• Tidak ada hasil yang ditemukan

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA QUÂN SỰ VIỆT NAM GẮN VỚI THỜI KỲ DỰNG NƯỚC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA QUÂN SỰ VIỆT NAM GẮN VỚI THỜI KỲ DỰNG NƯỚC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC "

Copied!
6
0
0

Teks penuh

(1)

Đ

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA QUÂN SỰ VIỆT NAM GẮN VỚI THỜI KỲ DỰNG NƯỚC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC

NGUYỄN TIẾN DŨNG

Tóm tắt

Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: Quân sự, dựng nước, chống Bắc thuộc, văn hóa quân sự, di sản văn hóa quân sự Abstract

The Vietnam’s military cultural heritages during the period of the country’s building and fighting against the Northern invaders is a precious cultural asset of the Vietnamese ethnic community, a part of the national cultural heritage. During thousands of years with a series up and down of history, the Vietnam’s military cultural relics have been lost and in the danger of disappearing. Therefore, the protection and promotion the value of Vietnam’s military cultural heritage associated with the period of national construction and fighting against Northern invaders is very important and essential in the current period.

Keyword: Military, national construction, fighting against Northern invaders, military culture, military cultural heritage

1. Khái niệm về di sản văn hóa quân sự ể có quan niệm về di sản văn hoá quân sự, trước hết cần làm rõ quan niệm về di sản văn hoá. Xét đến cùng thì văn hoá và di sản văn hoá là những phạm trù đồng chất. Mọi hiện tượng, quá trình văn hoá khi đạt trình độ phổ quát của hệ chuẩn chân - thiện - mỹ luôn có xu hướng tất yếu trở thành di sản, và ngược lại chỉ trở thành di sản khi đạt trình độ phổ quát của hệ chuẩn chân - thiện - mỹ. Song, chỉ có những nhân cách văn hoá, hành vi văn hoá, hiện tượng văn hoá, quan hệ văn hoá, hoạt động văn hoá, thiết chế văn hoá, đời sống văn hoá… hàm chứa giá trị bền vững, tỏ rõ sức sống, được trau truyền, tích hợp, phát huy lâu bền mới thực sự trở thành văn hoá theo ý nghĩa tổng hoà trình độ phát triển nhân tính trong lịch sử. Và đó chính là di sản văn hoá.

Di sản văn hoá nói chung bao gồm toàn bộ những yếu tố văn hoá được thế hệ trước, thời đại trước sáng tạo ra và lưu truyền trong tiến trình lịch sử, đồng thời được thế hệ sau tiếp nhận, làm sống lại và trau dồi, phát triển thêm.

Đó là các giá trị văn hoá, chuẩn mực quan hệ văn hoá, hoạt động văn hoá, thiết chế văn hoá...

có thể tồn tại dưới dạng thái vật thể hoặc dạng thái phi vật thể. Luật Di sản Văn hóa năm 2001 khẳng định: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”. Từ khái niệm trên, có thể tiếp cận khái niệm Di sản văn hoá quân sự ở hai góc độ: Thứ nhất, di sản văn hoá quân sự là bộ phận của di sản văn hoá; Thứ hai, di sản văn hoá quân sự là tổng thể sự tích hợp, phong hoá, trao truyền, toả sáng… bản thân

(2)

lĩnh vực tổ chức, hoạt động quân sự của cộng đồng, dân tộc… xét về phương diện giá trị văn hoá. Từ phân tích trên, có thể hiểu di sản văn hoá quân sự Việt Nam là những sản phẩm vật chất và tinh thần được hình thành qua các hoạt động quân sự, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học quân sự được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Lịch sử dựng nước đi liền với giữ nước đã để lại cho dân tộc Việt Nam kho tàng di sản văn hoá quân sự phong phú. Cũng như di sản văn hoá nói chung, di sản văn hoá quân sự Việt Nam được tích hợp từ những giá trị văn hoá quân sự tiêu biểu, hình thành và phát triển trên cơ sở những nhân tố nền gốc về tiền đề địa lý tự nhiên, bối cảnh kinh tế - xã hội và tâm thức văn hoá đặc trưng của người Việt. Chính những đặc điểm thực tiễn của lịch sử dân tộc đã tích hợp nên những đặc trưng của di sản văn hoá quân sự Việt Nam. Cấu trúc của di sản văn hoá quân sự Việt Nam bao gồm di sản vật thể và di sản phi vật thể được trầm tích tự nhiên và được trau truyền chính thống.

2. Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời Mở nước và chống Bắc thuộc

Nước ta có vị trí địa lý quan trọng ở vùng Đông Nam Á, nằm trên ngã tư các đường giao thông Bắc - Nam - Đông - Tây, giữa đại lục và hải đảo. Đây là điều kiện thuận lợi để người Việt giao lưu, tiếp xúc với các quốc gia khác, nhưng đồng thời phải sớm đương đầu với nhiều mối đe doạ từ bên ngoài. Về lãnh thổ, bờ cõi nước ta trong thời kỳ này đã trải dài và khá rộng. Từ Hà Giang và các vùng phụ cận ở phía Bắc vào đến dãy Hoành Sơn ở phía Nam; từ vùng rừng núi phía Tây qua miền trung du và đồng bằng các châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam...

ra biển Đông. Trung tâm của đất nước chuyển dần và ngày càng mở rộng về vùng đồng bằng, nhưng vẫn tựa lưng vững chắc vào vùng rừng núi, nơi có thế thiên hiểm và chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Đồng thời, ngay từ thời lập quốc, đất nước ta đã có một không gian nước bao la với bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo giàu hải sản quý hiếm, đặc biệt là ngọc trai, đồi mồi… mà giới quý tộc phương Bắc ham chuộng. Ở nội địa, mạng sông ngòi chằng chịt không chỉ bồi đắp phù sa màu mỡ cho vùng đồng bằng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo ra hệ thống

giao thông đường thuỷ, thuận tiện cho giao lưu, trao đổi sản vật giữa các vùng của đất nước cũng như với các nước khác, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng, vận chuyển lương thực, phát huy thế mạnh của thuỷ chiến khi đất nước có chiến tranh. Yếu tố nước chi phối nền văn hoá Việt, bởi vùng cư trú của người Việt cổ có trên 50% diện tích là sông hồ, cùng với tính chất bán đảo (chiếm trọn phần phía Đông của bán đảo Đông Dương). Đặc tính nền văn hoá lúa nước với triết lý nước góp phần tạo nên tư tưởng chiến tranh linh hoạt, mềm dẻo của người Việt. Địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái, không gian sinh tồn của người Việt gồm vùng núi, vùng đồng bằng và các vùng nước nối liền và gắn kết với nhau là những yếu tố quan trọng hình thành nên các ngành, nghề kinh tế đa dạng cùng nền văn hoá phong phú, trong đó có những nét đặc sắc liên quan đến hoạt động quân sự như tài bơi lặn, giỏi dùng thuyền trong thuỷ chiến, đánh mai phục, đánh gần...

Trải qua hàng nghìn năm, tổ tiên ta đã từng bước tiến vào xã hội văn minh, định hình quốc gia, dân tộc, xây dựng nền văn hiến, với nhà nước sơ khai đầu tiên - nhà nước Văn Lang. Về dân số nước ta thời Văn Lang, theo sách Tiền Hán thư, ước đoán, có thể đã có khoảng một triệu người. Trong buổi đầu ấy, tổ chức nhà nước đã xuất hiện, nhưng còn sơ khai - Bộ máy hành chính với hệ thống quan chức chỉ được ghi chép sơ sài trong thư tịch và lưu ảnh trong ký ức dân gian - qua truyền thuyết. Ở các bộ (địa phương) có Lạc Tướng đứng đầu, cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Bộ máy chính quyền trung ương do Hùng Vương đứng đầu, với các Lạc Hầu là người giúp việc, cùng đội thân binh làm nhiệm vụ bảo vệ và dần hình thành một lực lượng vũ trang thường trực.

Năm 208 trước Công nguyên, nhà nước Âu Lạc được thành lập. Đây là kết quả của “liên minh” chống quân xâm lược nhà Tần giữa bộ lạc Âu Việt của Thục Phán và nước Văn Lang của Hùng Vương. Nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (từ năm 208 - 179 trước Công nguyên), cơ bản kế thừa nền tảng kinh tế, xã hội, chính trị… của nhà nước Văn Lang.

Trước kẻ thù đông và mạnh hơn gấp nhiều lần, nhà nước Âu Lạc đã quan tâm đặc biệt đến việc phát triển lực lượng quân sự, mà theo Đào Duy Anh, “sự thành lập nước Âu Lạc là một sự kiện

(3)

do tổ tiên chúng ta là người Lạc Việt đã xuất đầu lộ diện trên lịch sử chính là kết quả của cuộc kháng chiến bền bỉ của tổ tiên ta chống quân nhà Tần. Nó có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử nước ta”(1).

Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc, từ đó, đất nước ta phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ, Đường đã thực thi nhiều chính sách và mưu đồ nhằm đồng hoá dân tộc ta, xoá tên quốc gia của người Việt.

Tuy nhiên, dựa trên nền tảng vững chắc của một cộng đồng quốc gia dân tộc có lãnh thổ riêng, tiếng nói riêng, nền văn hoá riêng, nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đấu tranh chống các triều đại phong kiến phương Bắc. Tiêu biểu, như khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Đông Hán năm 40 - 43;

khởi nghĩa Bà Triệu chống ách đô hộ nhà Đông Ngô năm 248; khởi nghĩa Lý Bí chống ách đô hộ nhà Lương năm 542 - 545; kháng chiến chống ách đô hộ nhà Tuỳ của Lý Phật Tử năm 603; khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống ách đô hộ của nhà Tùy năm 722; kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Đường do Phùng Hưng lãnh đạo năm 766 - 791, của Khúc Thừa Dụ năm 905; kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược giai đoạn 930 - 938...

Theo đó, di sản văn hóa quân sự vật thể thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc của dân tộc đã được định hình qua hàng nghìn năm lao động, đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của tổ tiên ta, điển hình là các di chỉ có vũ khí, trang bị quân sự, như mũi tên, nỏ, lao, giáo, rìu chiến, dao găm, kiếm ngắn, tấm che ngực, mộc, những phương tiện thông tin liên lạc, thuyền chiến... thuộc các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn; các công trình phòng thủ quân sự, như làng Việt, thành cổ của Kinh Dương Vương (Việt Trì - Phú Thọ); thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)...; các di tích chiến trường, dấu tích chiến công, như căn cứ Cấm Khê, thuộc dãy núi Ba Vì trong khởi nghĩa của Hai Bà Trưng; căn cứ núi Nưa, thuộc miền núi Nưa, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, nơi Triệu Thị Trinh và anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa; đầm Dạ Trạch ở huyện Chu Diên (tức bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hưng Yên) - căn cứ quân sự được Triệu Quang Phục

sử dụng để sản xuất lương thực, rèn giũa binh khí, huấn luyện quân sĩ, tập kích quân nhà Lương; cửa sông Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh), nơi được Ngô Quyền chọn làm chiến trường quyết chiến với quân Nam Hán.

Bên cạnh đó là các di sản văn hóa quân sự phi vật thể thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc như: truyền thuyết Thánh Dóng, truyền thuyết An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa... Các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc còn để lại cho chúng ta những thông điệp và tư tưởng quân sự, chiến lược và chiến thuật quân sự, như: tư tưởng“đồng khởi” của Hai Bà Trưng,

“nam nữ bình quyền” của Bà Triệu,“Nam đế cư”

và kháng chiến trường kỳ của Lý Bí, lối đánh “du kích” của Triệu Quang Phục, kế vây hãm thành của Phùng Hưng, tinh thần độc lập tự chủ của họ Khúc, Dương Đình Nghệ... Di sản văn hóa quân sự phi vật thể còn được thấy qua một số lễ hội truyền thống, như hội đền Hùng - khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc; hội đền Dóng, lễ hội đền Hai Bà Trưng...

3. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời Mở nước và chống Bắc thuộc

Với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng đã và đang được bảo tồn, phát huy, góp phần quan trọng vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bởi vậy, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa quân sự, trong đó có di sản văn hóa quân sự thời dựng nước và chống Bắc thuộc trong sự phát triển toàn diện đất nước, làm cho di sản văn hóa quân sự tiếp tục tỏa sáng trong giao lưu, hội nhập là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

Ngày nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là sự nghiệp xây dựng và sáng tạo to lớn của nhân dân ta, đồng thời là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phải phát huy cao độ khả năng và trí tuệ của mỗi con người Việt Nam. Bên cạnh đó, những thành tựu của cách

(4)

mạng khoa học - công nghệ thế giới, cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của nhân loại, đồng thời, cũng đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự dân tộc. Mặt khác, các thế lực thù địch cũng luôn ráo riết chống phá ta trên mặt trận tư tưởng văn hóa, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc... Trong khi đất nước ta còn nghèo, nhu cầu văn hóa của nhân dân rất lớn nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế do thiếu những điều kiện và phương tiện vật chất cần thiết.

Một điều đáng quan tâm là những di sản văn hóa quân sự gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc cách đây hàng ngàn năm, ở một đất nước đã trải qua biết bao biến cố, nhất là chiến tranh, lại thường xuyên phải chống lại chính sách thôn tính, đồng hóa thâm độc của các thế lực phong kiến phương Bắc, rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng. Đó cũng chính là việc bảo vệ và phát huy một tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc và di sản văn hóa quân sự của nhân loại - cội nguồn, nền tảng tạo nên hệ giá trị của văn hóa quân sự Việt Nam hôm nay và mai sau.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc trong giai đoạn hiện nay, trước hết chúng ta cần quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Công tác bảo tồn và trùng tu các di sản văn hóa quân sự thời dựng nước và chống Bắc thuộc cần đảm bảo tính nguyên gốc và tính chân thực lịch sử của di sản, đó là cần làm rõ lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản, phải bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, phục dựng và tôn tạo. Tăng cường việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc bảo tồn di sản góp phần chống xuống cấp và bảo vệ lâu dài cho di sản văn hóa quân sự thời dựng nước và chống Bắc thuộc là rất cần thiết, bởi những di sản đó đã có cách đây hàng nghìn năm rất dễ bị hư hại trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, đồng thời cũng cần áp dụng các biện pháp khoa học, các phương tiện hiện đại trong trưng bày phát huy giá trị các di sản.

Phát huy di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời mở nước và chống Bắc thuộc có hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của công chúng với di sản đó là cần khai thác những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử ngàn năm đấu tranh giữ nước gắn liền với dựng nước. Những giá trị tiêu biểu như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “lấy đoản binh thắng trường trận”, là tinh thần nhân đạo, nhân văn, hòa hiếu, là phương lược giữ nước từ lúc nước chưa nguy, là nghệ thuật dựng binh và dụng binh độc đáo…

Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử và cũng là người sáng tạo ra văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự thời mở nước và chống Bắc thuộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Do đó, vấn đề then chốt trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự là phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở là địa bàn chiến lư¬ợc gắn với cộng đồng dân cư, là môi trường sống, nơi sinh ra và đồng thời là nơi lưu giữ, trao truyền và phát huy những giá trị văn hóa quân sự. Vì vậy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

(5)

quân sự thời kỳ mở nước và chống Bắc thuộc, khơi dậy lòng tự hào đối với di sản văn hóa quân sự là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn các loại hình di sản văn hóa quân sự này. Cùng với việc phổ biến các quy định, cần thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung, các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành.

Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn.

Đây cũng là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ di sản văn hóa quân sự.

Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân phải thực hiện tốt chính sách xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quân sự thời kỳ mở nước và chống Bắc thuộc, nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà nước. Các cơ quan chủ quản về văn hóa của Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa.

Cần ban hành và thực hiện nghiêm cơ chế và chính sách phát huy nội lực của nhân dân; tạo được phong trào quần chúng mạnh mẽ tham gia bảo tồn di sản văn hóa quân sự, coi trọng bồi dưỡng, giáo dục và phát huy khả năng của tuổi trẻ là lực lượng chính, là đối tượng chủ yếu của hoạt động này.

Củng cố, hoàn thiện thể chế văn hóa ở cơ sở, bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hóa quân sự.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, thực hiện phương trâm“Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”, hình thành các hình thức sáng tạo và

lợi. Xây dựng các quy chế, quy định về lễ hội, việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng, v.v...

Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ các di sản văn hóa.

Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời dựng nước và chống Bắc thuộc là một bộ phận quan trọng của Di sản văn hóa Việt Nam và của di sản văn hóa quân sự nhân loại. Do đó, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời dựng nước và chống Bắc thuộc không chỉ có giá trị về lĩnh vực văn hóa, khoa học, kinh tế mà còn có giá trị thực tiễn trong công tác bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

N.T.D (ThS, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam, quyển thượng, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, .

3. Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh (2002), Văn hoá quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Tài (tổng chủ biên) (2010), Sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Tài - Văn Đức Thanh (2010), Lược khảo danh nhân quân sự trong sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Văn Đức Thanh (2001), Quán triệt và vận dụng quan điểm của Đảng về “bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6.

tham gia hoạt động văn hóa của các tập thể, cá nhân trong khuôn khổ luật pháp và chính sách. Khuyến khích các hình thức bảo trợ văn hóa. Nghiêm trị những hành động xâm phạm các di sản văn hóa, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động phản văn hóa, làm biến dạng các di sản văn hóa, lợi dụng di sản văn hóa để trục

Ngày nhận bài: 2 - 3 - 2017

Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 3 - 2017 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2017

(6)

Referensi

Dokumen terkait

Trên bình diện nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị, chúng ta có thể bắt gặp những biểu tượng nghệ thuật độc đáo với nhiều kiểu thức sinh động mang tính biến thể, chuyển hóa hoa văn và