• Tidak ada hasil yang ditemukan

XU HƯỚNG DÂN GIAN QUA BIỂU TƯỢNG RỒNG TRÊN KIẾN TRÚC ĐÌNH HOÀNH SƠN Ở NGHỆ AN

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "XU HƯỚNG DÂN GIAN QUA BIỂU TƯỢNG RỒNG TRÊN KIẾN TRÚC ĐÌNH HOÀNH SƠN Ở NGHỆ AN "

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

T

XU HƯỚNG DÂN GIAN QUA BIỂU TƯỢNG RỒNG TRÊN KIẾN TRÚC ĐÌNH HOÀNH SƠN Ở NGHỆ AN

UÔNG THỊ MAI HƯƠNG

Tóm tắt

Đình Hoành Sơn là một trong những ngôi đình còn lưu giữ kiểu thức kiến trúc và chạm khắc có giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Một trong những mô típ trang trí phổ biến trên kiến trúc ngôi đình này là hình tượng rồng. Mô típ rồng trở thành biểu tượng trang trí chứa đựng nhiều nét chung của nghệ thuật chạm khắc dân gian, từng xuất hiện nhiều trên kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII. Xu hướng dân gian được thể hiện khá rõ qua các bức chạm khắc hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn. Hoàn cảnh lịch sử và xã hội đương thời đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của một ngôi đình làng xứ Nghệ còn tồn tại đến ngày nay.

Từ khóa: Đình Hoành Sơn, biểu tượng rồng, xu hướng dân gian Abstract

Hoanh Son is one of the community halls which has special cultural values in structural architecture and carving art in XVIII century in Nghe An. One of the popular decoration motive in this community hall is the dragon image. Dragon motive has become decorative symbol that contains general features of folk carving architeture which manifested in community hall structures in Northern Delta in 17th century. The folk trend was shown quite clearly through the dragon carvings on the architecture of Hoanh Son. The modern historical and social context has created the unique artistic style of a community hall in Nghe An that still exists until nowadays.

Keywords: Hoanh Son community hall, dragon symbol, folk trend

rong tiến trình phát triển, đình làng Việt Nam được định hình từ thế kỷ XVI, hưng thịnh ở thế kỷ XVII, XVIII và tiếp tục tồn tại qua thế kỷ XIX, XX đến nay. Về cơ bản, kết cấu kiến trúc chính của đình làng qua các thời kỳ cũng như qua các vùng miền đều cho thấy ít có sự thay đổi. Tuy nhiên, hình thức trang trí cũng như mô típ trang trí lại có nhiều chuyển biến. Trong đó, trang trí kiến trúc đình Hoành Sơn vừa minh chứng cho sự chuyển biến về trang trí trên kiến trúc đình làng thế kỷ XVIII, vừa khẳng định phong cách nghệ thuật đình làng xứ Nghệ. Sự chuyển biến này được thể hiện qua một trong những mô típ trang trí là biểu tượng rồng.

1. Giới thiệu chung về đình Hoành Sơn Lịch sử đình làng luôn gắn bó với lịch sử của kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Các hình thức trang trí không chỉ làm đẹp cho kiến trúc mà còn ấn chứa những nội dung, quan niệm liên quan đến tín ngưỡng và đời sống cộng đồng làng xã, phản ánh trung thực truyền thống văn hóa của người Việt.

Sự đậm đặc và hưng thịnh của nghệ thuật đình làng Việt được ghi nhận ở thế kỷ XVII thuộc khu vực Bắc Bộ. Xứ Nghệ, do đặc thù về địa lý, được xem là vùng đất mới, nơi tiếp nhận sự di chuyển của mỹ thuật đình làng từ miền Bắc vào miền Trung trong thế kỷ XVIII.

(2)

Tuy nhiên, xứ Nghệ, một mặt xa Thăng Long (xa văn hóa cung đình); mặt khác, thời đó, là một trong những khu vực chiến tuyến, là nơi đầu sóng ngọn gió trong các cuộc chiến tranh nên làng xã được hình thành bền chặt hơn.

Điều này góp phần tạo nên xu hướng dân gian trong việc tiếp nhận mỹ thuật đình làng từ đồng bằng Bắc Bộ. Tinh thần đó dường như còn được lưu giữ trên các mảng chạm khắc kiến trúc ở một số ngôi đình xứ Nghệ mà tiêu biểu là hình tượng rồng ở đình Hoành Sơn.

Đình Hoành Sơn thuộc địa phận xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, được xây dựng năm 1763 -1764, còn có tên là Đình Ngang. Theo truyền thuyết, Đặng Thạc, đỗ cử nhân dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786), thuộc gia đình dòng dõi thế tộc có uy quyền rất lớn trong vùng Nam Hoa - Hoành Sơn, đã huy động tiền của từ nhân dân, mua gỗ quý, mời thợ giỏi về để xây dựng ngôi đình trên chính mảnh đất vườn của nhà ông. Đình nằm sát đê sông Lam, đã trải qua nhiều lần trùng tu, thay hoành phi, xây tường gạch.

Đình có kiến trúc chữ “đinh” (丁), kết cấu sàn (nay vẫn còn dấu vết lỗ mộng trên các cây cột), được tạo lập khá đồ sộ và vững chắc.

Hướng đình quay về phía sông Lam. Nếu theo thuyết “phong thủy và tụ thủy” của người xưa thì đình Hoành Sơn đã đạt được một vị trí địa lí lý tưởng. Mái đình, bến nước, làng quê, sông núi, bờ bãi ruộng đồng hòa quyện vào nhau, tạo nên không gian chung quanh ngôi đình vừa hoành tráng, hữu tình lại vừa đượm màu sắc dân dã. Kết cấu kiến trúc đình Hoành Sơn không có quá nhiều sự khác biệt so với kiến trúc đình làng thế kỷ XVII, XVIII ở Bắc Bộ. Tuy vậy, nếu đình Bắc Bộ thường có mái thấp bè thì đình Hoành Sơn lại có kiểu dáng cao, thoáng, vững chãi. Cả tòa đình được nâng bởi 12 cột chính, mỗi cột có chu vi 2m, được chia thành 4 hàng dọc và 8 hàng ngang. Chính từ kết cấu bộ khung đồ sộ như vậy mà ngôi đình có không gian nội thất thoáng mát, chan hòa với

thiên nhiên, đồng ruộng và xóm làng xung quanh. Đặc biệt, trên các cấu kiện kiến trúc có tác dụng chịu lực vững chắc ấy là những mảng chạm khắc, làm tôn thêm vẻ đẹp hoành tráng, giảm đi cảm giác nặng nề. Đình Hoành Sơn to lớn, đồ sộ hơn đình làng Bắc Bộ. Do đình được xây dựng ở vị trí gần bờ sông nên việc chuyên chở vật liệu như những cây gỗ lim khổng lồ, những khối ngói lợp lớn... đều rất tiện lợi.

Dáng vóc của ngôi đình to lớn cũng phù hợp với đặc thù khí hậu miền Trung khắc nghiệt, thường có gió Lào.

2. Hình tượng rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn

Có thể nhận thấy, trên hầu khắp các bộ phận của kiến trúc đình Hoành Sơn (từ kẻ, xà, cốn, đầu dư, ván gió, bụng lợn, cột trốn...đến đầu đao, tầu mái) đều xuất hiện những mảng chạm đẹp, đa dạng với kỹ thuật tinh xảo, thể hiện sự điêu luyện, già dặn của các nghệ nhân. Năm 1929, Nguyễn Tánh đã viết về nghệ thuật điêu khắc chạm trổ ở đình Hoành Sơn trong tạp chí Nam Phong (tập 24) như sau: “Nhìn xem các đường soi nét chạm thì chỗ nào cũng tinh xảo tuyệt vời, cho nên các khách du quan tới xem ai cũng cho thợ ấy là bậc thiên tài chứ người thường không thể làm nổi. Bởi vậy mới có bài tiểu thuyết ‘Nam Hoa mộc tượng ký’, chuyện ấy tuy là một chuyện hoang đường nhưng cũng đủ mà hình dung cái tài, cái khéo xuất trần của các thợ làm đình Hoành Sơn vậy”(6, tr.142-143) .

Nhìn tổng hợp, các mảng chạm khắc trên kiến trúc đình Hoành Sơn được phân chia thành các chủ đề: Chủ đề về lao động sản xuất (sĩ, nông, công, thương); chủ đề về trò chơi dân gian (đua thuyền trên sông Lam, chơi cờ, chơi đu tiên, múa hát, đấu võ); chủ đề về các linh vật (rồng, lân, quy, phượng); chủ đề về tích truyện (Thành Thang Y Doãn - vua Thành Thang Trung quốc ba lần đến mời Y Doãn, một hiền tướng của nhà Thương, đang ở ẩn, cày ruộng sắn, về giúp mình trị nước; Văn Vương nghinh Thái Công - Lã Vọng câu cá)...; chủ đề về khoa

(3)

Ảnh1. Hình rồng chạm lộng, tại y môn - cửa võng, Đình Hoành Sơn Nguồn ảnh: Tác giả

Ảnh 2. Hình rồng chạm bong, trên đầu dư kê dưới quá giang, Đình Hoành Sơn - Nguồn ảnh: Tác giả

bảng (Năm con cùng đỗ một khoa, Vinh quy

hóa, thẩm mỹ và giá trị lịch sử cao. Đây được xem là nét riêng, chỉ thấy trên kiến trúc đình làng thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Tuy nhiên, bằng tư liệu điền dã và tư duy liên tưởng, chúng tôi đã nhận thấy, trên trang trí kiến trúc của đình Hoành Sơn, hình rồng được chạm khắc khắp nơi, rất phong phú và đa dạng, tập trung hầu hết trên các cấu kiện gỗ (ván nong, đầu bẩy, vì kèo, hoành phi, rường, cốn, giá chiêng và đặc biệt là trên các đường xà ngang, xà dọc và trên một khoảng trống giữa hai cột cái gian đại đình, trước cửa ra vào, thật độc đáo, thú vị, chưa thấy ở ngôi đình nào).

Gian giữa đình Hoành Sơn còn lưu giữ bộ y môn ốp vào giữa hai cột cái ngoài.

Phần y môn được chạm lộng với kiểu thức độc đáo, không có trên kiến trúc đình làng ở Bắc Bộ. Tại đây rồng xuất hiện với kiểu thức hình rồng , mang đậm tính dân gian, pha chút cung đình. Rồng có mũi sư tử tròn, mồm há, lưỡi đỡ ngọc, mắt lồi tròn, lông mày và tóc chạm kiểu răng cưa. Từ trên đao rồng, xuất hiện hình ảnh rồng con như đang leo trèo, cuốn bám vào mây; hình rồng mẹ cũng

bái tổ...). Chủ đề tích truyện cũng hàm ý chỉ về vùng đất có truyền thống hiếu học. Cuộc sống sinh hoạt và các phong tục tập quán của địa phương ở thế kỷ XVII – XVIII đã được các nghệ nhân xưa thể hiện sinh động, mang giá trị văn

khá ngộ nghĩnh với râu như râu cá trê, đuôi xoắn. Hình ảnh rồng mẹ, rồng con được nghệ nhân sáng tạo bằng các thủ pháp chạm lộng, chạm bong từ nguyên một khối gỗ hình trụ to, tròn chứ không lắp ghép từ nhiều mảnh lại

(4)

với nhau. Rồng mẹ (với cái đầu rất to, rõ ràng và nổi bật đằng trước) bao quanh, ôm ấp lấy đàn con. Hình ảnh bầy rồng con quây quần bên trong bụng rồng mẹ, con thì thò đầu, con lại thò đuôi ra ngoài, tạo thành một gia đình rồng đông đúc. Điều này khiến ta liên tưởng đến quan niệm dân gian xưa: nhiều con giòn mẹ hoặc con đông cháu đàn. Ý nghĩa này cũng được thể hiện ở nhiều hình thức khác như đàn trong tranh dân gian. Cấu trúc rồng mẹ rồng con, sang thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều trên kiến trúc Huế với các chất liệu khác nhau.

Cùng với hình chim phượng, hình “Long vân”lại thấy trên đầu dư kê dưới quá giang. Đây là hình rồng với nghệ thuật chạm bong tinh xảo, mức cách điệu cao. Khuôn mặt rồng ngộ nghĩnh, gần giống với mặt sư tử đang trong tư thế vờn cầu. Phần thân như được ẩn bên trong thành phần chịu lực là đầu đao, tạo lớp lang trong ngoài khá rõ. Những mảng trang trí này nằm tại các điểm sáng của kiến trúc nên tác dụng làm đẹp cho không gian đình ở đây là rất lớn.

Bên cạnh những điểm chính, trong không gian đình còn có những hình rồng con khá dí dỏm đang trong tư thế đùa giỡn với rồng mẹ trên các ván nong:

Bức ván nong đầu tiên là một đôi rồng (mẹ cùng con) đang trong mây. Hình ảnh rồng mẹ bên phải được chạm rất to, gần như chiếm hết hai phần bức ván nong, rồng con chỉ chiếm một phần nhỏ. Rồng mẹ, thân uốn khúc nhịp nhàng, có vảy như vảy cá; bờm lớn, dài và lượn sóng ra phía sau; đường đao từ mắt phóng ra trước tựa như râu rồng; mũi rồng to, quanh hàm là một vòng đao vừa sắc nhọn vừa mềm mại; chân bốn móng quắp lại. Rồng con đang chầu lại với rồng mẹ, chỉ được chạm phần đầu và một phần ngắn của thân.

Ở một tấm ván nong khác, có đến ba mẹ con rồng đang chơi đùa với nhau. Rồng mẹ được chạm to hơn, chính diện bên phải phía trên, phía dưới bên phải và bên trái là hai rồng

con đùa giỡn với rồng mẹ. Chính những hình ảnh rồng mẹ, rồng con ở vị trí này đã phá đi sự trang nghiêm cứng nhắc trong không gian đình để tạo nên một không khí thoái mái ấm cúng, thân quen, gần gũi, mang tính dân gian sâu sắc.

3. Một số nhận xét về các bức chạm khắc rồng ở đình Hoành Sơn

Qua tìm hiểu tại địa phương, chúng tôi thấy, hình tượng rồng có những ý nghĩa như sau:

- Thứ nhất, theo quan niệm dân gian, rồng là một linh vật, là biểu tượng liên quan đến truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của người Việt.

Rồng tượng trưng cho uy quyền đối với các đấng “thiên tử”, là linh vật đứng vào vị trí nhất trong tứ linh “long, li, qui, phụng”. Rồng là phúc thần của người nông dân, là bản mệnh của nhà vua. Nó chẳng những là biểu tượng của sự cao quý và quyền lực mà còn là hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong đời sống nhân dân.

- Thứ hai, rồng còn là biểu tượng về nước, là hình tượng của mưa thuận gió hòa, liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Rồng ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên. Quy luật vận hành của nước được biểu thị bằng sự biến hóa của rồng. Trong văn hóa truyền thống của người Việt, có lẽ không có con vật nào có chức năng biến hóa như con rồng.

Do đó, những hình rồng chạm khắc trên kiến trúc đình Hoành Sơn, bên cạnh yếu tố linh thì còn bộc lộ tính thực tế rõ nét. Phải chăng đó chính là những dư âm (ảnh hưởng) của phong cách chạm khắc đình làng thế kỷ XVII, XVIII ở Bắc Bộ.

+ Trong đình, trên các kết cấu rường, cũng đều thấy hình rồng thống nhất theo kiểu rồng mẫu tử, giống như ở phần y môn giữa đình. Tuy nhiên, ở mỗi bộ vì kèo, kiểu thức chạm khắc có vẻ mang các phong cách khác nhau. Phải chăng đình, khi được xây dựng, đã có nhiều hiệp thợ.

Ninh Viết Giao trong Kho tàng truyện cổ dân gian xứ Nghệ, tập I , đã chép “…

(5)

có nhiều toán thợ đến xin trổ tài, mỗi toán thợ bí mật làm một vì, toán thợ nào làm đẹp thì sẽ được thưởng lớn… Một người thợ ở Nam Hoa Thượng (trong vùng)…cũng được mời đến làm những bức chạm rất đẹp. Sau này ông mất, cùng với ông Đặng Thạc, các phường thợ mộc ở xứ Nghệ đã tôn ông làm tổ sư, lập miếu thờ và tôn thành những vị phúc thần của làng” (4).

Điều này chỉ là phỏng đoán, nhưng cũng phù hợp với kỹ thuật làm đình ở thế kỷ XVII ở Bắc Bộ. Ngày nay, người ta tìm thấy sự khác nhau khá rõ rệt giữa hai phần của ngôi đình (tức hai gian tả và hữu) thể hiện trên hai bộ vì kèo.

Phong cách đường soi - nét chạm ở hai bộ vì kèo thuộc hai gian này hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ, cũng là long, nhưng long bên tả thì ẩn, còn long bên hữu lại là long triều nguyệt; hay cũng là phượng cả hai bên, nhưng bên tả thì chạm phượng đơn, bên hữu lại chạm phượng rậm. Điều này đã tạo nên sự phong phú và đa dạng trong trang trí kiến trúc của ngôi đình.

Đó là kết quả của việc phân chia thợ dựng đình và việc định tiêu chí (cùng một đề tài, mẫu mã, kích thước) của mỗi làng. Ở đình Hoành Sơn, có bộ vì kèo được chạm rồng cùng đao mác trên các đầu bẩy: hình rồng chạm nổi, mặt rồng nhô ra phía trước, mồm há ngậm ngọc, có con như muốn đớp lấy chữ hỉ, có con giơ tay nắm hòn ngọc, các xoắn mây vừa cuộn lại vừa như đao mác. Cũng có bộ kẻ, phần cốn ngoài có chạm hình rồng lá hóa, đứng gần với hình chim phượng đang dang cánh tung bay. Song, có điều khá đặc biệt là hình tượng rồng ở đình Hoành Sơn, đôi chỗ còn được nghệ thuật hóa thành hình tượng hổ phù, hổ phù mặt rồng, có hai râu xoắn đưa ra phía trước ôm lấy chữ hỉ.

Ở vị trí các đường xà ngang, hình rồng lại biến hóa thành rồng mây, miệng phun ra lửa, hoặc rồng giơ cao tay nắm giữ vật gì đó (rất gần với hình chạm ở đình Đình Bảng - Bắc Ninh, mang niên đại thế kỷ XVIII). Phần bụng nghé cũng được nghệ nhân chạm cảnh Ngũ long tranh châu cùng các chủ đề khác như hoa, lá, chim

muông hoặc sư tử... (hoạt cảnh ngũ long tranh châu có lẽ cũng được bắt gặp ở kiến trúc đình Mông Phụ - Hà Tây cũ, đình này có phong cách nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVII). Ở cốn gian phía ngoài, phần trong cùng chạm hình rồng cùng với hình lân đang nô đùa dí dỏm.

+ Nhìn vào những bức chạm khắc trên kiến trúc đình Hoành Sơn, chúng tôi thấy lối chạm khắc của xứ Nghệ về cơ bản cũng mang những nét tương đồng với nghệ thuật chạm khắc đình làng Bắc Bộ. Mỗi mảng chạm trên kiến trúc đình Hoành Sơn, dù mang nội dung khá đặc biệt song nhìn chung vẫn toát lên sự nhất quán về phong cách và sự rõ nét về chủ đề. Phong cách chung là nét phóng khoáng, tươi vui và tự tin trên lối chạm lộng, chạm bong tạo khối, có lớp lang sau trước, đặc biệt nhất là biểu tượng hình rồng mẹ rồng con. Tuy vậy, hình tượng rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn cũng thể hiện nét riêng, đó là sự khỏe khoắn, dí dỏm, hồn nhiên, gần gũi với nghệ thuật dân gian. Nhìn chung, chúng ta có thể nhận ra sự kết nối giữa nghệ thuật chạm khắc đình làng Hoành Sơn với nghệ thuật chạm khắc đình làng Bắc Bộ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII mà tiêu biểu là đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Chu Quyến, đình Liên hiệp (Hà Tây cũ), đình Diềm, đình Thổ Hà (Bắc Giang), thậm chí dòng chảy kết nối này còn đến đình Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Trà Cổ (Quang Ninh)... Phải chăng những người thợ làm đình xứ Nghệ cũng là những nghệ nhân lành nghề đã từng thể hiện thành công những ngôi đình Bắc Bộ. Chính những bức chạm đẹp của đình Hoành Sơn làm chúng ta nhớ đến câu chuyện về người thợ mộc Nam Hoa đã trở thành nổi tiếng. Biết đâu người thợ mộc Nam Hoa đó lại là người thợ của phường mộc Chàng Thôn ở Hà Tây hoặc có thể là người thợ của phường mộc Đồng Minh (Hải Phòng). Thời xưa, việc mời thợ giỏi từ Bắc vào hay ngược lại từ miền Trung ra là một sự giao lưu bình thường (2, tr.165,166). Thực tế, nếu có sự khác nhau về

(6)

chủ đề chạm khắc giữa đình làng Hoành Sơn ở miền Trung và đình làng Bắc Bộ thì chúng ta vẫn nhận thấy, về cơ bản, các ngôi đình đều có những nét chung, cùng hướng về nền nghệ thuật dân tộc đậm chất dân gian. Song ở khía cạnh khác, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng, dù sự di chuyển nghệ thuật đình làng từ Bắc Bộ vào xứ Nghệ khá chậm nhưng nếu nhìn kỹ những bức chạm khắc trên đình làng xứ Nghệ, lại như thấy có điều mới mẻ. Phải chăng, đây chính là những dấu ấn của giai đoạn phát triển sau, thể hiện nghệ thuật thời Nguyễn mà tiêu biểu là kiến trúc kinh thành Huế. Đó chính là những bức chạm đề cao sự hiếu học, đề cao giáo dục qua các tích truyện lịch sử...

+ Như thế, hình tượng rồng chạm khắc trên đình Hoành Sơn được xem là chứa đựng yếu tố dân gian, cho dù giai đoạn này, ở đình

trí hoạt cảnh dân gian là phổ biến, tích truyện là thứ yếu (1, tr.12).

Tóm lại, chủ đề chạm khắc hình tượng rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn là một trong những chủ đề phổ biến của nghệ thuật chạm khắc truyền thống Việt. Phong cách và kỹ thuật chạm khắc ở đình Hoành Sơn cho thấy những nét chung của nghệ thuật kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII và XVIII. Hình tượng rồng đã trở thành hình tượng điển hình của nghệ thuật trang trí truyền thống trong dòng chảy của văn hóa dân gian, chứa đựng tính dân tộc sâu sắc.

U.T.M.H (ThS. Khoa Nghệ thuật đại chúng

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội)

làng miền Bắc, yếu tố dân gian ít được thể hiện trên kiến trúc. Cũng có thể hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn được xem là ngoại lệ.

Tình hình xã hội miền Trung giai đoạn này cho phép kinh tế làng xã phát triển, vì thế mạch dân gian trong nghệ thuật vẫn được duy trì.

Đình Hoành Sơn với trang trí hình rồng, cùng với đình Đình Bảng (Bắc Ninh) cho phép chúng ta khẳng định được bước chuyển tiếp của hai thời kỳ mỹ thuật: cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Ở hai di tích này, nhiều nét phổ biến của mỹ thuật cuối thế kỷ XVII vẫn được duy trì, đồng thời nó cũng mở đầu cho những đường nét của mỹ thuật thế kỷ XIX (1, tr.5). Và như thế, đình Hoành Sơn (Nghệ An) và đình Đình Bảng (Bắc Ninh), tuy cách xa nhau về địa lý nhưng lại gặp nhiều nét đồng dạng trong trang trí. Trong đó hình tượng con rồng trở thành một trong những chủ đề trang trí còn mang ít nhiều xu hướng dân gian. Hoạt cảnh trang trí trên kiến trúc đình Hoành Sơn cũng biểu hiện bước quá độ của nghệ thuật trang trí dân gian. Dù yếu tố dân gian vẫn còn được nuôi dưỡng nhưng không rõ nét như thời kỳ đỉnh cao của thế kỷ XVII. Ở cuối thế kỷ XVII trong đình làng, trang

Tài liệu tham khảo

1. Trần Lâm Biền (1980), Di tích đình Hoành Sơn - đền Rậm, Báo cáo khảo sát điền dã tại Nghệ Tĩnh.

2. Nguyễn Du Chi (2001), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

4. Ninh Viết Giao (1993), Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, Nxb. Nghệ An, Nghệ An.

5. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2013), Kết nối nghệ thuật và di sản, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

6. Trịnh Cao Tưởng (2007). Một chặng đường tìm về quá khứ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Ngày nhận bài: 8 - 1- 2017

Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 3 - 2017 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2017

(7)

Referensi

Dokumen terkait

Tất cả đều nói về những biến đổi gia đình trên nhiều phương diện, dưới tác động của các yếu tố, kinh tế thị trường, ĐTH … Những nghiên cứu về sự biến đổi gia đình trở thành đề tài thu

Để góp phần vào việc khẳng định những giá trị nghệ thuật của xẩm trong đời sống tinh thần của con người cũng như để có đề xuất phát triển thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc này, em đã