX), Luận án tiến sĩ sử học, Mã số: 62.22.03.13, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2] Phan Thị Nữ (2020), Lễ hội dân gian ở huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi từ truyền thống đến hiện đại. Luận văn thạc sĩ khoa học ngành lịch sử, Mã số: 8229013. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

[3] Phạm Quốc Quân (2016), Di sản với du lịch ở huyện đảo Lý Sơn - Tiềm năng, thách thức và giải pháp. Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (56).

[4] Nguyễn Hằng Thanh (2017), Đảo Lý Sơn xưa và nay.

NXB Tài nguyên môi trường & Bản đồ Việt Nam.

[5] Lê Trọng (2018), Lý Sơn đảo du lịch lý tưởng. NXB Tài nguyên môi trường & Bản đồ Việt Nam.

[6] Võ Minh Tuấn (2018), Đảo Lý Sơn những góc nhìn từ biển. NXB Thông tin và Truyền thông.

[7] Website: Dulichlyson.org.

[8] Website: Baoquangngai.vn [9] Website: Tourdulichdaolyson.com Cổng Tò Vò (Người chụp: Nguyễn Ngọc Tùng)

Sản phẩm số hóa 3D đình An Hải (Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh Quảng Ngãi, mã số 01/2020/HĐ-ĐTKHCN)

Referensi

Dokumen terkait

KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT --- NGUYỄN XUÂN QUYẾT CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI CHÙA HANG XÃ AN KHANG, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý Chính sách