• Tidak ada hasil yang ditemukan

thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ và xác định ... - TÓM TẮT

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ và xác định ... - TÓM TẮT"

Copied!
1
0
0

Teks penuh

(1)

TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu hại - thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ và xác định hiệu lực trừ sâu ngọn mít nghệ của một số loại nông dược tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An”. Đề tài được thực hiện tại Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ tỉnh Long An từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.

Đề tài tiến hành điều tra sâu hại cây mít nghệ dựa theo phương pháp điều tra của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1997). Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu đục ngọn của một số loại nông dược được thực hiện theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, với 4 loại thuốc là Diazan 60EC (0,3%), Kinomec 3,8EC (0,5%), BiAn 40EC (0,06%), Dantotsu 16WSG (0,04%).

Từ một số kết quả thu được đề tài có một số kết luận cho biết

+ Trong thời gian điều tra ghi nhận được 12 loài sâu hại trên cây mít nghệ, trong đó có loài sâu đục ngọn (Glyphodes caesalis W.) và sâu ăn lá (đang định danh) là hai loài sâu hại chính có tần suất hiện diện lần lượt là 27,89% và 34,44%.

+ Ngoài ra, cũng trong thời gian này đã phát hiện 5 loài thiên địch bắt mồi, trong đó có loài kiến vàng với tần suất hiện diện là 2,89%.

+ Sâu đục ngọn gây hại tập trung trên cây mít nghệ hai năm tuổi vào tháng 6 với tỷ lệ chồi bị hại 10% và mật số 0,09 con/chồi. Sâu ăn lá gây hại sớm hơn vào tháng 4 với mật số 0,51 con/lá và tỷ lệ lá bị hại là 40,02%.

+ Các loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu đục ngọn cao ở 5 ngày sau phun, thuốc Kinomec 3,8EC (0,5%) và Dantotsu 16WSG (0,04%) có hiệu lực trừ sâu đạt 89,12% và 88,55%.

Referensi

Dokumen terkait

Bài nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu về nhu cầu đọc sách văn học nghệ thuật của sinh viên một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Vinh nhằm giới thiệu khái quát về tầm quan trọng của

Ø Tùy theo loại kết quả số liệu phân tích nghiên cứu và số liệu tóm tắt mà người nghiên cứu có thể trình bày kết quả theo một trong những dạng sau: dạng văn viết text, dạng bảng, dạng