• Tidak ada hasil yang ditemukan

NHU CẦU ĐÀO TẠO VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA PHỤ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "NHU CẦU ĐÀO TẠO VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA PHỤ"

Copied!
6
0
0

Teks penuh

(1)

NHU CẦU ĐÀO TẠO VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN HÒA, HUYỆN TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH, NĂM 2020

Nguyễn Thị Minh Hằng1, Diệp Từ Mỹ1

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Những năm gần đây có không ít các nghiên cứu đào tạo thử nghiệm cho phụ huynh học sinh về giáo dục giới tính (GDGT) cho con đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá nhu cầu đào tạo của phụ huynh về GDGT. Do đó, việc tiến hành điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh học sinh là cần thiết.

Mục tiêu: Xác định nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh học sinh trường THCS An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang áp dụng phương pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là lớp. Dữ liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền.

Kết quả: Có đến 60% phụ huynh có nhu cầu đào tạo về GDGT cho con của mình. Đa số phụ huynh có nhu cầu được đào tạo về những kiến thức giới tính phù hợp cho từng lứa tuổi của trẻ (72%) và kĩ năng lắng nghe, làm bạn với con (53,4%).

Kết luận: Nghiên cứu này tạo cơ sở khoa học, góp phần xây dựng các chương trình giáo dục kịp thời, hiệu quả, lâu dài về những kiến thức GDGT cho phụ huynh.

Từ khóa: nhu cầu, giáo dục giới tính, phụ huynh, nhu cầu đào tạo của cha mẹ

ABSTRACT

PARENTAL TRAINING NEEDS IN SEXUALITY EDUCATION FOR SECONDARY SCHOOL STUDENTS IN AN HOA SCHOOL, TAY NINH PROVINCE, 2020

Nguyen Thi Minh Hang, Diep Tu My

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 74 - 79 Background: In recent years, there have been many community trials in training sex education for parents of adolescents, which have brought positive results. However, no studies are assessing the needs of training sexuality education among adolescents’ parents. Therefore, the conduct of surveys to assess the parental training needs in sexuality education among secondary school students’ parents is necessary.

Objectives: To identify the needs in sexuality education training for secondary school students' parents in An Hoa school, Trang Bang district, Tay Ninh province.

Method: This is a cross-sectional study, using the cluster sampling with cluster's unit is class. Data was collected by distributing the self-administered questionnaire.

Results: The percentage of parents who need training in sexuality education is 60%. Most of parents need the age-appropriate information about sexuality education (72%), and the skills of being friends with their kids (53.4%).

Conclusion: This research aims to create a scientific basis and to contribute to the development of timely, effective and long-term education programs on sex education for adolescents’ parents.

1Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

(2)

Keywords: needs, parents, sexuality education, parental training needs

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục giới tính (GDGT) là một vấn đề quan trọng cho sự phát triển của trẻ(1). Việc GDGT hiện đang nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội. Tại một số nước phát triển, GDGT đã được đưa vào chương trình học phổ thông với kiến thức phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ từ mẫu giáo đến 18 tuổi; và có những hướng dẫn cụ thể để phụ huynh cùng GDGT cho con của họ(2).

Tuy nhiên, giới tính vẫn là một vấn đề hết sức tế nhị trong văn hóa phương Đông. Mặc dù phụ huynh quan tâm đến vấn đề giới tính của con nhưng vẫn chưa tự tin đủ kiến thức và kĩ năng để GDGT cho con của mình. Phần lớn phụ huynh e ngại và chọn cách né tránh khi con hỏi về các vấn đề liên quan đến giới tính(3,4,5). Cụ thể, tại Việt Nam, có đến 6/10 phụ huynh không muốn GDGT cho con của họ(5).

Đã có một số nghiên cứu thử nghiệm thực hiện đào tạo cho phụ huynh các kiến thức để GDGT cho con của họ. Sau nghiên cứu, phần lớn phụ huynh có thái độ tích cực hơn, kiến thức tốt hơn và thực hành GDGT tốt hơn so với lúc chưa được đào tạo (p <0,05)(6). Tuy vậy, tại Việt Nam vẫn chưa có số liệu cụ thể về nhu cầu cần được cung cấp kiến thức GDGT của phụ huynh để có những can thiệp phù hợp. Từ những lí do trên, việc tiến hành cuộc điều tra nhằm đánh giá nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh có con trong lứa tuổi vị thành niên là rất cần thiết.

ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Là phụ huynh học sinh trường trung học cơ sở (THCS) An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh bao gồm: Cha/mẹ ruột đang chung sống và chăm sóc cho học sinh; Người nuôi dưỡng chính (ông, bà, chú, bác, cô, dì, ba kế, mẹ kế, người bảo hộ hợp pháp<) của học sinh nếu học sinh không sống cùng với cả cha và mẹ. Phụ huynh có hai hay nhiều con học trong các lớp được chọn thì chỉ cần trả lời 1 bộ câu hỏi.

Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỉ lệ. Với độ tin cậy 95%; Sai số cho phép d=0,05; C=1,5 (do chọn mẫu cụm); P = 0,5. Cỡ mẫu được ước lượng là 576. Dự tr mất mẫu 20%. Vậy n cần đạt 720 phụ huynh.

Kỹ thuật chọn mẫu

Phương pháp lấy mẫu cụm phân tầng với khối lớp là tầng và đơn vị cụm là lớp. Tổng số học sinh của trường là 1280 phân bố thành 30 lớp, số học sinh trung bình mỗi lớp là 43. Do đó, số lớp cần chọn là 17 lớp (720/43). Tính số lớp cần lấy ở mỗi khối theo tỉ lệ học sinh, sau đó rút thăm ngẫu nhiên để chọn. Kết quả cần chọn khối 6 (5 lớp), khối 7 (5 lớp), khối 8 (3 lớp), khối 9 (4 lớp).

Công cụ

Bọ ca u hỏi tự điền gồm 4 phần: Đặc điểm dân số xã hội, thái độ về việc GDGT (gồm 2 giá trị là tích cực khi có ≥ 7/10 thái độ tích cực và chưa tích cực), thực hành về GDGT, nhu cầu được tập huấn về GDGT. Thực hiẹn nghiên cứu thử với phụ huynh của học sinh trong lớp 6/5 sẽ không chọn trong nghiên cứu chính thức) tại truờng THCS An Hòa. Sau khi phan tích kết quả và tính độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha cho thấy: Các câu hỏi về thái độ chung có hệ số Cronbach’s alpha là 0,67. Các câu hỏi đánh giá mức độ quan trọng của các chủ đề trong GDGT có hệ số Cronbach’s alpha là 0,84. Các câu hỏi về thực hành về GDGT có hệ số Cronbach’s alpha là 0,90.

Phương pháp thu thập

Giáo viên chủ nhiệm phát bộ câu hỏi tự điền có đính kèm hướng dẫn trả lời được đựng trong bì thư gởi cho phụ huynh. Sau khi điền xong, phụ huynh bỏ lại phiếu vào bì thư nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm.

(3)

Phân tích và xử lý số liệu

Dùng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu, sau đó dữ kiện được chuyển đổi sang định dạng sử dụng cho phần mềm phân tích dữ kiện thống kê Stata 14. Các kiểm định Chi bình phương và Fisher được dùng khi thích hợp để xác định mối liên quan với nhu cầu đào tạo. Mức p <0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ

Các đặc tính của mẫu

Bảng 1: Đặc điểm nền của phụ huynh (n=594)

Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tuổi

<40 tuổi 318 53,5

≥40 tuổi 276 46,5

Giới tính

Nữ 383 64,5

Nam 211 35,5

Nghề nghiệp

Công nhân 272 45,8

Tự do 198 33,4

Nội trợ, nghỉ hưu 59 9,9

Công chức, viên chức 37 6,2

Nông dân 28 4,7

Trình độ học vấn

≤Cấp 1 137 23,1

Cấp 2 283 47,7

Cấp 3 122 20,5

>Cấp 3 52 8,7

Kinh tế

Đủ sống 472 79,5

Khó khăn 65 10,9

Khá giả 57 9,6

Hôn nhân

Sống chung với vợ/chồng 476 80,1

Ly thân/Li dị/Góa 95 16,0

Tái hôn 23 3,9

Cấu trúc gia đình

Gia đình cơ bản 419 70,5

Gia đình lớn 175 29,5

Số con

1 con 95 16,0

2 con 409 68,9

>2 con 81 15,1

Tổng số phiếu phát ra là 733, số phiếu thu về là 658. Số mẫu đạt các tiêu chí đưa vào và loại ra là 594 mẫu, đạt 81% số mẫu phát ra và đạt 90,2%

số mẫu thu về. Sau đây là kết quả phân tích trên 594 mẫu đảm bảo đủ cỡ mẫu ước lượng là 576

mẫu). Kết quả Bảng 1 cho thấy phụ huynh tham gia nghiên cứu là nữ 64,5%) cao hơn nhiều so với phụ huynh là nam. Phần lớn phụ huynh làm công nhân với tỉ lệ 45,8% và làm nghề tự do (buôn bán, làm công, giao hàng) chiếm khoảng 33,4%. Trong nghiên cứu, phụ huynh chủ yếu đã hoàn thành trình độ cấp 2 (47,7%). Những phụ huynh tham gia nghiên cứu đều đang sống cùng với vợ/chồng đầu tiên 80,1%; có 16% phụ huynh li thân, li dị hoặc góa và 3,9% phụ huynh tái hôn.

Kinh tế của phụ huynh đa phần ở mức đủ sống (79,5%). Các phụ huynh sống trong những gia đình nhỏ (70,5%) nhiều hơn là sống cùng với ông bà trong những đại gia đình 29,5%). Đa số phụ huynh có 2 con 68,9%) và có 1 người con đang học cấp 2 (89,9%).

Bảng 2 trình bày cảm nhận và thái độ của phụ huynh về GDGT cho con. Phụ huynh cảm thấy khó khăn khi thực hành GDGT chiếm tỉ lệ khá cao (43,3%). Mặc dù gần một nửa phụ huynh cảm thấy kiến thức để GDGT của mình ở mức khá và trung bình với tỉ lệ lần lượt là 42,9%

và 35,5%. Phần lớn phụ huynh có thái độ tích cực về GDGT cho con, chiếm 70,2%.

Bảng 2: Cảm nhận và thái độ của phụ huynh về GDGT (n=594)

Đặc điểm n %

Khó khăn khi GDGT

Không

337 257

56,7 43,3 Kiến thức về giới tính

Tốt Khá Trung bình

Kém

111 255 199 29

18,7 42,9 33,5 4,9 Thái độ

Tích cực 417 70,2

Chưa tích cực 177 29,8

Thực hành GDGT cho con của phụ huynh Kết quả ở Bảng 3 cho thấy đa số phụ huynh đều bắt đầu GDGT cho con từ lúc con được 10- 17 tuổi (82,8%). Mỗi lần phụ huynh GDGT cho con của mình hầu hết là thoáng qua, dưới 30 phút (79,8%). Tỉ lệ phụ huynh báo cáo con chưa từng hỏi mình về vấn đề giới tính khá cao (63,6%) và phụ huynh hầu như chưa bao giờ

(4)

khuyến khích con hỏi mình về các vấn đề giới tính chiếm 62,3%.

Bảng 3: Thực hành GDGT cho con của phụ huynh (n=594)

Đặc điểm n %

Tuổi con bắt đầu GDGT

<10 tuổi 102 17,2

10-17 tuổi 492 82,8

Người tham gia GDGT

Mẹ 513 86,4

Cha 283 47,7

Ông, bà 128 21,6

Cô, dì, cậu, chú, bác 62 10,4

Anh, chị 60 10,1

Con hỏi về giới tính

216 36,4

Không 378 63,6

Khuyến khích con hỏi về giới tính

Chưa bao giờ 370 62,3

Một vài lần 188 31,6

Khá thường xuyên 36 6,1

Thời gian GDGT (n=510)

<30 phút 407 79,8

30 phút-1 tiếng 81 15,9

>1 tiếng 22 4,3

Cách GDGT (n=510)

Giải đáp thắc mắc của con 291 57,1 Kiểm soát hoạt động của con 214 42,0 Kể chuyện liên quan 177 34,7 Cung cấp sách báo, tranh ảnh 125 24,5 Đưa ra qui tắc và buộc con tuân theo 107 21,0 Sử dụng các điều răn dạy của tôn giáo 57 11,2

Mức độ GDGT (n=510)

Tốt 129 25,3

Khá 228 44,7

Trung bình 145 28,4

Kém 8 1,6

Nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh Từ dữ liệu Bảng 4 cho thấy, tỉ lệ phụ huynh có nhu cầu đào tạo về kiến thức và kỹ năng để giáo dục giới tính cho con là 59,6%. Trong những phụ huynh có nhu cầu được đào tạo về GDGT thì đa số phụ huynh muốn được cung cấp kiến thức trước khi con đầu lòng đến tuổi dậy thì (70,6%). Đa số phụ huynh có nhu cầu được đào tạo những kiến thức giới tính phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ em 72%) và kĩ năng lắng nghe, làm bạn với con (53,4%).

Bảng 4: Nhu cầu, thời điểm, nội dung đào tạo về GDGT mà phụ huynh mong muốn (n=594)

Đặc điểm n %

Nhu cầu đào tạo

354 59,6

Không 240 40,4

Thời điểm cung cấp (n=354)

Trước khi con đầu lòng dậy thì 250 70,6

Lúc nào cũng được 73 20,6

Trước khi sinh con đầu lòng 30 8,5 Khi con còn đang đi học (trước 18 tuổi) 1 0,3

Nội dung đào tạo (n=354)

Kiến thức GT phù hợp từng lứa tuổi trẻ em 255 72,0 Kĩ năng lắng nghe, làm bạn với con 189 53,4 Kĩ năng trò chuyện về giới tính 179 50,6 Kĩ năng thỏa thuận với con 92 26,0

Các yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhu cầu đào tạo của phụ huynh với giới tính của phụ huynh, khó khăn khi GDGT, kiến thức về GDGT của phụ huynh, tuổi bắt đầu GDGT, cũng như thái độ của phụ huynh về GDGT cho con (Bảng 5).

Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh (n=594)

Đặc tính Nhu cầu

p PR (KTC 95%)

Không

Giới tính Nam

Nữ

111 (52,6) 243 (63,4)

100 (47,4)

140 (36,6) 0,010 1,21 (1,04-1,40)

Khó khăn khi GDGT

254 (75,4) 83 (24,6) <0,001 1,94 (1,64-2,28)

Không 100 (38,9) 157 (61,1)

Kiến thức về GDGT Tốt

Khá

55 (49,6) 142 (55,7)

56 (50,4) 113 (44,3)

<0,001* 1

1,17 (1,08-1,26)

(5)

Đặc tính Nhu cầu

p PR (KTC 95%)

Không

Trung bình Kém

136 (68,3) 21 (72,4)

63 (31,7) 8 (27,6)

1,36 (1,16-1,60) 1,59 (1,25-2,02) Tuổi bắt đầu GDGT

<10 tuổi 10-17 tuổi

46 (45,1) 308 (62,6)

56 (54,9)

184 (37,4) 0,001 1,39 (1,11-1,74)

Thái độ

Tích cực 289 (69,3) 128 (30,7) <0,001 1,89 (1,54-2,31)

Chưa tích cực 65 (36,7) 112 (63,3)

*Kiểm định Chi bình phương khuynh hướng

BÀN LUẬN

Thái độ của phụ huynh về GDGT

Hơn một nửa (56,7%) phụ huynh có gặp khó khăn khi GDGT cho con của mình. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của tác giả Kaljee LM trên phụ huynh của trẻ 15 đến 20 tuổi ở Hà Nội và Khánh Hòa năm 2011, với tỉ lệ phụ huynh báo cáo “Tôi cảm thấy xấu hổ” chiếm 65,4%, và “tôi cảm thấy tôi không đủ thông tin” với tỉ lệ 63,1%(7).

Thái độ của phụ huynh về GDGT đa số tích cực. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Toor KK vào năm 2012 67%)(8) và nghiên cứu của Lê Thị Thu Hiền trên các phụ huynh ở Thủ Đức vào năm 2015 45%)(9). Tuy vậy, vẫn có đến 30% phụ huynh có thái độ chung chưa tích cực.

Phụ huynh vẫn còn những suy nghĩ “GDGT khiến trẻ tham gia quan hệ tình dục sớm hơn”

hoặc “giáo dục trẻ không QHTD sớm là đủ”.

Thực hành GDGT của phụ huynh học sinh Phần lớn phụ huynh bắt đầu GDGT cho con từ khi trẻ bắt đầu dậy thì là chủ yếu. Kết quả tương tự như nghiên cứu của tác giả Esther AO năm 2011 cho thấy phụ huynh chọn thời điểm GDGT cho con từ khi con 11 tuổi, khoảng thời gian bắt đầu dậy thì(10). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy đa số phụ huynh đánh giá cao mức độ quan trọng của các chủ đề như dậy thì, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và an toàn cá nhân. Do đó, những chủ đề mà phụ huynh giáo dục cho con chủ yếu là về dậy thì, an toàn cá nhân, bộ phận sinh dục, tương tự như kết quả của tác giả Nair MKC năm 2011 ở phụ huynh thuộc miền Nam

Ấn Độ(3).

Phụ huynh thường GDGT cho con mình vài lần/năm đến khoảng vài lần/tháng, mỗi lần GDGT thường dưới 30 phút. Mặc d chưa có qui chuẩn về thời gian và tần suất GDGT cho phụ huynh, nhưng hiện tại thời gian phụ huynh dành để GDGT cho con là chưa nhiều. Cách GDGT cho con của phụ huynh trong nghiên cứu chủ yếu là giải đáp thắc mắc cho con và kiểm soát các hoạt động của con. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ huynh nên tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, tạo hình mẫu cha mẹ và cung cấp kiến thức phù hợp cho sự phát triển của trẻ.

Nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh học sinh Hơn một nửa số phụ huynh tham gia nghiên cứu có nhu cầu đào tạo về GDGT (60%), chủ yếu phụ huynh quan tâm đến kiến thức giới tính phù hợp từng lứa tuổi trẻ em, kĩ năng trò chuyện về giới tính với con, kĩ năng lắng nghe làm bạn với con cái. Vẫn có một phần không nhỏ phụ huynh không có nhu cầu đào tạo về GDGT, nguyên nhân là họ cảm thấy họ đã có đủ thông tin cung cấp cho con của mình (40,8%), phụ huynh cho rằng sẽ sẽ tự tìm hiểu khi đến tuổi hoặc có thông tin đầy đủ từ trường học và bạn bè (35%). Điều này cho thấy phụ huynh chưa đánh giá được hết tầm quan trọng của gia đình trong việc GDGT cho trẻ.

Trở ngại lớn nhất mà phụ huynh gặp phải khi tham gia tập huấn là không sắp xếp được thời gian. Thời điểm mà phụ huynh cảm thấy cần được cung cấp thông tin cho bản thân hầu hết là trước khi con đầu lòng đến tuổi dậy thì (70,6%), phù hợp với quan tâm của phụ huynh

(6)

về vấn đề dậy thì của trẻ. Tuy nhiên, những kiến thức về GDGT cho trẻ nên được bồi đắp từ mẫu giáo(2). Vì thế, những kiến thức nên được truyền đạt cho phụ huynh càng sớm càng tốt và thay đổi quan điểm của phụ huynh về thời điểm GDGT cho trẻ.

Các yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo của phụ huynh học sinh

Qua nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa nhu cầu đào tạo về GDGT của phụ huynh với giới tính của phụ huynh, kiến thức của phụ huynh về GDGT, khó khăn khi GDGT, thái độ của phụ huynh và tuổi của con khi phụ huynh bắt đầu GDGT. Theo đó, những bà mẹ có nhu cầu đào tạo cao hơn những ông bố, những phụ huynh có kiến thức kém hơn thì có nhu cầu đào tạo cao hơn, cũng như phụ huynh có thái độ tích cực hơn thì có nhu cầu đào tạo cao hơn. Bên cạnh đó, phụ huynh có khó khăn khi GDGT cho con có nhu cầu đào tạo cao hơn và phụ huynh bắt đầu GDGT cho con càng trễ thì càng có nhu cầu đào tạo về GDGT. Điều này cho thấy, các yếu tố về kiến thức, thái độ và thực hành GDGT đều có liên quan đến nhu cầu đào tạo của phụ huynh về GDGT.

KẾT LUẬN

Nhu cầu đào tạo của phụ huynh học sinh về GDGT chiếm đa số trong dân số được khảo sát.

Điều này cho thấy những chương trình đào tạo cho phụ huynh về GDGT là cần thiết, góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện giới tính cho trẻ em. Từ đó, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục cho phụ huynh về GDGT; Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GDGT đối với vị thành niên; Tổ chức những buổi tập huấn trực tuyến, mở các lớp học

về kĩ năng GDGT theo nhu cầu cho phụ huynh và con của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Federal Centre for Health Education (BZgA) (2016). Sexuality education: What is its impact? URL:

https://www.euro.who.int/__data/assets/pdf_file/0010/379045/

Sexuality_education_Policy_brief_No_2.pdf?ua=1.

2. The Sexuality Information and Education Council of the United States (SIECUS) (2004). Guidelines for Comprehensive Sexuality Education. URL: https://siecus.org/wp- content/uploads/2018/07/Guidelines-CSE.pdf.

3. Nair MKC, Leena ML, Paul MK, Pillai HV, Babu G, Russell PS, Thankachi Y (2012). Attitude of parents and teachers towards adolescent reproductive and sexual health education. Indian Journal of Pediatrics, 79(1):60-63.

4. Liu W, Edwards CP 2003). Chinese Parents’ Knowledge, Attitudes, and Practices about Sexuality Education for Adolescents in the Family. Master thesis in the Department of Family and Consumer Sciences. University of Nebraska- Lincoln. Lincoln.

5. Võ Triệu Đạt, Nguyễn Duy Tài 2011). Quan điểm và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1):145-152.

6. Kaljee LM, Le HT, Truong TM, Lerdboon P, Green M, Riel R, Pham V (2012). A sexual health program for Vietnamese parents of adolescents: a preliminary report on changes in parental knowledge, communication, and self-efficacy for condom use. Journal Assoc Nurses AIDS Care, 23(6):555-60.

7. Kaljee LM, Green M, Lerdboon P, Riel R, Pham V, Nguyen TH, Truong TM, Li X, Chen X, Stanton B (2011). Parent–Youth communication and concordance between parents and adolescents on reported engagement in social relationships and sexually intimate behaviors in Hanoi and Khanh Hoa Province, Vietnam. Journal of Adolecents Health, 48(3):268-274.

8. Toor KK (2016). A study of the attitude of teachers, parents and adolescents towards sex education. Journal of Educational Studies, Trends and Practices, 2:2.

9. Lê Thị Thu Hiền, Huỳnh Thị Phấn, Ya Por Ybon (2014). Nhận thức về giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên. Luận văn Tốt nghiệp Cử nhân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM.

10. Esther AO, Magbagbeola D, Adeleye A (2011). Parental attitudes and sex education of children in Nigeria. International Journal of Child Health and Human Development, 4:301-307.

Ngày nhận bài báo: 16/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 29/01/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021

Referensi

Dokumen terkait

Bài nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu về nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của sinh viên một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Vinh nhằm giới thiệu khái quát về tầm quan trọng của

Kết quả này có sự tương đồng so với nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và các yếu tố liên quan của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại tràng tại bệnh viện K trung ương

Nội dung các biện pháp quản lý nhằm nâng cao CLĐT, như vậy, bao gồm việc đảm bảo: 1 Mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu học của người học, của xã hội, phù

Graduate from related major Law, association, humane resource, etc - Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết các tình huống khẩn cấp Skill of

- Học hàm, học vị: Thạc sĩ - Chuyên môn đào tạo: Kế toán - Các môn học phụ trách: Kế toán ngân hang, Tín dụng ngân hang, Tài chính doanh nghiệp 2 10.Nguyễn Ý Nguyên Hân - Email:

Việc tìm hiểu quan niệm về nhân tài và chính sách đào tạo, đãi ngộ nhân tài trong tư duy lý luận của dân tộc không chỉ để lý giải nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa, tìm hiểu những đóng

Bài báo trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến danh tiếng tổ chức đào tạo cao học và mối quan hệ của chúng với lòng trung thành của người học để từ đó giúp cho nhà quản lý giáo dục trong

Chương 4:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của giáo dục đại học ở Việt Nam Trên cơ sở xác định các yếu tố có thể tác động đến việc nâng cao