• Tidak ada hasil yang ditemukan

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI NĂM 2018 – 2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI NĂM 2018 – 2019"

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM

TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI NĂM 2018 – 2019

Lê Anh Phong1*, Võ Huỳnh Trang2 1. Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai 2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

* Email: leanhphong@yahoo.com

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em (hay dị tật tim bẩm sinh) là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai; dạng dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các tật tim bẩm sinh, đặc điểm vả nhu cầu, khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2018 - 2019. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang; khảo sát 174 trẻ em bị tim bẩm sinh tại Bệnh viện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Kết quả: Tỷ lệ nam:nữ là 1,13/1; tuổi thường gặp là sơ sinh (40,2%) và từ 1-6 tháng tuổi (35,1%). Tật tim bẩm sinh chủ yếu là thông liên thất, thông liên nhĩ và còn ống động mạch. Bệnh nhân có dị tật bẩm sinh ngoài tim thường có nhiều tật tim. Các trường hợp tim bẩm sinh tím có chỉ định can thiệp phẫu thuật chiếm tỉ lệ cao (26,4%). Khả năng đáp ứng cho điều trị của gia đình thấp hơn nhu cầu vì chi phí điều trị cao. Cha, mẹ làm công chức, viên chức có khả năng điều trị cao hơn cho con. Kết luận: Các bệnh tim bẩm sinh thường mắc là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch; tỷ lệ bệnh có chỉ định điều trị là phẫu thuật là rất cao. Cần tìm các giải pháp nâng cao khả khả năng đáp ứng cho chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ.

Từ khóa: Tim bẩm sinh, thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, nhu cầu điều và khả năng đáp ứng điều trị.

ABSTRACT

THE SITUATION, NEEDS AND ABILITY TO MEET THE REQUIREMENTS OF TREATING CONGENITAL HEART DISEASE IN CHILDREN AT DONG

NAI CHILDREN‘S HOSPITAL IN 2018 - 2019

Le Anh Phong1*, Vo Huynh Trang2 1. Dong Nai Children‘s Hospital 2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Congenital heart disease in children (or congenital heart defects) are abnormalities of the heart that occur from the time of pregnancy. The most common form of birth defects was the leading cause of death among birth defects. Objectives: Determine the rate of congenital heart defects, characteristics and needs, ability to meet the requirements of treating congenital heart disease in children admitted to Dong Nai Children‘s Hospital in 2018 - 2019. Materials and methods: Cross-sectional study of 174 children with congenital heart defects admitted to Dong Nai Children‘s Hospital. Results: Male:

female ratio was 1.13/1; common age was newborn (40.2%) and from 1-6 months (35.1%). Congenital heart disease was mainly ventricular septal defect, atrial septal defect and ductus arteriosus. Patients with congenital heart defects often had many heart defects. Cases of purple congenital heart with surgical intervention had been indicated a high rate (26.4%). The ability to respond to family treatment was lower than demand because of high treatment costs. Father and mother were civil servants, officials had higher treatment ability for children. Conclusions: Congenital heart diseases often were ventricular septal defect, atrial flux, and ductus arteriosus; The rate of treatment appointed for surgery was very high. There are needs to find solutions to improve the ability to respond to diagnosis and early treatment for children.

Keywords: CHD (Congenital heart disease), CIV (Ventricular Septal Defect), ASD (Atrial Septal Defect), PDA (Patent Ductus Arteriosus), requires and response to treatment

(2)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tần suất bệnh tim bẩm sinh (TBS) khác nhau ở mỗi nước trên thế giới, tần suất chung trên thế giới là 8-12/1000 trẻ ra đời còn sống [8]. Theo nghiên cứu của Bagher Nikyar và cộng sự (2010), thông liên thất là bệnh TBS thường gặp nhất (2,64/1.000 trẻ sinh sống), kế đến là thông liên thất và thông liên nhĩ (1,28/1.000 trẻ sinh sống), Còn ống động mạch (1,28/1.000 trẻ sinh sống) [6].

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2009) [1], tỷ lệ TBS trong tổng số trẻ sơ sinh nhập khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 là 11,2%, đa số các trường hợp là tim bẩm sinh không tím (83,4%), tỷ lệ nam/nữ = 1,68/1, 59,5% các bà mẹ mắc bệnh trong thai kỳ và 58,9%

các bà mẹ có sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, hàng năm có khoảng 150 trẻ em mắc bệnh TBS đến khám, điều trị với các bệnh cảnh khác nhau, nhu cầu cấp thiết điều trị khác nhau. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này để có cái nhìn tổng quát về bệnh lý và một số yếu tố liên quan của trẻ em mắc bệnh TBS đến khám và điều trị tại bệnh viện, qua đó có thể đề xuất một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc cho trẻ.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định tỷ lệ các tật tim bẩm sinh và một số đặc điểm của trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2018 – 2019.

- Xác định nhu cầu, khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2018 – 2019.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân mắc bệnh TBS nhập bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai từ ngày 01/04/2018 đến 30/04/2019.

Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân mắc bệnh TBS có kết quả chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai từ ngày 01/04/2018 đến 30/04/2019.

Tiêu chuẩn loại trừ: Các mẫu không thu thập được đầy đủ thông tin và thân nhân bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai từ ngày 01/04/2018 đến 30/04/2019.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả trẻ em mắc bệnh TBS thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong thời gian nghiên cứu, được N = 174 trường hợp.

Nội dung nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tật tim bẩm sinh không phối hợp và có phối hợp; đặc điểm gia đình trẻ: có anh, chị, em mắc bệnh; quá trình mang thai của mẹ: mắc bệnh, dùng thuốc;

dị tật khác kèm theo ở trẻ; nhu cầu điều trị, khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị của gia đình, thực tế thực hiện điều trị cho trẻ ...

Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập bằng phiếu.

Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 18.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

(3)

Từ ngày 01/04/2018 đến 30/04/2019 có 174 trường hợp trẻ em mắc bệnh TBS đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, kết quả như sau:

3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Biểu đồ 1. Phân bố theo giới tính của mẫu nghiên cứu Bảng 1. Phân bố theo độ tuổi của mẫu nghiên cứu

Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ (%)

Sơ sinh 70 40,2

>1 tháng - 6 tháng tuổi 61 35,1

> 6 tháng - 12 tháng tuổi 21 12,1

> 12 tháng - 60 tháng tuổi 16 9,2

> 60 tháng tuổi 6 3,4

Tổng 174 100

Nhận xét: Bệnh nhân ở lứa tuổi sơ sinh và 1 tháng - 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao.

3.2. Tỉ lệ tật tim bẩm sinh và đặc điểm trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh Bảng 2. Các bệnh TBS không có tật tim phối hợp (một tật)

Tật tim Tần số Tỷ lệ (%)

Thông liên thất (TLT) 63 36,2

Thông liên nhĩ (TLN) 10 5,7

Còn ống động mạch (COĐM) 16 9,2

Hẹp động mạch phổi 5 2,9

Hẹp eo động mạch chủ 4 2,3

Kênh nhĩ thất toàn phần 4 2,3

Bệnh TBS khác 10 5,7

Tổng 112 64,4

Nhận xét: Bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 3. Các bệnh TBS có tật tim phối hợp (nhiều tật)

Tật tim Tần số Tỷ lệ (%)

TLT+TLN 10 5,7

TLT + COĐM 3 1,7

TLT + TLN + COĐM 4 2,3

TLT + TLN + 1 tật TBS khác 4 2,3

TLT + COĐM + 1 tật TBS khác 3 1,7

TLT + Tật tim TBS khác 6 3,5

TLN + COĐM 8 4,6

TLN + Tật TBS khác 4 2,3

COĐM + Tật TBS khác 6 3,5

Tứ chứng Fallot ± Tật TBS khác 6 3,5

93, 53%

81, 47% Nam

Nữ

(4)

Kênh nhĩ thất toàn phần + Tật TBS khác 2 1,1

Tim một thất + Tật TBS khác 2 1,1

Thất phải 2 đường ra + Tật TBS khác 3 1,7

Ebstein 1 0,6

Tổng 62 35,6

Nhận xét: Bệnh nhân có bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch phối hợp với các tật tim khác chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 4. Đặc điểm nhóm bệnh và số tật TBS theo bệnh của cha, anh, chị, em ruột

Tim bẩm sinh

Bệnh của cha, anh, chị, em ruột p

n(%)

Không n(%) Nhóm bệnh TBS

Nhóm bệnh TBS không tím 6(3,4) 136(78,2)

0,07

Nhóm bệnh TBS có tím 4(2,3) 28(16,1)

Số tật TBS

Một tật 6(3,4) 106(60,9)

0,77

Nhiều tật 4(2,3) 58(33,3)

Nhận xét: Bệnh nhân nhóm TBS không tím hay tím, một tật hay nhiều tật tim phân bố theo bệnh của cha, anh, chị, ruột khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 5. Đặc điểm nhóm bệnh và số tật TBS theo bệnh của mẹ trước, trong lúc mang thai, thuốc mẹ dùng lúc mang thai

Tim bẩm sinh

Bệnh của mẹ trước mang thai

p

n(%)

Không n(%) Nhóm bệnh TBS

Nhóm bệnh TBS không tím 11(6,3) 131(75,3)

0,771

Nhóm bệnh TBS có tím 2(1,1) 30(17,2)

Số tật TBS

Một tật 9(5,2) 103(59,2)

0,703

Nhiều tật 4(2,3) 58(33,3)

Bệnh của mẹ lúc mang thai Nhóm bệnh TBS

Nhóm bệnh TBS không tím 35(20,1) 107(61,5)

0,273

Nhóm bệnh TBS có tím 5(2,9) 27(15,5)

Số tật TBS

Một tật 25(14,4) 87(50,0)

0,779

Nhiều tật 15(8,6) 47(27,0)

Thuốc mẹ dùng lúc mang thai Nhóm bệnh TBS

Nhóm bệnh TBS không tím 11(6,3) 131(75,3)

0,387

Nhóm bệnh TBS có tím 4(2,3) 28(16,1)

Số tật TBS

Một tật 10(5,7) 102(58,6)

0,846

Nhiều tật 5(2,9) 57(32,8)

Nhận xét:

- Bệnh nhân nhóm TBS không tím hay tím, một tật hay nhiều tật tim phân bố theo bệnh mẹ trước lúc mang thai khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

(5)

- Bệnh nhân nhóm TBS không tím hay tím, một tật hay nhiều tật tim phân bố theo bệnh mẹ lúc mang thai khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

- Bệnh nhân nhóm TBS không tím hay tím, một tật hay nhiều tật tim phân bố theo thuốc mẹ dùng lúc mang thai khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 6. Đặc điểm nhóm bệnh và số tật TBS theo dị tật BS đi kèm của trẻ

Tim bẩm sinh

Dị tật BS đi kèm của trẻ p

n(%)

Không n(%) Nhóm bệnh TBS

Nhóm bệnh TBS không tím 21(12,1) 121(69,5)

0,324

Nhóm bệnh TBS có tím 7(4,0) 25(14,4)

Số tật TBS

Một tật 13(7,5) 99(56,9)

0,03

Nhiều tật 15(8,6) 47(27,0)

Nhận xét: Bệnh nhân TBS có một hay nhiều tật tim kèm có tỷ lệ theo các bệnh đi kèm của trẻ khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,03).

3.3. Nhu cầu, khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Biểu đồ 2: Nhu cầu, khả năng đáp ứng yêu cầu và thực tế thực hiện điều trị

Nhận xét: Bệnh nhân có chỉ định điều trị là theo dõi chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là chỉ định khác. Khả năng của gia đình đáp ứng cho điều trị phẫu thuật thấp.

Bảng 7. Phân bố nghề nghiệp của mẹ, bố và khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị cho con.

Nghề nghiệp

Khả năng đáp ứng điều trị cho

con p

Có /không có khả năng đáp ứng điều trị

cho con

N (%)

Không N (%) Nghề nghiệp của mẹ

Làm nông 6(3,4) 5(2,9) 1,2/1

Công nhân 69(39,7) 17(9,8) 0,121 4,0/1

Công chức, viên chức 12(6,9) 1(0,6) 12,0/1

Buôn bán, nghề khác 47(27,0) 17(9,8) 6,7/1

Nghề nghiệp của cha

Làm nông 12(6,9) 6(3,4) 2,0/1

Công nhân 66(37,9) 11(6,3) 0,043 6,0/1

Công chức, viên chức 12(6,9) 2(1,1) 6,0/1

Buôn bán, nghề khác 44(25,3) 21(12,1) 2,0/1

Nhận xét: Bệnh nhân có cha, mẹ là công chức, viên chức có khả năng đáp ứng điều trị cho con cao. Nghề nghiệp của cha có liên quan đến khả năng điều trị cho con.

23.0%

17.2%

26.4% 33.3%

19.0%

13.8% 12.7%

31.6%

21.3%

10.9%

14.4%

41.4%

Điều trị nội Thông tim can thiệp Phẫu thuật Theo dõi

Chỉ định Khả năng điều trị Thực hiện

(6)

IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Giới tính: phân bố bệnh nhân nam/nữ là 1,13/1. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước: nghiên cứu của Vũ Thị Phương [4] (tỷ lệ nam/nữ = 1,2/1), nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Ly [3] và cộng sự (tỷ lệ nam/nữ = 1/1), nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên [2] (tỷ lệ nam/nữ = 1,2/1).

Độ tuổi nhập viện và được chẩn đoán bệnh TBS: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhập viện ở lứa tuổi sơ sinh và nhóm 1 tháng - 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao (40,2% và 35,1%);

bệnh nhân càng lớn tuổi thì tỷ lệ càng giảm dần: nhóm > 6 tháng - 12 tháng tuổi (12,1%), nhóm >

12 tháng - 60 tháng tuổi (9,2%), nhóm >60 tháng tuổi (3,4%). Nghiên cứu của Vũ Thị Phương [4]

cho kết quả tương tự: tỷ lệ bệnh nhân dưới 1 tuổi 75,9%; trong đó nhóm tuổi sơ sinh chiếm tỷ lệ 17,4%, nhóm trên 5 tuổi chiếm 7,2% và có xu hướng giảm dần khi tuổi càng lớn. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sáng [5] cũng cho kết quả tuổi nhập viện của bệnh nhân TBS thường < 2 tuổi (93,2%).

4.2. Tỷ lệ tật tim và một số đặc điểm của trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh 4.2.1. Tỷ lệ các tật tim bẩm sinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có 1 tật tim chiếm tỷ lệ cao hơn so với bệnh nhân có nhiều tật tim (64,4% và 35,6%). Các bệnh TBS thường có tỷ lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi là thông liên thất (53,5%), thông liên nhĩ (12,6%), còn ống động mạch (12,1%), tứ chứng Fallot (3,5%), thất phải hai đường ra (3,5%), kênh nhĩ – thất toàn phần (3,5%). Tương tự như kết quả nghiên cứu Shaad Abqari và cộng sự [9], thông liên thất là tật tim thường gặp, sau đó là còn ống động mạch và các tật tim khác như: thông liên nhĩ, hẹp động mạch phổi, đứt đoạn cung động mạch chủ; nghiên cứu của Hafiz Osama và cộng sự [7], 5 tật tim thường gặp là: thông liên thất, còn ống động mạch, thông liên nhĩ, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Ly [3] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương [1], các tật tim thường gặp: thông liên nhĩ, còn ống động mạch, thông liên thất.

Trong các nghiên cứu kể trên, 3 tật tim thường gặp nhất thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Ly [3] và Nguyễn Thị Thanh Hương [1], tật tim còn ống động mạch chiếm tỷ lệ cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi hay một số nghiên cứu khác là do đối tượng nghiên cứu của hai tác giả này là các bệnh nhi tuổi sơ sinh đang điều trị tại bệnh viện; vì vậy, có rất bệnh nhân còn tồn tại ống động mạch chưa đóng.

4.2.2. Một số đặc điểm của trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh

Nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhóm TBS không tím hay tím, một tật hay nhiều tật tim phân bố theo có hay không có bệnh bẩm sinh, di tuyền của cha, anh, chị, em ruột khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, cha, anh, chị, em ruột có các bệnh di truyền, đặc biệt là bệnh TBS, là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh TBS cho trẻ.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có sự liên quan giữa cha, anh, chị, em ruột mắc các bệnh di truyền loại nào thì trẻ mắc tật TBS nào, số tật TBS bao nhiêu.

Nghiên cứu của chúng tôi, các bà mẹ mắc một số bệnh trước và trong lúc mang thai, có sử dụng một số thuốc được coi là có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh TBS cho con; tuy nhiên, kết quả không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và số tật TBS với bệnh mẹ mắc trước và trong lúc mang thai và các thuốc mẹ đã dùng.

Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của phân bố theo số tật tim với bệnh lý, dị tật bẩm sinh (Hội chứng Down, thalassemie, dị dạng đầu mặt, dị tật ống tiêu hóa, dị tật hậu môn – trực tràng, dị tật bộ phận sinh dục, thừa thiếu ngón…) đi kèm của trẻ (p = 0,003). Nhiều

(7)

nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, trẻ mắc TBS có bất thường nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ cao;

vì vậy, có nhiều dị tật bẩm sinh khác đi kèm.

4.3. Nhu cầu, khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị

Bệnh nhân có nhu cầu điều trị là theo dõi chiếm tỷ lệ cao (33,3%), tiếp theo là điều trị khác là phẫu thuật (26,4%), nội khoa (23,0%), thông tim can thiệp (17,2%). Bệnh nhân có nhu cầu điều trị là theo dõi chiếm tỷ lệ cao vì trong lô nghiên cứu có nhiều bệnh nhân lứa tuổi sơ sinh, các tật tim như thông liên thất lỗ nhỏ, thông liên nhĩ lỗ nhỏ và vừa, còn ống động mạch với ống động mạch nhỏ không gây các rối loạn huyết động, có khả năng tự khỏi trong quá trình phát triển. Nhu cầu điều trị là phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, với chi phí điều trị cao, nhiều gia đình không có khả năng điều trị cho trẻ. Khả năng đáp ứng điều trị cho con của mẹ, cha là công chức, viên chức có tỷ lệ cao. Nghề nghiệp của cha có liên quan đến khả năng đáp điều trị cho con (p = 0,043). Với chính sách bảo hiểm y tế và quỹ từ thiện từ các tổ chức, cá nhân nhiều trẻ mắc bệnh TBS đã được hỗ trợ điều trị; tuy nhiên, số này còn nhỏ.

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 174 trường hợp trẻ em mắc bệnh TBS tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2018 – 2019, chúng tôi nhận thấy trẻ mắc các bệnh tim là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch chiếm tỷ lệ cao; trẻ có di tật bẩm sinh ngoài tim đi kèm có nhiều dị tật tại tim; nhu cầu điều trị là theo dõi chiếm tỷ lệ cao, kế đến là phẫu thuật; khả năng đáp ứng cho diều trị phẫu thuật còn hạn chế do chi phí điều trị cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thanh Hương (2009), Đặc điểm tim bẩm sinh sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thanh Liêm (2011), Mô hình các dị tật tim bẩm sinh tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương tháng 10/2010, Tạp chí Y học thực hành, số 3, tr.64-65.

3. Nguyễn Thị Ly Ly và cộng sự (2012), Các bệnh lý tim mạch phát hiện ở sơ sinh nhập Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2012.

4. Vũ Thị Phương (2016), Nghiên cứu mô hình bệnh tim bẩm sinh điều trị nội trú tại bệnh viện nhi trung ương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Sáng và cộng sự (2009), Tình hình bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2006 đến tháng 4/2008, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Hội Nghị Nhi khoa Miền Trung lần thứ VIII, tr.424-431.

6. Bagher Nikyar và cộng sự (2010), Prevalence and Pattern of Congenital Heart Disease among Neonates in Gorgan, Northern Iran (2007-2008), Iran J Pediatric, 21(3):307-312.

7. Hafiz Osama và cộng sự (2017), The relationship between birth weight and congenital heart disease at Ahmed Gasim Cardiac Centre, Bahri, Sudan, Sudanese Journal of Paediatrics, 17.

8. Julien IE Hoffman và cộng sự (2013), The global burden of congenital heart disease, Cardiovascular journal of Africa, 24:141–145.

9. Shaad Abqari và cộng sự (2016), Profile and risk factors for congenital heart defects: A study in a tertiary care hospital, Annals of Pediatric Cardiology, 9(3):216-221.

(Ngày nhận bài: 14/8/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 28/8/2019)

Referensi

Dokumen terkait