• Tidak ada hasil yang ditemukan

báo cáo kế toán về việc thực hiện Báo cáo tích hợp trong các Doanh nghiệp Quản lý và Khai thác Công trình Thủy lợi Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Membagikan "báo cáo kế toán về việc thực hiện Báo cáo tích hợp trong các Doanh nghiệp Quản lý và Khai thác Công trình Thủy lợi Việt Nam"

Copied!
11
0
0

Teks penuh

(1)

báo cáo kế toán về việc thực hiện Báo cáo tích hợp trong các Doanh nghiệp Quản lý và Khai thác Công trình Thủy lợi Việt Nam

Hoàng Thị Mai Lan

Đại học Thủy Lợi

Ngày nhận: 21/10/2019 Ngày nhận bản sửa: 21/11/2019 Ngày duyệt đăng: 20/12/2019

Báo cáo tích hợp (IR) cung cấp thông tin cho các bên liên quan về thông tin tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa doanh nghiệp (DN) với người lao động, xã hội và môi trường. Vì vậy IR là một công cụ hữu hiệu để giám sát việc quản lý sử dụng các nguồn lực, tài sản của nhà nước trong các DN có vốn sở hữu thuộc nhà nước. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước (SOE) cùng với việc công bố báo cáo tài chính (BCTC) thì còn công bố các báo cáo phi tài chính khác về trách nhiệm xã hội và tác động của DN đến các bên liên quan khác. IR vẫn là một khái niệm mới mẻ và chưa được triển khai ở SOE nói chung và các doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thủy lợi ViệtNam (VIDMC) nói riêng. Mục đích của nghiên cứu này là để khám phá nhận thức của các

Perception of Accounting Report Preparers and Users on the Implementation of Integrated Reporting in Vietnamese Irrigation and Drainage Management Companies

Abstract: Integrated report (IR) provides information to related parties about financial information, business results and the relationship between enterprises with employees, society and environment. Therefore, IR is an effective tool to monitor the management and use of state resources and assets in state-owned enterprises (SOEs). In Vietnam, when SOEs publish their financial statements, they also publish non-financial statements related to social responsibility and the impact of enterpise on related parties. IR is still a new concept and has not been implemented in SOEs in general and Vietnamese Irrigation and Drainage Management Companies (VIDMC) in particular. The purpose of this study is to explore the experts’ perceptions of advantages and disadvantages of the IR that is implemented in VIDMC in the future. Based on interviews with the board of directors, the chief accountant, the accountant at VIDMC and the managers of provincial department of finance, it shows that although there are challenges in implementing IR, the benefits are more significant, so experts have great expectations for the future of IR in VIDMC. The results of the research also suggest to the State and VIDMC to make IR application feasible in the future.

Keywords: Perception, Integrated Reporting, Stated Owned Enterprise, Vietnamese Irrigation and Drainage Management Companies

Lan Thi Mai Hoang,

Email: hoangthimailan@gmail.com Thuy Loi University

(2)

chuyên gia về lợi ích và khó khăn của việc VIDMC áp dụng IR trong tương lai. Trên cơ sở phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng, nhân viên kế toán tại VIDMC và các trưởng phòng quản lý DN thuộc Sở Tài chính tỉnh cho thấy, mặc dù có những bất lợi trong việc thực hiện IR nhưng lợi ích mà báo cáo này mang lại đáng kể nên các chuyên gia có sự kỳ vọng lớn vào tương lai của IR ở các DN này. Kết quả của nghiên cứu cũng gợi ý những khuyến nghị đối với nhà nước và VIDMC cho việc áp dụng IR một cách khả thi trong tương lai.

Từ khóa: Báo cáo tích hợp (IR), doanh nghiệp nhà nước, nhận thức, doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thủy lợi Việt Nam

1. Giới thiệu

IR đang được quan tâm từ các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức hợp tác kinh tế và các nhà nghiên cứu trong cả SOE và DN tư nhân. Theo Mahmood Surty và cộng sự (2018), IR được định nghĩa là báo cáo cho thấy và minh họa các mối liên kết giữa chiến lược của DN, quản trị và hiệu quả tài chính với bối cảnh xã hội, môi trường và kinh tế mà DN hoạt động. Khái niệm này được phát triển từ khái niệm IR của Hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế, IR là phương thức truyền thông súc tích về cách thức mà chiến lược, công tác quản trị, tình hình hoạt động và triển vọng của tổ chức dẫn đến việc tạo ra giá trị trong ngắn, trung và dài hạn, đặt trong bối cảnh môi trường bên ngoài mà tổ chức chịu chi phối (IIRC, 2013). IR có thể hỗ trợ các SOE đạt được trách nhiệm và tập trung vào mục tiêu đảm nhiệm (Mark Hoffman, 2012).

Hơn nữa IR giải thích về chiến lược, làm rõ mô hình hoạt động, quản lý điều hành, kết quả đạt được so với chiến lược đã đề ra, trình bày về các cơ hội và rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải (Mark Hoffman, 2012). Vì vậy, IR có thể giúp DN đưa ra các quyết định bền vững hơn và cho phép các nhà đầu tư và các bên liên quan khác hiểu làm thế nào để DN thực hiện nhiệm vụ và sứ mệnh của mình.

Trên thế giới, IR đầu tiên được công bố vào năm 2010 và năm 2013, Hội đồng Báo cáo tích hợp quốc tế ban hành khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tích hợp. Nam phi là quốc gia đầu tiên bắt buộc thực hiện IR, và trong tương lai số lượng các quốc gia bắt buộc thực hiện IR được dự báo là sẽ tăng lên. Tại Liên Minh Châu Âu, các DN có số lượng lao động trên 500 người yêu cầu bắt buộc phải báo cáo minh bạch thông tin về quyền con người, trách nhiệm với xã hội và môi trường, và việc chuyển đổi sang IR đang được đề xuất thực hiện.

Các quốc gia khác như Brazil, Nhật Bản, New Zealand đang tiến hành nghiên cứu, tiến tới việc triển khai IR ở các DN có lợi ích công chúng (Gülçin Yildirim và cộng sự, 2017).

Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, IR chưa bắt buộc áp dụng đối với bất kỳ DN nào, kể cả các DN có lợi ích công chúng và SOE. Việc triển khai áp dụng IR mang tính chất tự nguyện và hiện nay, Tập đoàn Bảo Việt là đơn vị tiên phong thực hiện IR và có những phản hồi tích cực. Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt cho rằng IR là thước đo để DN đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững qua nhiều năm, đồng thời giúp DN nhận ra mình đang ở đâu và cần phát triển theo hướng nào để tạo giá trị lâu dài cho

(3)

DN và các bên liên quan (Thời báo Tài chính, 2018).

VIDMC là SOE cung cấp dịch vụ công ích- những DN sử dụng công quỹ và nguồn lực khan hiếm của Nhà nước và cung cấp dịch vụ thiết yếu gắn với đời sống sản xuất nông nghiệp. VIDMC thực hiện sứ mệnh đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp có tưới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần cung cấp, tạo nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực, phòng chống khắc phục, hạn chế tác hại do nước gây ra. Thông tin tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đóng góp của VIDMC với xã hội cần được công khai minh bạch, để Nhà nước và công chúng có thể giám sát giá trị mà DN mang lại từ việc sử dụng tài sản của Nhà nước. IR là một công cụ truyền tải thông tin có thể giúp cân bằng được mục tiêu đó. VIDMC hiện nay thể hiện trách nhiệm giải trình thông qua công bố các BCTC và phi tài chính theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP, Nghị định 87/2015/NĐ- CP và Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Bài báo này tập trung nghiên cứu khả năng áp dụng IR trong tương lai của VIDMC.

Thông qua phỏng vấn các chuyên gia, tác giả khám phá về thực trạng báo cáo kế toán của VIDMC có hỗ trợ DN đạt được mục tiêu hay không và nhận thức của các chuyên gia về lợi ích và khó khăn trong việc thực hiện IR tại các DN này 2. Tổng quan nghiên cứu

IR hiện nay mang tính thời sự được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, do IR phần lớn là chưa bắt buộc ở các quốc gia trên thế giới, vì vậy hiện nay có rất nhiều

công trình nghiên cứu về lợi ích và vai trò của IR. Atkins, J. và cộng sự (2015) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra các nhà đầu tư ở Nam Phi rất ủng hộ việc các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) công bố IR và IR là một phần không thể thiếu của các tổ chức uy tín. Tuy nhiên các nhà đầu tư cho rằng, các IR quá dài và có cấu trúc lặp lại khó theo dõi và phân tích, vì vậy các báo cáo này cần ngắn gọn và tập trung hơn vào các số liệu chính về tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến hiệu suất và tính bền vững của DN. Lee, K. W.

và cộng sự (2016) chỉ ra mối liên hệ giữa IR và định giá DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích mà IR vượt xa so với chi phí để lập trình bày và công bố báo cáo này, đồng thời IR cải thiện môi trường thông tin trong các công ty có các nghiệp vụ và quy mô phức tạp. Ngoài ra, IR giúp giảm thiểu sự bất cân xứng về thông tin giữa người quản lý DN và các đối tượng bên ngoài có nhu cầu sử dụng thông tin.

Barth, M.E và cộng sự (2017), thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu của Nam Phi, nơi IR là bắt buộc, đã chỉ ra có mối liên hệ tích cực giữa chất lượng IR và giá trị DN.

Như vậy IR đã giúp DN đạt được mục tiêu kép đó là thông tin cung cấp ra cho các đối tượng bên ngoài được cải thiện và giúp cho các quyết định nội bộ hiệu quả hơn. Hugo A. Macias (2017), thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá việc thực hiện khuôn khổ IR của các DN ở Colombia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các DN không áp dụng trình bày IR, với các DN áp dụng là những DN có nhu cầu cao về vốn để mở rộng ra thị trường quốc tế. Tác giả của nghiên cứu đưa ra kết luận IR có ý nghĩa trong sự tăng trưởng bền vững của DN.

Mahmood Surty và cộng sự (2018) đã tổng hợp vai trò của IR đối với SOE, đó là hỗ trợ các DN này đạt được trách nhiệm

(4)

của mình bao gồm: (i) Giúp đạt được các mục tiêu của SOE; (ii) cung cấp cho các bên liên quan có cái nhìn sâu sắc về mục tiêu và hiệu suất của DN; (iii) cung cấp một sự đảm bảo rằng SOE đã đưa ra các quyết định bền vững; (iv) giúp các bên liên quan thấy được giá trị của của SOE tạo ra một cách tổng thể thông qua cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính; (v) thông qua IR, các bên liên quan đưa ra các giải pháp và tác động trong việc thay đổi quản lý.

Nguyễn Thị Hồng Nga và cộng sự (2018) đã làm nổi bật vai trò của IR trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của DN.

Nghiên cứu tiến hành đánh giá chất lượng công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các DN niêm yết trên TTCK giữa hai thời điểm trước và sau khi Thông tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực. Kết quả cho thấy các DN đã tăng cường tiết lộ các thông tin về trách nhiệm xã hội và môi trường nhưng chất lượng thông tin không có sự thay đổi đáng kể so với trước đó.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng tính minh bạch thông tin, trong đó có giải pháp nhà nước cần nghiên cứu ban hành các quy định pháp luật về báo cáo tích hợp.

Lập, trình bày và công bố IR chủ yếu là tự nguyện và đang còn mới ở các quốc gia, do đó các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng tiến hành tập trung nghiên cứu về nhận thức của các đối tượng như nhà đầu tư, người lập báo cáo, các nhà quản lý về lợi ích cũng như nhược điểm của IR này.

Từ các bằng chứng thu thập được qua các cuộc phỏng vấn với các nhà đầu tư, Slack và cộng sự (2016) đưa ra kết luận nhu cầu sử dụng IR ngày càng tăng và sự cần thiết phải có khuôn khổ hay khung của IR.

Phần lớn người được phỏng vấn ủng hộ sự

thay đổi hệ thống báo cáo hiện tại của DN để có thể kết nối thông tin tốt hơn về chiến lược, rủi ro và kiểm soát giá trị DN. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng IR sẽ tạo ra áp lực đối với các DN cần thay đổi cả về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để có thể lập và trình bày IR chất lượng đáp ứng được nhu cầu đó. Chaidali (2017) lại tiến hành khám phá nhận thức của những người chịu trách nhiệm lập báo cáo, nghiên cứu chỉ ra những người được phỏng vấn tỏ ra thiếu sự tin tưởng đối với thành công của IR. Hơn nữa, họ cũng cho rằng việc lập ra IR sẽ đòi hỏi chi phí cao và nội dung của báo cáo thiếu liên kết, không rõ ràng và quá dài. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2018) được thực hiện dựa trên khảo sát 300 công ty niêm yết trên TTCK để đánh giá nhận thức của các nhà quản lý về các lợi ích, thách thức và yêu cầu đào tạo của các DN cho việc lập và phát hành IR ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có công ty nào lập và trình bày IR, một số công ty đang cân nhắc việc lập báo cáo này, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhận thức của các nhà quản lý là yếu tố quyết định trong việc áp dụng và triển khai IR. Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định vai trò và lợi ích của IR mang lại, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu có luồng nhận thức khác nhau về sự thành công của IR. Ngoài ra, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào nhận thức về IR trong các DN niêm yết trên TTCK, mà ít các nghiên cứu đối với SOE.

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia, bao gồm Giám đốc VIDMC, Kế toán trưởng VIDMC, Kế toán viên VIDMC và trưởng phòng phụ trách DN

(5)

của Sở Tài chính thông qua 40 cuộc phỏng vấn được tiến hành từ tháng 12/2018 đến tháng 7/2019. Mục đích của nghiên cứu hướng tới điều tra nhận thức về khả năng thực hiện IR trong VIDMC. Trong đó, Giám đốc VIDMC, Kế toán trưởng VIDMC và Kế toán viên VIDMC đại diện cho chủ thể thực hiện lập, trình bày và công bố IR; Giám đốc VIDMC và Trưởng phòng phụ trách DN của Sở Tài chính đại diện cho người sử dụng thông tin kế toán.

Giám đốc VIDMC sử dụng thông tin kế toán trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Trưởng phòng phụ trách DN của Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu sử dụng thông tin trong việc kiểm tra giám sát tình hình quản lý sử dụng tài sản và nguồn lực của nhà nước. VIDMC là các DN 100%

thuộc sở hữu vốn của nhà nước và có cơ quan đại diện chủ sở hữu là UBND tỉnh.

UBND tỉnh phân cấp quản lý cho các Sở Tài chính, vàchức năng nhiệm vụ này được đảm nhiệm bởi phòng phụ trách DN.

Đồng thời, VIDMC là các DN cung cấp dịch vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Hiện nay, dịch vụ này đang được Nhà nước chi trả hộ thủy lợi phí cho các đối tượng sử dụng nước, do vậy đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính và kết quả hoạt động của DN này chủ yếu là cơ quan đại diện chủ sở hữu. Bảng 1 tóm tắt đặc điểm của các chuyên gia (người được phỏng vấn).

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá và được thực hiện với một nhóm nhỏ nghiên cứu, do vậy về số lượng mẫu thu thập không có một con số được xem là lý tưởng cho các tình huống được lựa chọn và tồn tại nhiều quan điểm.

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo quan điểm đại diện các VIDMC và các Sở Tài chính ở các khu vực địa lí khác nhau trên toàn quốc bao gồm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc (1 tỉnh), Vùng Đồng bằng sông Hồng (4 tỉnh), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (2 tỉnh), Vùng Đông Nam Bộ (1 tỉnh), Vùng Tây Nguyên (1 tỉnh) và Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (1 tỉnh).

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại văn phòng làm việc của người được phỏng vấn. Trong một số trường hợp không thể thực hiện trực tiếp thì việc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại.

Các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm và việc ghi chép được thay thế trong trường hợp người được phỏng vấn không đồng ý ghi âm. Trước khi tiến hành phỏng vấn, người tham gia được gửi email về mục đích và nội dung phỏng vấn, đồng thời gửi các tài liệu giới thiệu về IR về vai trò, mục đích, nội dung của IR và mẫu IR đã được lập ở một số DN của Việt Nam.

Tất cả người được phỏng vấn được ẩn danh và khuyến khích nói chuyện dài về nhận thức của họ. Mỗi cuộc phỏng vấn Bảng 1. Đặc điểm của người được phỏng vấn

TT Vai trò Số lượng Kinh nghiệm làm việc

1 Giám đốc VIDMC 10 3 -10 năm

2 Kế toán trưởng VIDMC 10 3 -10 năm

3 Kế toán viên VIDMC 10 3-10 năm

4 Trưởng phòng phụ trách DN của sở tài chính các tỉnh 10 3-10 năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(6)

kéo dài trong khoảng thời gian từ 50 đến 90 phút theo định dạng bán cấu trúc với các câu hỏi liên quan đến hai nội dung bao gồm: Thực trạng báo cáo kế toán trong VIDMC và nhận thức của các chuyên gia về IR. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi mở đồng thời yêu cầu người tham gia phỏng vấn đánh giá cơ hội và lợi ích, rào cản và thách thức khi lập IR bằng thang đo Likert từ 1 đến 5. Dữ liệu phỏng vấn được phân loại thành các chủ đề chính, phân tích và tổng hợp đưa ra quan điểm của những người tham gia phỏng vấn.

4. Kết quả và thảo luận

Kết quả của các phỏng vấn đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng báo cáo kế toán tại VIDMC, nhận thức của các chuyên gia về IR.

4.1. Thực trạng về báo cáo kế toán tại VIDMC

Những người tham gia phỏng vấn đều nhận thức đầy đủ về vai trò ý nghĩa của hệ thống báo cáo kế toán của VIDMC trong việc quản lý điều hành, kiểm soát nguồn lực, hiệu quả hoạt động và thể hiện trách nhiệm giải trình minh bạch thông tin. Các báo cáo kế toán này bao gồm các báo cáo riêng rẽ trình bày thông tin tài chính và phi tài chính được công khai trên cổng thông tin của DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu và được nộp cho Sở Tài chính và Bộ Tài chính. Các loại báo cáo kế toán trong VIDMC được thể hiện trong Bảng 2.

Khoảng 60% ý kiến đồng thuận cho rằng hệ thống báo cáo hiện nay của VIDMC quá nhiều loại báo cáo, lộn xộn, phức tạp và thông tin chồng chéo giữa các báo cáo;

chất lượng của báo cáo chưa đáp ứng được kỳ vọng về tính trung thực, khách quan và đầy đủ của người sử dụng thông tin. Một

trong các kế toán trưởng nhận xét: “Hiện nay, bên cạnh BCTC hàng năm, chúng tôi phải lập hơn 10 loại báo cáo để công khai và nộp cho Sở Tài chính, bộ phận kế toán phải mất nhiều thời gian, thủ tục trong việc lập các báo cáo này”. Hoặc ý kiến khác “Nhiều thông tin đã trình bày trên BCTC lại phải trình bày lại trên các báo cáo theo Nghị định 81, 87 và 91, việc làm này khiến chúng tôi quá tải khối lượng công việc và không cần thiết”. Bên cạnh đó, đại diện của Sở Tài chính cũng cho rằng: “Hàng quý và hàng năm chúng tôi phải tiếp nhận quá nhiều báo cáo, giữa các báo cáo có sự trùng lặp thông tin”,

“Các thông tin rải rác ở các báo cáo khác nhau, vì vậy chúng tôi không có thông tin một cách toàn cảnh và hệ thống để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN”, “Thông tin trình bày trên các báo cáo này nhiều khi mang tính chất hình thức, chưa mô tả đúng bản chất của các nghiệp vụ và sự kiện”.

4.2. Nhận thức của chuyên gia về IR Trong phần này các câu hỏi nghiên cứu xoay quanh về các nội dung gồm: Mức độ hiểu biết của các chuyên gia về IR; lợi ích về IR; những trở ngại, thách thức và khả năng áp dụng IR đối với VIDMC.

Mức độ hiểu biết của các chuyên gia về IR Nhìn chung mức độ hiểu biết của các chuyên gia về IR ở mức trung bình và mức thấp. Kết quả phỏng vấn cho thấy khoảng 42,5% số người không biết về IR trước khi tác giả gửi email (trong đó có 6/10 Giám đốc và 5/10 trưởng phòng quản lý DN của Sở Tài chính) và 37,5% từng nghe về khái niệm IR. Trong khi đó chỉ có khoảng 12,5% chuyên gia có sự hiểu biết về nội dung kết cấu của IR và 7,5% chuyên gia

(7)

còn lại có sự hiểu biết tốt về nội dung, kết cấu và khung hướng dẫn quốc tế về lập và trình bày IR. Mặc dù mức độ hiểu biết về IR trước khi tác giả gửi email của Giám đốc và Trưởng phòng quản lý DN của Sở Tài chính là thấp, tuy nhiên trong các cuộc phỏng vấn, hai đối tượng này lại thể hiện thái độ hứng thú tìm hiểu về xu hướng quốc tế cũng như tương lai của IR hơn các đối tượng còn lại.

Lợi ích của IR

Tác giả nhận được sự phản hồi rất tích cực từ thái độ của những người được phỏng vấn về lợi ích tiềm năng của IR và chỉ có khoảng 15% không chắc chắn về lợi ích

mà IR mang lại cho VIDMC. Một giám đốc xác định IR cung cấp những thông tin dài hạn về hiệu suất hoạt động của DN trong tương lai, giúp xác định và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, ý tưởng về lập và trình bày IR được khoảng 55% kế toán trưởng và kế toán viên ủng hộ vì họ cho rằng IR có thể thay thế toàn bộ lượng lớn báo cáo kế toán hiện nay mà họ đang phải thực hiện, giúp họ tiết kiệm thời gian và giảm áp lực về khối lượng công việc. Trong khi đó, các kế toán trưởng và kế toán viên còn lại tỏ ra hài lòng với hệ thống báo cáo hiện nay và không thích có sự thay đổi nào trong tương lai. Trưởng phòng quản lý DN của Sở Tài chính kỳ vọng về IR sẽ cung cấp Bảng 2. Các loại báo cáo kế toán trong VIDMC

TT Báo cáo Văn bản pháp lý

1 Báo cáo tài chính

Chuẩn mực và chế độ kế toán, Nghị định 81/2015/NĐ-CP, Nghị định 87/2015/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP

2 Chiến lược phát triển của DN Nghị định 81/2015/NĐ-CP

3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm

năm của DN Nghị định 81/2015/NĐ-CP

4 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng

năm của DN Nghị định 81/2015/NĐ-CP

5 Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và ba năm gần nhất tính đến năm

báo cáo Nghị định 81/2015/NĐ-CP

6 Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách

nhiệm xã hội khác Nghị định 81/2015/NĐ-CP

7 Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới DN hàng năm Nghị định 81/2015/NĐ-CP 8 Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của DN Nghị định 81/2015/NĐ-CP 9 Báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN Nghị định 81/2015/NĐ-CP

10 Báo cáo bất thường Nghị định 81/2015/NĐ-CP

Nghị định 87/2015/NĐ-CP 11 Báo cáo đánh giá tình hình tài chính Nghị định 91/2015/NĐ-CP 12 Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán Nghị định 87/2015/NĐ-CP 13 Báo cáo tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh Nghị định 87/2015/NĐ-CP

14 Báo cáo về tình hình tái cơ cấu DN Nghị định 87/2015/NĐ-CP Nguồn: Tác giả tổng hợp

(8)

một cơ sở rõ ràng và chi tiết hơn về hoạt động DN để họ có thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động cũng như giám sát được tài sản, nguồn lực của nhà nước mà VIDMC đang sử dụng. Hình 1 cho thấy nhận thức của các chuyên gia về cơ hội và lợi ích khi thực hiện IR

Giá trị trung bình của các chuyên gia đánh giá cơ hội và lợi ích khi thực hiện IR là 4,02. Giá trị này thể hiện các chuyên gia đánh giá cao về vai trò mà IR sẽ mang lại, đặc biệt là giảm số lượng báo cáo và nâng cao chất lượng của thông tin kế toán. Qua đó IR giúp tăng tính minh bạch và thể hiện trách nhiệm giải trình của VIDMC, tăng niềm tin của công chúng đối với VIDMC trong việc sử dụng các tài sản của nhà nước và sứ mệnh, mục tiêu mà DN đảm nhiệm.

Những trở ngại và thách thức trong việc áp dụng IR đối với VIDMC

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, IR còn khá mới lạ với đại đa số những người làm kế toán tài chính và quản lý điều hành DN, vì vậy song song với những lợi ích thì việc thực hiện IR cũng gặp nhiều trở

ngại và thách thức. Với câu hỏi “Theo quí vị, có những khó khăn và trở ngại gì trong nguồn nhân lực, điều kiện vật chất, tài chính quy định pháp lý và các vấn đề khác khi áp dụng IR”, một số ý kiến được sự đồng thuận cao như: “IR phức tạp hơn so với các báo cáo đang thực hiện hiện nay và có nhiều khái niệm mới mẻ, trình độ nhân viên kế toán của chúng tôi chưa thể đáp ứng được yêu cầu trong việc lập và trình bày báo cáo này”; “IR cung cấp các thông tin một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện về các hoạt động trong DN, do vậy đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin có thể liên kết các bộ phận phòng ban trong DN một cách hiệu quả nhất”; “IR tiết lộ nhiều thông tin mà chúng tôi cho rằng cần phải được bảo mật”.

Tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ khó khăn và trở ngại khi thực hiện IR trong VIDMC tại Hình 2.

Giá trị trung bình của các câu trả lời đối với khó khăn và trở ngại trong việc lập IR là 4,15, như vậy để có thể áp dụng IR thì VIDMC phải đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là các khó khăn tài chính, nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin.

Hình 1. Nhận thức của chuyên gia về cơ hội và lợi ích khi thực hiện IR

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phỏng vấn

(9)

Hơn nữa Nhà nước cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc thay đổi các quy định pháp lý về kế toán và kiểm toán để các DN có thể áp dụng được.

Khả năng áp dụng IR trong VIDMC Với câu hỏi: “Quý vị có mong muốn các VIDMC thực hiện lập IR trong tương lai không? Nếu thực hiện thì có thể áp dụng trong bao nhiêu năm tới?”, có 57,5%

chuyên gia kỳ vọng trong tương lai VIDMC sẽ áp dụng IR thay thế cho các báo cáo kế toán hiện hành. Tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng cần phải có thời gian để có thể chuẩn bị sẵn sàng về mặt tài chính, trình độ năng lực chuyên môn và cơ sở vật chất. Trong số những người được hỏi thì có 7,5% chuyên gia cho rằng thời gian có thể áp dụng ít nhất là 5 năm nữa, 10% cho rằng ít nhất 10 năm nữa, 27,5%

người cho rằng chỉ có thể triển khai sau 10 năm nữa; còn lại không có ý kiến hoặc ý kiến không thể triển khai vì có sự hoài nghi về tính khả thi ở VIDMC.

5. Kết luận

Kết quả phỏng vấn cho thấy có một quan điểm rộng rãi là thực trạng báo cáo kế toán trong VIDMC hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin đồng thời số lượng báo cáo lớn, chồng chéo làm tốn kém thời gian và chi phí trong công tác lập và trình bày báo cáo. Sự xuất hiện của IR sẽ giúp khắc phục những hạn chế của hệ thống báo cáo hiện có bao gồm việc giảm tải số lượng báo cáo, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của VIMDC, tạo sự kết nối thông tin tài chính và phi tài chính cung cấp cho người sử dụng BCTC một bức tranh toàn thể về chiến lược, mục tiêu, kết quả, hiệu suất trong ngắn hạn, dài hạn và trung hạn.

Mặc dù việc thực hiện và triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức đối với VIDMC, nhưng các chuyên gia, đặc biệt là Giám đốc VIDMC và trưởng phòng quản lý DN của Sở Tài chính vẫn mong đợi việc áp dụng IR trong tương lai vì những lợi ích mà nó mang lại nhiều hơn là những khó khăn, trở ngại. Theo các chuyên gia, để có thể thực hiện được IR thì VIDMC cũng như nhà nước phải đồng bộ thực hiện Hình 2. Nhận thức của các chuyên gia về khó khăn và trở ngại trong việc thực hiện IR

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phỏng vấn

(10)

các giải pháp. Việc triển khai thực hiện IR phải là một quá trình có sự chuẩn bị cả về năng lực, trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng và hành lang pháp lý, cụ thể:

- Nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ người làm kế toán trong VIDMC: Nhà

nước nên thúc đẩy các trường đại học triển khai giảng dạy, nghiên cứu về IR để IR không còn là một khái niệm mới mẻ; Bộ Tài chính cần cung cấp các tài liệu về IR, mở các lớp đào tạo cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, các VIDMC tạo điều

Tài liệu tham khảo

1. Atkins, J. and Maroun, W. (2015), “Integrated reporting in South Africa in 2012: perspectives from South African institutional investors”, Meditari Accountancy Research, Vol. 23 No. 2, pp. 197-221.

2. Barth, M.E. Cahan, S.F. Chen, L. and Venter, E.R. (2017), “The economic consequences associated with integrated report quality: early evidence from a mandatory setting” Accounting, Organizations and Society 62 pp. 43-64.

3. Bộ Tài chính (2003), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán DN.

5. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2015 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

6. Chính phủ (2015), Nghị định 91/2015/NĐ-CP ban hành ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

7. Chính phủ (2015), Nghị định 87/2015/NĐ-CP ban hành ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

8. Chính phủ (2015), Nghị định 81/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18/9/2015 về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.

9. Gülçin Yildirim, Tugçe Uzun Kocamis và Figen Öker Türüdüoglu (2017), “Companies Integrated Reporting: A Template for Energy Companies”, Accounting and Corporate Reporting - Today and Tomorrow, Edited by Soner Gokten.

10. Hugo A. Macias, Angelica Farfan-Lievano (2017), “Integrated reporting as a strategy for firm growth: Multiple case study in Colombia”, Meditari Accountancy Research.

11. International Integrated Reporting Council (IIRC) (2013), The international framework, available at: http://

integratedreporting.org/ resource/international-ir-framework.

12. Lee, K. W., & Yeo, G. H. H. (2016), “The association between integrated reporting and firm valuation”, Review of Quantitative Finance and Accounting, 47, 1221e1250.

13. Mahmood Surty, Yaeesh Yasseen, Nirupa Padia (2018), Trends in Integrated Reporting: A State-Owned Company Analysis, Southern African Business Review https://upjournals.co.za/index.php/SABR Volume 22 | 2018 | #3841 | 22 pages.

14. Mark Hoffman (2012), Applying Integrated Reporting principles in the public sector, KPMG, Integrated Reporting Issue 2: Performance Insight through Better Business Reporting.

15. Nguyen Thi Thu Hang, Tran Van Thuan (2018), “Perceptions of Corporate Executives in the Adoption of Integrated Reporting in Vietnam”, International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2018), pp 145- 155.

16. Nguyen Thi Hong Nga, Hoang Thi Viet Ha, Luu Duc Tuyen (2018), “Preparing for Integrated Report: The Vietnamese Enterprises Need to Improve the Quality of Annual Reports”, International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2018), pp 99- 112.

17. P.P. Chaidali, M.J. Jones, (2017), It’s a matter of trust: Exploring the perceptions of Integrated Reporting preparers, Crit Perspect Account, http://dx.doi.org/10.1016/j.cpa.2017.08.001

18. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

19. Slack, R. and Campell, D. (2016), Meeting users’ information needs: the use and usefulness of Integrated Reporting, Project report. Association of Chartered Certified Accountants (ACCA), London.

20. Vickneswaran Anojan (2019), “Perception of Accounting Experts on the Implementation of Integrated Reporting in Sri Lanka”, Global Journals of management and business research: Accounting and Auditing, Volume 19 Issue 1 Version 1.0 Year 2019.

21. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thong-tin-doanh-nghiep/2018-10-03/bao-viet-chia-se-kinh-nghiem-lap-bao- cao-theo-tieu-chuan-quoc-te-tai-asrs-62670.aspx

xem tiếp trang 80

(11)

Nẵng”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 2 (40)- 2016.

9. Ngô Trần Tuất (2017), “Xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp để thu hút vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 2 (46)- 2017.

10. Nguyễn Xuân Thiên (2015), “Tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm trung bộ để thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển ngành Du lịch”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 7 năm 2015.

11. Nguyễn Thị Thu Hằng (2019), “Giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 3/2019.

12. Phạm Thiên Hoàng (2019), “Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số tháng 5/ 2019.

13. Tổng cục thống Kê, Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019.

14. Website: http://www.quangngai.gov.vn/sokhdt/Pages/home.aspx, http://www.danang.gov.vn, fia.mpi.gov.vn.

tiếp theo trang 43

kiện cho nhân viên kế toán được học tập, cập nhật và nâng cao kiến kiến thức.

- Ban Giám đốc và Ban Quản lý DN cần nâng cao nhận thức và tích cực tham gia vào quá trình thực hiện IR.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin trong VIDMC, đặc biệt là máy móc thiết bị và nền tảng công nghệ thông tin, triển khai các phần mềm quản lý trong toàn DN.

- Nhà nước xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về lập, trình bày và công bố IR đối với SOE và các hướng dẫn cụ thể kèm theo.

- Nghiên cứu triển khai quy định về kiểm toán và xây dựng quy trình và phương pháp kiểm toán đối với IR. ■

Referensi

Dokumen terkait

Sự tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự các nước trên thế giới và Việt Nam về biện pháp bồi thường thiệt hại Qua nghiên cứu pháp luật một số nước nói trên, có

ĐÁNH GIÁ VỀ THÔNG TIN VÀ ĐỘ DÀI Ở các mục trước, chúng tôi định nghĩa và đề xuất một số phương pháp để nhận được các tóm tắt tối ưu.. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp này,