• Tidak ada hasil yang ditemukan

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích “Những ... - OLM

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích “Những ... - OLM"

Copied!
3
0
0

Teks penuh

(1)

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN 1

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích “Những người khốn khổ”)

V. Huy – gô

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: (1802 - 1885)

- Là con người đa tài, vừa nhà nhà thơ, vừa là nhà tiểu thuyết, vừa là nhà soạn kịch…

Ngoài ra còn để lại rất nhiều bài phê bình mà hàng ngàn bức tranh vẽ.

- Tuy xuất thân là quý tộc bảo hoàng nhưng lại đứng về phía nhân dân để đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến phản động.

2. Tác phẩm:

- “Những người khốn khổ” là bộ tiểu thuyết được biết đến nhiều nhất của V. Huy – gô, làm nên tên tuổi của V. Huy – gô, vinh danh ông trở thành hiện thân của những người viết cho những người khốn khổ.

- Tóm tắt.

3. Đoạn trích:

- Vị trí: chương IV, quyển 8, phần I.

- Diễn biến.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Hình tượng nhân vật Gia-ve:

a. Đặc điểm bề ngoài:

- Bộ mặt: gớm ghiếc, khi nhìn thấy phải có cảm giác không thể chịu được, thấy như chết lịm đi, lấy hai tay che mặt, hét lên hãi hùng…

- Giọng nói: cộc lốc, hét lên man rợ điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm…

- Ánh nhìn: giống như cái móc sắt, quen kéo giật về phía hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ.

- Cái cười: ghê tởm, phô ra tât cả hai hàm răng.

-> Hành động với Giăng Van – giăng giống như con ác thú vồ mồi.

b. “Thế giới nội tâm”:

- Trước người bệnh:

+ Quát tháo khiến cho người bệnh khiếp sợ.

+ Nói toạc ra sự thật về Cô-dét và ông thị trưởng – cú sốc đau đớn với người bệnh.

(2)

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN 2

- Trước tình mẫu tử: tàn nhẫn, không quan tâm.

- Trước cái chết của Phăng-tin: lạnh lùng thực thi nhiệm vụ, không hề áy náy, động lòng.

-> Tàn nhẫn, bản tính của ác thú.

2. Hình tượng nhân vật Giăng Van - giăng:

a. Trong cách đối xử với Gia – ve:

* Trước khi Phăng - tin qua đời:

- Thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường:

+ Khi Gia – ve nắm lấy cổ áo của Giăng Van – giăng, Giăng Van – giăng không những không cố gỡ bàn tay hắn ra mà còn kính cẩn: “Thưa ông tôi muốn nói riêng với ông câu này”.

+ Khi Gia – ve yêu cầu nói to, Giăng Van – giăng vẫn nhẹ nhàng nhún nhường: “Thưa ông tôi muốn cầu xin ông một điều”.

- Ngôn ngữ tinh tế:

+ “Tôi biết anh muốn gì rồi” -> tránh không cho Phăng-tin biết được sự thật rằng Gia- ve đến để bắt mình. Giăng Van-Giăng muốn Phăng-tin không biết người thị trưởng Ma- đơ-len mà cô ngưỡng mộ và nghĩ rằng có thể nhờ cậy lại là người tù khổ sai – vì ăn cắp mẩu bánh mì mà chịu 19 năm ngồi tù khổ sai. Việc Phăng-tin biết được sự thật về người thị trưởng đã từng ra tù vào tội ấy có thể sẽ khiến người bệnh là Phăng-tin đi đến cái chết.

+ Khi Gia – ve thô lỗ quát tháo không quan tâm đến người bệnh thì Giăng Van – giăng vẫn rất tế nhị, khéo léo: “Tôi muốn nói riêng với ông câu này, điều này chỉ một mình ông nghe được thôi” sau đó ghé lại gần Gia – ve, hạ giọng nói thật nhanh -> cố gắng để Phăng – tin không biết sự thật, tránh 1 cú sốc không cần thiết để giữ tính mạng cho cô.

 Sở dĩ biểu hiện như vậy là vì Phăng – tin.

* Khi Phăng – tin đã tắt thở:

- Thái độ cương quyết và ngôn ngữ lạnh lùng, dứt khoát:

+ Cậy bàn tay Gia – ve như cậy bàn tay trẻ con, lạnh lùng kết tội Gia – ve: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.

+ “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”.

- Sau khi lo cho Phăng-tin xong xuôi và đặt lên trán cô một cái hôn từ biệt và một lời hứa thì thầm thì Giăng-Van-Giăng đã quay sang nói với Gia-ve: “Giờ thì tôi thuộc về anh!”.

 Sở dĩ biểu hiện như vậy cũng là vì Phăng – tin.

b. Trong cách đối xử với Phăng – tin:

- Trước khi Phăng – tin qua đời: làm tất cả vì Phăng – tin, kể cả việc hạ mình trước tên mật thám Gia – ve – 1 kẻ ông vốn khinh ghét và coi thường.

(3)

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN 3

- Sau khi Phăng – tin qua đời:

+ Bằng mọi cách đối đầu với Gia – ve để có 1 chút ít thời gian từ biệt Phăng – tin.

+ Dành 1 chút ít thời gian để từ biệt Phăng – tin trong sự xót thương vô cùng.

-> Hiện lên giống như 1 vị cứu tinh, đấng cứu thế với vầng hào quang của tình yêu thương, khiến con người ta phải cảm mến và kính phục.

3. Cái kết của đoạn trích:

- “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” -> cái chết của Phăng – tin -> Không còn mang màu sắc bi lụy mà nhẹ nhõm và thanh thản hơn rất nhiều.

- “Giờ thì tôi thuộc về anh” -> nói về việc Giăng Van – giăng phải trở lại thân phận tù khổ sai -> chủ động, bình tĩnh, ung dung.

- Điều này cũng nhất quán với tư tưởng nhân đạo và triết lí tình thương mà Giăng Van- giăng đặt ra ngay từ đầu tác phẩm : « Trên đời này chỉ có một điều thôi, đó là sống mà yêu thương nhau ». Đây là bức thông điệp mà Huy-gô đã đưa ra cho nhân loại.

III. TỔNG KẾT 1. Giá trị nội dung:

- Qua đoạn trích và đặc biệt là hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp:

+ Lòng nhân ái rất cần thiết trong cuộc sống, nhất là khi con người rơi vào những tình thế khó khăn, nhất là khi con người bị đẩy lùi vào bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

+ Chỉ tình thương và lòng nhân hậu hình như chưa đủ để xóa hết những bất công và bạo lực, con người ta cần có thêm những con đường khác nữa.

2. Đặc sắc nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối lập, tương phản -> làm nổi bật chân dung, tính cách nhân vật:

+ Đối lập giữa Phăng – tin và Gia – ve, giữa Giăng Van – giăng và Gia – ve -> đối lập giữa thiện và ác.

+ Đối lập giữa Phăng – tin và Giăng Van – giăng -> đối lập giữa nạn nhân và cứu tinh, giữa yếu đuối và sức mạnh phi thường.

- Nghệ thuật ẩn dụ:

+ Gia – ve: hiện thân là ác thú: ẩn dụ cho cái ác.

+ Giăng Van – giăng: hiện thân là cứu tinh, cứu thế: ẩn dụ cho cái thiện.

- Đan xen vào những lời kể và những lời bình luận ngoại đề, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết để định hướng cho người đọc.

Referensi

Dokumen terkait

Chính sự mâu thuẫn này thể hiện thế giới trong cảm quan phi lý của Joseph Heller là nơi mà khi một con người nhận thức được những điều trái với logic thông thường và cố gằng vùng thoát

Nếu nó chưa đến ngày tận số mà được sống lại thì ta lại có thêm một người bạn đường càng hay chứ sao… Thấy chàng nói vậy, cóc tía bèn bảo : – Nếu ông đã quyết thì ông cứ cứu nó, còn