• Tidak ada hasil yang ditemukan

Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam"

Copied!
2
0
0

Teks penuh

(1)

BÀI 6-7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Đặc điểm chung của địa hình:

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

- Địa hình thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích cả nước, núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

 Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

 Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

 Cấu trúc địa hình: gồm 2 hướng chính:

 Hướng tây bắc – đông nam ( vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc)

 Hướng vòng cung (vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam)

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (do có lượng mưa lớn , tập trung theo mùa nên):

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng, lấn biển…

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người : Khai thác rừng, sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải.

2. Các khu vực địa hình a. Khu vực đồi núi

Vùng núi Vị trí Đặc điểm

Đông Bắc Phía đông thung lũng sông Hồng. - Hướng nghiêng thấp dần từ Tây Bắc - Đông Nam.

- Núi thấp chiếm diện tích lớn.

- Có 4 cánh cung hướng Đông Bắc chụm đầu ở Tam Đảo, xen giữa là các thung lũng sông.

Tây Bắc Giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng nghiêng và hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam.

- Núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, cao nhất nước ta.

- Cao ở 2 bên thấp ở giữa.

- Xen giữa là các sơn nguyên, cao nguyên.

Trường Sơn Bắc

Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. - Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam.

- Núi thấp chiếm ưu thế.

- Cao ở 2 đầu (tây Nghệ An, tây Huế) thấp ở giữa.

- Dãy Bạch Mã là ranh giới khí hậu 2 miền.

Trường

Sơn Nam Nam dãy Bạch Mã xuống phía

Nam. - Hướng: kinh tuyến lệch tây ở khối Kon Tum, khối cực Nam Trung Bộ.

- Có các cao nguyên badan và bán bình nguyên.

Địa hình bán bình

Địa hình chuyển tiếp giữa đồi núi với đồng bằng:

 Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng

(2)

nguyên và đồi trung du

100m và bề mặt phủ badan cao khoảng 200m.

 Dải đồi trung du rộng nhất ở rìa phía bắc và tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp lại ở rìa ĐB ven biển miền Trung.

b. Khu vực đồng bằng:

Diện tích, nguồn gốc Địa hình,

đất đai Thuận lợi, khó khăn khi sử dụng

ĐB châu thổ

ĐBSH

- Diện tích: 15.000 km².

- Do phù sa sông Hồng và Thái Bình bồi đắp lên.

- Cao ở phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt nhiều ô và có đê.

- Đất phù sa ngọt là chủ yếu.

- Trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và rau.

- Nhiều khu vực đất đã bị bạc màu.

- Là nơi có điều kiện tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại.

ĐBSC L

- Diện tích: 40.000 km².

- Do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.

- Thấp và phẳng hơn, không có đê, có nhiều vùng trũng.

- Đất phù sa ngọt, đất nhiễm phèn, mặn.

- Tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác hết.

- Cung cấp các nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, lâm sản.

ĐB Ven biển

ĐB ven biển (ĐB duyên hải Miền Trung)

- Diện tích: 15.000 km².

- Được bồi đắp của các vật liệu biển và phù sa sông.

- Nhỏ, hẹp ngang, chia cắt vụn vặt.

-Thành phần là cát, vật liệu đá nên đất xấu, nghèo dinh dưỡng. Rất nhiều cồn cát, đầm phá, vũng, vịnh xen kẽ.

- Lớn nhất là đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An.

- Phát triển cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi gia súc; nuôi trồng đánh bắt thủy sản.

3. Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển KT-XH(SGK)

Referensi

Dokumen terkait

Quan hệ tộc người ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên Miền Trung - Tây Nguyên, xét về phương diện địa lí hành chính, trùng với khu vực được gọi là Trung Bộ theo sắc lệnh 51 ngày

Dân cư tập trung khá đông đúc Thứ ngày tháng năm Địa lí – Tiết 28 Quan sát hình 1 và 2, nhận xét trang phục phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng