• Tidak ada hasil yang ditemukan

TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRONG HÈ

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRONG HÈ"

Copied!
3
0
0

Teks penuh

(1)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TIẾT 123

TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRONG HÈ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Học sinh củng cố và nâng cao kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu, kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý theo yêu cầu của đề bài NLXH, NLVH, kĩ năng viết bài đạt hiệu quả cao.

- Biết nhận diện các lỗi sai khi làm bài, viết bài kiểm tra, biết khắc phục, rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau.

- Định hướng nội dung ôn tập trong hè B. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI

1.Đọc lại đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn - Phân tích đề

- Lập dàn ý

- Nhớ lại bài làm và xác định các nội dung cần rút kinh nghiệm.

2. Hệ thống lại toàn bộ kiến thức trong chương trình Ngữ văn lớp 11 gồm 3 phần:

văn học, tiếng Việt và Làm văn.

- Hệ thống hóa kiến thức bằng bảng tổng hợp, trong đó có sự so sánh đối chiếu.

- Rèn luyện các kĩ năng về đọc – hiểu văn bản văn học, sử dụng tiếng Việt và kĩ năng làm văn.

C. CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN TẬP TRONG HÈ

-Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

1

(2)

-Vì sao chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyên tàu đi qua,Thạch Lam muốn nói gì với người đọc?

Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

- Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

- Phân tích các chân dung biếm họa trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.

- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này.

- Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:

…“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”

Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?

- Phân tích những mâu thuẫn trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn trong đoạn trích - Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng

- Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

- Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận -Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Phân tích bài thơ Chiều tối ( Mộ) - Hồ Chí Minh

- Đọc Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

2

(3)

Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong bài thơ đã học của Bác:

Chiều tối. Từ chất thép, chất tình đó, anh (chị) hiểu được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh.

- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.

- Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau :

“ Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi,

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

(Từ ấy – Tố Hữu)

3

Referensi

Dokumen terkait

1 Phân tích khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH: Phương pháp khảo sát khả năng ức chế gốc tự do DPPH của cao chiết thân dây cóc được thực hiện theo phương pháp của Shekhar and