• Tidak ada hasil yang ditemukan

thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên"

Copied!
4
0
0

Teks penuh

(1)

SỞ GD & ĐT TỈNH HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT VĂN GIANG (Đề gồm 04 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN LỊCH SỬ – KHỐI LỚP 12

Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Đề: Dự phòng 1

Câu 1.VD . Điểm khác biệt về giai cấp lãnh đạo phong trào yêu nước ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước năm 1919 là

A.hai giai cấp mới ra đời (tư sản và tiểu tư sản) đứng ra lãnh đạo phong trào.

B.hai giai cấp mới (công nhân và tiểu tư sản) cùng nhau lãnh đạo phong trào.

C.tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam đều đứng ra lãnh đạo phong trào.

D.hai giai cấp mới (tư sản và công nhân) cùng nhau lãnh đạo phong trào.

Câu 2.TH. Công lao to lớn đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam là

A. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. D. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 3. NB. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecsxai bản

A.yêu sách của nhân dân An Nam B.yêu sách của nhân dân Đông Dương

C.yêu sách của các dân tộc Á Đông D.yêu sách của những người cùng khổ trên thế giới Câu 4. NB. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là

A. báo Người cùng khổ. B. báo Đời sống công nhân.

C. báo Nhân đạo. D. báo Thanh niên.

Câu 5.NB. Các tổ chức Cộng sản tham dự Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 ở Cửu Long ( Hương Cảng, Trung Quốc) là

A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

B. An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản đảng , An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 6NB . Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản nào dưới đây được thành lập vào tháng 6 năm 1929?

A. An Nam Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 7.VD . Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã chuyển sang hoàn toàn tự giác?

A.Tổ chức Công hội được thành lập (1920).B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 – 1925).

C. Phong trào vô sản hóa (năm 1928). D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).

Câu 8. NB. Hình thức đấu tranh của phong trào Đông Dương Đại hội (1936) là

A. biểu tình. B. gửi dân nguyện. C. đấu tranh báo chí. D. đấu tranh nghị trường.

Câu 9.TH : Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp ở Đông Dương, Việt Nam về cơ bản vẫn là nước có nền kinh tế

A. nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp. B. phát triển đồng đều trên khắp cả nước.

C. công, nông, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. D. phát triển tương đối toàn diện.

(2)

Câu 10.TH . Tổ chức Cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là A. Tâm tâm xã. B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 11.VD . Hoạt động quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Đào tạo, trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho hội viên.

B. Phát động phong trào vô sản hóa.

C. Xuất bản báo Thanh niên.

D. Liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng Câu 12. VDC. Cho các sự kiện sau:

1. Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ.

2. Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam.

3. Phan Châu Trinh qua đời.

4. Việt Nam Quốc dân đảng thành lập.

Sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian diễn ra các sự kiện:

A. 2 - 4 - 3 - 1. B. 3 - 4 - 1 - 2. C. 2 - 3 - 4 - 1. D. 4 - 2 - 1 - 3.

Câu 13. NB. Một trong những điểm nổi bật của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội V tại Liên Xô.

B. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.

C. Phát xít Nhật mở rộng xâm lược Đông Dương.

D. Phát xít Nhật gây ra chiến tranh Thái Bình Dương.

Câu 14.TH. Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.

B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Câu 15.NB. Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)?

A. Báo cáo chính trị. B. Luận cương chính trị.

C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. D. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng.

Câu 16VDC. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?

A. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.

B. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.

C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

D. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu17.TH. Thành phần phức tạp, tổ chức lỏng lẻo, địa bàn hoạt động hẹp là những đặc điểm của tổ chức

A. Cộng sản đoàn. B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 18.NB. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới được xác định trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) là

A. giành độc lập dân tộc. B. giành dân chủ, bảo vệ hòa bình.

C. chống phát xít, chống chiến tranh. D. tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình.

(3)

Câu 19. NB. Chính sách nào được Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thực hiện ở Đông Dương những năm 1936 – 1939?

A. Chính sách Kinh tế chỉ huy. B. Đầu tư khai thác thuộc địa.

C. Đáp ứng các yêu sách của nhân dân. D. Ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí.

Câu 20.TH. Mặt trận được Đảng ta thành lập năm 1936 có tên gọi là gì?

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh.

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 21.VD. “Quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia”. Đây là đặc điểm của giai đoạn đấu tranh nào của lịch sử dân tộc trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?

A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Phong trào dân chủ 1936-1939

C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. D. Cuộc đấu tranh chuẩn bị lực lượng cách mạng.

Câu 22.NB. Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là

A. cao trào kháng Nhật cứu nước. B. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.

C. phong trào chống Nhật cứu nước. D. phong trào kháng Pháp đuổi Nhật.

Câu 23. NB. Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh.

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 24. NB Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?

A. Giảm tô, giảm thuế. B. Cơm áo và hòa bình.

C. Chia lại ruộng đất công. D. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói.

Câu 25. VDC. Cho các sự kiện sau, hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian:

1. Thành lập Đảng cộng sản Đông dương.

2. Hội nghị lần VIII của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung ương 3. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập.

A. 1,2,3 B.2,3,1 C.1,3,2 D,3,2,1

Câu 26. TH. Hội nghi Trung ương lần thứ 6 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng như thế nào?

A.Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. B.Xác định đúng kể thù là phát xít Nhật.

C.Mở rông vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương. D.Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 27.VD. Nhà thơ Tố Hữu viết:

“Ba mươi năm chân không mỏi Mà đến bây giờ mới tới nơi”

Đó là hai câu thơ nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy, Người về nước vào thời điểm nào? Ở đâu?

A. Ngày 25-1-1941 tại Pác Bó – Cao Bằng. B. Ngày 28-1-1941 tại Tân Trào - Tuyên Quang.

(4)

C. Ngày 28-1-1941 tại Pắc Bó – Cao Bằng. D. Ngày 28-2-1941 tại Hà Nội.

Câu 28TH. Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trân Liên Việt. B. Mặt trận Đồng Minh.

C. Mặt trận Việt Minh. D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đến Đông Dương.

Câu 29VD. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người?

A. đồng chí Võ Nguyên Giáp – Có 36 người. B.Do đồng chí Trường Chinh – Có 34 người.

C. Do đồng chí Phạm Hùng – Có 35 người. D.Do đồng chí Hoàng Sâm – Có 34 người.

Câu 30TH Khó khăn nghiêm trọng về tài chính của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là:

A. Chính quyền cách mạng chưa nắm được ngân hàng Đông Dương.

B. Quân Trung hoa dân quốc tung ra thị trường các loại tiền làm mất giá.

C. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.

D. Nạn lạm phát, giá cả tăng nhanh.

Câu 31.TH Di sản văn hóa lạc hậu nhất do chế độ thực dân phong kiến để lại cho nước ta là:

A. Hơn 90% dân số mù chữ. B. tình trạng nghiện hút nhiều.

C. Nền giáo dục không khoa học. D. Nạn mê tín dị đoan ở nông thôn phổ biến.

Câu 32. NB. Quốc hội Việt Nam họp phiên đầu tiên ở thủ đô Hà Nội:

A. 6-1-1946. B. 2-3-1946. C. 6-3-1946. D. 19-12-1946.

Câu 33. NB Nam Bộ kháng chiến được tính từ ngày.

A. 2-9-1945.. B. 23-9-1945. C. 6-3-1946. D. 19-12-1946.

Câu 34. VD Cuộc kháng chiến trong các đô thị ta chủ trương giữ Hà Nội trong bao nhiêu lâu?

A. Một tháng. B. Hai tháng. C. Hai tuần. D. Một tuần.

Câu 35.TH. Dân tộc ta kháng chiến chống Pháp và quân can thiệp Mĩ khi nào ? A. Năm 1945. B. Năm 1946. C. Năm 1949 D. Năm 1950.

Câu 36.NB. Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm Đông Khê ngày 17/9/1950 ?

A. La Vân Cầu. B. Trừ Văn Thố. C. Phan Đình Giót. D. Trần Cừ.

Câu 37.VD. Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch nào ? A. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ Tát-xi-nhi. B. Kế hoạch Rơ ve.

C. Kế hoạch Va luy. D. Kế hoạch Na va.

Câu 38NB. "Hành lang Đông Tây" do thực dân Pháp xây dựng không đi qua tỉnh nào dưới đây?

A. Hà Nội. B. Tỉnh Sơn La. C. Tỉnh Quảng Ninh. D. Tỉnh Hoà Bình.

Câu 39VDC. Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 ?

A. Đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.

B. Tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; làm thất bại kế hoạch đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp.

C. Bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.

D. Tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.

Câu 40 NB. Sau cách mạng tháng Tám Chính phủ Pháp cử phái đoàn do ai chỉ huy sang Đông Dương.

A. Xanh Tơ ni B. Lơ cơ léc. C. Đờ gôn. D. Đờ cát.

Referensi

Dokumen terkait

Sự đồng hành Hà Nội, Huế, Sài Gòn trong cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân yêu nước, trong