• Tidak ada hasil yang ditemukan

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Membagikan "GIỚI THIỆU SÁCH MỚI TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI"

Copied!
1
0
0

Teks penuh

(1)

Giới thiệu sách mới… 63

GII THIU SÁCH MI TI THƯ VIN KHOA HC XÃ HI

LÊ ANH VŨ (Chủ biên, 2018), Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững xã hội ở các tỉnh ven biển Bắc bộ (Sách chuyên khảo), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 215 tr.

Các tỉnh ven biển Bắc bộ (vùng duyên hải Bắc bộ) bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hải Phòng. Từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, các tỉnh ven biển Bắc bộ đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế về phát triển thiếu bền vững.

Cuốn sách gồm 3 chương.

Chương 1 làm rõ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển bền vững xã hội; đồng thời phân tích kinh nghiệm quốc tế gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững xã hội (trường hợp Trung Quốc, Malaysia, Thụy Điển).

Chương 2 phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới phát triển bền vững xã hội ở các tỉnh ven biển Bắc bộ từ năm 2006 đến nay (trên các khía cạnh: việc làm, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế).

Trên cơ sở đó, Chương 3 phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc gắn tăng trưởng với phát triển bền vững xã hội tại các tỉnh ven biển Bắc bộ đến năm 2020; đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững xã hội ở các tỉnh ven biển Bắc bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

PHẠM NGUYỄN NGUYỄN VĂN MINH (Chủ biên, 2018), Một số lý thuyết về tộc người và tiếp cận ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 515 tr.

Dân tộc học hay nhân học văn hóa – xã hội là một trong những ngành có đóng góp nhất định về lý thuyết nghiên cứu trong khoa học xã hội nói chung, về con người hay các tộc người và cộng đồng tộc người nói riêng. Cuốn sách có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn trong việc góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và áp dụng lý thuyết, cách tiếp cận của ngành vào giảng dạy và nghiên cứu về dân tộc học/nhân học ở Việt Nam, thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Nhà nước trong bối cảnh đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Nội dung chính của sách gồm 9 chương.

Chương 1 trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tộc người và lý thuyết tộc người.

Chương 2 và 3 khái quát một số lý thuyết của trường phái Mác xít và trường phái Âu - Mỹ về tộc người.

Ở các chương từ 4 đến 8, mỗi chương trình bày và làm rõ một trong số các vấn đề sau liên quan đến lý thuyết tộc người và tiếp cận ở Việt Nam: Một số vấn đề lý thuyết về quan hệ tộc người và tiếp cận nghiên cứu quan hệ tộc người; Một số vấn đề lý thuyết về nhân học kinh tế và tiếp cận nghiên cứu đói nghèo; Một số vấn đề lý thuyết về văn hóa và tiếp cận nghiên cứu bản sắc văn hóa tộc người, văn hóa quốc gia; Một số vấn đề lý thuyết về biến đổi xã hội và tiếp cận nghiên cứu biến đổi xã hội; Một số vấn đề lý thuyết về môi trường và tiếp cận nghiên cứu môi trường.

Chương 9 đánh giá tổng quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tộc người, dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

HOÀI PHÚC

Referensi

Dokumen terkait

Dẫu vẫn chưa trở thành một hệ thống lí thuyết về tiếp nhận văn học như giai đoạn sau 1986 song, so với miền Bắc, lí luận phê bình về người đọc ở miền Nam đã đề cập sớm đến nhiều vấn