• Tidak ada hasil yang ditemukan

View of BIOEFFICACY OF EXTRACTS FROM LANTANA CAMARA L. AGAINST SPODOPTERA EXIGUA

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "View of BIOEFFICACY OF EXTRACTS FROM LANTANA CAMARA L. AGAINST SPODOPTERA EXIGUA"

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

DA LÁNG (Spodoptera exigua) TỪ DỊCH TRÍCH CÂY TRÂM ỔI (Lantana camara L.)

Nguyễn Phạm Tuấn1, Nguyễn Công Kha2, Nguyễn Hoài Vững3, Nguyễn Huỳnh Hoa Lí4, Nguyễn Phạm Tú5

BIOEFFICACY OF EXTRACTS FROM LANTANA CAMARA L. AGAINST SPODOPTERA EXIGUA

Nguyen Pham Tuan1, Nguyen Cong Kha2, Nguyen Hoai Vung3, Nguyen Huynh Hoa Li4, Nguyen Pham Tu5

Tóm tắtNghiên cứu “Khảo sát hiệu lực phòng trừ sinh học sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) từ dịch trích cây trâm ổi (Lantana camara L.)” nhằm tạo ra các sản phẩm có hiệu quả trong xử lí sâu hại và bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị cây dược liệu. Phân tích định tính cho thấy dịch trích có sự hiện diện của saponin, alkaloid, tanin và phenol. Dịch trích cây trâm ổi có hiệu lực tiêu diệt và ức chế tăng trưởng, tỉ lệ hóa nhộng và vũ hóa sâu xanh da láng ở nồng độ 35%. Hoạt động gây ngán ăn của dịch trích đánh giá qua thí nghiệm có sự chọn lọc và không có sự chọn lọc, hoạt động gây ngán ăn đạt hiệu quả 74% và 89,76% ở nồng độ dịch trích là 35%. Hiệu lực của dịch trích cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng trong nhà lưới, độ hữu hiệu cao nhất 71,57% sau tám ngày.

Từ khóa: cây trâm ổi, độ hữu hiệu, ngán ăn, nhà lưới, sâu xanh da láng.

AbstractStudy "Bioefficacy of extracts from Lantana camara L. against Spodoptera exigua"

to create products that are effective in treat- ing pests and protecting environment, improving the value of medicinal plants. Qualitative anal- ysis determined the presence of saponins, alka- loids, tannins and phenols compound in the ex-

1,2,3,4,5

Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang

tract. The extract of Lantana camara exhibited a good mortality effect, growth inhibitors and rate against Spodoptera exigua at 35% concentration.

Anti-feedant activity of L. camara extract was evaluated against diamondback moth by using a leaf-disc choice test and no-choice leaf test.

Spodoptera exigua feedding activity was signifi- cantly reduced almost 74% and 89,76 when 35%

leaf extract concentration was applied. The effect of Lantana camara extract against Spodoptera exigua in the greenhouse condition reached the highest efficiency at 71.57% after 8 days.

Keywords: antifeedant, greehouse, Lantana camara, mortality, S. exigua.

I. GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, chiến lược bảo vệ cây trồng trên thế giới đã có sự thay đổi cơ bản, người ta đã thấy rõ những mặt hạn chế của biện pháp sử dụng thuốc hóa học trong bảo vệ thực vật.

Việc áp dụng quá nhiều nông dược đã làm cho những loài sâu hại quan trọng như sâu xanh da láng, sâu khoang và sâu đục trái,.. . . trở nên kháng với nhiều loại thuốc trừ sâu (Sudhakaran, 2002).

Thuốc có nguồn gốc hóa học thường được sử dụng để điều trị một số sâu hại nhưng có những tác dụng phụ không mong muốn như ảnh hưởng đến sức khỏe con người; gây hiện tượng kháng thuốc trên sâu hại; ảnh hưởng đến môi trường; gây mất cân

(2)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN BỀN VỮNG”

bằng sinh thái; giá thành sản xuất cao. Xu hướng trên thế giới và Việt Nam là sử dụng các thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật vừa phong phú và rẻ tiền. Trong đó, thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ thực vật có nhiều đặc điểm thuận lợi hơn so với thuốc trừ sâu hóa học như hiệu quả trong điều trị sâu bệnh; thời gian lưu tồn ngắn, không có dư lượng thuốc và không gây tính kháng thuốc, không ảnh hưởng sức khỏe con người, vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường;

hạn chế ảnh hưởng đến các loài thiên địch, giúp cân bằng hệ sinh thái. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu “Khảo sát hiệu lực phòng trừ sinh học sâu xanh da láng (S. exigua) từ dịch trích cây trâm ổi (Lantana camara L.)” đã được thực hiện.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

A. Vật liệu nghiên cứu

Cây trâm ổi (Lantana camara L.) thu thập và lưu giữ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang. Hóa chất và thiết bị: ethanol, cân phân tích, máy li tâm, và một số hóa chất, thiết bị cần thiết khác.

B. Phương pháp nghiên cứu

Cây trâm ổi được rửa sạch và loại bỏ các bộ phận bị bệnh hoặc sâu hại. Nghiên cứu tạo dịch trích cây trâm ổi được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Bảo Ngọc Châu và ctv. (2016) và có sự thay đổi theo điều kiện thí nghiệm, lá cây trâm ổi được nghiền bằng máy xay sinh tố, ngâm dầm với dung môi là ethanol 80% theo tỉ lệ (1:10, w/v) và để 36 giờ trong tối. Tiến hành li tâm với tốc độ 4.000 vòng/phút trong 20 phút, thu phần dịch và bỏ phần cặn. Dịch được lọc qua giấy lọc Watman có đường kính lỗ lọc 0,45µm. Dịch lọc được cô cạn bằng máy cô quay chân không thu cao ethanol, bảo quản ở 4oC và tiến hành các thí nghiệm.

C. Xác định các hợp chất có hoạt tính sinh học trong dịch trích

Định tính một số hợp chất sinh học của dịch trích theo phương pháp của Yadav et al. (2014) (Bảng 1).

Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của dịch trích thực vật đối với sâu khoang trong điều kiện phòng thí nghiệm

Xác định giá trị LC50của sâu từ dịch trích thực vật

Phương pháp xác định độ độc của dịch trích thực vật đối với sâu xanh da láng được thực hiện theo phương pháp của Feng et al. (2012): dịch trích thực vật được pha loãng thành các mức nồng độ khác nhau và đối chứng (nước cất). Sử dụng phương pháp cho ăn nhỏ giọt (Nakai et al., 2001) để thực hiện thí nghiệm. Mỗi sâu xanh da láng tuổi 3 uống 2µL dịch trích thực vật, cá thể sâu sẽ được chuyển vào từng hộp nhỏ kích thước 30 mL có chứa thức ăn nhân tạo. Chỉ tiêu theo dõi: tính giá trị LC50bằng phần mềm Probit Or LOgit analysis (1987).

Khảo sát hiệu lực tiêu diệt và ức chế tăng trưởng sâu xanh da láng

Nghiên cứu hiệu lực tiêu diệt và ức chế tăng trưởng sâu xanh da láng của dịch trích thực vật từ cây trâm ổi được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Bảo Ngọc Châu và ctv. (2016) và có chỉnh sửa phù hợp điều kiện thí nghiệm: dịch trích thực vật được tiến hành pha loãng với nước cất thành các nồng độ 15%, 20%, 25% và 30%. Sâu xanh da láng (tuổi 3) cho vào trong các hộp nhựa thoáng khí (12 cm x 17 cm x 10 cm) có đặt sẵn một lọ thủy tinh 50 mL chứa 5-6 cây cải xanh, phần gốc.

Những con sâu còn sống sót ở thí nghiệm khảo sát hiệu lực tiêu diệt được tách ra nuôi riêng biệt và đánh dấu nghiệm thức cụ thể. Thay thức ăn và bông giữ ẩm hằng ngày, theo dõi tỉ lệ hóa nhộng và khả năng vũ hóa của chúng ở các nghiệm thức phun dịch chiết so với đối chứng. Tỉ lệ hóa nhộng và tỉ lệ vũ hóa riêng biệt đối với sâu xanh da láng được tính như sau:

Tỉ lệ hóa nhộng = (số sâu hóa nhộng/tổng số sâu ban đầu) x 100.

Tỉ lệ vũ hóa = (số nhộng vũ hóa/tổng số sâu ban đầu) x 100.

Khảo sát khả năng gây ngán ăn của dịch trích đối với sâu xanh da láng tuổi 3 trong điều kiện phòng thí nghiệm (thí nghiệm có sự chọn lọc và không có sự chọn lọc)

Nhúng ướt đều 5/10 miếng cải xanh vào các dung dịch tương ứng với từng nghiệm thức, dùng

(3)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN BỀN VỮNG”

Bảng 1. Định tính một số hợp chất sinh học trong dịch trích trâm ổi

kẹp vớt ra để trên giấy thấm để bay hơi tự nhiên từ 20-30 phút và 5/10 miếng cải xanh còn lại không nhúng, sau đó xếp xen kẽ các miếng cải xanh có tẩm dịch thử nghiệm và không tẩm dịch vào các đĩa petri chuẩn bị sẵn. Cho vào mỗi đĩa petri 10 ấu trùng sâu. Đậy nắp lại sau 24 giờ theo dõi và ghi nhận kết quả. Hiệu lực ngán ăn được đánh giá theo công thức Caasi (1983):

Chỉ số ngán ăn (CSNA) (%) = (C0 - Ci)/ C0 x 100

C0: tỉ lệ lá bị ăn ở nghiệm thức đối chứng; Ci: tỉ lệ lá bị ăn ở nghiệm thức thí nghiệm.

Tương tự thí nghiệm có chọn lọc thức ăn, nhưng nhúng ướt đều 10/10 miếng cải xanh và thực hiện tương tự.

Đánh giá hiệu quả của dịch trích thực vật đối với sâu xanh da láng trong điều kiện nhà lưới

Cây bắp cải được trồng trong nhà lưới tới 40 ngày tuổi, tiến hành thả sâu xanh da láng (10 con/cây). Sau khi tiến hành thả sâu, phun dịch trích thực vật có bổ sung chất bám dính ở các nồng độ khác nhau (25-35%).

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, với bốn nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại bốn lần (mỗi lần ba chậu).

- Tỉ lệ (%) sâu chết vào mỗi ngày sau khi xử lí ở các nghiệm thức.

- Độ hữu hiệu (ĐHH): hiệu đính bằng công thức (Abbort, 1925):

ĐHH (%) = (C-T)/C x 100 Trong đó:

C: phần trăm sâu còn sống ở nghiệm thức đối chứng.

T: phần trăm sâu còn sống ở nghiệm thức xử lí thuốc.

Chỉ tiêu theo dõi: tỉ lệ sâu sống và chết vào ngày 2, 4, 6 và 8 ngày sau khi phun dịch trích thực vật.

Phương pháp thống kê

Các số liệu được xử lí bằng phần mềm Excel và phần mềm Statgraphics 16.0. Kiểm tra sự khác biệt giữa các giá trị trung bình theo phép thử Duncan và LSD.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Xác định các hợp chất có hoạt tính sinh học trong dịch trích

Kết quả phân tích định tính bằng phương pháp hóa học cho thấy, dịch trích thực vật từ cây trâm ổi đều có sự hiện diện của các hợp chất sinh học nhưng khác nhau (Bảng 1). Cụ thể như sau, dịch trích cây trâm ổi có sự hiện diện của flavonoid, alkaloid, tanin và phenol.

Các polyphenol có mặt khắp nơi trong tự nhiên và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của côn trùng. Polyphenol có thể gây tác dụng nhanh và chậm phụ thuộc vào hợp chất.

Thí dụ: quercetin cho tác dụng nhanh vào ngày thứ nhất khi phun nhưng narangine, syringaldehyd

(4)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN BỀN VỮNG”

Bảng 2. Định tính hợp chất trong dịch trích cây trâm ổi

hoặc acid vanillic cho tác dụng ngày thứ tư sau khi phun. Sự kết hợp giữa polyphenol và các hợp chất khác (caffeic và acid ferulic, vanillin, luteolin 7-glucoside) có tác dụng ức chế và tiêu diệt côn trùng (côn trùng rơi vào trạng thái hôn mê hoặc chết sau 8 ngày phun thuốc). Độc tính của polyphenol có tương quan với hàm lượng của hợp chất trong thực vật Regnault-Roger et al. (2002).

Các tannin có tác dụng độc trực tiếp đối với một số loài côn trùng Raymond et al. (2011). Tannin ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sự phát triển của một số loài côn trùng gây hại Vandenborre et al.

(2011). Tannin làm giảm sự tăng trưởng của côn trùng qua cơ chế làm giảm số lượng trứng và trứng nhỏ hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn và sức khỏe của các cá nhân trong thế hệ tiếp theo (Meric, 2005).

Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của dịch trích thực vật đối với sâu khoang trong điều kiện phòng thí nghiệm

Xác định giá trị LC50của sâu từ dịch trích thực vật

Chỉ số LC50 của dịch trích từ cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng tuổi 3 giảm dần qua các ngày khảo sát. Vào thời điểm 3 ngày sau khi thử thuốc (NSKTT), chỉ số LC50của dịch trích từ cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng là 156,29%, cao hơn nhiều so với nồng độ gốc. Tuy nhiên, đến ngày thứ 6 sau khi thử thuốc (SKTT), chỉ số LC50 của dịch trích từ cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng là 29,66% (bằng 1/3,3 so với nồng độ gốc). Chỉ số LC50 của dịch trích từ cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng tiếp tục giảm cho đến ngày thứ 10 là 20,73% (Bảng 3).

Điều này được giải thích lí do là vì dịch trích từ

Bảng 3. Xác định giá trị LC50 của dịch trích từ cây trâm ổi với sâu xanh da láng

cây trâm ổi là chất có chứa hoạt tính sinh học nên cần có thời gian lây nhiễm và thời gian phản ứng với côn trùng gây hại khác nhau là khác nhau. Bên cạnh đó, hiệu quả của dịch trích thực vật còn phụ thuộc vào hàm lượng của các hợp chất có hoạt tính sinh học trong từng loại thực vật sử dụng nghiên cứu.

Khảo sát hiệu lực tiêu diệt và ức chế tăng trưởng sâu xanh da láng

Thí nghiệm tiêu diệt sâu xanh da láng theo dõi và ghi nhận liên tục trong 12 giờ đầu tiên, hiệu lực tiêu diệt sâu xanh da láng của dịch trích từ cây trâm ổi không có sự khác biệt qua phân tích thống kê (0,58-6,63%). Điều này chứng tỏ sau 12 giờ phun, hoạt lực của dịch trích vẫn chưa có tác dụng tiêu diệt sâu xanh da láng tuổi 3 (Bảng 4).

Đến thời điểm 24 giờ sau khi phun dịch trích, số sâu xanh da láng tuổi 3 chết sau 24 giờ phun dịch trích có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức về mặt thống kê. Đạt hiệu lực tiêu diệt sâu cao nhất là nghiệm thức chứa 30 và 35% dịch trích với hiệu quả tiêu diệt sâu lần lượt là: 18,43% và 21,14%.

Hiệu quả tiêu diệt sâu của các nồng độ tiếp tục tăng lên theo thời gian. Sau 48 giờ phun dịch trích, nghiệm thức chứa 30% và 35% dịch trích vẫn đạt hiệu quả cao nhất (37,22% và 52,78%). Đạt hiệu quả thấp nhất là nghiệm thức chứa 15% với hiệu quả 6,53%. Sự khác biệt giữa các nồng độ dịch trích thực vật thí nghiệm có thể là do hàm lượng các hoạt chất sinh học có trong các nồng độ khác nhau thì cho hàm lượng hoạt chất khác nhau nên hiệu quả giữa các nồng độ đối với côn trùng gây hại là khác nhau.

Bên cạnh hiệu lực tiêu diệt và ức chế tăng trưởng đối với sâu xanh da láng, dịch trích cây trâm ổi có khả năng ức chế quá trình hóa nhộng của sâu xanh da láng (Bảng 4). Ở nồng độ dịch

(5)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN BỀN VỮNG”

Bảng 4. Độ hữu hiệu (%) của dịch trích từ cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng

trích 15%, tỉ lệ hóa nhộng đạt 54,8%; ở nồng độ dịch trích 35%, tỉ lệ hóa nhộng đạt 34,5% và cao nhất ở nồng độ đối chứng với tỉ lệ hóa nhộng đạt 92%. Tương tự với tỉ lệ hóa nhộng, tỉ lệ vũ hóa đạt cao nhất ở nồng độ dịch trích là 15% tỉ lệ hóa nhộng đạt 92%; kế đến ở nồng độ dịch trích 20%, tỉ lệ hóa nhộng đạt 80,5%; thấp nhất là ở nồng độ dịch trích 35%, tỉ lệ hóa nhộng đạt 20,7%. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do ở nghiệm thức có nồng độ dịch trích thấp (15%) ít ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của sâu da láng hơn so với các nồng độ dịch trích cao nên tỉ lệ hóa nhộng và vũ hóa đạt cao hơn so với các nồng độ khác (Bảng 5 và Hình 1).

Bảng 5. Ảnh hưởng của các nồng độ dịch trích từ cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng đến tỉ lệ hóa

nhộng và tỉ lệ vũ hóa.

Khảo sát khả năng gây ngán ăn của dịch trích đối với sâu xanh da láng tuổi 3 trong điều kiện phòng thí nghiệm (thí nghiệm có sự chọn lọc và không có sự chọn lọc)

Dịch từ cây trâm ổi có khả năng gây ngán ăn cao đối với sâu xanh da láng tuổi 3 ở thí nghiệm có sự chọn lọc thức ăn. Nghiệm thức 35% gây ngán ăn cao nhất (74%), nghiệm thức 30% đạt tỉ lệ khá cao (58%), thấp nhất là nghiệm thức 15%

dịch trích (28,30%). Tương tự, dịch từ cây trâm ổi có khả năng gây ngán ăn cao đối với sâu xanh

Hình 1: Sâu xanh da láng Spodoptera exigua hóa nhộng không thành công và bị dị tật (a) Sâu xanh da láng Spodoptera exigua hóa nhộng không thành công; (b) Nhộng sâu xanh da láng Spodoptera exigua bị dị tật ở nồng độ dịch trích 35% sau 12 ngày phun.

da láng tuổi 3 ở thí nghiệm không có sự chọn lọc thức ăn. Nghiệm thức 35% gây ngán ăn cao nhất (89,67%), nghiệm thức 30% đạt tỉ lệ khá cao (79,09%), thấp nhất là nghiệm thức 15% dịch trích (48,30%) (Bảng 6). Kết quả thử nghiệm bước đầu cũng cho thấy dịch trích từ cây trâm ổi có khả năng gây ngán ăn rất cao đối với sâu xanh da láng tuổi 3 (Bảng 6). Trong khi đó, ở nghiệm thức đối chứng ở thí nghiệm có sự chọn lọc và không có sự chọn lọc thức ăn, các chỉ số đạt thấp nhất lần lượt là 0,7% và 20,7% so các nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật. Điều này có thể giải thích là do các nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật có chứa các hợp chất sinh học, tinh dầu và mùi gây khó chịu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của côn trùng gây hại. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bảo Châu và ctv. (2016) cho thấy, dịch trích cây ngũ sắc (cây trâm ổi) ở nồng độ dịch trích 35% cho hiệu quả chỉ số ngán ăn thí nghiệm có sự chọn lọc và chỉ số ngán ăn của thí nghiệm không có sự chọn lọc của sâu tơ đạt hiệu quả lần lượt là 86,98% và 92,75%.

Các hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá cây ngũ sắc như alkaloid, flavonoid, saponin/tanin,...

Trong đó, flavonoid là những hợp chất thứ cấp chiếm đa số trong cây ngũ sắc và có vai trò như thuốc phòng trừ sinh học (Reddy, 2013). Bên cạnh

(6)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN BỀN VỮNG”

đó, nghiên cứu bởi Yuan và Hu (2012) đã chứng minh khả năng gây ngán ăn từ dịch chiết lá cây ngũ sắc đối với loài mốiReticulitermes flavipesở cả hai thí nghiệm chọn lọc và không chọn lọc thức ăn.

Bảng 6. Chỉ số ngán ăn của dịch trích từ cây trâm ổi trên sâu xanh da láng

Đánh giá hiệu quả của dịch trích thực vật đối với sâu xanh da láng trong điều kiện nhà lưới

Xét hiệu quả của dịch trích cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng trong điều kiện nhà lưới theo từng nồng độ thí nghiệm cho thấy độ hữu hiệu của các nồng độ dịch trích cây trâm ổi tăng dần theo thời gian khảo sát (Bảng 7). Ở thời điểm 2 ngày sau khi phun (NSKP), hiệu quả của dịch trích cây trâm ổi dao động từ 6,53%-12,48%, hiệu quả đạt cao nhất ở nồng độ dịch trích Trâm ổi là 30 và 35% đạt độ hữu hiệu là 12,48%. Ở thời điểm 4 ngày sau khi phun (NSKP), độ hữu hiệu đạt cao nhất ở nồng độ dịch trích trâm ổi là 30 và 35%

lần lượt 37,22% và 39,23%. Đến ngày thứ 6 sau khi phun, độ hữu hiệu đạt cao nhất ở nồng độ dịch trích trâm ổi là 35%, đạt độ hữu hiệu là 63,43%; kế đến ở nồng độ 30%, độ hữu hiệu đạt 52,86%. Cuối cùng, ở thời điểm 8 NSKP, độ hữu hiệu của dịch trích cây trâm ổi nồng độ 35% cao nhất (71,57%) khác biệt so với nồng độ 20% cho hiệu quả thấp nhất (46,92%).

Qua kết quả thí nghiệm trong nhà lưới cho thấy, dịch trích cây trâm ổi có thể sử dụng để phòng trị đối với sâu xanh da láng tuổi 3. Ngoài ra, dịch chiết lá ngũ sắc còn có hiệu lực phòng trừ một trong ba loài sâu hại cải bắp, Plutella xylostella và còn giúp tăng năng suất cải bắp lên 22.80%

(Baidoo và Adam, 2012).

IV. KẾT LUẬN

Kết quả dịch trích cây trâm ổi có khả năng tiêu diệt, ức chế quá trình hóa nhộng của sâu non và vũ hóa ở ngài trưởng thành và gây ngán ăn, độ hữu hiệu với sâu xanh da láng (tuổi 3) trong điều kiện

Bảng 7. Độ hữu hiệu (%) của dịch trích cây trâm ổi đối với sâu xanh da láng

phòng thí nghiệm và nhà lưới với nồng độ sử dụng là 35%. Kết quả nghiên cứu ban đầu đã chứng tỏ vai trò phòng trừ sinh học đối với sâu xanh da láng từ dịch trích cây trâm ổi.

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn Trung tâm Công nghệ Sinh học và Sở Khoa học & Công nghệ An Giang đã tạo điều kiện, hỗ trợ để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sudhakaran R (2002): Efficacy of lufenuron (Match 5% EC) against Spodoptera litura (F.) under in vitro condition.Insect Environment, 8: 47-48.

[2] Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Đặng Thanh Nghĩa, Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Bảo Quốc (2016) Khảo sát hiệu lực phòng trừ sinh học sâu tơ hại rau ăn lá từ dịch chiết thô lá cây ngũ sắc (Lantana camara L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 54-60.

[3] Yadav M, Sanjukta C, Sharad KG and Geeta W (2014) Preliminary Phytochemical Screening of Six Medicinal Plants Used in Traditional Medicine.In- novare Academic Sciences6 (5): 539–542.

[4] Feng H., Jin Y., Li G., Feng H. (2012) Establishment of an artificial diet for successive rearing of Apolygus lucorum (Hemiptera: Miridae).Journal of Economic Entomology105 (6): 1921–1928.

[5] Nakai, M., C. Goto, T. Shiotsuki and Y. Kunimi (2001) Granulovirus prevents pupation and retards development of Adoxophyes honmai larvae.Physio- logical Entomology27: 157–164.

[6] LeOra Software (1987) POLO-PC-a user’s guide to probit Or logit analysis. LeOra Software, Berkeley.

[7] Regnault-Roger, C., Ribodeau, M., Hamrauoui, A., Bareau, I., Blanchard, P., Gil, M.I. and Tomas Bar- beran, F. (2002) Disturbance of Acarthoscelides ob- tectus (Bruchidae. Cleoptera) Behavior by Polyphe- nolic Compounds Identified in Insecticidal Labiatae Botanicals.Journal of Stored Products Research (Re- view).

(7)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN BỀN VỮNG”

[8] Raymond, V., Barbehenn, C. and Constabel, P. (2011) Tannins in Plant-Herbivore Interactions.Phytochem- istry, 72, 1551-1565.

[9] Vandenborre, G., Smagghe, G. and Van Dammea, J.M. (2011) Plant Lectins as Defense Proteins against Phytophagous Insects. Phytochemistry, 72, 1538-1550.

http://dx.doi.org/10.1016/j.phytochem.2011.02.024.

[10] Meric, K. (2005) Studies on the Compounds Polyphe- nolic in Relation to the Food of the Tortrix of the Buds of the Virginal (Choristoneura fumifer- ana (Clem.)). Doctorate, Forest Sciences, Université Laval, Canada.

[11] Reddy N.M. (2013) Lantana camara Linn. Chemi- cal constituents and medicinal properties: A review.

Scholars Academic Journal of Pharmacy, 2(6): 445- 448.

[12] Yuan Z and Hu XP. (2012) Repellent, antifeedant, and toxic activities of Lantana camara leaf extract against Reticulitermes flavipes.Journal of Economic Entomology. 105 (6): 2115-21.

[13] Baidoo P.K. and Adam J.I. (2012) The effects of extracts of Lantana camara (L) and Azadirachta in- dica (A. Juss) on the population dynamic of Plutella xylostella, Brevicoryne brassicae and Hellula undalis on cabbage.Sustainable Agriculture Research, 1 (2):

229-234.

Referensi

Dokumen terkait

Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 1 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nặng phải ăn sonde trước và sau một tuần điều trị tại Khoa

Sử dụng các kênh phổ, ảnh chỉ số của ảnh Landsat8 để nghiên cứu tương quan với giá trị tổng số muối tan TSMT tại các mẫu điều tra ngoại nghiệp, từ đó lập hàm hồi quy về độ nhiễm mặn của