• Tidak ada hasil yang ditemukan

PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỂM SAI TRÁI ĐỊNH HƯỚNG NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỂM SAI TRÁI ĐỊNH HƯỚNG NAM"

Copied!
6
0
0

Teks penuh

(1)

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIẼM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỂM SAI TRÁI NÈN KINH THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG HỘI CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM

TS NGUYÊN DŨNG ANH - TS vô VĂNLỢI Học viện Chính trị khu vực III

1. Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa được Đảng ta xác định là mô hình kinh tế tống quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhộiờ ViệtNam.

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt đượcqua 35 năm đổimớitheomôhìnhphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađã khẳng định tinh đúng đắn, khoahọc và phù hợp với thực tiễncùa đất nước. Sự thật là vậy,song các thế lực thù địch lâu nay vần thường xuyên đưa ra các quan điêm sai trái, xuyên tạcchủ trương đúng đắn này của Đảng hòngmưu toan chống phá công cuộc đổi mới, xây dựngvàbảo vệ tổ quốc, chống phá con đường đi lên chủ nghĩaxãhội ở Việt Nam.Có thể nhậndiệncác luận điểm sai trái theocác nhóm vấn đề sau:

(1) Họ xuyên tạc rằng, không có nềnkinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xà hội chu nghĩa.

Kinh tế thị trườnglà của chủ nghĩa tưbản, vậnđộng theo các quy luật củachunghĩa tưbản. Vì vậy, kinh tê thị trường phải phát triêntheo một phương ánduy nhất là phát triển thành kinh tế tưbảnchủ nghĩa.

(2) Kinhtế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau;

gán ghép định hướng xã hội chủ nghĩavới kinh tế thịtrường là sựghép chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn; nếu bò “cái đuôi” định hướng xã hộichủnghĩa thì nềnkinh tế đất nước cònpháttriển nhanh hơn, đạt được kết quảcòn lớn hơn nhiều.

(3) Việt Nam đang “xoay trục” sang phát triển kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa bằng việc

xác định kinh tế tư nhân làmột động lực quan trọng của nền kinh tế, mặc dùhiệnnayViệtNamvẫn tuyên truyền, mị dân bằng cách sử dụng các từ ngữ, khái niệm củachủ nghĩa xãhội.

2. Những luận diêm trên đã bộc lộ mưu đồđen tối là xuyên tạc đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin đến một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân làm ảnh hưởng xấu đếnsự thốngnhất nhận thức, tư tưởngtrongĐảng và trongxãhội. Vì vậy, chúng tôi xin được trao đổiđểlàm rõ về vấnđềnày:

Thứ nhát, vê sai lâm của những luận điêm cho rằng, không thê có nềnkinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, đồngnhất kinh tế thịtrường với kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa, chỉ có mộtloại kinh tế thịtrường là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Như chúngta đã biết, nguồn gốc và bản chấtcủa kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa, các phạm trù (giátrị, giá cả, hàng hóa, tiền tệ), quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu của kinh tế hàng hóa cũng là các phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường. Các phạm trù, quy luật này có trước chủnghĩa tư bản, được chủ nghía tư bản sử dụng đê phát triên kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đãcómầmmong từ trong xã hộichiếm hữu nô lệ, hìnhthànhtrongxãhội phong kiếnvàphát triển đạt đến trình độ phổ biếnvà hoàn chỉnh trong xã hội tư bản. Do đó, kinh tế thị trường có thể tồn tại và thíchứng với nhiều hình thái xãhội khácnhau, khôngphải là sản phẩm “riêng có”

(2)

ĐÀU TRANH PHANBÁC CACQUAN ĐIẼM SAI TRAI, THÚ ĐỊCH

cua chủ nghĩa tư ban. Hay nói cách khác, chinh chủ nghĩa tư bảnđãsử dụng thành tựu của văn minhnhân loại, sử dụng kinh tế thị trường làm cơ sở cho sự ton tại,vận động, phát triển của mình. Nhưng tự banthân kinh tế thị trường không đồngnghía với chu nghĩa tư bản, khôngcókinh tế thị trường chung, đồng nhất cho mọi chế độ xã hội khác nhau.

Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trài quađê đạt tớinấc thang cao hơn trên con đường phát triên. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sânchunghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đối với Việt Nam, do tính chất cùa thời đại, một nước kinh tế chưa pháttriển, chưa qua giai đoạn phát triên tưbản chủ nghĩa, củng có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội làxã hội tương lai, một xãhộibảo dam các điều kiện phát triên toàn diện của con người. Vì vậy, phát triến kinh tế thị trường định hướngxãhội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thê vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Bởi,dù không phải là một cơ chế hoàn hảo, song kinh tế thị trường vẫn chứngtỏ là một cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực, thúcđây đổi mới sáng tạo và phát triển được coi làưu thế nhất hiện nay. Do đó, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là để pháttriển lực lượng sảnxuât, phát triên kinh tế, xây dựng cơ sở vật chât kỳ thuật của chủ nghía xà hội, nâng cao đời sống nhàn dân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu, khách quan. Và vì vậy, kinh tế thị trường không nhất thiết phải phát triên theo một phương án duynhất là phát triển thành kinh tế tưbản chủ nghĩa.

Thứ hai, rât sai lầm khi cho rằng các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chù nghĩahoàn toàn đối lập nhau, loại trừnhau

Chúng ta đều biết rằng, kinhtế thị trường là nền kinh tế mà trong đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đôi, tiêu dùng... đều được thực hiện thông qua thị trường, theo các quy luật kinh tế thị trường. Đặc trưng nổi bậtcủa kinh tế thị trường là cạnhtranh, canh tranh là sức ép, động lực thúc đấy các chủthê kinh tế năng động, sáng tạo. hợp lý hóa

tô chức sản xuất; ứng dụng tiếnbộkhoahọc và công nghệ, tăng năng suất lao động; đoi mới, nâng cao chất lượng sản phàm; tiết kiệm, giam chi phí san xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; qua đó, thúc đấykinh tế phát triển, thanh lọc các chu thể kinh tếyếu kém.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thịtrườngthôngquacác quyluậtthị trường cũng bộc lộnhữngmặttiêu cực nhưvìcạnhtranhdẫn đến tăng cường độ lao động, cắt xén tiền lương; sư dụng các biện pháp cạnh tranh không lànhmạnh, ăn capcông nghệ... mặt trái của quy luật giá trị là một trong nhùng nguyên nhân dần đến khùng hoảng chu kỳ, phân hóa xã hội, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường... Trong nền kinhtế thị trường, những người sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chạy theo lợi nhuận tối đa, luôn muốn đè bẹp đối thủ nên dầnđến sản xuất thừa, khủng hoảng chukỳ,pháhoạinềnkinh tế, gây bất ôn xã hội. Đây là mặt trái của cơchế tự điều tiết cua thịtrường trongnền kinh tế thị trường.

Do đó, ngay cả nềnkinh tế thị trường tư bản chu nghĩa,thờikỳ đầu mới ra đời làkinh tế thị trườngtự do cạnhtranh, chưa có hoặc rất ít sự can thiệp của nhà nước. Sự điều tiết của thị trường - “bàn tay vô hình”- ngoài những mặt tích cực còn đưa đến nhiều hệ lụy tiêu cực, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế chu kỳ, đòi hỏi phai có sự quan lý củanhà nước - “bàn tay hừu hình” - để hạn chế,khắcphụcnhững khuyết tậtdođiều tiết tựphát cua cơchếthị trường. Ngàynay, nen kinh tế thị trường hiện đại của các nước tư bản phát triển trên thế giới đều là nền kinh tế thị trường có sự quan lý của nhànước, vừa có điều tiết bởi “bàn tay vô hình”, vừacóđiều tiết bởi “bàntay hữu hình”.

Vì vậy, định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây phải được hiêu lànhằmphát huytốt nhất những mặt tích cực cua kinh tế thị trường, hạn chế tối đa mặt tiêu cực để phát triển kinh tế - xãhội phục vụnhân dân. Địnhhướng xà hội chunghĩa trongpháttriểnkinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự quàn lý củaNhà nước. Vai trò quản lý cuaNhà nướctrong nền kinh tế thị trường địnhhướng xãhội chu nghĩa cũng tuân theo cácquy luật thị trường, không chủ quan,tùytiện,đólà nhà nước tạo khungkhô pháp luật cho cạnh tranh; bao vệ, thúc đẩy, tôn trọng cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa, hạn chế độc quyền cản ưở cạnhtranhvà chống lại các hoạt động cạnh tranh

(3)

ĐÀU TRANH PHANBÁC CÁC QUAN ĐIÊM SAI TRÁI, THÙĐỊCH

không lành mạnh; điều tiết và giải quyết các thấtbại cua thị truờng; khắc phục những mất cân đoi lớn, khung hoang chu kỳ do tự điều tiết củacơchế thị trường gây ra. Đó chính là địnhhướngxàhội chu nghĩa của sự phát triên kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Mặt khác, mặc dù, con người không thể tùy tiện xóa bo các quy luật kinh tế thị trường, cũng như không thê tùy tiện sáng tạo được quy luật của kinh tế thị trường nhưng thông qua hoạt động thực tiễn của minh, con người có thể vận dụng các quy luật kinh tế thị trường saochocó lợinhất vàđịnh hướng các quy luật thị trường phục vụ mụcđích của mình một cách tối ưu nhất.

Thực tiễn cho thấy, kinh tế thị trường ởcác nước trên thế giới ngày naycũng không hoàn toànlàgiống nhau, hay nói cách khác không có một mô hình kinh tế thịtrường cho mọi quốc gia. Màtùythuộc vào ban chất chếđộ chính trị, văn hóa, xã hội, mục đích mà mỗi quốc gia sẽ lựachọn cho mình một mô hình kinh tế thị trường đặc thù khác nhau. Đen nay, đã xuất hiện nhiều mô hìnhkinh tếthị trường ờ các nước tư bản phát triểnnhư kinh tế thị trường xà hội ở Đức, kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi ở Thụy Điên, kinh tế thị trường phối họp ở Nhật Bản, kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc...; dù ở mức độ khác nhau, đều có định hướng xã hội, như phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, giảmthiêu bất bình đẳng xã hội... Điều đó cho thấy, trong quá trình tiến hóa về mô hình của kinh tế thị trườngtrên thế giới, các mô hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát triển của kinh tế thị trường, đó là, ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội - con người; thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức vàđiềutiết phát triển của nhànước và xã hội.

Đối với nước ta, xuyên suốt qua các kỳĐại hội, Đảng Cộngsản Việt Nam luôn nhấn mạnh phát triên nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, vănminh. Đây cũng là mục đích cao nhất củanhân dân vàtoànthê dân tộc. Do đó, kinh tế thị trường mà Đảng và Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn đó chính là nền kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chú nghĩa là một độtphá lý luận rất cơ bảnvà sáng tạo của Đảng, là thành quảlýluận

quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiền Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm củathế giới. Bởi, mặc dù có những phát triên về năng suất lao động, công nghệ sảnxuất, cơ chếquan lýkinh tế, những điều tiết xã hội ở mức độ nhất định... nhưng kinhtế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa không thê giai quyết được những vấn đề như phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, phàn cực xã hội ngày càng diễn ra trầm trọng, đặc biệt, làvấnđề tiếnbộ và công bằng xã hội, nhất là tronglình vực phân phối nguồn cùa càixãhội.Do đó, “một đặc trưng cơbản, một thuộc tính quan trọng cua định hướng xà hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sáchkinhtế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghía là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ pháttriển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội,càng không “hysinh” tiếnbộvà công bằng xã hộiđểchạy theo tăng trưởng kinh tế đơnthuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triên xã hội; mồi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế;

khuyến khíchlàm giàu họppháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bềnvững, chăm sóc nhữngngườicó công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triên lành mạnh, bền vừng, theo định hướng xã hội chu nghĩa”1.

Có thể nói đây là nhữngđịnhhướng phù họp với các quy luật phát triển,làxuhướngtiếnbộ,văn minh của xã hội loàingười. Do đó, giữa kinhtế thịtrường và định hướng xã hội chu nghĩa là một chỉnh thể thống nhất, gồm hai mặt gắn bó biện chứng hữu cơ vớinhau,là kinh tế thị trường hiện đại, hộinhậpquốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, cósự quản lý của Nhà nước pháp quyền xãhộichủnghĩa, do Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo; đồng thời bào đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh phù hợp với từng giai đoạnphát triêncùađất nước; con người vừa là mục tiêu vừa là động lực, nguồn lực phát triển... Kinh tế thị trường

(4)

ĐÁUTRANH PHANBAC CAC QUAN ĐIẼM SAI TRAI, THỦ ĐỊCH

định hướng xãhội chủ nghía vừa vậnđộng, phát triển tuân theo, chịu sự chi phối của những quy luật cua kinh tế thị trường; vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt,chi phối, hàm chứa, gắnvới và hướng tới nhừng giá trị cơ bản của các nguyên tắc vàbảnchất cua chủ nghĩa xã hội. Thực hiệntốt vai trò địnhhướngxàhội chủ nghĩa chính làthúcđẩy, tạođiều kiệnđê kinhtế thị trường phát triên đầy đủ, hoàn chinh hơn, khắc phục những hạn chế, khuyết tật để nền kinh tế - xã hội ôn định hơn, bền vừng hơn. Mật khác, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển cũng chính là đảm bảo các nguồn lực đê thực hiện tốt các mục tiêu xà hội, bảođảmtiếnbộ, công bằngxãhội.

Thứba,sailâm của những luậnđiêm cho răngcó sự chuyên hướng,“xoay trục” vể tư bản chu nghĩa trong phát triên kinh tê thị trường ờ Việt Nam

Các thế lực thùđịch đã sailầm khi chi căn cứ vào việc pháttriên kinh tế tư nhân Uongthời kỳ quá độ đi lên chú nghĩa xã hộiđểquychụp ViệtNam đi theo con đường tư bảnchủnghĩa,cần nhắc lại rằng, Việt Nam đang trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội thì nền kinh tế là nền kinh tế quá độ, không thể cóngay kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa. Do đó, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghía - mô hình kinh tế tông quáttrong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xà hội - vừa tiếp thu có chọn lọc kinhnghiệm phát triểnkinhtế thị trường củathế giới vừa vận dụng, phát triền sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tiền Việt Nam.

Trong nền kinh tế quá độ củathời kỳquá độ lênchủ nghĩa xã hội thi sự tồn tại, phát triên của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Các thành phầnkinh tế, các bộ phận họp thành nền kinh tế quốc dân đều có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cùa đất nước, trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệTổ quốc.

Do đó, Đangta xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nướcgiữ vai tròchủ đạo;kinhtế tập thề, kinh tế họp tác không ngừng được cung cố, phát triên; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng;

kinh tế có vốn đầutư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù họp với chiếnlược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các thành phần kinh tế hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, binh đăng,

hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành hừu cơ quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng tồn tại, phát triên lâu dài. Các thành phần kinh tế được binh đăng trong huy động, phân bô, sử dụng các nguồn lực phát triên và trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước,đốivới xà hội.

Trongquá trình phát triển đó, Nhà nước chính là chủ thê có vai trò xây dựng và hoàn thiện thê chế, bào vệ quyềntài sản, quyền kinh doanh,giừ ôn định kinh tế vì mô, các cân đối lớn cùa nền kinh tế; tạo môi trườngthuận lợi, công khai, minhbạch cho các doanh nghiệp, các tô chức xã hội vàthị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triên, gắn kết phát triên kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bao dam an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bao vệ môi trường, bào dam quốc phòng, an ninh. Nhà nước quàn lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù họp với các yêu cầu và quy luật cuakinh tế thị trường. Nhà nước đảm bảo vai tròquản lý nền kinh tế cua Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, kinh tế tư nhàn ở nước ta không phai phát triên một cách tự phát mà phải tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước, được định hướnghoạt động phù họp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriên kinh tế của Nhà nước, bảo dam điều kiện lao động, quan hệ laođộng hài hòa, quyền và lợi ích họp pháp, chính đáng cua người lao động, trách nhiệm xàhộivàbaovệ môi trường của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, khi Nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển thành các tông công ty, tập đoàn kinh tê mạnh, hoạt động ở cả trong nước và ngoài nướcthì pháp luật, chính sách của Nhà nước cũng định hướngcác tồng công ty, tập đoànkinh tế phát triênthành các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các lực lượng xà hội. Bằng cách đó, Nhà nước Việt Nam sẽđưa kinhtế tư nhân vào con đường phát triên chủ nghĩa tư ban nhà nước, một nấc thang quá độ lên chu nghĩa xã hội, để kinh tế tư nhân đóng góp vào phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xà hội chu nghĩa.

Mặt khác, việc xác định một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa không

(5)

ĐẤU TRANH PHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIẺM SAI TRÁI,THỪ ĐỊCH

chi dựa vào tiêu chí về sở hữu tư nhân, kinh tế tưnhân hay sự điều tiết cua thị trườngmà còn phai dựa vào các tiêu chí khác nhau như mục tiêupháttriênnền kinh tế là vì ai, giai cấp, tầnglóp nào; nguyên tắc hoạt động của nền kinhtế đólà gì; quátrình hình thành, phát triển nền kinh tế đó như thế nào; ai là người chu thựcsựcua nền kinh tếđó?... Do vậy,giữa nền kinh tế thị trường tư ban chủnghía và nềnkinhtếthị trường định hướng xã hội chu nghĩa ởViệtNamcó sự khác nhau căn ban và điểm khác biệt rõ nhất là trong nền kinh tế thị trường tư ban chủ nghía, người làmchù là giới chu tư bản, là giai cấp tư sản, còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xàhội chu nghía ơViệt Nam, người làm chủ là Nhân dân, có sự quản lý cua Nhà nước pháp quyền xàhội chủ nghĩa, do Đáng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ. công bằng, văn minh”.

3. Thực tiền quá trình đôi mới, nền kinh tế thị trường địnhhướngxãhội chù nghĩaởViệtNam,về cơ ban đã hội đu các yếu tố cuanền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo các chuẩn mực quốc tế như đa dạngcác hình thứcsở hữu, các thành phầnkinh tế, tự dosảnxuất,kinhdoanh, lưu thôngnhững hàng hóa mà pháp luật không câm, các chu thê kinh tê cạnh tranh bình đẳng, hệ thống thị trường phát triển ngày càng đồng bộ...; vai trò của nhà nước vềquản lý kinh tế phù hợpvới các yêu cầu, quy luật và quy trình của kinh tế thị trường, cũng như vớicácđiềukhoảnhộinhập quốc tế màViệtNam đã cam kết. Điều nàylà cần thiết đề cơ chếthịtrường được thực thi đầy đủ, bảo dam uy tín chinh trị, niềm tin thị trường và khai thác các cơ hội mới tùcác FTA thếhệ mới mà Việt Nam đang và sẽ tham gia, phòng tránh lợi ích nhóm từ việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền tư nhân. Đặc biệt, chức năng nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước đang từng bước được bố sung, làm rõ hơn. bao gồm việc chu độngdự báo và ngăn chặn, xư lý các khuyết tật, tác động mặt trái và khủng hoảng chu kỳ, vốn thuộc bản chất của kinh tế thị trường (như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phân hóa giàunghèo và coi nhẹ các vấn đềy tế. môi trường, xã hội...).

Đại hội Đại biếu toàn quốc lần thứ XIII cùa Đảng Cộng sản Việt Nam đã chi ra nhừng nội hàm cơ bản vềnền kinhtế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa như sau: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyềnxã hội chu nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hộichủnghĩa vì mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng,văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triên của đất nước. Nen kinh tế thịtrườngđịnh hướng xã hội chủnghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sởhữu, nhiều thànhphần kinh tế, trongđó: kinh tế nhà nướcgiừ vai trò chủđạo; kinh tế tập the, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầutư nước ngoàiđược khuyến khích phát triên phù hợp với chiên lược, quy hoạch và kế hoạch pháttriển kinh tế xã - hội”2.

Qua 35 năm đoi mới và phát triên, nhờ giữ vừng địnhhướngxã hội chủ nghĩatrong phát triểnkinhtế thị trường, Việt Nam đã thoát khơi nước nghèo và kém pháttriên; kinhtế, chính trị, xãhộiluôn ổn định; quốc phòng - an ninh ngày càng vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực:tỉ lệ hộ nghèo giam nhanh, dưới 3% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều); đời sống người dân được cải thiện, chútrọng tạosinh kếvànâng cao khá năng tiếp cận các dịch vụ xã hộicơbản (thu nhập binh quân đầu người tăng 3,1 lần, từ 16,6 triệu đồng năm 2010 lên 51,5 triệu đồng năm 2019). Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm ansinh xãhội(tilệ bao phu bảo hiểm y tế tăng từ 60,9% dânsốnăm2010 lên 90,7% vào năm 2020). Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện, thuộc nhóm các nước có mức pháttriển con người caocủa thế giới; tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên64,5% năm2020;

chì số đổi mới sángtạo của ViệtNam tăng vượt bậc, năm2020 xếp thứ 42/131 nướcvàvùng lãnh thô,tảng 17 bậc so với năm 2016, dẫn đầunhóm quốcgia,nền kinh tế cùng mức thu nhập; đờisống vãn hóa cùa nhân dân ngàycàngphong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được đềcao vàphát huy3.

Đặc biệt, nhận thức về kinh tế tưnhân là một động lực quan trọng củanền kinh tế xuất pháttừ thực tiễn phát triên hết sức sôiđộng, từ chỗ không được chấp nhận, đến nay, sau 35nămđối mới, kinh tế tưnhânđã

(6)

ĐÂU TRANH PHANBAC CÁC QUANĐIẼM SAI TRAI, THỦ ĐỊCH

có được vị trí vững chắc trong nền kinh tế - xãhội Việt Nam.Đennăm2018, đóng góp vào GDP của kinh tế tư nhân là 42,08%, trong đó, 610.637 doanh nghiệp đang hoạtđộng có kết quả sản xuất kinh doanh, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân chiếm phần lớn) có 591.499 doanh nghiệp, chiếm 96,9% số doanh nghiệp cà nước với tổng doanh thu thuần cao nhất 13,41triệu tỳ đồng, chiếm 56,7% doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, thu hút 8,98 triệu lao động, chiếm 60,6% lao động cả nước, còn lại là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FD11 2 34.Hiệnnhiều tập đoàn kinh tế có thưong hiệu tầm cờquốc tế, như Vingorup, Thaco, T&T Group, Viettel, FLC,... nhiều doanh nghiệp tư nhân đạt kim ngạch xuất khâu hàngtriệu USD mỗi năm vàhiệncó6doanh nhântham gia vào Câu lạc bộ tỷ phú thế giới đã, đang và sè góp nhiều công sức xâydựng đất nước,điều này càng củng cố địnhhướngxãhội chủ nghĩa thêm vừng chắc. Đó làminh chứng rõ ràng nhất nhằm phản bác, đập tan các luận điệu xuyên tạc về kinh tế tư nhân trong định hướng xãhội chù nghĩa của các thế lựcthù địch, các phần từ cơ hội chínhtrịtrong thời gian qua.

Do vậy, luận điệu cho rằngxácđịnh kinh tếtư nhân là mộtđộnglực quan trọng cùa nền kinhtếlàđangchệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa,quay lại đúng quỹ đạo phát triên theo tư bànchu nghĩa là sai trái, nhằm nhai lại hài kịch rất cũvề "diễn biến hòa bình” phá hoại côngcuộc đổi mới cùa ViệtNam ta.

1. GS, TS Nguyễn PhúTrọng, Tồng Bithư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Mộtso vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩaxãhội ở Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021)và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóaXV,Đạibiểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ2021 - 2026 (ngày 23 - 5 - 2021).

2. Đàng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đại hộiĐại biêu toàn quốclần thứ XIII, t. 1, NxbCTQG ST, H, 2021 tr. 128 - 129.

3. Thu tướng Nguyền Xuân Phúc trình bày tại Hội nghịtrực tuyến toànquốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghịquyết Đại hội XIII cùa Đảng, Hà Nội 28 - 3 - 2021: Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 - 2020 phương hướng nhiệm vụ phát triên kinh tế xã hội 5

năm 2016- 2020.

4. Bộ Ke hoạchvàĐầu tư: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020.

Tóm lại, những luận điêm sai trái về nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủnghĩaở Việt Nam là những quan điểm chủ quan, không có cơ sơ cả về lý luận và thực tiễn, về mặt lý luận, những luận diêm này đà dựa trênnhững phân tích, nhận xét phi khoa học, không logic và không hệ thống, về thực

tiễn, những luận điếm này cũng hết sức phiến diện, quy chụp, phithựctế; không thừanhận những thành qua trong quá trình đôi mới đất nước, xây dựng nền kinh tếthị trườngđịnh hướng xã hội chu nghĩa thời gian qua. Có thê khăng định, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa ở Việt Nam là đúng với xu hướng chung của loài người, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - xã hội của Việt Nam; không có sự đối lập, loại trừ giữakinh tế thị trường với định hướngxãhội chủ nghĩa; không phai là sự chuyển hướng, xoay trục về tư bản chủ nghĩa trong phát triên kinh tế thị trường ở Việt Nam. Do đó, việc xuyên tạc, bóp méo nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chù nghĩa ở Việt Nam là những luận điệu không mang tính khoa học vàthực tiền.

CHÁT LƯỢNG CÁC BÀI VIẾT VÈ MIÈN TRUNG - TÂY NGUYÊN....

Tiếptheo trang 64

pháp định hướng phát triển luôn được độc giả quan tâmvà cũng chính là bàn sắc cùa cácấn phẩm cùaTạp chí, tạo ra sứchấp dẫn. khả năngcạnh tranh của Tạp chí so vớicác loại hình báo chí khác. Vì vậy, trong thời giantớicác ấn phẩm củaTạp chí cần tập trung nhiều hơn vào việc đãng tàicác bài viết về cácvùng miền nói chung, miền Trung - Tây Nguyên nói riêng, nhất là

phát huy tính tiện ích, cập nhật của các trang điện tử của Tạp chiđê các bài viết, thông tinsẽ nhanh chóng đến đượcvới độc giả.

1. Cụ thể,trên Tạp chí in năm 2020 và4sốđầu năm 2021 có28 bài viết về các tỉnh, thành miềnTrung- Tây Nguyên, trong đó nhiều nhất là hệ bài đăng trongchuyên mục Thực tiễn - kinh nghiệm.

Referensi

Dokumen terkait

Với lợi thế vị trí địa kinh tế, có nhiều cảng nước sâu, để triển khai định hướng phát triển đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó

Tác động từ việc hợp tác, hội nhập kinh tế đối với chính sách pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam được đánh dấu qua các mốc nhất định, như ký kết Hiệp định thương mại

Do đó việc xác định giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Rú Chá nhằm bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn Rú Chá tại xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần

Thông qua các định hướng này, các nền kinh tế thành viên APEC nỗ lực giải quyết các vấn đề chung của khu vực như tìm kiếm các nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao

Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 cho thấy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của toàn

Với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam thì hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ và dòng vốn đầu tư sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định do tác động của sự kiện này.. Từ

Trên cơ sở kết quả đạt được, dự báo bôi cảnh thời gian tới, đê tiêp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, ngành Tài chính cần tiếp tục đổi

Sự phát triển của nền kinh số Việt Nam trong năm vừa qua không chỉ đơn giản là những đánh giá, nhận định đó mà đã được chứng minh trên thực tế bởi sự sôi động của một loạt các thị