• Tidak ada hasil yang ditemukan

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH 1. Biểu ... - OLM server cdn3

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH 1. Biểu ... - OLM server cdn3"

Copied!
12
0
0

Teks penuh

(1)

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

1. Biểu diễn thông tin trong máy tính.

- Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng dãy các bit. Mỗi bít là một kí hiệu 0 hoặc 1, hay còn được gọi là chữ số nhị phân.

- Bit là đơn vị đo nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

2. Đơn vị đo lường.

Một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin

*************************************************************

BÀI 1: IC3 GS6: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ

1. Bộ nhớ (Memory):

Để chạy chương trình, tạo và sử dụng tệp, máy tính cần có bộ nhớ và không gian lưu trữ. Về mặt vật lý, bộ nhớ bao gồm các chip nằm bên trong đơn vị hệ thống. Số lượng chip nhớ trong máy tính và dung lượng của mỗi chip quyết định dung lượng bộ nhớ khả dụng.

Máy tính sử dụng hai loại bộ nhớ cơ bản:

a) Bộ nhớ chỉ đọc: Read-only memory (ROM).

Read Only Memory bộ nhớ chỉ đọc, là một thiết bị nhớ hoặc phương tiện lưu trữ thông tin vĩnh viễn. Nó cũng là đơn vị bộ nhớ chính của máy tính cùng với bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). Nó được gọi là bộ nhớ chỉ đọc vì chúng ta chỉ có thể đọc các chương trình và dữ liệu được lưu trữ trên đó nhưng không thể ghi trên đó. Nó bị hạn chế để đọc các từ được lưu trữ vĩnh viễn trong đơn vị.

(2)

b) Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Random-access memory (RAM).

- RAM được sử dụng để lưu trữ thông tin tạm thời.

- Dữ liệu (Data) và chương trình được tải từ thiết bị lưu trữ vào bộ nhớ RAM. Sau đó, dữ liệu và chương trình sẽ được chuyển từ RAM đến CPU.

RAM là bộ nhớ khả biến (volatile), nghĩa là tất cả thông tin chứa trong RAM sẽ bị xóa khi tắt máy tính.

- Tất cả phần mềm (bao gồm cả Hệ điều hành) đều yêu cầu một dung lượng RAM tối thiểu để chạy chương trình thành công. Mỗi chương trình phần mềm hoặc tập tin cần một dung lượng RAM khác nhau.

- Mỗi khi khởi chạy chương trình hoặc mở một tập tin, thì dung lượng RAM được sử dụng. Vì vậy, càng nhiều tập tin được mở và nhiều chương trình chạy cùng một lúc thì nhu cầu RAM được sử dụng càng nhiều.

- Nguyên tắc chung là: càng nhiều RAM thì càng tốt.

2. Bộ lưu trữ (Storage):

- Tất cả các chương trình và tập tin cần phải được lưu trên máy tính trong thiết bị lưu trữ.

- Các thiết bị lưu trữ có thể ở bên trong (Internal) hoặc bên ngoài (External) máy tính.

Dù ở bên trong hay bên ngoài máy tính cũng đều được xem là thiết bị lưu trữ cục bộ.

Lưu trữ từ xa là lưu trữ ở máy tính khác trên mạng (Network Storage) hoặc lưu trữ đám mây (Cloud Storage).

Các thiết bị lưu trữ phổ biến:

Đĩa cứng (Hard Disks)

 Được xem là thiết bị lưu trữ trung tâm bên trong máy tính, lưu trữ cả dữ liệu và chương trình.

 Các chương trình phần mềm (kể cả Hệ điều hành) phải được cài đặt (Installed) trên đĩa cứng trước khi sử dụng.

 Ổ đĩa cứng truyền thống HDDs (Hard Disk Drivers): Bao gồm các đĩa kim loại/nhựa phủ lớp từ tính, xoay quanh một trục, đầu đọc di chuyển bên trên mặt đĩa (nhưng không tiếp xúc) để đọc/ghi dữ liệu.

 Ổ cứng thể rắn SSDs (Solid State Drivers): Ổ cứng thể rắn bao gồm các chip nhớ flash kết nối với nhau để lưu dữ liệu ngay cả khi tắt nguồn.

(3)

Ổ đĩa ngoài (External Drives): Là ổ cứng chứa trong vỏ và được gắn vào máy tính với một dây như một thiết bị ngoại vi.

Bộ nhớ lưu trữ flash (Flash Memory Storage) trong máy tính bảng (Tablets) và điện thoại (Phones): Được cài đặt trực tiếp trên bo mạch hệ thống. Tất cả các thiết bị di động đều thiết kế bộ nhớ lưu trữ trên bo mạch hệ thống (Onboard).

Đĩa Flash (Flash Drives): Ổ đĩa flash (còn gọi là Jump Drives hoặc Thumb Drives) là thiết bị lưu trữ di động dung lượng lớn sử dụng chip nhớ flash.

Thẻ kỹ thuật số an toàn SD Card (Secure Digital Cards): Là thiết bị lưu trữ bộ nhớ flash nhỏ, dung lượng cao. Thẻ SD là thiết bị lưu trữ phổ biến cho máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, máy nghe nhạc MP3 và hệ thống GPS.

Đĩa quang và ổ đĩa (Optical Discs and Drives):

 Được thiết kế để đọc đĩa CDs (Compact Discs) và Đĩa đa năng/Video đa năng DVDs (Digital Versatile/Video Discs).

 Ổ đĩa CD-ROM (Compact Disc Read Only Memory) hoặc ổ đĩa DVD-ROM tương tự như trình phát (Player) trong hệ thống giải trí âm thanh/video.

 Ổ đĩa ghi quang học, sử dụng phần mềm đặc biệt cho phép ghi “burn” hoặc ghi dữ liệu vào đĩa.

*****************************************************

(4)

CHỦ ĐỀ 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET BÀI 1: IC3 GS6: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ

MÔ TẢ CÁC KHÁI NIỆM KẾT NỐI MẠNG

I. Khái niệm về mạng.

- Mạng nói chung là một hệ thống để di chuyển các đối tượng hoặc thông tin.

- Trong điện toán, mạng là sự sắp xếp của các máy tính (và các thiết bị điện toán bổ sung) được kết nối theo cách mà chúng có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin.

- Các mạng riêng lẻ cũng có thể được kết nối với các mạng khác để hình thành mạng lớn hơn được gọi là liên kết mạng.

- Có nhiều loại mạng khác nhau (mạng di động, mạng điện thoại, Internet). Tuy khác nhau nhưng các mạng đều có thể kết nối với nhau.

- Một mạng có thể bao gồm hai hoặc ba máy tính trong một phòng đơn, trong khi kết nối internet có thể bao gồm hàng triệu máy tính được kết nối trên toàn cầu.

1. Cơ sở hạ tầng là tất cả.

Cơ sở hạ tầng là cấu trúc vật lý cơ bản, cần thiết cho hoạt động của dịch vụ hoặc doanh nghiệp, là phần cứng hỗ trợ truyền dữ liệu như: cáp quang, vệ tinh trên quỹ đạo trái đất, máy chủ, bộ định tuyến, các thiết bị đầu cuối, …

a) Mạng là chìa khóa.

Chúng ta nói mạng là chìa khóa vì tất cả các mạng di động, mạng điện thoại và

Internet đều kết nối với nhau, các mạng riêng tư (trong nhà, trường học, doanh nghiệp) cũng như máy tính và thiết bị máy tính kết nối với nhau nên tất cả chúng ta đều được kết nối với nhau thông qua mạng.

b) Tại sao phải sử dụng mạng?

Mạng được sử dụng rộng rãi bởi vì tính thực tế và hữu ích. Sử dụng mạng cho phép chia sẻ tập tin, tài nguyên (máy in, máy quét, …) và chia sẻ kết nối Internet.

c) Chia sẻ kết nối Internet.

Không chỉ các máy tính (trong nhà/văn phòng) có thể chia sẻ kết nối Internet, mà các thiết bị hỗ trợ Internet như Smartphones, Tablets, Video game consoles, Blue-ray players, TVs, … đều có thể chia sẻ kết nối Internet duy nhất đó. Cụ thể là:

 Truyền phát âm thanh và video đến các thiết bị khác nhau;

(5)

 Chia sẻ phương tiện được lưu trữ giữa các thiết bị;

 Chia sẻ và sao lưu các tập tin;

 Chơi trò chơi trực tuyến (Game Online)

Việc chia sẻ các kết nối Internet liên quan đến hai khái niệm: Streaming (Truyền phát) và Downloading (tải xuống). Vậy Streaming và Downloading là gì?

 Downloading: Là quá trình sao chép tập tin từ máy chủ trên Internet sang thiết bị của người dùng. Khi một tập tin đã được tải xuống, người dùng có thể truy cập nó bất cứ lúc nào, ngay cả khi không có kết nối Internet.

 Streaming: Là quá trình để một tập tin được gửi đến thiết bị trong một luồng liên tục và ổn định.

2. Các chuẩn và cáp Ethernet.

Kết nối Ethernet truyền dữ liệu theo một trong ba tốc độ tiêu chuẩn:

 Gigabit Ethernet: 1Gbps;

 Fast Ethernet: 100Mbps;

 10Base-T Ethernet: 10Mbps.

Ngoại trừ chuẩn Ethernet 10 Mbps, mạng Ethernet nhanh hơn, ổn định hơn và an toàn hơn hầu hết các mạng không dây.

Các loại cáp mạng:

 Cat 5 - hỗ trợ truyền dữ liệu ở tốc độ 10Mbps và 100Mbps;

 Cat 5e - hỗ trợ truyền dữ liệu ở tốc độ 10Mbps, 100Mbps và 1Gbps;

 Cat 6 - hỗ trợ truyền dữ liệu ở tốc độ 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps và 10Gbps;

 Cat 6a - giống như Cat 6 nhưng được thiết kế để giảm nhiễu tín hiệu.

3. Card giao diện mạng NIC (Network Interface Card).

Để tạo kết nối Ethernet giữa máy tính và mạng LAN, máy tính phải có Card mạng NIC.

NICs được sản xuất để hỗ trợ các tốc độ truyền dữ liệu khác nhau (10Mbps, 100Mbps và 1Gbps).

NIC có thể được tích hợp hoặc có thể được thêm vào bên trong hoặc bên ngoài thiết bị.

II. Khắc phục sự cố kết nối.

Kết nối mạng là một trong các nguyên nhân phổ biến:

Kiểm tra địa chỉ IP bằng cách sử dụng lệnh ipconfig hoặc Windows Network and Sharing Center. Hầu hết các địa chỉ IP LAN tương tự như 192.168.1.103.

 Nếu địa chỉ IP bắt đầu bằng 169.254 hoặc 0.0.0.0, nghĩa là hệ thống chưa nhận được địa chỉ IP hợp lệ. Hãy đảm bảo rằng cáp Ethernet được kết nối an toàn (nếu không, hãy ngắt kết nối và sau đó kết nối lại).

(6)

 Nếu điều này không giải quyết được vấn đề, hãy thử tắt bộ định tuyến băng thông rộng trong 20 giây, sau đó khởi động lại. Khi bộ định tuyến đã hoạt động đầy đủ, hãy khởi động lại máy tính. Máy tính sẽ nhận được một địa chỉ IP mới từ bộ định tuyến và có thể kết nối với Internet.

Nếu hệ thống có địa chỉ IP hợp lệ, nhưng không thể kết nối với Internet, cần phải khởi động lại modem băng thông rộng. Đôi khi, ISP gửi các bản cập nhật phần mềm cho người dùng modem và thường thì modem yêu cầu khởi động lại.

 Tắt modem và bộ định tuyến băng thông rộng trong một phút;

 Khởi động lại modem. Khi modem hoạt động, hãy khởi động lại bộ định tuyến;

 Khi modem và bộ định tuyến được khởi động lại, hãy khởi động lại máy tính một lần nữa.

Nếu khởi động lại thiết bị mạng mà vẫn không giải quyết được vấn đề, hãy gọi cho ISP. Họ có thể tạm ngừng dịch vụ để tìm sự cố hoặc có thể giúp khắc phục sự cố qua điện thoại.

 Nếu gọi cho ISP, hãy chuẩn bị cung cấp thông tin cho chuyên gia kỹ thuật như địa chỉ IP, tốc độ kết nối, …

Nếu gặp sự cố khi kết nối với mạng Wi-Fi, hãy kiểm tra các mục sau:

 Bộ điều hợp (Adapter) không dây đã được bật chưa? Đôi khi, bộ điều hợp không dây bị tắt để tiết kiệm pin.

 Mật khẩu mạng Wi-Fi có thay đổi không?

 Thiết bị có đủ gần với điểm phát sóng Wi-Fi không? Các thiết bị WLAN có phạm vi giới hạn, đặc biệt nếu chúng đang sử dụng các tiêu chuẩn WLAN cũ hơn như 802.11b hoặc 802.11g.

***************************************************************

BÀI 1: IC3 GS6: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ (Tiếp theo) XÁC ĐỊNH CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT SỐ VÀ KẾT NỐI I. Nhận dạng các thiết bị:

Người dùng tương tác với máy tính thông qua các thiết bị nhập (Input Devices) và thiết bị xuất (Output Devices).

 Thiết bị nhập (Input Devices): Có chức năng gửi thông tin đến máy tính.

 Thiết bị xuất (Output Devices): Có chức năng gửi thông tin đi từ máy tính.

Ví dụ:

 Bàn phím và thiết bị trỏ là thiết bị nhập cơ bản.

 Màn hình, máy in và loa là những thiết bị xuất cơ bản.

Màn hình cảm ứng đóng vai trò như cả thiết bị nhập và xuất vì bạn có thể chạm vào màn hình để nhập thông tin và màn hình hiển thị kết quả đầu ra.

1. Thiết bị nhập.

a) Bàn phím (Keyboards).

Bàn phím có thể là bàn phím vật lý hoặc bàn phím ảo (Virtual Keyboard), là công cụ chủ yếu gửi thông tin đến máy tính.

(7)

Bàn phím ảo được sử dụng trên các thiết bị có màn hình cảm ứng (Smart Phones, Tables). Bàn phím vậy lý kết nối với máy tính (Desktop Computers) hoặc tích hợp trên máy tính Laptops, Chromebooks.

Một số bàn phím vật lý được thiết kế công thái học (Ergonomics) để bảo vệ chống lại hội chứng đau cổ tay.

b) Chuột (Mouse).

Trượt hoặc kéo chuột trên một bề mặt phẳng, con trỏ chuột trên màn hình phản chiếu sẽ chuyển động.

Một thiết bị chuột thường có hai nút, được sử dụng để chọn và kích hoạt các tính năng trên màn hình.

Các mục có thể được chọn bằng một lần nhấp chuột hoặc kích hoạt bằng cách nhấp đúp.

Hiển thị menu phím tắt bằng cách nhấp chuột phải

c) Bàn di chuột (Touchpad).

Thiết bị bàn di chuột cho phép bạn sử dụng ngón tay của mình để di chuyển con trỏ chuột trên màn hình.

Phổ biến trên máy tính xách tay, cho phép sử dụng ngón tay để di chuyển con trỏ chuột trên màn hình (có thể được mua riêng để sử dụng với máy tính để bàn). Bàn di chuột có hai nút hoạt động giống như nút trái và phải trên chuột.

d) Bút từ (Stylus).

Bút cảm ứng là một thiết bị đầu vào trông tương tự như bút và có thể được sử dụng thay cho ngón tay của bạn để chọn hoặc kích hoạt một mục trên màn hình cảm ứng. Nhấn nhẹ bút cảm ứng vào tùy chọn trên màn hình mà bạn muốn chọn hoặc kích hoạt.

(8)

Ví dụ: trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, bạn có thể sử dụng bút cảm ứng để “quay” các chữ số của số điện thoại, khởi động ứng dụng hoặc viết văn bản.

Tùy thuộc vào hệ thống và các chương trình có sẵn cho thiết bị đó, bạn cũng có thể sử dụng bút cảm ứng để vẽ hình dạng hoặc sơ đồ.

Các thiết bị trỏ thuộc loại này thường được thiết kế ở dạng bút nhưng cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau và cũng có thể được gọi là máy ghi kỹ thuật số.

e) Màn hình cảm ứng (Touch Screens).

Màn hình cảm ứng là thiết bị hiển thị cho phép bạn tương tác với thiết bị máy tính bằng cách chạm vào các vùng trên màn hình. Máy tính bảng và điện thoại thông minh dựa vào màn hình cảm ứng để nhận thông tin nhập của người dùng. Các thiết bị này hiển thị bàn phím ảo và bàn phím quay số cho người dùng và người dùng “nhập” bằng cách chạm vào các phím trên màn hình thích hợp.

Một số máy tính xách tay có màn hình cảm ứng và bạn cũng có thể mua màn hình độc lập với chức năng màn hình cảm ứng.

2. Thiết bị xuất.

a) Micrô (Microphones).

Micrô cho phép bạn ghi lại âm thanh và chuyển đổi chúng thành định dạng kỹ thuật số để sử dụng trên máy tính.

Phần mềm chuyên dụng thậm chí có thể nhận dạng giọng nói của bạn khi bạn nói vào micrô và chuyển những gì bạn nói thành các ký tự văn bản xuất hiện trên màn hình.

Micrô thường không được đi kèm với máy tính để bàn mặc dù nhiều máy tính xách tay mới hơn bao gồm micrô lắp sẵn.

Ngoài ra còn có nhiều micrô với chất lượng khác nhau để mua riêng và bạn có thể mua micrô đi kèm với tai nghe để có âm thanh chất lượng hơn.

(9)

b) Màn hình (Monitors).

Màn hình là thiết bị đầu ra cho phép bạn xem thông tin mà máy tính hiển thị. Tất cả các màn hình đều có công tắc nguồn cũng như các nút điều khiển độ sáng và độ tương phản để điều chỉnh hình ảnh trên màn hình.

Màn hình có nhiều kích cỡ, độ phân giải và loại khác nhau; màn hình càng lớn thì hình ảnh hiển thị trên màn hình càng lớn và màn hình càng đắt tiền.

Độ phân giải hay khả năng hiển thị hình ảnh của màn hình là phép đo dựa trên các mức độ sắc nét và rõ ràng của hình ảnh hiển thị và là một yếu tố trong giá cả.

c) Máy in (Printers).

Máy in chuyển đổi những gì trên màn hình thành bản in khi bạn kích hoạt lệnh in. Tất cả các ứng dụng đều cho phép bạn chọn các tùy chọn in khác nhau, chẳng hạn như hướng ngang hoặc dọc, khổ giấy và nạp thủ công hoặc tự động.

Một số loại máy in khác nhau có sẵn, chẳng hạn như máy in phun, máy in laser, máy in ảnh và máy in allin-one; những gì bạn chọn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.

d) Máy chiếu (Projectors).

Máy chiếu hiển thị bài thuyết trình trên một bề mặt lớn, chẳng hạn như màn hình hoặc tường. Đầu ra có thể được hướng đến cả màn hình máy tính xách tay và máy chiếu, cho phép người thuyết trình chú thích và điều hướng các trang chiếu trực tiếp trên máy tính xách tay trong khi sự chú ý của khán giả tập trung vào màn hình. Máy chiếu có kích thước, tính di động và độ phân giải khác nhau được bán rộng rãi và thường kết nối với máy tính xách tay hoặc hệ thống máy tính để bàn bằng cáp video tiêu chuẩn

(10)

e) Loa (Speakers).

Loa phát âm thanh được lưu dưới dạng tệp kỹ thuật số trên máy tính. Các dạng tệp âm thanh khác nhau, chẳng hạn như .mp3, .wav hoặc .wma có thể được sử dụng để lưu trữ âm thanh và định dạng tệp được sử dụng trực tiếp xác định chất lượng âm thanh của tệp âm thanh.

3. Thiết bị kết nối (Connectors).

Hầu hết các hệ thống máy tính bao gồm (ít nhất một số) các cổng sau:

 Cổng kết nối Video (Video ports): Kết nối màn hình, máy chiếu và thậm chí cả TV với máy tính nhằm mục đích hiển thị đầu ra.

 Cổng kết nối mạng (Network ports): Cho phép kết nối mạng.

 Cổng âm thanh (Audio ports): Truyền âm thanh từ card âm thanh đến loa ngoài hoặc tai nghe. Các cổng này đôi khi được gọi là giắc cắm.

 Cổng USB (Universal Serial Bus (USB) ports): Cho phép gắn nhiều loại thiết bị (máy in, máy quét, máy ảnh, ổ đĩa flash, bàn phím, thiết bị chuột, v.v.) vào máy tính.

a) Cổng và kết nối Video (Video Ports and Connectors).

Cổng video cho phép bạn kết nối màn hình, máy chiếu hoặc TV với máy tính để hiển thị đầu ra video.

Cổng video máy tính chuẩn bao gồm:

 Video Graphics Adapter (VGA);

 Digital Video Interface (DVI);

 High-Definition Multimedia Interface (HDMI).

b) Cổng kết nối mạng và đầu nối mạng (Network Ports and Connectors).

Cổng kết nối mạng (Network Port) trên máy tính cho phép kết nối với mạng cục bộ (LAN) bằng cáp mạng. Cổng mạng được biết đến bằng nhiều tên: cổng Ethernet, cổng mạng và cổng LAN.

Cáp mạng (LAN) và đầu nối được sử dụng phổ biến là cáp xoắn đôi (Twisted pair) và đầu nối RJ-45.

(11)

c) Cổng âm thanh và đầu nối (Audio Ports and Connectors).

Các cổng chuyên dụng trên card âm thanh (Sound card) cho phép kết nối các thiết bị âm thanh như loa (Speakers), tai nghe (Headphones) hoặc micro (Microphones) với máy tính.

Thông thường, các giắc cắm có đánh dấu các biểu tượng và được nhận dạng bằng các màu như sau:

 Màu hồng (Pink): Microphone;

 Xanh nhạt (Light blue) – Đường vào (Line In): Tape player hoặc CD Player;

 Xanh chanh (Lime green) – Đường ra (Line out): Speaker hoặc Headphone.

Lưu ý: Nhiều thiết bị âm thanh như Headsets, Speakers và Microphones kết nối với máy tính thông qua kết nối USB hoặc kết nối Bluetooth không dây.

d) Cổng USB và đầu nối (USB Ports and Connectors).

Cổng USB (Universal Serial Bus) cho phép kết nối một loạt các thiết bị ngoại vi với máy tính (Mouse, Keyboards, Joysticks, Tablets, Printers, …).

Cổng USB còn cung cấp năng lượng nên còn được sử dụng làm tiêu chuẩn sạc cho các thiết bị có pin sạc lại.

Cổng USB có các phiên bản như sau:

 Phiên bản 2.0 có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 480Mbps;

 Phiên bản 3.0 (được gọi là SuperSpeed USB) có tốc độ tối đa trên lý thuyết là 5Gbps;

 Phiên bản 3.1 Thế hệ 1 gần giống với USB 3.0, ngoại trừ việc hỗ trợ kết nối mới;

 Phiên bản 3.1 thế hệ 2 hứa hẹn tốc độ lên tới 10Gbps.

Các loại kết nối

 Khi các thiết bị di động đã trở nên nhỏ hơn, tiêu chuẩn USB đã áp dụng các đầu nối có các kích thước khác nhau.

 Đầu nối loại A là đầu nối hình chữ nhật phẳng quen thuộc.

 Đầu nối Mini và Micro thường được tìm thấy trên các thiết bị có cấu hình mỏng.

(12)

Ổ đĩa Flash USB

 Là thiết bị lưu trữ dữ liệu bộ nhớ flash được tích hợp với đầu nối USB.

 Chuẩn lưu trữ dung lượng lớn USB được hỗ trợ bởi các Hệ điều hành hiện đại như Windows, Mac OS X và Linux.

 Nên nhấp chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa Flash và nhấp vào Eject trước khi lấy ổ đĩa flash ra khỏi cổng kết nối.

Referensi

Dokumen terkait

Đối với mực in M1, sau khi được ứng dụng vào máy in và thực nghiệm in khối trụ được thiết kế trên phần mềm Autocad kết hợp sử dụng Gcode lập trình quỹ đạo chuyển động của mũi in trên