• Tidak ada hasil yang ditemukan

Lúa gạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Membagikan "Lúa gạo"

Copied!
18
0
0

Teks penuh

(1)

Phần 3: KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN LIỆU NGŨ CỐC VÀ CỦ BỘT SỬ DỤNG TRONG

CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC

GV: ThS. Phan Thị Lan Khanh Khoa Công Nghệ Thực Phẩm- Trường ĐHNL

Lúa gạo

Nguồn gốc: Lúa gạo có nguồn gốc từvùng nhiệtđới và cận nhiệtđới khu vựcĐông nam Á và Châu Phi ( Smith, 1998).

Lúa gạo

Tên khoa học: Oryza sativa var indica/japonica.

Giới (Regnum) : Plantae.

Nghành (Division) : Magnoliophyta.

Lớp (Classis) : Liliopsida (Monocotyledones)

Bộ (Ordo) : Poales (bộ Hòa thảo,bộ cỏ,bộ lúa).

Họ (Familia ) : Gramineae (họ hòa bản),Poaceae.

Phân họ(Subfamilia) : Oryzoideae.

Tông (Tribus) : Oryzeae.

Chi (Genus, pog) : Oryza.L.

Loài (Species,sp,Bug): O.Sativa.L.

Thứ, chủng, loại (varietas,var,Cultiva,Klona): Indica & japonica.

Lúa gạo

Hai loài lúa gạo phổbiến nhất :

LoàiOryza sativa.L(lúa Châu Á ).

Có nguồn gốc được cho là từ vùng quanh chân núi Himalaya. Hai nhómđược coi là có giá trịkinh tế

Oryza sativa brevisGustcó hạt rất nhỏ,thườngđược trồngđểlấy nguyên liệu chếbiến thứcăn gia súc, do có năng suất cao.

Oryza sativa communistGustđược trồng phổbiếntất cảnhững nơi có trồng lúa trên toàn thếgiới, cho sản phẩm lúa gạo thường dùng làm thực phẩm cho người. Hai chủng loại nổi tiếngO.sativa indicaO.sativa japonicađều thuộc nhóm này.

LoàiOryza glaberrima(lúa Châu Phi).

LoàiO.glaberrimacó nguồn gốc từchâu thổsông Niger, nhưng do năng suất thấp và khảnăng thíchứng kém nên ít phổcập tại các khu vực khác trên thếgiới.

Lúa gạo Đặc điểm thực vật học

Các giống lúa Việt Nam có nhữngđặcđiểm nhưchiều cao, thời gian sinh trưởng (dài hay ngắn), chịu thâm canh, chịu chua mặn, chống chịu sâu bệnh ...

khác nhau nhưng có nhữngđặc tính chung vềhình thái, giải phẫu.

(2)

Hình dạng hạt thóc của một số giống lúa được gieo trồng ở VN Các bộ phận của hoa lúa

Cấu tạo của một hạt lúa Mày thóc

Tùy theo loại thóc vàđiều kiện canh tác mà mày cóđộdài khác nhau.

Thườngđộdài mày thóc không vướt quá 1/3 chiều dài vỏ trấu.

Mày thóc có màu vàng nhạt hơn vỏtrấu.

Trên mày nổi rõ nhữngđường gân.

Đối với các loại hạt to bầu, mày thóc luôn rộng hơn các loại thóc có hạt thon dài.

Trong quá trình bảo quản, do sựcọxát giữa các hạt thóc phần lớn mày thóc rụng ra, làm tăng lượng tạp chất trong khối thóc.

(3)

Lớp vỏ

Là bộphận bảo vệcho phôi và nội nhủkhỏi bịtácđộng cơ học từbên ngoài.

Vỏcó 3 lớp chính:

Vỏtrấu

Vỏquả

Vỏhạt

Vỏ trấu

Độdày của vỏtrấu 0,12-0,15mm (thóc nếp có vỏdày hơn thóc tẻ)

Chiếm tỷlệkhoảng từ10-18% so với toàn hạt.

Tỷlệvỏcần phải xácđịnh trước khiđưa vào xay, là 1 trong những yếu tốtham gia xácđịnhđịnh mức xay.

Giữa vỏtrấu và hạt lức bên trong có khoảng rỗng. Nguyên lý của kỹthuật xay thócđược xây dựng dựa trên yếu tố này.

Khi xay thóc, vỏtrấu bịbong ra khỏi hạt gạo lức.

Biểu bì ngoài của vỏtrấu là những tếbào rỗng có màng dày và to, cấu tạo chủyếu bởi silic. Các tếbào biểu bì này có thểphát triển thành lông cứng và cũng bịsilic hóa.Đây là yếu tốlàm mòn thiết bịkhi xay và làmảnh hưởng tới môi trường thởcủa công nhân.

Vỏ hạt gạo lật (gạo chưa xát)

Thường chiếm một tỷlệkhoảng 5.5 ÷ 6.2% khối lượng hạt gạo lật, tùy theo từng giống lúa vàđộchín khi thu hoạch.

Vỏhạt gạo lật cấu tạo bởi 4 lớp:

Vỏ: cấu tạo bởi nhiều tếbào nhỏ

Vỏlụa(còn gọi là chủng bì): do tếbào phôi hình thành ra.

Lớp cutin:nằm sát lớp vỏlụa, có mối liên kết rất yếu với lớp vỏ lụa.

Lớp aleurone: nằm ngay dưới lớp cutin, bao bọc nội nhũvà phôi.

Vỏ bì

Cấu tạo bởi nhiều lớp tếbào, dày≈10μm

Ngoài cùng là lớp biểu bì gồm một lớp tếbào dẹt.

Dưới biểu bì là tầng trung bì gồm nhiều lớp tếbào nhu mô có mạch dẫn (rất dễhấp phụ ẩm).

Dưới trung bì là nội bì gồm những tếbào hìnhống, (có chứa chlorophyll khi hạt còn non).

Tiếp theo là một lớp tếbào hình thành nên nội bì, sauđó là chủng bì.

Vỏ lụa

Vỏlụa (còn gọi là chủng bì): do tếbào phôi hình thành ra.

Gồm một lớp tếbào to chứa sắc tốmàu sắcđặc trưng cho giống loài.

Lớp cutin

Nằm sát lớp vỏlụa, dày≈0.8μm, có mối liên kết rất yếu với lớp vỏlụa.

Liên kết rất yếu giữa lớp vỏlụa và lớp cutin là cơsởcủa nguyên lý:

kỹthuật xát trắng

lau bóng hạt gạo sau xát trắng.

Với phương pháp mài xát trắng gạo, sản phẩm gạo thuđược thường không còn:

lớp vỏbì

vỏlụa.

Lớp cutin còn lại, dù bịrạn nứt hoặc không còn nguyên vẹn trong quá trình xát trắng, bao xung quanh hạt gạo khiến hạt gạo trởnên bóng bẩy hơn sau khi xoa.

Gạo xát còn 1 phần hoặc toàn bộlớp cutin bóng bao bọc bên ngoài gọi là gạo xát dối; Cám thuđược gồm vỏbì và vỏlụa gọi là cám thô.

(4)

Lớp aleurone

Nằm ngay dưới lớp cutin, bao bọc nội nhũvà phôi.

Khi xay xát, lớp aleurone thường bịvỡvụn, phôi sẽbong ra khỏi nội nhũ, rơi vào cám.

Lớp aleurone cấu tạo chủyếu là protid (35-45%), lipid (8- 9%), vitamin và tro (11-14%),đường (6-8%), cellulose (7- 10%), pentozane (15-17%)

Trong quá trình bảo quản- sơchế- chếbiến, rất dễbịoxy hóa, gây mùi ôi khét cho gạo và sản phẩm chứa nó.

Điều này cũng giải thích tại sao gạo lức dễbiếnđổi phẩm chất theo thời gian và rất khó bảo quản trongđiều kiện bình thường.

Lớp aleurone

Trong chếbiến gạođồ, nhờquá trình gia nhiệtẩm, một phần các chất hòa tan từlớp aleurone hấp phụvào nội nhũ, khiến cho hạt gạođồtrởnên dinh dưỡng hơn so với gạo khôngđồ.

Sản phẩm cám thuđược gồm lớp cutin và aleurone gọi là cám mật, thường có chứa phôi, rất giàu dinh dưỡng

Trong cám thô cũng có thểchứa một phần aleurone và phôi.

Gạo thuđược sau khi loại hết lớp aleurone gọi là gạo xát kỹ.

Phôi mầm

Phôi của quảlúa thuộc loạiđơn tửdiệp, nằmởgóc dưới của quả. Phôi là thành phần giàu dinh dưỡng nhất của quả lúa, là bộphận có cấu tạo xốp gồm các tếbào có kích thước lớn với thành tếbào mỏng.

Hơn 70%ẩm mà hạt có thểtraođổi với môi trường bên ngoàiđược vận chuyển qua phôi mầm.

Đây là vấnđề đặc biệt cần lưu ý trong bảo quản và trong quá trình gia nhiệtẩmđối với thóc giống.

Lượng cám thuđược sau khi xát kỹgạo thường chiếm khoảng hơn 7 – 9%, trongđó có khoảng 2.2 – 3 % phôi mầm.

Nội nhũ của hạt gạo lức

Nội nhũlà thành phần cơbản cấu tạo nên quảthóc, có giá trịsửdụng nhất.

Nội nhũhạt lứcđược cấu tạo từcác tếbào lớn có thành mỏng chứađầy các hạt tinh bột (≈70÷82%)

Trong nội nhũ, gluxit chiếm tới 90% chủyếu là tinh bột, trong khiđó trong toàn hạt gạo gluxit chỉchiếm khoảng 75%

Nội nhũ của hạt gạo lức

Nội nhũ được chia thành 2 vùng:

vùng gần vỏhạt gọi là lớp subaleurone

vùng nội nhũtâm hạt.

Tùy theo giống,điều kiện canh tác và bảo quản mà nội nhũ có thểtrắng trong hay trắngđục.

Các giống lúa hạt dài thường trắng trong, còn các giống hạt ngắn (bầu) nội nhũthường trắngđục.

Các giống lúa mà nội nhũtrắngđục thường có một vệt trắngởgiữa hạt hay phía bên hạt gọi là bạc bụng, khi xay xát dễbịnát và khi nấu thì lâu chín, phẩm chất cơm không ngon bằng gạo có nội nhũtrắng trong.

Độ đục của phôi nhũvà tính bạc bụng có thểdo yếu tốgiống hoặc môi trường.

Độ đục của gạo nếp là do các vi khoảng trống trên bềmặt hạt tinh bột và các lỗhổng bên trong hạt và với các hạt tinh bột cònởthể đa diện.

Các giống gạo tẻcó hàm lượng amylose rất thấp (khoảng 10%) có dạng trắng mờtrung gian giữa gạo tẻvà gạo nếp. Các hạt tinh bột của gạo nếp có mậtđộthấp hơn gạo tẻ.

(5)

Lúa trồngởruộng bị đột ngột quáẩm khi vào thời kỳchín sinh lý, lúa bịphơi sấy quá nhiệt khi còn đangẩm, lúa gạo bị ẩm trởlại trong thời gian bảo quản…thìđộ đục của nội nhũsẽtăng lên.

Những loại thóc có nội nhũtrắngđục thường dễbị rạn nứt dưới tácđộng củaẩm, nhiệt; khi xay xát thường có tỷ lệtấm cao hơn những loại thóc có nội nhũtrắng trong.

Quan sát nội nhũcủa thóc, có thểdự đoán thóc có thểdễbịnát hay không trong quá trình xay, xát...

Cấu trúc thực vật của hạt lúa gạo

Cấu trúc thực vậtcủa quảlúa, hạt gạo quyếtđịnh tính chất cơlý của quảvà hạt gạo.

Cấu trúc của các vật thểnàyảnh hưởng lớnđến:

Sựlựa chọn giải pháp kỹthuật

Thiết bị

Chất lượng nhân lực sửdụng trong công nghệbảo quản- sơchế- chếbiến chúng

Tỷlệgiữa các phần cấu trúc của vật thểlà cơsở cho phép xây dựng cácđịnh mức tối thiểu cho các sản phẩm sau một quá trình sơchế, chếbiến vật thể đó…

Ví dụ:

Sựkhác nhau vềcấu tạo mô vỏhạt

Độdày mỏng của mỗi lớp cấu trúc

Tỷlệcác phần cấu tạo khác nhau của mỗi loại khác nhau…

sẽdẫnđến sựkhác nhau vềcông nghệ, kỹthuật, thiết bị quản lý áp dụng trong bảo quản- sơchế- chếbiến (Kỹthuật áp dụng bảo quản, trong mài xát, nghiền, xoa,đánh bóng, xử nhiệt, liều lượng hoặc mứcđộtham gia của các tác nhân tham gia xửlý…nếu có).

Thành phần hóa học

Gluxit: bao gồm tinh bột, đường, dextrin, cellulose và hemicellulose. Hàm lượng gluxit ở các phần khác nhau của hạt lúa rất khác nhau. Là nguồn chủyếu cung cấp calo. Giá trịnhiệt lượng của lúa là 3594 calo.

Tinh bột: là thành phần chủyếu của hạt lúa chiếmđến 90% lượng chất khô của hạt gạo xát chủyếu trong nội nhũ, trong khiđó trong toàn hạt gạo chỉchiếm khoảng 75%. Hàm lượng tinh bột 62,4%.

Đường:trong lúa gạo,đường tồn tạiởdạng chủyếu là saccharose, ngoài ra còn có một ít đường glucose, fructose và rafinose. Trong hạt lúa nảy mầm tồn tại đường maltose.

Thành phần hóa học

Protein:hàm lượng protein không cao, tùy thuộc giống,điều kiện canh tác khoảng 4,3-18,2%.

Các giống lúa Việt Nam trong khoảng 7- 8%.

Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ.

Lipid:hàm lượng chất béo chỉkhoảng 1,5-2,3%.

Chủyếuởlớp vỏgạo và phôi. Hàm lượng chất béo tập trung nhiều nhấtởphôi (30,2% khối lượng phôi) và cám (18,3% khối lượng cám). Nếuởgạo xay là 2,02%

thìởgạođã xát chỉcòn 0,52%.

Acid palmitic và linoleic chiếmđa sốcác axit béo của hạt thóc. Hàm lượng linoleic cao (40%) làm cho dầu cám có giá trịsinh học cao. Tuy nhiên, hàm lượng acid béo không no nhiều nốiđôi cao làm cho cám vừa tách khỏi hạt gạo rất dễbịoxy hóa tạo mùi khó chịu.

Thành phần hóa học

Vitamin:Trong lúa gạo còn có 1 sốvitamin nhất là vitamin nhóm B và vitamin E.

Phần lớn lượng vitamin tập trung ở lớp vỏ hạt, lớp aleurone và phôi hạt. Lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt (trongđóởphôi 47%, vỏcám 34,5%, hạt gạo 3,8%).

Phần nội nhũhạt chứa lượng vitamin rất ít.

Vitamin là thành phần dễmất trong quá trình chếbiến lúa gạo.

(6)

Thành phần hóa học

Chất khoáng:Các chất khoáng vô cơtập trungở lớp vỏhạt lúa.

Chất khoáng nhiều nhất trong hạt lúa là photpho.

Trong lớp vỏtrấu, chất khoáng có hàm lượng cao nhất là silic.

Trong phôi hạt, chất khoáng có hàm lượng cao là photpho, kali và magiê.

Lượng photpho trong hạt lúađa sốtồn tạiởdạng phytin (83%) vàởdạng acid nucleic (13%)

Thành phần hóa học

Các thành phần khác: Trong lúa gạo có những chất dễbay hơi NH3, H2S, các acetaldehyde.

Đặc biệt, hợp chất 2-acetyl-1-pyrroline tạo hương thơm đặc trưng cho cơm.

Khi bảo quản hạt không tốt, thành phần lipid trong gạo bị phân hủy tạo ra những mùi khó chịu nhưthành các aldehyde, hexanal và cetone…

Một số phương pháp phân loại gạo cơ bản

Phân loại gạo theo màu sắc, ví dụ:

Loại gạo trắng

Loại gạo đỏ

Loại gạo vàng

Một số phương pháp phân loại gạo cơ bản

Phân loại gạo theo mùi hương:

Loại gạo thơm.

Loại gạo không thơm.

Một số phương pháp phân loại gạo cơ bản

Phân loại gạo theo kỹ thuật xử lý nhiệt ẩm:

Loại gạo đồ.

Loại gạo không đồ.

Một số phương pháp phân loại gạo cơ bản

Phân loại gạo theo mức độ xát trắng:

Loại gạo xát kỹ.

Loại gạo xát dối.

Loại gạo lức.

Phân loại gạo theo phẩm cấp về chất lượng:

Loại gạo chất lượng cao.

Loại gạo chất lượng trung bình.

Loại gạo chất lượng thấp.

(7)

Yêu cầu kỹ thuật

Chỉtiêu chất lượng của từng loại gạođược quyđịnh trong bảng sau:

Đặc tính phẩm chất hạt gạo

Đặc tính phẩm chất hạt gạo được phân biệt ra thành 2 nhóm

Tính chất vật lý

Tính chất hóa học

Đặc tính vật lý

Thóc (paddy or rough rice) = hạt lúa còn nguyên vỏ trấu sau khi ra hạt

Gạo lức (brown rice or husked rice) = hạt gạo vừa tách vỏtrấu

Gạo trắng (milled rice) = hạt gạo sau khi chà tách cám và mầm

Gạo trọng (head rice) = Hạt gạo trắng có chiều dài từ¾ chiều dài hạt gạo nguyên vẹn trởlên

Tấm to (large brokens) = gạo trắng có chiều dài từ¼ - dưới ¾ hạt gạo nguyên vẹn

Tấm mịn (small brokens or "brewers rice") = Gạo trắng có chiều dài ít hơn ¼ hạt gạo nguyên vẹn

Gạo nguyên (whole kernel) = gạo trắng nguyên vẹn không bị gãy mất phần nào

Tỷlệxay xát hay năng suất xay xát (milling recovery) = Phần trăm trọng lượng gạo trắng (kểcảtấm)/trọng lượng lúa.

Tỷlệgạo trọng (head rice recovery) = Phần trăm trọng lượng gạo trọng (không kểtấm/trọng lượng lúa).

Độ xay xát

Độxay xátđo lường phần trăm cám lấyđi từgạo lức.

Độxay xát cóảnh hưởngđến tỷlệxay xát vàảnh hưởng đến sựchấp nhận của người tiêu dùng.

Bên cạnh sốlượng gạo trắng thuđược,độxay xátảnh hưởngđến màu sắc và thói quen nấu nướng.

Gạo lức hấp thu nước rất chậm và thời gian nấu lâu hơn gạo trắng.

Tốcđộhấp thu nước cải thiện rõ rệt khiđộxay xát gia tăng đến 25%, sauđó, không cònảnh hưởngđáng kể.

Các phương tiện, máy móc và hệthống xay xát khác nhau cóảnh hưởng rất lớnđếnđộxay xát và tỷlệgạođược thu hồi

(8)

Độ xay xát

Đểxácđịnh chất lượng gạo phụthuộc vào mứcđộ xát, Hộiđồng quốc tếvềlúađãđưa ra các thuật ngữvà quyđịnh sau:

Gạo xát I(gạo bán chếbiến, undermilled): hạt gạođã được bóc vỏtrấu, một phần phôi và vỏngoài, nhưng chưa bóc lớp vỏtrong.

Gạo xát II(medium milled): gạođãđược bóc vỏtrấu, một phần phôi, vỏngoài và phần lớn vỏtrong.

Gạo xát III(gạo xát hoàn toàn, fully milled): hạt gạođã được bóc tất cảcác loại vỏ(vỏtrấu, vỏngoài-vỏquả, vỏhạt và vỏtrong-lớp aleurone và phôi).

Gạo trọng

Thông thường tỷlệgạo trọng biến thiên từ75-80% trọng lượng gạo nguyên.

Tỷlệgạo trọng là 1 trong những tiêu chuẩn quan trọng nhấtđo lường chất lượng xay xát của gạo.

Tỷlệtấm thường chỉchiếm khoảng phân nửa gạo trọng.

Tỷlệgạo trọng tùy thuộc vàođặc tính giống, yếu tốsản xuất, thu hoạch, phơi sấy và tiến trình xay xát. Nhưng quan trọng nhất là quá trình thu hoạch, phơi sấy và xay xát.

Độ trắng

Độtrắng là sựkết hợp giữa cácđặc tính lý học vàđộxay xát.

Trong xay xát, việc chà trắng vàđánh bóngảnh hưởng lớn đếnđộtrắng của hạt.

Trong quá trình chà trắng, lớp vỏlụa và cám của gạo lức được tách khỏi hạt.

Việcđánh bóng sau khi chà trắng là nhằm cải thiện dạng bềngoài của hạt gạo.

Trong quá trìnhđánh bóng, những hạt cám còn bám trên hạtđược tẩyđi làm cho hạt gạo sáng bóng hơn.

Bạc bụng

Bạc bụng là phầnđục của hạt gạo. Khi nấu thì bạc bụng sẽbiến mất và khôngảnh hưởngđến mùi vịcủa cơm. Tuy nhiên nó làm giảm cấp của gạo và giảm tỷlệxay xát.

Phần bạc bụng của hạt gạo tẻchủyếu là do sựsắp xếp không chặt chẽcủa các hạt tinh bột (thường có dạng hình cầu) với khoảng trống chứa không khí (Utsunomiga và ctv 1975a,b). Các hạt tinh bộtởcác phần bạc bụng có khuynh hướng hình cầu và cấu tạođơn giản hoặc cấu kết hời hợi, tương phản với những hạt hìnhđa diện kết cấu chặt chẽ ởcác phần trong suốt.

Những vùng bạc bụng này góp phần vàođộnứt bểcủa hạt trong quá trình xay xát, vì chúng xốp hơn các phần trong suốt (Nagato 1962).

Trong khi giới tiêu thụmua gạo dựa trên cácđặc tính hạt thô, cácđặc tính nhưvậy không có tương quan tốt vớiđặc tính khẩu vịvà phẩm chất nấu nướng của gạo.

Bạc bụng

Có ba dạng bạc bụng phổbiến tùy vịtrí của vết đục nằm vềphía mầm hạt,ởgiữa hạt hayởphía đối diện (lưng hạt):

Bụng trắng (white belly)

Gan trắng (white center)

Lưng trắng (white back)

Bạc bụng

Để đánh giáđộbạc bụng, người ta

Phân cấp 0 – 9 dựa vào thểtích vếtđục so với thểtích của cảhạt gạo

Tỷlệsốhạt bịbạc bụng.

(9)

Dạng hạt

Phân thành 4 loại dạng hạt theo một trong hai cách sau đây:

Phân loại theo số đo chiều dài hạt gạo lật

Phân loại theo tỷ lệ dài/ngang hạt gạo lật

Kích thước

Chiều dài (mm)

Cấp độ Hình dạng Tỷ lệ dài/rộng

Cấp độ

Dài nhất 7.50+ 1 Thon 3.0+ 1

Dài 6.61-7.50 3 Trung bình 2.1-3.0 3

Trung bình 5.51- 6.60 5 Hơi tròn 1.1- 2.0 5

Ngắn -5.50 7 Tròn -1.1 7

(Nguồn: Jenning, 1979)

Các kiểu hạt dài, trung bình và ngắn điển hình của Mỹ (Weeb,1985)

Mỗi loại bao gồm cảdạng hạt dài, trung bình và ngắn.

Cộtđầu tiên bên phải (1đến 3) là kiểu hạt lúa (rough rice or paddy rice).

Cộtgiữa (1đến 3) là gạo lức/gạo chưa quađánh bóng (brown rice or unpolished rice).

Cột cuối bên trái (1đến 3) là gạo trắng (milled rice/white rice/head rice).

Tùy theo kích thước, hình dáng hạt gạo, tỷlệhạt và tỷlệtấm, gạođược chia thành những loại ghi trong bảng dướiđây

Đặc tính hóa học

Hàm lượng amylose: Dựa trên cơsởhàm lượng amylose trong tinh bột, gạođược phân ra loại gạo nếp và gạo tẻ.

(10)

Hàm lượng amylose

Người ta phân biệt hai nhóm gạo bằng cách xét nghiệm hàm lượng amylose bằng phương pháp so màu Iodine dựa vào phản ứng ăn màu đối với dung dịch potassium iodide iodine (lg potassium iodide + 0,3g iodine trong 100 ml nước)

Bột gạo nếp sẽnhuộm màu nâuđỏcủa dung dịch

Bột gạo tẻsẽcó màu xanh thẩm do sự ăn màu của amylose.

Độ trở hồ

Nhiệtđộhóa hồhayđộtrởhồ(BEPT) là nhiệtđộ, màở đó 90% hạt tinh bột bịhóa hồhoặc phồng lên trong nước nóng không thểtrởlại dạng cũ được.

Độtrởhồxácđịnh thời gian cần thiếtđểnấu gạo thành cơm.

Điều kiện môi trường nhưnhiệtđộtrong giaiđoạn chín có ảnh hưởngđếnđộtrởhồ. Nhiệtđộcao trong giaiđoạn tạo hạt sẽlàm cho tinh bột cóđộtrởhồcao.

Ởnhiều quốc gia trồng lúa, người taưa thích gạo cóđộtrở hồtrung bình.

Độ trở hồ

Độtrởhồ(BEPT) đượcước lượng bằng trịsốtrải rộng dưới tác dụng của dung dịch kiềm (alkali spreading value), trongđó

gạo có nhiệtđộhóa hồthấp (BEPT thấp) bịphân rả hoàn toàn

gạo có BEPT trung bình bịphân rả1 phần

gạo với BEPT cao chỉphồng lên trong dung dịch KOH 1,7%.

Độ trở hồ

Cụthểhơn, người ta xácđịnhđộtrởhồbằng cách ngâm hạt gạo trong dung dịch KOH 1,7% vàủ ở30oC trong 23 giờ.

Độtrải của hồ đượcđánh giá theo 7 cấp:

1. Hạt không bị ảnh hưởng.

2. Hạt phồng lên.

3. Hạt phồng lên rìa hẹp không rõ.

4. Hạt phồng lên rìa rộng và rõ.

5. Hạt bịtách rời, rìa rộng và rõ.

6. Hạt tan và kết với rìa

7. Hạt tan hoàn toàn và hoà lẫn vào nhau.

Tương quan giữa nhiệtđộhóa hồvàđộtan rã của gạo trong môi trường kiềm

Độ bền thể gel

Độbền thểgel là giá trị đo lườngđặc tính chảy của hồ (100mg) trong 2ml KOH 0,2N vàđược thểhiện bằng chiều dài hồnguộiđặt theo chiều ngang, tính bằng mm trongống nghiệm 13x100mm (Cagampang et al 1973).

Độbền thểgelđo lường xu hướng cứng cơm khiđểnguội.

Trong nhóm gạo có cùng hàm lượng amylose, các giống có độbền gel mềm thìđượcưa thích hơn vì mềm cơm.

Độbền gel cứng liên hệchặt với tính cứng cơm và thường thấy rõởnhững giống có hàm lượng amylose cao.

Nói chung, gạo cứng cơm thì không dẻo.

(11)

Độ bền thể gel

Độbền thểgelđược xácđịnh bằng cáchđun một lượng gạo trong alkali hòa tan rồiđểnguội trong 1 giờ đồng hồtrongống nghiệmđặt nằm ngang.

Sự phân loại này tương quan vớiđộcứng thạch amylose hoặc sựgia tăng tính nhầy nhớt của hồ gạo khi làm mát từ900C xuống 500C.

Xếp loại

Cứng (26-40mm)

Trung bình (41-60mm)

Mềm (61-100mm).

Hàm lượng protein

Hàm lượng protein trung bình của gạo là khoảng 7%,ở ẩmđộ14% (hoặc 8% khi khô), cộng với khoảng 0,5% chất béo thô, tro và sợi thô.

Protein hiện diện trong gạoởdạng có màngđơn kích thước 0,5-4μm trong phôi nhũ.

Protein chỉlà yếu tốthứyếu trong phẩm chất hạt, nhưng nóđóng góp rất cơbản vào chất lượng dinh dưỡng của gạo.

Gạo có hàm lượng protein càng cao càng có giá trị dinh dưỡng cao và ngày càngđược lưu tâm trong giới tiêu dùng.

Mùi thơm

Mùi thơmđược xácđịnh là do 2-acetyl-1-pyrroline tìm thấy trong thành phần dầu dễbay hơi của cơm (Buttery và ctv, 1983).

Gạo thơm có giá caoởcác thịtrường Nam Á, Thái Lan và TrungĐông.

Gien kiểm soát mùi thơm là một gien lặn,fgr(Berner và Hoff, 1986 và Aliet al,1993), liên kết với RG28 nằm trên nhiễm sắc thểsố8, có khoảng cách di truyền 4,5 cM.

Một sốtác giảkhác cho rằng mùi của cơm chủyếu là sự kết hợp của formaldehyde, ammonia, và hydrogen sulfide (Obata and Tanaka, 1965). Cóđến 100 hợp chất tạo mùi của cơmđãđược xácđịnh (Yajima et al, 1978).

Phẩm chất hạt thayđổi theo mùa trồng dođiều kiện canh tác, thời tiết trong qúa trình sản xuất, thu hoạch, phơi sấy...

Mùi thơm

Mùi thơmđượcđánh giá bằng:

Cảm quan trực tiếp.

Xét nghiệm alkali: KOH (1,7%) nhỏlên bột lá hoặc bột gạo, sau 10 phút,đánh giá bằng cách ngửi mùi.

Phân tích hóa học: dùng máy sắc ký khí.

Các sản phẩm từ lúa gạo

(12)

Các sản phẩm từ lúa gạo

Từlúa, ta có nhiều sản phẩm khác nhau nhưgạo, bột gạo, tinh bột gạo và các phụphẩm trong quá trình chếbiến lúa thành gạo nhưcám, trấu…

Bột gạo dùngđểlàm bún, bánh, các sản phẩm bột ngũcốc dinh dưỡng.

Tinh bột gạođược dùng trong sản xuất snack.

Cám gạo là thứcăn gia súc giàu dinh dưỡng và vitamin B1. dầu cámđược dùng trong công nghiệp thực phẩm, công nghiệp xà phòng.

Trấuđược dùng làm nhiên liệu, phân bón, sản xuất than hoạt tính…

Hạt lúa có giá trịkinh tếkhá toàn diện, tất cảcác thành phần của hạt lúađềuđược khai thác và tận dụng.

Các sản phẩm từ lúa gạo

Các sản phẩm từ gạo

Sản phẩm chếbiến từgạo sửdụng các loại amylose nhất định.

Gạo có hàm lượng amylose thấpưa dùng cho món ngũ cốcđiểm tâm, và thứcăn trẻem, vì tinh bột thấp amylose tạo ra thểgel tươngđốiổnđịnh làm chậm quá trình khô cứng khi tồn trữ.

Gạo có hàm lượng amylose trung bìnhđược dùng trong các món súpđóng hộpởMỹvà các hỗn hợp súp khôở Philippines.

Gạo có hàm lượng amylose cao, nhất là gạo có thểgel cứng, thì rất lý tưởngđểlàm bún do tínhổnđịnh và sứcđề kháng tốtđối với việc phân rã trong quá trình nấu, nhưng chúng dễvỡvụn.

Các sản phẩm từ gạo

Các nhà chếbiến gạo phồng (từgạođồ) và gạo nổ(từgạo thường) thích gạo nếp hoặc gạo có hàm lượng amylose thấp do trương nởtốt.

Trong việc chế biến bánh ngọt từ gạo lên men ở Philippines, các giống lúa có hàm lượng amylose trung bình và thểgel mềmđược sửdụng, do chúng cóđộtrương nởtối hảo khi hấp và cấu trúc mềm (Perdon and Juliano, 1975).

Bánh mì do lên men gạoởMỹdùng gạo có hàm lượng amylose thấp (Nishitaet al, 1976), cũng có thểdùng gạo có hàm lượng amylose cao bằng cáchđiều chỉnh lượng nước (IRRI, 1976).

Các sản phẩm từ gạo

Viện CNSTH Srilanka vừa giới thiệu công nghệmới thay thế bột mì bằng bột gạo trong một sốsản phẩm lương thực.

Với công nghệmới này các loại bánh quy, mỳ, bánh ngọt chất lượng cao có thểsửdụng 100% bột gạo. Tuy nhiên, sản xuất bánh mỳvẫn chưađạtđược sựthành công do vẫn phải sửdụng 50% bột mỳ.

Viện CNSTH Srilanka, dưới sựchỉ đạo của BộNNđã thực hiện nghiên cứu tìm giải phápđểsửdụng phổbiến gạo, bột gạo trong các sản phẩm cho người tiêu dùng.

ỞSrilanka, bột gạođãđược sửdụng nhiều năm nay, tuy nhiên nó vẫn khôngđược sửdụng phổbiến do chất lượng, chi phí và sựkhông thuận tiện trong nấuăn.

Bột gạo phổbiến trong chếbiến thứcăn truyền thống nhưng không phải là trong chế biến thức ăn nhanh.

Các sản phẩm từ gạo

Dr. Palipana, giámđốc Viện CNSTH Srilanka nói rằng nếu người dân chuyển sang tiêu dùng sản phẩm từgạo và bột gạo, sẽrất có lợi cho nền kinh tếquốc gia:

Có thểtiết kiệmđược traođổi ngoại tệdo phải chi cho nhập khẩu lúa mỳ.

Sẽ đảm bảo thịtrường gạo cho người nông dân.

Gạo nhiều dinh dưỡng hơn lúa mì và nó sẽtăng dinh dưỡng cho mọi người (gạo nhiều vitamin B, khoáng chất, và các cacbonhydrat phức tạp).

Chuyển sang các sản phẩm gạo và bột gạo sẽgiảm được tình trạngăn kiêng liên quanđến các bệnh như tiểuđường.

(13)

Lúa mì

Lúa mì có nguồn gốc từTây nam Á, khu vực Trungđông.

Cây lương thực thuộc họhòa thảo, khôngưa nóng và chịu lạnh nênđược trồng nhiềuởcác nước khí hậu lạnh như Nga, Mỹ, Úc, Canada...

Lúa mì rấtđa dạng và phong phú, chúng khác nhau vềcấu tạo bông, hoa, hạt và một số đặc tính khác.

Lúa mì

Tên khoa học:

Giới (Regnum) : Plantae.

Nghành (Division) : Magnoliophyta.

Lớp (Classis) : Liliopsida (Monocotyledones

Bộ (Ordo) : Poales (bộ Hòa thảo,bộ cỏ,bộ lúa).

Họ (Familia ) :Gramineae (họ hòa bản),Poaceae.

Phân họ (Subfamilia) : Pooideae.

Tông (Tribus) : Triticeae.

Chi (genus) : Triticum.L

Loài (Species,sp,Bug) : Có tới hơn 26 loài, khác nhau về bộ nhiễm sắc thể (2n=14 , 2n=28 , 2n=42…).

Lúa mì

4 loài lúa mì phổbiến:

Triticum aestivum, 2n=42 (lúa mì mềm, lục bội).

Triticum durum, 2n=28 (lúa mì cứng, tứbội).

Triticum dicoccum, 2n=28 (lúa mì 2 hàng, tứbội).

Triticum monococcum, 2n=14 (lúa mì một hàng, nhị bội).

Trong 4 loài trên, làm lương thực cho người chủ yếu là lúa mì cứng và lúa mì mềm; 2 loài còn lại chủyếu là sản xuấtđểlàm thứcăn gia súc.

Lúa mì mềm

Là dạng trồng nhiều nhất

Loại có râu và không râu.

Râu mì mềm không hoàn toàn xuôi theo bông mà hơi ria ra xung quanh bông.

Hạt dạng gần bầu dục, màu trắng ngà hay hơiđỏ.

Nội nhũcó trắngđục/trắng trong hoặc không trắng trong hoàn toàn

Lúa mì cứng

Trồng ít hơn mì mềm

Bông dày hạt hơn

Hầu hết các loại mì cứngđều có râu

Râu cứng dài và dựng thẳng ngược dọc theo trục của bông

Hạt mì thuôn dài, màu vàngđôi khi hơiđỏ

Nội nhũtrắng trong

Độtrắng trong thường khoảng 95-100%

Lúa mì

(14)

Phân loại lúa mì Phân loại lúa mì

Phổ biến là các cơ sở phân loại sau:

Phân loại theo loài.

Phân loại theo khả năng phản ứng với nhiệt độ thấp.

Phân loại theo màu sắc hạt.

Phân loại theo mục đích sử dụng.

Phân loại theo mức độ chứa nhiều hay ít gluten.

Phân loại lúa mì theo hàm lượng đường

Phân loại theo khả năng phản ứng với nhiệt độ thấp

Lúa mìĐông : chiếmđến 40% diện tích trồng lúa mì trên thếgiới, chủyếuởcác nước hànđới. Loại lúa mì này mang gen kháng bệnh phổbiến nhưbệnh gỉsắt,bệnh phấn trắng…thời gian sinh trưởng khoảng 9÷12 tháng

Lúa mì Xuân: chiếm khoảng 57% diện tích trồng lúa mì trên thếgiới, có thời gian sinh trưởng ngắn (3÷6 tháng), mọc cây khi nhiệtđộ đất >140C gieo vào mùa xuân khi tuyếtđã tan .

Lúa mì trung gian giữa 2 mùaĐông và Xuân là lúa mì gối vụ, có tỷlệcanh tác thấp, khoảng 3%.

Lúa mìĐông (Winter wheat)

Khối lượng 1000 hạt: 36-40g

Protein: 12-14%

Phân loại theo màu sắc hạt

Lúa mì trắng

Lúa mì đen

Lúa mì đỏ

Phân loại theo mục đích sử dụng

Lúa mì sửdụng làm lương thực chủyếu là:

lúa mì cứng (T.durum)

lúa mì mềm (T.aestivum)

Lúa mì sửdụng làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp (sản xuất bia, malt, ethanol…) chủyếu là các giống lúa mì mềm, ví dụ: T.aestivum erythrospermu, T.A.lutesce, T.A.milturum…

Lúa mì làm thứcăn gia súc…

(15)

Phân loại theo mức độ nhiều hay ít gluten

Lúa mì cứng:

có hàm lượng gluten cao, nhưng trạng thái của gluten cứng ít có khảnăng làm bánh

thích hợp làm nguyên liệu trong sản xuất mì sợi

bột mì có hàm lượng glutenướt >30% là bột mì cứng

Phân loại theo mức độ nhiều hay ít gluten

Lúa mì mềm:

có ít gluten hơn, nhưng trạng thái của gluten tốt, khả năng làm bánh tốt.

bột mì có hàm lượng glutenướt khoảng 24÷30%, tùy theo tỷlệxay xát, là bột mì mềm.

Phân loại lúa mì theo hàm lượng đường

Lúa mì thường

Lúa mì ngọt

giống lai của Nhật, công bốngày 12/12/2006 bởi Tổchức nghiên cứu thực phẩm nông nghiệp quốc gia của Nhật Bản (NARO).

giống lúa mì có hàm lượngđường (mantose và sucrose) cao gấp đôi, hàm lượng tinh bột chỉbằng 1/3 (25%) so với lúa mì thông thường vốn chứa tới 75% tinh bột.

Cấu trúc thực vật của hạt lúa mì

Hạt lúa mì có một rãnh sâu nằm dọc theo hạt về phía bụng.

Phía lưng hạt hơi cong và nhẵn, phôi hạt nằm ở phía lưng.

Cấu trúc thực vật của hạt lúa mì

Cấu tạo thực vật của quả lúa mì cũng giống như các quả ngũ cốc khác thuộc họ Gramineae, gồm:

Vỏ quả

Vỏ hạt

Lớp aleurone (a)

Phôi (g)

Nội nhũ (e)

(16)

Vỏ quả (chaff, husk)

Gồm vài lớp tếbào chiếm từ4-6% khối lượng toàn quả.

Thành phần chủyếu của vỏlà:

Cellulose

Hemicellulose

Lignin

Không có giá trịdinh dưỡng.

Trong quá trình chếbiến sản xuất bột mì, vỏnàyđược tách ra.

Vỏ hạt mì lức

Chiếm khoảng 2÷2.5% khối lượng hạt

Cấu tạo gồm các lớp :

1 lớp biểu bì dày (epidermis) bên ngoài

trung bì (hypodermis)

nội bì (cross-cells)

lớp tếbào hìnhồng chứa sắc tố(tube-cells)

chủng bì (testa, còn gọi là vỏlụa của hạt)

trong cùng là lớp biểu bì mỏng (nucella tissue).

Vỏhạt mì lức rất bền và dai, nếu dùng lực xay xát khô thì khó bóc vỏ.

Dođó, trong sản xuất bột mì bắt buộc phải qua khâu làm ẩm vàủ ẩm hạt lúa mì nguyên liệu.

Cấu trúc lớp vỏvà một vài lớp thếbào gần lớp vỏcủa hạt lúa mì dưới kính hiển vi mặt cắt ngang (B) và mặt cắt dọc (C).

Ep epidermis (biểu bì), Hp hypodermis (tếbào hạbì), CC cross cell (tếbào ngang), TC tube cell (tếbào hìnhống), SC seed coat (vỏhạt), NE nucellar epidermis (biểu bì phôi tâm), Al aleurone layer (lớp aleuron), E starchy endosperm (nội nhũ)

Lớp aleurone

Nằm phía trong các lớp vỏ,được cấu tạo bởi một lớp tế bào kích thước khoảng 50µm với thành dày 3÷4µm.

Lớp aleuron chứa nhiều:

Protein

Lipid

Các enzim

Vitamin (B1, B2, B3…PP…) và các chất khoáng…

Trong sản xuất bột mì, tìm cách chuyển các chất dinh dưỡng từlớp aleurone vào nội nhũ đểtăng giá trịsửdụng và giá trịdinh dưỡng của sản phẩm bột mì, thông qua quá trình giaẩm nhiệt cho hạt mì, trước khi sấy khôđểxay xát.

Nội nhũ

Nội nhũcủa hạt lúa mì chiếm≈82% khối lượng toàn hạt, là thành phần cấu tạo có giá trịsửdụng phổbiến nhất của hạt lúa mì.

Cấu tạo từcác tếbào lớn có thành mỏng chứađầy các hạt tinh bột (≈72÷82%) và các cấu tửprotein ( 13 ÷15%), một ít lipit, muối khoáng và vitamin.

Nội nhũ

Màu sắc của nội nhũ:

trắng hay vàng nhạt phụthuộc vào:

mứcđộchứađầy protein của tếbào

mứcđộliên kết giữa protein với các hạt bột…

Màu trắng giảm dần theo sự giảm dần mức chứa đầy protein của tếbào nội nhũ, hạt xốp dần vàđộ đục tăng lên.

Hạt lúa mì có nội nhũchứađầy protein sẽchắc, cứng, trắng trong và có chất lượng tốt hơn so với hạt trắngđục.

(17)

Nội nhũ

Bột lúa mì sản xuất từnội nhũsẽcó màu trắngđẹp và mịn hơn

Nếu bột lúa mì có chứa cảcác tếbào của lớp aleurone thì sẽcó màu trắng ngà, có nhiều dinh dưỡng hơn, nhưng dễ bịôi khét và xuống màu trong bảo quản hơn.

Chất lượng thực phẩm của hạt lúa mì

Đánh giá bằng những tiêu chuẩn nhưsau: màu sắc, mùi vị,độ ẩm,độlớn, hàm lượng tạp chất,độtro,độtrắng trong và hàm lượng glutenướt.

Hạtđạt chất lượng tốt có:

Mùi vị: bình thường

Màu sắc: sáng tựnhiên

Độ ẩm: hạt nhập vào nhà máy cóđộ ẩm 14,5-15%.Độ ẩm hạt cao hơn sẽkhó bảo quản do các hoạtđộng sinh hóa mạnh

Hàm lượng tạp chất: tạp chất lẫn vào có thểtừ2-3% gồm các loại tạp chất hữu cơ, vô cơ, kim loại.

Độlớn của hạt:đượcđánh giá thông qua trọng lượng 1000 hạt lúa mì (khoảng 25-75g)

Độtrắng trong:đặc trưng cho cấu tạo của hạtđược chia ra: trắng trong, bán trắng trong và trắngđục.

Hạt trắng trong khi cắt ngang bềmặt giống nhưthủy tinh

Hạt trắngđục cấu tạo ít chặt hơn, xốp, không trong, bềmặt nhát cắt trắng.

Độtrắng trongđược tính nhưsau: trong 100 hạt có 50 hạt trắng trong, 20 hạt bán trắng trong thìđộtrắng trong sẽlà:

50 + 20/2 = 60; tính theo phần trăm là 60%

Độtrắng trongđượcđặc trưng cho tính chất bánh nướng của hạt lúa mì. Hạt cóđộtrắng trong cao chứa nhiều protein, cho bột tốt.Đểsản xuất bột phân hạng phải dùng hạt cóđộtrắng trong > 40%.

Gluten của hạt lúa mì: là một khối dẻođàn hồi do protein hút nước nởra tạo thành. Chất lượng của bánh và các sản phẩm làm từbột mì phụthuộc vào hàm lượng của gluten bột.

Các sản phẩm từ lúa mì

Từlúa mì, người ta có thểlàm ra nhiều sản phẩm khác nhau nhưbột mì, tinh bột mì… Trongđó bột mì là sản phẩm có giá trịnhất của hạt lúa mì.

Lúa mì còn là nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất thực phẩm khác nhưtinh bột,đường rượu…

Cám lúa mì có thểdùng ép dầu, dùng cho chăn nuôi, sản xuất vit.E

Các sản phẩm từ lúa mì

Bột mì là nguyên liệu chính trong công nghiệp bánh mì và mì sợi, không có một nguyên liệu nào có thểthay hoàn toànđược bột mì trong sản xuất bánh mì, mìống, mì sợi, bánh biscuite…

Bột mì có hàm lượng protein cao vàđầyđủcác axit amin không thay thế, không những cóđộcalo cao mà còn dễ tiêu hóa.

(18)

Referensi

Dokumen terkait

Với các yêu cầu trên, việc khảo sát các tính chất quang điện của laser bán dẫn DFB phát xạ vùng bước sóng 940 nm là vô cùng cần thiết cho việc ứng dụng chế tạo các thiết bị dùng trong y