• Tidak ada hasil yang ditemukan

đề cƣơng môn học ứng dụng công nghệ sinh học trong

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Membagikan "đề cƣơng môn học ứng dụng công nghệ sinh học trong"

Copied!
2
0
0

Teks penuh

(1)

132

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SINH SẢN VÀ TĂNG TRƢỞNG THÚ NUÔI

(Biotechnology in Animal Reproduction and Growth)

1. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong sinh sản và tăng trưởng thú nuôi - Mã môn học: 211316

- Số tín chỉ: 02 - Môn học: Tự chọn

- Các môn học tiên quyết: Sinh học phân tử, Tế bào học, Thiết bị và kỹ thuật Công nghệ Sinh học, Quản lý phòng thí nghiệm Sinh học.

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 30 tiết + Hoạt động theo nhóm, thảo luận: 30 tiết + Tự học: 60 tiết

2. Mục tiêu của môn học

Môn học giúp sinh viên ngành Công nghệ Sinh học thông hiểu các hướng ứng dụng của những kỹ thuật công nghệ sinh học trong cải thiện năng suất sinh sản và tăng trưởng của vật nuôi; vận dụng được các kiến thức về công nghệ sinh học vào việc giải quyết các vấn đề sinh học liên quan sinh sản/tăng trưởng, biết cách làm việc theo nhóm và cách trình bày vấn đề trước tập thể.

3. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học chú trọng các công nghệ giúp nâng cao năng suất sinh sản, bao gồm gieo tinh nhân tạo, đa xuất noãn và chuyển cấy phôi, kiểm soát giới tính của thú con, dòng hóa trong sinh sản, dấu ấn di truyền trong xác định năng suất, và kiểm soát hoạt động của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - bộ phận sinh dục. Ngoài ra, công nghệ cải thiện khả năng cho thịt của thú cũng được lưu ý, đó là vắcxin thiến thú đực nguyên để nuôi thịt, phát hiện các gen dự tuyển kiểm soát khả năng tăng trưởng, các công nghệ đo lường khả năng sản xuất thịt, và tạo mô để dùng trong chuyển cấy mô từ thú cho người.

4. Nội dung chi tiết môn học Nội dung 1: Giới thiệu

Nội dung 2: Ứng dụng CNSH trong sinh sản 2.1. Gieo tinh nhân tạo

2.1.1. Kỹ thuật tạo tinh đông lạnh và tinh đông viên

2.1.2. Các kỹ thuật cải thiện chất lượng tinh khi rã đông và gieo tinh 2.2. Đa xuất noãn và chuyển cấy phôi

2.2.1. Các hormone dùng trong đa xuất noãn 2.2.2. Kỹ thuật thu nhận noãn

2.2.3. Công nghệ tạo phôi in vivoin vitro 2.2.4. Kỹ thuật chuyển cấy phôi

2.3. Kiểm soát giới tính của thú con 2.3.1. Các kỹ thuật xác định giới của phôi 2.3.2. Các kỹ thuật tách tinh trùng X và Y 2.4. Dòng hóa trong sinh sản

2.4.1. Cắt phôi

2.4.2. Chuyển nhân và chuyển gen

2.5. Dấu ấn di truyền trong xác định năng suất

2.5.1.Cách phát hiện các gen dự tuyển ảnh hưởng năng suất sinh sản 2.5.2.Các gen được chú trọng hiện nay

(2)

133

2.6. Kiểm soát hoạt động của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - bộ phận sinh dục 2.6.1. Các yếu tố kiểm soát hoạt động của bộ phận sinh dục

2.6.2. Các biện pháp chi phối hoạt động của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - bộ phận sinh dục

Nội dung 3: Ứng dụng CNSH cải thiện tăng trƣởng vật nuôi

3.1 Vai trò của các gen và hormone trong kiểm soát tăng trưởng và năng suất thịt 3.1.1. Gen GH, IGF

3.1.2. Hormone GH, các steroid sinh dục 3.1.3. Nhóm beta agonist

3.2 Chọn lọc gen chi phối tăng trưởng và phẩm chất thịt

3.3 Định hướng phân tử và tế bào để thay đổi sự phát triển của cơ vân 3.3.1. Thay đổi biến dưỡng tế bào cơ

3.3.2. Cải biến hoạt động vi sinh vật trong dạ dày trước thú nhai lại 3.3.3. Tiêm DNA trực tiếp

5. Học liệu

Học liệu bắt buộc

1. Trần Thị Dân. 2005. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia súc. NXB Nông Nghiệp Tp. HCM

2. Bourdon M. R.. 2000. Understanding animal breeding (2nd edition). Prentice Hall, USA.

3. Bearden J.H. and Fuquay W.J.. 2000. Applied animal reproduction. Prentice Hall, USA.

4. Gillespie R.J.. 2004. Modern livestock and poultry production (7th edition).

Thomson, Australia.

5. Swatland J. H. 1994. Structure and development of meat animals and poultry.

Technomic Publising, Canada 6. Hình thức tổ chức dạy học

Sau khi giảng viên thông báo đề cương môn học trong buổi đầu tiên, sinh viên chia nhóm để chuẩn bị nội dung báo cáo (mỗi nhóm phụ trách 1 chương). Báo cáo của sinh viên được chuẩn bị dưới dạng word và power point để trình giảng viên đọc và góp ý; sau đó nhóm sẽ trình bày trước lớp, lớp đặt câu hỏi, nhóm sẽ trả lời câu hỏi vào buổi học kế tiếp, và giảng viên tổng kết vấn đề cơ bản của chương. Như thế, mỗi buổi 3 tiết sẽ có 1 nhóm báo cáo và 1 nhóm trả lời câu hỏi. Các chương sẽ được trình bày tuần tự theo đề cương.

7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên phải nộp báo cáo cho giảng viên đọc trước ngày báo cáo khoảng 4 - 5 ngày để giảng viên góp ý cho sinh viên.

8. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Nội dung đánh giá: viết báo cáo (20%), trình bày và trả lời câu hỏi (30%), kiểm tra - đánh giá cuối kì (50%).

Referensi

Dokumen terkait

Thành công – Hạn chế: * Thành công Trong tất cả bài học của môn Thủ công lớp 3 đều tập trung vào kỹ năng gấp, cắt, dán theo mẫu của giáo viên, trong khi đó việc tổ chức dạy học môn