• Tidak ada hasil yang ditemukan

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH TRONG CHẠY CỰ LY 60M CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH TRONG CHẠY CỰ LY 60M CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG"

Copied!
8
0
0

Teks penuh

(1)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH TRONG CHẠY CỰ LY 60M CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Hoàng Thị Bích Thủy*, Vũ Đức Minh*, Nguyễn Thái Bình**

TÓM TẮT13

Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng một số các bài tập nhằm phát triển sức nhanh trong cự ly 60m cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Đối tượng: sinh viên 8 lớp K41 A,B,C,D,E,F,G,H là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng học môn Điền kinh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp và Thực nghiệm so sánh trước sau và có đối chứng. Kết quả và kết luận:

Chúng tôi lựa chọn 14/18 bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho sinh viên học môn Điền kinh trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Sau thời gian 4 tháng được áp dụng các bài tập, nhóm thực nghiệm nam sinh viên đã phát triển sức nhanh với thành tích cự ly 60m giảm xuống 9,1s so với thành tích ban đầu 9,28s, với t tính giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là t = 2,03 > 1,96 với p<0,05, có ý nghĩa thống kê. Nhóm thực nghiệm nữ cũng giảm thành tích chạy 60m từ 12,11s so với thành tích ban đầu 11,29s, t tính = 2,22 >

1,96 với p < 0,05, có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, nhóm thực nghiệm cũng đã cải thiện được thành tích thi môn điền kinh, tỉ lệ không đạt ở nội dung 60m là 6.86% so với với tỉ lệ không đạt của nhóm đối chứng là 15,4%. Vì vây, chúng tôi khẳng định các bài tập đưa vào tập luyện nhằm

*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

** Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Hoàng Thị Bích Thủy Email: htbthuy@hpmu.edu.vn

Ngày nhận bài: 25.3.2021

Ngày phản biện khoa học: 20.4.2021 Ngày duyệt bài: 20.5.2021

phát triển thể lực đã có tác dụng, hiệu quả ứng dụng rõ rệt.

Từ khóa: bài tập sức nhanh, điền kinh.

SUMMARY

THE STUDY AIMED AT STATUS OF USING EXCERSICE SYSTEM IN

ORDER TO IMPROVE FAST IN ALTHLETICS AT A DISTANCE OF 60

METERS OF STUDENTS AT HAI PHONG UNIVERSITY OF MEDICAL

AND PHARMACY

Objective: The study aimed at status of using excersice system in order to improve fast in althletics at a distance of 60 meters of the first”s year students at Hai Phong University of Medical and Pharmacy. Subject: Students consisted of 8 classes, in which K41 A,B,C,D,E,F,G,H belonged to the experimental group and control group. Methods: were descriptive and cross- sectional study and trial with comparision before and after the trial with control. Results and Conclusion: We choose 14 out of 18 fast strength exercises in order to improve of althletics students at Hai Phong University of Medical and Pharmacy. After 4 months applying exercise, the maile students experimental group has grown rapidly with a distance of 60 meters down to 9,1 second compare to intial achivement of 9,28 second, with t = 2,03 > 1,96 and p < 0,05, statically significant. The female students experimental group also reduce from 12,11 second to 11,29 second, with t = 2,22 > 1,96 and p < 0,05, statically significant. In adddition, the

(2)

experimental group also improved the althletics exam performance, the failure rate of the 60 meters content was 6,68 percent compared with the failure rate of the control group of 15,4 percent. Therefore, we affirm that the system of excercises put into practice in order to develop fitness has been effective in application.

Key words: fast strength exercises, althletics.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chạy cự ly ngắn không chỉ là môn có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất mà còn là phương pháp tuyệt vời để phát triển sức mạnh, sức nhanh cho các môn thể thao khác. Chạy cự ly ngắn được xem là nội dung chủ yếu của chương trình chính khóa. Chạy 100m là một môn thể thao có trong chương trình giảng dạy bắt buộc môn GDTC các trường Đại học mà Bộ GD-ĐT qui định. Nhưng do đặc thù của Trường ĐH Y Dược HP có sân mới, tiêu chuẩn chạy 60m nên BM GDTC đề nghị nhà trường chuyển từ dạy cự ly 100m thành 60m.

Đây là cự ly có lợi cho nam nữ thiếu niên vì không đòi hỏi cao ở sức bền tốc độ. Nhưng không phải lợi thế cho nam nữ thanh niên vì giai đoạn tăng tốc ở quãng 60m-80m thì đây lại là kết thúc đường chạy. Vì vậy, chúng tôi xác định nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho SV trường ĐH Y Dược Hải Phòng.

Ở Việt Nam, các bài tập sức nhanh 60m đã thu hút chú sự chú ý quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học TDTT. Sự đóng góp lý luận và phương pháp huấn luyện Điền kinh ở Việt Nam như: Vũ Đức Thượng – Nguyễn Hoàng An – 1991 – 1993; Nguyễn Đại Dương – 1995 – 1996; Hoàng Mạnh Cường – 1995 – 1996; Dương Đức Thủy – 1997; Đinh Hùng Sơn – 1999; Đàm Thuận Tư – 2004, song chúng ta đều thấy rằng, các công trình và các nghiên cứu trên đã giải

quyết nhiều vấn đề mang tính đồng bộ, nhưng giải quyết những vấn đề về huấn luyện tố chất thể lực VĐV Điền kinh còn cần cụ thể hóa theo nội dung khác nhau.

Tổng hợp các nhận xét đánh giá trên, qua tìm hiểu và tham khảo các tài liệu, thì việc lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh trong cự ly 60m là nhiệm vụ hết sức cần thiết để giảng dạy sinh viên học môn Điền kinh trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Với tầm quan trọng và ý nghĩa đã phân tích chúng tôi nghiên cứu đề tài:

“nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh trong chạy cự ly 60m cho sinh viên năm thứ nhất trường đại học y dược hải phòng”. Mục tiêu:

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng một số bài tập phát triển sức nhanh trong cự ly 60m cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Hải Phòng, năm 2020.

Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập phát triển sức nhanh trong cự ly 60m cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Hải Phòng, năm 2020.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu bao gồm: sinh viên K41 A,B,C,D,E,F,G,H học môn Điền kinh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2020 đến T11/2020

2.3. Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn GDTC – QP; Trường Đại học Y Dược HP.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp

Cho mục tiêu 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cho mục tiêu 2: Nghiên cứu can thiệp, tiến hành thực nghiệm, đánh giá trước sau có đối chứng.

(3)

2.4.2. Cỡ mẫu: Chúng tôi tuyển chọn được 465 sinh viên đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Trong số này có 233 sinh viên nhóm Thực nghiệm của các lớp: K41 A,E,G,H, 232 sinh viên nhóm đối chứng của các lớp:

B,C,D,F.

Phỏng vấn 25 chuyên gia, giáo viên GDTC các trường trong khu vực Hải Phòng và giáo viên trường ĐH Y Dược Hải Phòng.

2.4.3. Chọn mẫu: Sinh viên 8 lớp K41 A,B,C,D,E,F,G,H Trường Đại học Y Dược Hải Phòng học năm thứ nhất có cùng độ tuổi, có thể chất, chiều cao, cân nặng đồng đều.

Không lựa chọn những sinh viên có các bệnh tim mạch, hen suyễn ( theo hồ sơ Y tế của nhà trường)

Giáo viên tham gia nghiên cứu: 4 giảng viên trường ĐH Y Dược Hải Phòng, 1 giảng viên trường ĐH Hàng Hải Việt Nam

2.4.4. Thu thập số liệu

- Mục tiêu 1:Thực trạng sử dụng các bài tập sức nhanh cho sinh viên học Điền kinh trường ĐH Y Dược Hải Phòng; Lựa chọn các bài tập sức nhanh phù hợp với khả năng, trình độ của sinh viên K41 học môn Điền kinh và phù hợp với điều kiện, trang thiết bị giảng dạy của nhà trường; Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực và họp chuyên môn của các giảng viên giảng dạy trực tiếp

trong nhà trường lựa chọn những bài tập hiệu quả đưa vào ứng dụng; Test kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm bao gồm 4 test sau : chạy 30m xpt, chạy 60m xpc, nhảy dây, tại chỗ nhảy 3 bước; So sánh số t (p) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

- Mục tiêu 2: : Nhóm A là nhóm thực nghiệm tập luyện theo các bài tập nhằm phát triển sức nhanh trong cự ly chạy 60m do chúng tôi lựa chọn. Nhóm B là nhóm đối chứng tập theo các bài tập theo các bài tập cũ vẫn thường tập. Các bài tập phát triển sức nhanh được đưa vào các buổi tập học môn Điền kinh: mỗi buổi khoảng 15 phút, mỗi tuần 1 buổi và tập luyện trong thời gian 1 tín chỉ, tương đương với 12 buổi tập GDTC.

Thống kê thành tích Test kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm sau 4 tháng thực nghiệm. So sánh thành tích kết quả thi hết môn Điền kinh giữa 2 nhóm.

2.4.5. Phân tích số liệu

Chúng tôi sử dụng toán học thống kê tính giá trị trung bình, so sánh giá trị trung bình bằng t test, có sự khác biệt khi p<0,05. Tính tỷ lệ phần trăm và so sánh 2 tỷ lệ phần trăm bằng test khi bình phương, có sự khác biệt khi p<0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

*Giải quyết mục tiêu 1

3.1. Mô tả thực trạng thành tích Điền kinh trong cự ly chạy 60m của sịnh viên Đại học Y Dược Hải Phòng

3.1.1 Cách đánh giá điểm trong môn Điền kinh: theo thang đạt điểm 5

Bảng 1: Bảng đánh gia kết quả đạt của nam nữ SV ở môn Điền kinh cự ly 60m.

Cự ly Nam Nữ

60m (giây) 8.9 - 9.3 11.1 – 11.6

Trung bình (phút) 6.10 - 6.35 4.00 - 4.15

Các yêu cầu của BM GDTC - QP trường ĐH Y Dược Hải Phòng đã có đánh giá khách quan, phù hợp với khả năng vận động của sinh viên trường. Chúng tôi cũng nghiên cứu các

(4)

tài liệu về giảng dạy GDTC theo chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo và tham khảo sách:

Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyenj của tác giả Đỗ Thế Truyền và Giáo trình Điền kinh của tác giả Nguyễn Anh Tuấn của trường ĐH Quốc Gia Hà Nội.

Bảng 2: Bảng thống kê các số lượng nam, nữ các lớp K41 tham gia nghiên cứu Nhóm thực nghiệm ( n=233) Nhóm đối chứng (n=232) Khóa 41 A (57) E (57) G (60) H (59) B (56) C (59) D (59) F (58)

Nam 28 31 26 26 19 29 15 16

Nữ 29 26 34 33 37 30 34 42

Từ bảng thống kê trên, ta nhận thấy hai nhóm có số lượng sinh viên tương đồng nhau, số sinh viên nữ có số lượng nhiều hơn các học sinh nam. Đối với vận động thể thao thì sinh viên nữ khó thích ứng và có thể lực yếu hơn nên những lớp có nhiều nữ tỉ lệ không đạt môn GDTC có khả năng sẽ cao hơn.

3.1.2. Đánh giá những hạn chế thường mắc của SV khi chạy Điền kinh (60 m)

- Với đặc thù là trường Đại học đào tạo 6 năm với điểm đầu vào khá cao nên tình trạng thể lực chung của SV Đại học Y Dược Hải Phòng là yếu với thể trạng thấp bé.

- Thực tế giảng dạy cho thấy, khi tố chất thể lực yếu ảnh hưởng lớn đến thành tích chạy cự ly sức nhanh. Việc phát triển tố chất sức nhanh cho sinh viên là cần thiết bởi tố chất sức nhanh là tiền đề phát triển toàn diện các tố chất khác trong thể thao.

3.1.3. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức.

Số giờ học 1 tuần/ 1 buổi. Mỗi buổi 4 tiết - Học tập môn Điền kinh gồm: cự ly 60m và 1500m (nam), 800m (nữ); Thời gian sử dụng bài tập sức nhanh chiếm 15% khối lượng vận động.

Bảng 3: Thống kê việc sử dụng các bài tập nhằm nâng cao sức nhanh trong cự ly 60m của sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng.

TT Tên các bài tập Số lần / buổi Đánh giá

1 Chạy 30m XPC 4-5 Tốt

2 Chạy luồn cọc 30m 10 Thiếu

3 Chạy 60m XPC 1 Ít

4 Chạy nâng cao đùi 2 Đủ

5 Chạy nâng cao đùi trên cát (cỏ) 0 Thiếu

6 Chạy lên dốc 0 Thiếu

7 Chạy tốc độ tối đa 100m 0 Ít

8 Chạy đạp sau 2 Đủ

9 Chạy đạp sau với tạ đeo chân 0 Ít

10 Chạy chuyển hướng, phản xạ với còi 2-3 Đủ

11 Chạy biến tốc 1 Ít

12 Bật đổi chân tốc độ cao 2-3 Đủ

13 Chạy cầu thang 0 Thiếu

14 Chạy bước nhỏ 2-3 Đủ

(5)

15 Bài tập đánh tay tại chỗ 3-4 Đủ

16 Bài tập chống đẩy 1 Ít

17 Tập chạy đánh đích 10, 20, 30m 1-2 Ít

18 Trò chơi chạy tiếp sức 60m 1 ít

Như vậy, qua bảng 3, ta nhận thấy thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh của sinh viên đại học Y Dược Hải Phòng còn chưa đủ và đạt yêu cầu. Nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đây là một điểm còn chưa được đánh giá cao trong nội dung Điền kinh của sinh viên, nên chúng tôi đưa đề tài lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh vào nghiên cứu.

3.1.4. Thống kê thành tích Test kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm.

Bảng 4: Thống kê thành tích Test kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

TT Các chỉ số

Nhóm ĐC ( n=233) Nhóm TN ( n=232)

So sánh

Nam – Nữ Nam – Nữ

X ±2 t

Nam t

Nữ P 1 Chạy 30

XPT 4,65±0,17 5,82±0,16 4,7±0,18 5,79±0,17 0,83 0,6 <0,05 2 Chạy 60

XPC 9,23±0,27 12,20±0,17 9,28±0,29 12,11±0,18 1,47 0,79 <0,05 3 Nhảy dây

1 phút

95,03±

63,52

84,52±

74,67

95,26±

63,71

84,21±

74,34 0,19 0,31 <0,05 4

Tại chỗ bật nhảy 3

bước

6,23±0,24 4,87±0,22 6,2±0,26 4,98±0,21 0,4 0,84 <0,05 Từ bảng 4 ta thấy giữa nhóm nam nữ của

nhóm đối chứng và thực nghiệm không có khác biệt nhiều ở cả 4 bài test đều có t < 1,96 với p < 0,05, không có ý nghĩa thống kê.

Điều này cho thấy 2 nhóm đều có các chỉ số kiểm tra tương đồng, không có nhiều sự khác biệt về thành tích ban đầu.

*Giải quyết mục tiêu 2

3.2. Thực nghiệm đánh giá hiệu quả các các bài tập phát triển sức nhanh trong chạy cự ly 60m cho sinh viên trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

3.2.1. Lựa chọn các bài tập đưa ra nhằm phát triển sức nhanh nâng cao thành tích cho sinh viên học Điền kinh ở cự ly 60m.

Qua phân tích tài liệu, chúng tôi tổng hợp được 18 bài tập thường được sử dụng trong tập luyện để phát triển sức nhanh. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 25 người là các chuyên gia, HLV, giảng viên trong khu vực và các giảng viên trực tiếp giảng dạy tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng để lựa chọn ra các bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho sinh viên.

(6)

Bảng 5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh

TT Tên các bài tập Số phiếu (n= 25) Tỉ lệ %

1 Chạy 30m XPC 25 100

2 Chạy luồn cọc 30m 10 40

3 Chạy 60m XPC 24 96

4 Chạy nâng cao đùi 25 100

5 Chạy nâng cao đùi trên cát (cỏ, buc) 20 80

6 Chạy lên dốc 22 88

7 Chạy tốc độ tối đa 100m 23 92

8 Chạy đạp sau 24 96

9 Chạy đạp sau với tạ đeo chân trong lượng nhỏ 15 60

10 Chạy chuyển hướng, phản xạ với còi 23 92

11 Chạy biến tốc 24 96

12 Bật đổi chân tốc độ cao 22 88

13 Chạy cầu thang 15 60

14 Chạy bước nhỏ 25 100

15 Bài tập đánh tay tại chỗ 24 96

16 Bài tập chống đẩy 15 60

17 Tập chạy đánh đích 10, 20, 30m 23 92

18 Trò chơi chạy tiếp sức 60m 21 84

Kết quả thu được có 14/18 bài tập được các chuyên gia đánh giá cao trên 80%, chúng tôi lựa chọn đưa vào ứng dụng và thực nghiệm. Sau khi thu được kết quả trên, chúng tôi đưa vào thực tế giảng dạy cho sinh viên và đánh giá xem các bài tập trên có thật sự đạt được kết quả như nhóm nghiên cứu mong đợi.

3.2.2. Đánh giá kết quả bài tập phát triển sức nhanh đã lựa chọn - Đánh giá kết quả ứng dụng:

Bảng 6: Thống kê kết quả thi hết môn Điền kinh của nhóm TN và nhóm ĐC

Đối tượng

X Số SV nữ

không đạt 60m

Số SV nam không đạt 60m

Số SV không đạt môn ĐK

Chiếm tỉ lệ

%

Nhóm TN(n=233) 8 8 16 6,86%

Nhóm ĐC(n=232) 11 25 36 15,4%

Từ bảng 6 ta thấy kết quả của nhóm thực nghiệm sức nhanh đã có sự tiến bộ rõ rệt, kết quả thi hết môn cũng được cải thiện rõ ràng là 6,86% so với nhóm đối chứng là 15,4%. Nhóm nam sinh viên nhóm đối chứng do chạy chưa kịp đạt ở mức tối đa, nhưng chưa biết cách điều chỉnh nên tỉ lệ không đạt cao so với nhóm thực nghiệm. Điều này thể hiện rõ hiệu quả ứng

(7)

dụng của bài tập phát triển sức nhanh vào việc thi kết thúc môn Điền kinh của sinh viên trường ĐH Y Dược Hải Phòng.

- Đánh giá kết quả bài tập sau quá trình thực nghiệm:

Bảng 7 : Kết quả Test kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm TN và nhóm ĐC sau TN.

TT Các chỉ số

Nhóm nam Nhóm nữ

So sánh TN (111) ĐC(79) TN(122) ĐC(143)

X ±2 t

Nam t

Nữ P 1 Chạy 30

XPT 4,45±0,16 4,58±0,16 5,51±0,17 5,62±0,16 2,24 2,29 <0,05 2 Chạy 60

XPC 9,1±0,17 9,22±0,16 11,29±0,21 11,41±0,2 2,03 2,22 <0,05 3 Nhảy dây 1

phút

108,48±

62,69

106,2±

62,75

94,92±

74,20

92,7±

74,2 1,97 1,94 <0,05 4

Tại chỗ bật nhảy 3

bước

6,51±

0,234

6,33±

0,237

5,06±

0,19

4,92±

0,21 2,57 2,64 <0,05 Từ bảng 7, nhận thấy có 8 phép tính t thì

có 7 phép tính có kết quả t > 1,96 với p <

0,05 có ý nghĩa thống kê. Có 1 phép tính t ở nội dung nhảy dây 1 phút so sánh giữa nhóm nữ thực nghiệm và đối chứng có t= 1,947 <

1,96, không có ý nghĩa thống kê.

Điều này cho thấy, sau 4 tháng áp dụng bài tập phát triển sức nhanh thì các chỉ số đã nâng lên với 7/8 chỉ số có ý nghĩa thống kê.

Nhóm thực nghiệm có sự tăng tiến rõ so với nhóm đối chứng với thành tích của nam ở nội dung 60m giảm xuống 9,1s so với thành tích ban đầu 9,28s; ở nữ là 12,11s xuống 11,29s. Như vậy, bài tập phát triển sức nhanh đưa vào ứng dụng đã đạt hiệu quả tốt.

V. KẾT LUẬN

Thực trạng việc sử dụng các bài tập sức nhanh nhằm bổ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập môn Điền kinh chưa nhiều, không quá 15% khối lượng vận động của một buổi tập. Chỉ có 1 bài tập được đánh giá

sử dụng nhiều, 6 bài tập đủ trong 18 bài tập, còn lại là ít và thiếu. Như

Lựa chọn được 14 bài tập phát tiển sức nhanh phù hợp để đưa vào giảng dạy sinh viên học tập cự ly 60m trong trường ĐH Y Dược Hải Phòng. Sau 4 tháng tập luyện nhóm thực nghiệm nam sinh viên đã phát triển sức nhanh với thành tích cự ly 60m giảm xuống 9,1s so với thành tích ban đầu 9,28s. Nhóm thực nghiệm nữ cũng giảm thành tích chạy 60m từ 12,11s so với thành tích ban đầu 11,29s. Nhóm thực nghiệm có tỉ lệ không đạt ở nội dung 60m là 6.86% so với với tỉ lệ không đạt của nhóm đối chứng là 15,4%. Vì vây, chúng tôi khẳng định các bài tập đưa vào tập luyện nhằm phát triển thể lực đã có tác dụng, hiệu quả ứng dụng rõ rệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aulic.I.V (1982): Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb TDTT Hà Nội.

(8)

2. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1993): Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao. Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Ngọc Cừ (1997): Khoa học tuyển trọn tài năng thể thao, tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao.

Nxb TDTT Hà Nội.

4. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng (2000): Điền kinh, Nxb TDTT Hà Nội.

5. Goikhơman P.N (1996): Điền kinh trong

trường phổ thông, dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nxb TDTT Hà Nội.

6. Nguyễn Kim Minh (1991): Phương pháp tuyển chọn trong điền kinh, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT.

7. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002): Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao. Sách chuyên đề dùng cho các trường Đại học TDTT và trung tâm đào tạo VĐV. Nxb TDTT Hà Nội.

8. Nguyễn Anh Tuấn ( 2018): Giáo trình Điền kinh, Nxb Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội.

Referensi

Dokumen terkait