• Tidak ada hasil yang ditemukan

KẾT QUẢ KIỂM SOÁT TẦN SỐ TIM BẰNG IVABRADINE Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH Lâm Đức Thắng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "KẾT QUẢ KIỂM SOÁT TẦN SỐ TIM BẰNG IVABRADINE Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH Lâm Đức Thắng"

Copied!
6
0
0

Teks penuh

(1)

KẾT QUẢ KIỂM SOÁT TẦN SỐ TIM BẰNG IVABRADINE Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH

Lâm Đức Thắng1*, Trần Viết An2 1. Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ, Minh Hải 2. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

*Email: lamducthang1970@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tần số tim lúc nghỉ trên 70 lần/phút liên quan chặt chẽ với tăng nguy cơ tử vong tim mạch và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Ivabradine có thể làm giảm nhịp tim giúp cải thiện triệu chứng và tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ tăng tần số tim và đánh giá kết quả kiểm soát tăng tần số tim bằng thuốc Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng được áp dụng với nhóm can thiệp Ivabradine trên 48 bệnh nhân và nhóm đối chứng không Ivabradine với 73 bệnh nhân. Kết quả: Tần số tim lúc nhập viện trên 70 lần/phút chiếm 95%. Tất cả bệnh nhân suy tim độ III và độ IV đều có tần số tim trên 70 lần/phút. Sau can thiệp, sự khác biệt trung bình của nhịp tim giữa nhóm can thiệp và không can thiệp bằng ivabradine là 14,33 nhịp mỗi phút (p <0,01), với 67,7 nhịp mỗi phút trong nhóm can thiệp và với 82,1 nhịp mỗi phút trong nhóm chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình nhịp tim giữa trước và sau khi điều trị bằng ivabradine trong nhóm can thiệp với 36,50 nhịp mỗi phút (p <0,01). Kết luận: Ivabradine có thể kiểm soát nhịp tim hiệu quả ở bệnh nhân suy tim mạn tính.

Từ khóa: Ivabradine, suy tim, mạn tính.

ABSTRACT

RESULTS OF HEART RATE CONTROL WITH IVABRADINE IN PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE

Thang Duc Lam1, An Viet Tran2 1. Hoan My Minh Hai General Hospital 2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Resting heart rate over 70 beats per minute is strongly associated with increased risk of cardiovascular death and re-admission in patients with chronic heart failure.

Ivabradine could reduce heart rate to improve symptoms and prognosis in patients with chronic heart failure. Objectives: The aims of this study were to investigate the rate of increase in heart rate and to evaluate the results of the control of heart rate increase with ivabradine in patients with chronic heart failure. Materials and methods: An intervention study with control group was carried out. The ivabradine intervention group had 48 patients and the non-ivabradine control group had 73 patients.

Results: The rate of chronic heart failure patients with heart rate at admission over 70 beats per minutes was 95%. All patients with chronic heart failure with grades III and IV had a heart rate over 70 beats per minute. After intervention, the mean difference of heart rate between groups was 14.33 beats per minute (p <0.01), with 67.7 beats per minute in the intervention group and with 82.1 beats per minute in the control group. There was a statistically significant difference in the mean of heart rate between before and after treatment with ivabradine in the intervention group with 36.5 beats per minute (p <0.01). Conclusion: Ivabradine can effectively control heart rate in patients with chronic heart failure.

Keywords: Ivabradine, chronic, heart failure.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân như bệnh van tim, cơ tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…Ở bệnh nhân suy tim, tần số tim lúc nghỉ

>70 lần/phút liên quan chặt chẽ với tăng nguy cơ tử vong tim mạch và tái nhập viện. Tăng mỗi 5 phút sẽ nguy cơ tử vong tim mạch khoảng 8% và nguy cơ nhập viện khoảng 16%. Các hướng dẫn thực hành lâm sàng mới nhất về suy tim của Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) và Hội Tim mạch Hoa Kỳ, Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACCF) đều khuyến cáo mục tiêu tần số tim <70 lần/phút ở bệnh nhân suy tim mạn. Trong các thuốc điều trị suy tim, chẹn beta là thuốc giúp cải thiện tử vong và giảm nhịp tim ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu

(2)

giảm. Tuy nhiên, chỉ định chẹn beta rất thận trọng và thấp trong thực hành lâm sàng. Do đó, mốt số nghiên cứu gần đây cho thấy Ivabradine có thể làm giảm nhịp tim, cải thiện triệu chứng và tiên lượng ở bệnh nhân suy tim. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu kết quả kiểm soát tăng tần số tim bằng thuốc Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính”.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Khảo sát tỷ lệ tăng tần số tim và đánh giá kết quả kiểm soát tăng tần số tim bằng thuốc Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Tiêu chuẩn chọn: bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán suy tim mạn tính theo tiêu chuẩn chẩn đoán Frammigham.

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân chống chỉ định với Ivabradine: Suy tim mất bù cấp, HA<90/50, hội chứng suy nút xoang, block xoang nhĩ, block nhĩ thất, suy gan nặng; bệnh nhân bị rung nhĩ; rối loạn chức năng thất trái do nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim; bệnh nhân không chỉ đặt máy tạo nhịp/tái đồng bộ lúc nhập viện.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 04 năm 2018 đến tháng 08 năm 2019 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, can thiệp có đối chứng n = [z² (1- /2). p (1 – p)]/d²

Trong đó:

n= cỡ mẫu.

z= hệ số tin cậy 95% ở mức có ý nghĩa  = 5% thì z = 1,96

p= tỉ lệ bệnh nhân suy tim mạn điều trị Ivabradine đạt mục tiêu tần số tim dưới 70 lần/phút khi xuất viện. Theo nghiên cứu ETHIC-AHF (2016) thì p = 0,51 [2].

d= sai số chọn 9% (d = 0,09).

Cỡ mẫu chọn nghiên cứu cho mục tiêu 2: n >119. Thực tế cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 121 mẫu: nhóm can thiệp (Ivabradine): n= 48 và nhóm đối chứng (không Ivabradine): n ≥73.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

Đặc điểm chung các đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, số ngày nhập viện, chỉ số khối cơ thể; các đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng: tiền sử, bệnh kèm theo, các triệu chứng trên bệnh nhân, một số xét nghiệm về công thức máu và sinh hóa máu, đặc điểm trên siêu âm, điện tâm đồ và X quang; Giá trị trung bình, tỷ lệ tăng tần số tim và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn tính.

Kết quả kiểm soát tần số tim bằng Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Tất cả bệnh nhân được điều trị theo khuyến cáo Châu Âu (phụ lục 2). Trong đó gồm 2 nhóm:

- Nhóm can thiệp: điều trị chuẩn + Ivabradine (sớm sau nhập viện 24-48 giờ).

- Nhóm đối chứng: điều trị chuẩn (không gồm Ivabradine).

2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu

Mục tiêu 1 và 2: chọn mẫu toàn bộ (thuận tiện): tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ được đưa vào nghiên cứu.

Mục tiêu 3: nhóm can thiệp và nhóm chứng, các yếu tố phải tương đồng với nhau và điều trị chuẩn liều chẹn beta.

Nhóm can thiệp: phối hợp với Ivabradine - Ổn định lâm sàng vào 24-48 giờ sau nhập viện.

- Nhịp xoang, tần số tim lúc nhập viện trên 70 lần/phút.

- Không tiền sử điều trị với Ivabradine.

Nhóm chứng: không dùng Ivabradine.

2.2.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu

(3)

Bảng thu thập số liệu

Dụng cụ thăm khám đã được chuẩn hóa: Máy đo huyết áp bằng máy Yamasu 500 của Nhật; Ống nghe Yamasu của Nhật; Máy đo ECG BJ 901D; Máy SA tim Phillip HD11;

Máy chụp X quang Toshiba KXO-12R

Kỹ thuật thu thập số liệu: Các số liệu được thu thập tại cơ sở mà bệnh nhân điều trị bằng các quy trình được bệnh viện ban hành và người thực hiện có đủ tiêu chuẩn để tiến hành việc lấy mẫu.

Kỹ thuật hạn chế sai số

 Thống nhất về nội dung, kỹ thuật phỏng vấn.

 Tổ chức điều tra thử để rút kinh nghiệm sau khi tập huấn. Sau điều tra thử sẽ hiệu chỉnh lại bộ câu hỏi trước khi in chính thức.

Sai lệch thông tin của đối tƣợng nghiên cứu

 Định nghĩa rõ ràng đối tượng cần khảo sát căn cứ tiêu chí đưa vào và tiêu chí loại ra. Để khắc phục sai lệch chọn lựa có thể xảy ra với những đối tượng vắng mặt trong khi thu thập dữ kiện, tất cả đối tượng nghiên cứu đều được phỏng vấn.

 Cần giải thích yêu cầu cần thu thập để đối tượng trả lời chính xác.

 Kiểm tra tính hoàn tất của từng bộ câu hỏi ngay sau khi phỏng vấn.

2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

 Mỗi phiếu điều tra sau khi phỏng vấn xong được kiểm tra ngay về tính hoàn tất và tính phù hợp. Phỏng vấn lại phiếu không hoàn tất hoặc không phù.

 Nếu cần thiết, sẽ loại bỏ các phiếu có nhiều thông tin bị mất. Trong trường hợp này sẽ tiến hành phỏng vấn thêm để đạt cở mẫu.

 Các phiếu điều tra được mả hóa và nhập vào máy vi tính. Sử dụng phần mềm Epidata và SPSS để xử lý và phân tích.

 Đặc tính mẫu nghiên cứu: Tính tỷ lệ phần trăm các đặc tính của bệnh nhân (tuổi, giới), các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.

 Kết quả điều trị của Ivabradine trên bệnh nhân suy tim mạn.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Độ tuổi dưới 60 chiếm tỷ lệ 25,6%, 60 đến 80 tuổi, chiếm tỷ lệ 46,3% và trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 28,1%.

Tổng số ngày nằm viện trung bình 13,4 ± 7,1 ngày.

Bảng 1. Tỷ lệ tăng tần số tim lúc nhập viện

Nhóm Chung (n,%) Can thiệp (n,%) Chứng (n,%) p

< 70 lần/phút 6 (5,0) 0 (0,0) 6 (5,0)

0,08

≥ 70 lần/phút 115 (95,0) 48 (100,0) 67 (91,8)

Nhận xét: Tần số tim lúc nhập viện >70 lần/phút chiếm 95%, chủ yếu tập trung ở nhóm chứng, sự khác biệt về tỷ lệ tăng tần số tim lúc nhập viện khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2. Mối liên quan giữa phân độ suy tim theo NYHA với nhóm tần số tim (≤70 và >70 lần/phút)

Biến số TST ≤ 70 l/p TST > 70 l/p

n (%) n (%) p

Phân độ NYHA nhập viện

Độ II 6 (9,0) 61 (91,0)

0,083

Độ III 0 (0,0) 50 (100)

Độ IV 0 (0,0) 4 (100)

Nhận xét: Tất cả bệnh nhân suy tim độ III và độ IV đều có tần số tim >70 lần/phút.

Bảng 3. Tần số tim trung bình trước can thiệp

(4)

Nhóm can thiệp (n=48)

Nhóm chứng (n=73)

Trung bình khác biệt

(CI 95%) p

Trung bình (CI 95%)

104,23 (98,9 –110,8)

99,96

(94,9–104,5) 4,27

(-3,47 – 12,01) 0,156 Độ lệch chuẩn

(CI 95%)

18,26 (13,4–23,2)

22,66 (18,6–26,1)

Nhận xét: Tần số tim trước can thiệp ở nhóm Can thiệp là 104,23 lần/phút cao hơn so với nhóm Chứng là 99,96 lần/phút. Trong khi đó độ lệch chuẩn của nhóm Can thiệp nhỏ hơn so với nhóm Chứng, sự khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4. Tần số tim trung bình sau can thiệp Nhóm can thiệp

(n=48)

Nhóm chứng (n=73)

Trung bình khác biệt

(CI 95%) p

Trung bình (CI 95%)

67,7 (65,5–70,0)

82,1

(79,8–84,3) - 14,33

(-18,00 – -10,64) < 0,01 Độ lệch chuẩn

(CI 95%)

7,75 (5,7–9,7)

11,24 (9,1–13,6)

Nhận xét: Tần số tim sau can thiệp ở nhóm Can thiệp là 67,7 lần/phút thấp hơn so với nhóm Chứng là 82,1 lần/phút, trung bình của sự khác biệt là 14,33 lần/phút (p< 0,01).

Bảng 5. Thay đổi tần số tim trước và sau can thiệp trong nhóm Can thiệp Trung bình

(CI 95%) Độ lệch chuẩn p

TST nhập viện 104,23

(99,42 – 109,74) 18,26

0,730

TST xuất viện 76,77

(65,34 –70,02) 7,75

Hiệu số TST

Trước và sau can thiệp 36,50

(17,86 – 30,34) 21,48 < 0,01

Nhận xét: Ở nhóm Can thiệp, trung bình tần số tim xuất viện là 76,77 lần/phút, lúc nhập viện là 104,23 lần/phút, độ lệch chuẩn giảm từ 18,26 xuống còn 7,75. Hiệu số trung bình của TST nhập viện là 36,50, sự khác biệt về hiệu số TST trung bình trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p< 0,01).

Bảng 6. Thay đổi tần số tim trước và sau can thiệp trong nhóm Chứng Trung bình

(CI 95%) Độ lệch chuẩn p

TST nhập viện 99,96 22,66

< 0,01

TST xuất viện 82,05 11,24

Hiệu số TST

Trước và sau can thiệp 17,90

(13,88 – 21,92) 21,48 < 0,01

Nhận xét: Ở nhóm Chứng, trung bình tần số tim xuất viện là 802,05 lần/phút thấp hơn so với nhập viện là 99,96 lần/phút, độ lệch chuẩn giảm từ 22,66 xuống còn 11,24. Hiệu số trung bình của tần số tim nhập viện là 17,90, sự khác biệt về hiệu số tần số tim trung bình trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

IV. BÀN LUẬN

Độ tuổi tham gia nghiên cứu phân bố chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 60-80 tuổi, phân bố tương đối đồng đều giữa nhóm Can thiệp và nhóm Chứng, trong đó tỷ lệ chung nhóm tuổi dưới 06 tuổi chiếm 25,6%, nhóm tuổi từ 60 – 80 chiếm 46,3% và nhóm trên 80 tuổi chiếm 28,1%. Nhóm Chứng có tỷ lệ tương đồng cao so với tỷ lệ chung trong khi nhóm Can thiệp tập trung cao hơn ở nhóm tuổi dưới 80 tuổi. Độ tuổi nghiên cứu cao hơn so với độ tuổi nghiên cứu của Karl Swedberg và cộng sự, Inger Ekman và cộng sự [3], [5], [6] khi độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu này là 60 tuổi, một số lý do có thể đưa ra là các đối tượng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ là tuyến cuối trong hệ thống y tế, bệnh đa số đã diễn tiến qua nhiều năm và tăng nặng.

(5)

Trong kiểm soát tần số tim trước nhập viện, tần số tim chủ yếu trên 70 lần/phút chiếm đa số, trong đó tần số tim chung trên 70 lần/phút chiếm 95%, ở nhóm Can thiệp không có đối tượng có tần số tim dưới 70 lần/phút trong khi ở nhóm Chứng tỷ lệ này là 5,0%. Trong dân số SHIFT, những bệnh nhân có nhịp tim cao hơn trung bình có nguy cơ bị biến cố và nhận được lợi ích giảm sự kiện lớn hơn từ Ivabradine so với những người có nhịp tim thấp hơn so với trung bình. Điều này cho thấy rằng mức độ lợi ích liên quan đến Ivabradine thay đổi trực tiếp với nhịp tim tiền xử lý. Kết luận này phù hợp với phân tích tổng hợp các thử nghiệm ức chế trong suy tim mạn tính [5].

Mối liên quan giữa phân độ suy tim theo NYHA và tần số tim trung bình không có sự khác biệt, bệnh nhân suy tim độ 2 chỉ có 9% có tần số tim dưới 70 lần/phút còn lại trên 70 lần/phút chiếm 91,0%. Độ 3 và 4 không có đối tượng nào có tần số tim dưới 70 lần/phút. Các thuật toàn thống kê cho thấy không có mối liên quan giữa phân độ suy tim và tần số tim trung bình, nhưng đặc điểm có thể nhận thấy là những bệnh nhân suy tim độ 2, chưa phải là một mức độ nặng vẫn còn giữa đươc tần số tim trung bình thấp, phù hợp với các khuyến cáo về tần số tim tối ưu trong khi đó ở các nhóm phân độ 3, 4, tần số tim trung bình cao và hiệu quả của các thuốc giảm nhịp tim thường dùng khó đáp ứng được mức dưới 70 lần/phút.

Tần số tim trung bình trước can thiệp ở nhóm Can thiệp là 104,23 lần/phút trong khi ở nhóm Chứng, tỷ lệ này là 99,6 lần/phút. Có sự chênh lệch vần tần số tim trước can thiệp ở cả 2 nhóm, tần số tim cao hơn ở nhóm Can thiệp so với nhóm Chứng trung bình là 4,27 lần/phút, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, cho thấy có sự tương đồng về tần số tim trước can thiệp ở cả hai nhóm nhằm đảm bảo kết quả can thiệp là khác quan. Dù vậy khi xẽm xét về độ lệch chuẩn thì có thể thấy, mặc dù nhóm Can thiệp có tần số tim trung bình cao hơn nhưng độ lệch chuẩn chỉ 18,26 lần/phút trong khi ở nhóm Chứng là 22,66 lần/phút.

Sau can thiệp, có sự giảm rõ rệt tần số tim trung bình từ 104,23 lần/phút xuống còn 67,73 lần/phút ở nhóm Can thiệp trong khi độ giảm này ở nhóm Chứng là từ 99,6 lần/phút xuống còn 82,05 lần/phút, trung bình sự khác biệt ở mức -14,32 lần/phút, có nghĩa là tần số tim ở nhóm Can thiệp sau can thiệp có tần số thấp hơn nhóm Chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy sau can thiệp Ivabradine có tác dụng một cách rõ rệt trong thay đổi tần số tim trung bình chỉ còn 67,73 lần/phút, đạt mức yêu cầu trong các nghiên cứu khuyến cáo của SHIFT và trong hướng dẫn cập nhật 2016, ACC, AHA và HFSA nhìn nhận lợi ích của Ivabradine trong điều trị bệnh nhân suy tim tâm thu mạn có nhịp xoang và tần số tim lúc nghỉ ≥ 70/phút, có triệu chứng dù đã được điều trị đúng theo khuyến cáo (bao gồm một thuốc chẹn beta với liều tối đa dung nạp được, một thuốc ức chế men chuyển và một thuốc đối kháng Aldosterone) [4].

Sau can thiệp, tần số tim trung bình giữa hai nhóm gần như không có sự khác biệt, nhưng khi phân tích trong nội tại từng nhóm nghiên cứu, cụ thể là trong nhóm Can thiệp, sự khác biệt trước và sau can thiệp có hiệu số là 36,50 lần/phút và sự giảm tần số tim này là có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ việc can thiệp đã mang lại hiệu quả trong kiểm soát tần số tim từ lúc bệnh nhân nhập viện. Trong khi đó ở nhóm Chứng, hiệu số trung bình của tần số tim là 17,90 lần/phút, chênh lệch thấp hơn so với nhóm Can thiệp nhưng sự khác biệt về tần số tim trước và sau can thiệp là có ý nghĩa thống kê.

Kết quả của việc kiểm soát tần số tim bằng Ivabradine ở cả hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ chung 90% đối tượng có tần số tim từ 60 đến trên 70 lần/phút.

Trong đó, ở nhóm Can thiệp, tần số tim thấp dưới 50 lần/phút chiếm 2,1%. Tần số tim từ 51- 60 chiếm 14,6%, theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (US Food and Drug Administration - FDA) khuyến cáo tần số tim ở mức này đã đạt hiệu quả kì vọng của Ivabradine trong kiểm soát tần số tim và nên duy trì liều này trong các ngày điều trị tiếp theo [10]. Tần số tim từ 60-70 lần/phút là tần số tim được kì vọng trong nghiên cứu của chúng tôi theo các khuyến cáo của SHIFT [4]. Tỷ lệ này đạt 58,3% và tần số tim trên 70 lần/phút chiếm 25%, cũng theo khuyến cáo của FDA thì cần tăng liều lên 2,5mg và tối đa là 7,5mg cho 2 lần mỗi ngày [6]. Trong thử nghiệm SHIFT - thử nghiệm đầu tiên để kiểm tra cụ thể hiệu quả của việc giảm nhịp tim bị cô lập đối với các kết quả trong một dân số bị suy tim. Điều trị bằng

(6)

Ivabradine có liên quan đến việc giảm nhịp tim trung bình 15 lần/phút so với tần số trung bình là 80 lần/phút, phần lớn được duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong dân số SHIFT, những bệnh nhân có nhịp tim cao hơn trung bình có nguy cơ bị biến chứng và hạn chế hiệu quả với Ivabradine so với những người có nhịp tim thấp hơn so với trung bình. Điều này cho thấy rằng mức độ lợi ích liên quan đến Ivabradine thay đổi trực tiếp với nhịp tim trước can thiệp. Kết luận này phù hợp với phân tích tổng hợp các thử nghiệm β-blocker trong suy tim mạn tính cho thấy có mối liên quan giữa mức độ giảm nhịp tim và kết quả sử dụng thuốc. Do đó, các nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ ý tưởng rằng nhịp tim đóng vai trò phần quan trọng trong sinh lý bệnh của suy tim và điều chế nhịp tim có thể cản trở sự tiến triển của bệnh.

Trong một nghiên cứu trước đây với Ivabradine, ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành và phân suất tống máu thất trái thấp hơn 40% và nhịp tim từ 60 lần/phút trở lên, không có dấu hiệu nào đáng chú ý về kết quả sử dụng Ivabradine ngoài việc bệnh nhân nghỉ ngơi [4].

V. KẾT LUẬN

Tần số tim lúc nhập viện >70 lần/phút chiếm 95%. Tất cả bệnh nhân suy tim độ III và độ IV đều có tần số tim >70 lần/phút.

Tần số tim sau can thiệp ở nhóm can thiệp là 67,7 lần/phút thấp hơn so với nhóm chứng là 82,1 lần/phút, trung bình của sự khác biệt là 14,33 lần/phút (p< 0,01). Sự khác biệt về hiệu số tần số tim trung bình trước và sau can thiệp là 36,50 lần/phút, (p< 0,01).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Roger VL, Go AS, Lloyd-Jones DM, et al (2011), Heart disease and stroke statistics - 2011 update. A report from the American Heart Association, Circulation 2011; 123: e18-e209.

2. Hoàng Quốc Hòa (2010), Khảo sát thiếu máu cơ tim tồn lưu sau nhồi máu cơ tim cấp, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 14 (2) tr.153-160.

3. K. Swedberg, M. Komajda, M. Bohm, et al (2012), Effects on outcomes of heart rate reduction by Ivabradine in patients with congestive heart failure: is there an influence of beta- blocker dose?: findings from the SHIFT (Systolic Heart failure treatment with the I(f) inhibitor Ivabradine Trial) study, J Am Coll Cardiol, 59(22), p. 1938-45.

4. Mentz RJ et al (2012), Atrial fibrillation or flutter on initial electrocardiogram is associated with worse outcomes in patients admitted for worsening heart failure with reduced ejection fraction: finding from EVEREST Trial, Am Heart J, 164(6): p. 884-92.e2

5. Karl Swedberg (2010), Ivabradine and outcomes in chronic heart failure (SHIFT): a randomised placebo-controlled study, The Lancet, 376(9744): p. 875-85

6. Ekman I, Chassany O, Komajda M, et al (2012), Heart rate reduction with Ivabradine and health related quality of life in patients with chronic heart failure: results from the SHIFT study, Eur Heart J, Oct; 32 (19): p. 2395-2404.

(Ngày nhận bài: 12/09/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 5/10/2019)

Referensi

Dokumen terkait