• Tidak ada hasil yang ditemukan

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đất nông nghiệp đến an ninh lương thực của quốc gia tiếp nhận

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đất nông nghiệp đến an ninh lương thực của quốc gia tiếp nhận"

Copied!
1
0
0

Teks penuh

(1)

Tạp chí Công nghệ ngân hàng | Tháng 8.2018 | Số 149

8

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA QUỐC GIA TIẾP NHẬN

Tóm TắT: Bài nghiên cứu phân tích tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đất nông nghiệp đối với an ninh lương thực của các quốc gia tiếp nhận trong giai đoạn 2003–2014. Bằng việc sử dụng dữ liệu của 67 quốc gia đang phát triển với phương pháp ước lượng CMP (Conditional mixed- process), kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại tác động của FDI vào đất nông nghiệp đến an ninh lương thực của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tác động này khác nhau tùy theo đặc điểm của quốc gia đầu tư: dòng vốn FDI vào đất nông nghiệp của các nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển có ảnh hưởng tích cực đến an ninh lương thực, trong khi các dòng vốn FDI vào đất của các nhà đầu tư từ các quốc gia đang phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực thông qua việc giảm đất canh tác và còn kèm theo tác động tiêu cực của hiệu ứng “tràn".

Từ khóa: an ninh lương thực, FDI vào đất nông nghiệp, hiệu ứng “tràn”.

Ngày nhận bài: 02/5/2018 | Biên tập xong: 02/8/2018 | Duyệt đăng: 10/8/2018

Nguyễn Thị Liên hoa(1) La hữu Sơn(2)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đất nông nghiệp đến an ninh lương thực của quốc gia tiếp nhận

1. Giới thiệu

Gần 800 triệu người trên thế giới chịu nạn đói và phần lớn trong số họ sống ở các nước đang phát triển (Liên Hợp Quốc, 2015).

Những con số này đã dẫn đến sự ra đời của dự án “zero hunger” mà được xem là giải pháp xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực, và cũng là một mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goal - SDG) trong Chương trình phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

An ninh lương thực quốc gia được xem là sự đảm bảo về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu của mỗi quốc gia. Theo định nghĩa của Tổ chức

Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), an ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ, mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Sự tiến triển hướng tới toàn cầu về an ninh lương thực thật sự quan trọng và gắn liền với nông nghiệp vì hầu hết những người nghèo đều phụ

(1) Nguyễn Thị Liên hoa - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,

59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh; Email: hoatcdn@ueh.edu.vn.

(2)La hữu Sơn - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;

Email: lahuuson123@gmail.com.

Referensi

Dokumen terkait

Đối với các công trình do UBND xã làm chủ đầu tư, thường là các công trình nhỏ và có huy động sự đóng góp nguồn lực từ dân, thì Ban GSĐTCCĐ thể hiện vai trò chính trong hoạt động giám

Bằng việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kết quả cho thấy, có bốn yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KCN tại Việt Nam là cơ sở vật chất của KCN, sự tin cậy của nhà đầu tư

Các dữ liệu thực nghiệm đã được cung cấp để chỉ ra sự gia tăng của bề dày bão hòa theo sự tăng lên của đường k nh ng chuẩn trực đầu dò trong phép đo gamma tán xạ sử dụng thành phần phổ