• Tidak ada hasil yang ditemukan

CON NGƯỜI XỨ HUẾ QUA CA DAO - DÂN CA

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "CON NGƯỜI XỨ HUẾ QUA CA DAO - DÂN CA"

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

V Ă N HÓ A

1. Đôi nét về vùng ca dao xứ Huế

H

uế nằm trong vĩ tuyến 16º26, kinh tuyến 107º33, với diện tích 23km², trọn trong vùng á đới, không có mùa đông và cũng không có mùa khô rõ rệt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mưa muộn, lượng mưa hàng năm lên tới 3032mm. Những cơn mưa đã đem lại cho Huế một không gian gợi cảm, gợi tình, góp phần tạo nên một Huế thương, một Huế buồn, một Huế sầu da diết.

Huế là xứ sở của “non xanh nước biếc”, của phong cảnh hữu tình, quyến rũ. Nói đến Huế là nói đến dòng Hương giang thơ mộng “như

Bình xinh xắn, uy nghi, cân đối, mang dáng vẻ của “một con đại bàng đang vỗ cánh bay lên trời”, rừng thông Thiên An yên tĩnh, núi Bạch Mã mơ màng... Núi sông diễm lệ, cùng vẻ đẹp nguyên lành của những vùng vườn đã mang lại cho Huế một dáng vẻ trong sáng đầy thư thái. Đến với Huế là ta bước vào một thế giới tĩnh lặng, hiền hòa, một cảnh quan rất êm, rất nhẹ, rất xinh. Huế, vì thế, đã là một bầu trời của thơ, một không gian của nhạc, và một chốn thanh thản của tâm hồn. Nền nghệ thuật của Huế được thoát thai từ cái thế giới kỳ thú, trữ tình đó, đã mặc nhiên rất phong phú, rất riêng

CON NGƯỜI XỨ HUẾ QUA CA DAO - DÂN CA

HỒ THU HÀ

Tóm tắt

Huế không những là xứ sở của “non xanh nước biếc” thơ mộng, trữ tình, mà còn là cố đô, là một vùng văn hóa vô cùng đặc sắc. Không gian địa-văn hóa-lịch sử độc đáo đó đã phổ vào đời sống tâm hồn, hình thành trong con người Huế những tính cách ít nhiều riêng biệt. Con người Huế thiên về cuộc sống nội tâm hơn là phô trương hướng ngoại, không hướng về những gì sặc sỡ xô bồ mà ưa dung dị, trầm lắng và tinh tế. Mãnh liệt, thắm thiết nhưng vẫn tiềm ẩn sự giữ gìn, ý tứ, vẫn dịu hiền, thùy mị, nhiều lúc mang đậm nét buồn cảm, sầu thương. Có thể nói, khuynh hướng tình cảm của con người Huế là hướng nội. Cốt cách đó, dường như đã được bộc lộ khá đủ đầy, trọn vẹn trong ca dao - dân ca xứ Huế Từ khóa: Con người, ca dao, dân ca Huế.

Abstract

Hue is not only the country of poetically and lyrically “green mountains and blue waters”, but also the ancient capital and an extremely unique cultural region. Such geo-cultural history space absorbs to the soul life, which constitutes in Hue people with more or less distinct personality. Hue people’s incline to internal life rather than showy outward; not incline to colorfulness, grossness but tranquility, refinement, and simplicity. Being vehement, intimate, but it still exists potential preservation of delicacy, still gentle, mild, sometimes inclines to sadness, sorrow feelings. It is probable to say that the feeling tendency of Hue people is introverted. Those manners seem to be shown quite enough, completely full in folk songs of Hue country

Keyword: Hue, Hue people, folk songs.

(2)

V A

ấy, những dấu ấn nguồn cội từ vương quốc Chămpa, và trong một thời gian dài là thủ phủ của Đàng Trong, là kinh đô của vương triều Tây Sơn và nhà Nguyễn, đã làm cho Huế trở thành nơi hội tụ và tỏa sáng mọi tinh hoa của dân tộc. Sự lan tỏa của các nét đẹp văn hóa cao quý từ vùng đất kinh kỳ một thuở vẫn còn lan tiếp tục mãi về sau.

Huế là một vùng văn hóa đặc sắc. Các nhà nghiên cứu đều nhận định văn hóa Huế vừa mang sắc thái độc đáo của địa phương, vừa hòa đồng, dung hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam và khu vực, gắn kết được các yếu tố dân gian, bác học và cung đình, gắn kết đạo với đời, truyền thống và hiện đại.

Là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, Huế còn lưu giữ khá tập trung những di sản văn hóa cung đình, dù đã trải qua nhiều biến động lịch sử và bị che phủ bởi lớp bụi thời gian. Đó là những chuẩn mực về kiến trúc kinh thành, cung điện, lầu các, tuồng ngự, món ăn ngự thiện, thú chơi tao nhã chốn vương phủ... Và ngày nay, trong đời sống văn hóa Huế, nếp sống, phong cách ứng xử, phong tục tập quán của nhân dân cố đô đều mang những tính cách riêng biệt so với các vùng khác trên đất nước. Đó là nghệ thuật ẩm thực, trang phục, nhà cửa, là cách ứng xử, giao tiếp trong nhà và ngoài xã hội, là những thú tiêu khiển tao nhã và lịch lãm, là lễ hội truyền thống…tất cả đều vẫn còn mang dáng dấp của nếp sống kinh kỳ. Huế vẫn duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với lối sống của một thời vàng son, vẫn giữ được những nét phong lưu, đài các thuở nào.

Huế, là mảnh đất của thi ca, âm nhạc. Từ ca nhạc dân gian đến ca nhạc thính phòng - bác học, nhạc lễ cung đình, dòng âm nhạc nào cũng phong phú về thể loại, đặc sắc về nội dung, về nghệ thuật diễn xướng. Trong kho tàng âm nhạc cổ truyền Huế, ca dao dân ca có một vị trí đáng kể và có những đặc điểm khác lạ so với ca dao các vùng khác trên đất nước.

Chịu ảnh hưởng sâu đậm của dân ca Chàm, các làn điệu dân ca nơi đây thường lắng đọng

trong lòng phố thị, cố đô vẫn ẩn hiện điệu lý tình tang, điệu hò Mái Nhì buồn thương da diết. Đặc biệt, ở đây có sự tham gia rất tích cực của những bậc danh gia hoàng tộc, như Tuy Lý Vương, Ưng Bình Thúc Giạ... vì vậy ca dao Huế đã phần nào có được cái cốt cách tao nhã của âm nhạc bác học, đặc điểm này không phải ca dao vùng nào cũng có. Đó cũng chính là đặc trưng của văn hóa Huế - có sự dung hợp giữa dân gian với bác học, cung đình, giữa ngoại ô và nội thị.

Ca dao Huế có hò, có lý, có vè, có chầu văn, hát sắc bùa. Hò Huế là cả một hệ thống gồm nhiều thể điệu phong phú. Hò nghi lễ thì có hò Đưa linh; hò sinh hoạt vui chơi giải trí thì có hò Bài Chòi, hò Bài Thai, hò Bài Tiệm, hò Nàng Vung; hò lao động sản xuất thì có hò Mái Nhì, hò Mái Đẩy, hò Giã gạo, hò Ô, hò Hụi, hò Xay lúa... Có lẽ trong các điệu hò Huế, hò Mái Nhì là điệu hò tiêu biểu nhất. Đó là điệu hò đã gợi lên được cái không gian thiên nhiên thơ mộng của Huế, của núi Ngự, sông Hương và bóng những con đò lững lờ trên dòng sông uốn quanh thành nội. Đó cũng là điệu hò diễn tả một cách chân xác nhất cốt cách con người Huế: trầm mặc, trữ tình, thiết tha, sâu lắng. Hò Mái Nhì có giai điệu trầm bổng, mượt mà, nhịp điệu dàn trải, khoan thai nhưng phóng khoáng. “Câu hò vút lên ngân nga, trải dài, lan tỏa giữa mênh mang sông nước, rồi buông lơi bằng những bước phản hồi êm ái, như chùng xuống, chìm dần vào tâm tư, tâm sự. Có một chút man mác, bâng khuâng, một chút nhớ thương da diết, lúc lại trở nên xa xăm, chất ngất, đầy thương cảm”(3. tr.48)... Với sức mê hoặc của mình, hò Mái Nhì đã quyến rũ cả giới tao nhân chốn kinh thành. Sự “hội ngộ” này đã nâng lời ca của hò Mái Nhì thành những tuyệt tác thơ ca có giá trị cao trong kho tàng văn học dân gian xứ Huế. Cung bậc trầm lắng mêng mang , gây xốn xang lòng người của điệu hò mang âm hưởng xa xăm huyền bí của vùng đất Ô, Lý một thời đã tạo nên nét đặc trưng đầy quyến rũ cho dòng sông Hương thơ xinh ngay từ thưở Huế mới sinh thành.

(3)

V Ă N HÓ A

Trong kho tàng ca dao xứ Huế, lý cũng là một thể loại đặc sắc. Lý Huế không nhiều về số lượng, hiện chỉ có 19 điệu, nhưng mang đầy đủ sắc thái Huế, hoàn chỉnh trong cấu trúc, giai điệu. Mỗi bài lý là một bài thơ xinh xắn, trữ tình với những ca từ thấm đượm tình yêu quê hương đất nước, tình cảm lứa đôi, những lời gửi trao, tâm sự. Giai điệu của lý Huế cũng man mác, vấn vương, bâng khuâng, sâu lắng. Lý Huế là chiếc cầu giao thoa giữa dòng âm nhạc dân gian và âm nhạc thính phòng, bác học cổ truyền. Nó là những câu hát chơi trong dân gian, nhưng đã được bàn tay của các tao nhân mặc khách, các danh cầm trau chuốt. Với cấu trúc gọn gàng, chặt chẽ, với dáng vẻ độc đáo, lý Huế cứ dần dần đi vào ca Huế, đứng ngang hàng với hệ bài bản cổ điển và thâm nhập vào một số bài bản của ca Huế (3).

Trong ca dao Huế, hát chầu văn thuộc thể loại âm nhạc tín ngưỡng, gắn với tục thờ Mẫu, được diễn xướng tại điện Hòn Chén, một thắng tích của cố đô. Âm nhạc chầu văn giàu tiết tấu. Nhạc cụ đệm cho hát thường là đàn nguyệt và nhị, có khi còn thêm chuông, trống và phách. Trang phục trong diễn xướng chầu văn rất sặc sỡ. Ngoài ra, ca dao Huế còn có hát ru, vè, hát đồng dao.

Ngũ cung hơi nam giọng ai là một sáng tạo độc đáo của người Huế . Hệ thống ngũ cung ấy đã lột tả được nét u uẩn sâu xa, man mác buồn thương trong các điệu hò, điệu lý và những bài bản điệu Nam của ca Huế thính phòng.

Nét đặc trưng riêng biệt ấy đã tạo nên một âm hưởng khó lẫn của âm nhạc truyền thống vùng đất cố đô.

2. Con người Huế qua nội dung trữ tình của ca dao - dân ca

Ca dao, dân ca là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ca dao mỗi vùng miền lại là nơi bộc lộ rõ nhất bản sắc con người ở vùng miền đó.

Đối với Huế cũng vậy, những người Việt vào với mảnh đất châu Ô, châu Lý để xây dựng quê hương mới, phải rời bỏ xóm làng, không nhớ nhung sao được. Cùng nhau sinh cơ lập nghiệp, không gắn bó yêu thương sao được. Những

bề sâu và bề dày lắng đọng. “Sự lắng đọng ấy có thể nhận ra ở những biểu hiện ngọt ngào, tha thiết, xao xuyến, sầu thương, rất Huế, cũng rất Chiêm, rất Bắc, rất Nam. Tiếng hát lời ca ở đây đã bộc lộ cái bản sắc này đầy đủ nhất.” (4.).

Chúng tôi cho rằng, ngoài những biểu hiện nêu trên, đặc trưng con người Huế được phản ánh trong ca dao, dân ca còn những nét dáng khác nữa, đó là sự mãnh liệt nồng nàn, sự kín đáo, thương cảm, thâm trầm và hướng nội.

Huế đẹp và thơ, vậy nên trong ca dao, mỗi lần nhắc đến những địa danh quê hương là tâm hồn người Huế lại tràn ngập niềm tự hào, xúc động.

Đất Thừa Thiên trai hiền gái lịch

Sông lam, non bích, điện ngọc, đền rồng Tháp bảy tầng, Thánh Miếu, Chùa Ông Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Tòa Đối với mỗi người Huế, núi Ngự - sông Hương từ bao đời nay đã là biểu tượng tượng trưng cho khí phách và tâm hồn xứ sở. Bởi vậy, đối với mỗi người con xa quê, hai địa danh đó trở thành nỗi nhớ nhung không thể nào nguôi ngoai khi họ nhớ về quê hương yêu dấu:

Anh đã từng vô Nam ra Bắc Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh Đi mô cũng nhớ quê mình

Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng treo.

Hiểu được tình yêu quê hương tha thiết đó, ta mới hiểu vì sao có câu hò Mái Nhì chứa đựng nỗi sầu thảm đong đầy trong lòng người khi quê hương lâm vào cảnh đau thương:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông Thuyền ai thấp thoáng trên sông Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non.

Cũng như ca dao các vùng khác trên đất nước, Huế có nhiều câu hát về tình yêu lứa đôi.

Tràn ngập trong những câu hò, điệu lý là không gian của tình yêu, tình tự. Trong cái không gian ấy, chất chứa đầy tràn những niềm nỗi riêng tư

(4)

V A

thấy những con người nơi đây có một đời sống nội tâm thật phong phú. Và có lẽ, chỉ ở phương diện tình cảm này, người Huế mới bộc lộ rõ nét nhất phong cách con người vùng mình.

Huế là kinh đô, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo. Sự tác động của những luân lý Khổng giáo với tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đã tạo nên một tính cách riêng cho con người nơi đây. Cái tôi trong con người Huế thường bị ẩn tàng, họ ít cởi mở mà dè chừng, kín đáo:

Ngày xưa em chưa có chồng, anh viếng, anh thăm em đặng

Nay chừ em có chồng như ngô đắng khó phân

Nhớ thương ruột thắt gan bầm

Anh có muốn thăm cũng để trong dạ, khôn lần đường ra.

Áp lực của luân lý Khổng Mạnh đã làm phát sinh nỗi sợ hãi, e ngại khiến tình cảm gái trai bị dồn nén đến đau khổ. Đặc biệt, áp lực ấy đè nặng lên trên thân phận người phụ nữ Huế. Đó là nguyên cớ đưa đến kết quả chín phần mười ca dao tình yêu đôi lứa thể hiện tâm tình của người phụ nữ. Sống trong môi trường khắc nghiệt, cuộc sống, tình cảm thực của người phụ nữ thường chỉ diễn ra trong đêm khuya, khi họ một mình một bóng đối diện với nỗi buồn riêng tư thầm kín:

Canh một, canh hai, hồn xiêu phách lạc Canh ba, canh tư sương sa lác đác Tới canh năm thì trăng trời đã gác về tây Mấy lâu xa cách, hôm nay gặp gỡ người đây Có điều chi phân qua nói lại giữa phá giang này cho giải khuây

Trong bài ca dao này, dường như người con gái muốn bộc lộ một tâm tình dâng hiến toàn vẹn thời gian của đời mình cho tình yêu. Trong màn đêm dày đặc, nàng nằm yên để nghe ngóng, cảm nhận, theo dõi từng bước đi của thời gian, cùng sự chao đảo, ngả nghiêng của phách, của hồn mình. Từng phút, từng giây

tuôn. Bài ca thể hiện một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt nhưng cũng rất kín đáo của người con gái Huế.

Ở một bài ca dao khác:

Đĩa đèn sầu ai mà đĩa đèn tắt

Nước mắt thương ai mà nước mắt lâm ly Khăn vuông xéo hanh chàng cứ lau đi

Cang thường đạo hạnh dứt nghĩa em đi sao đành

Bốn câu thơ tràn ngập một nỗi sầu tình chan chứa bởi cuộc tình gặp éo le, trắc trở. Bài ca đã khắc họa hai nhân vật rất đáng thương và cũng đáng trân trọng. Họ ai ủi, vỗ về nhau, bày tỏ nỗi lòng khổ đau với nhau, bộc lộ nỗi thương đau bằng dòng nước mắt chân tình.

Chỉ bốn câu thơ ngắn ngủi, nhưng ta vẫn nhận ra được tính cách của người xứ Huế trong tình yêu, nhất là chàng trai ở đây có nét nhu mì, đầy xúc cảm.

Người con gái Huế có một đời sống nội tâm phong phú, khi yêu cũng thật hết lòng. Nhưng tình cảm ấy không bộc lộ ra quyết liệt, ồn ã, mà kín đáo, âm thầm, thẳm sâu thắm thiết, mình tự biết mình đáng thương biết bao, tội nghiệp biết nhường nào:

Cuốc lẻ đôi còn ngồi than khóc Nhạn lạc bầy lăn lóc kêu la Đêm năm canh nghe sầu trong dạ

Ngày sáu khắc đắm nguyệt say ba đợi chàng.

Kể cả khi bị người tình phụ bạc, thất vọng và đau khổ, nàng vẫn chỉ có lời trách cứ thế này thôi:

Bèo tưởng nhờ sen là nhờ khi núp cây tránh gốc Sen tưởng nhờ bèo khi sóng dập gió vùi Ai hay nứa chừng bèo bỏ bèo lui

Bỏ hồ sen hiu quạnh, mưa gió sụt sùi ai hay.

Mặc dù có oán trách, có héo hon, nhưng nhìn chung, nồng độ của nét cảm xúc đó không cao. Trước sau, ta vẫn thấy ở đây nét nhẹ nhàng, dịu dàng, sầu thương của người con gái Huế.

(5)

V Ă N HÓ A

Nói tới nét dịu dàng, thùy mị của người phụ nữ, thì không ai không nghĩ tới người con gái Huế. Ca dao Huế đã lột tả được nét tính cách đặc trưng đó:

Ngó lên trên trời, trời cao lồng lộng Ngó xuống dưới đất, đất rộng mêng mông Đứng bên ni sông ngó qua bên tê sông dài dằng dặc

Chân co chân duỗi dạ nhớ dạ thương Cơ chi anh đi bộ dọc đường

Nghiêng tai anh lại em kể đoạn trường anh nghe.

Trước khi người con gái kể lể khúc đoạn trường, đã có cả một bầu trời “cao lồng lộng”, một mặt đất “mêng mông”, và “con sông dài dằng dặc”... là những yếu tố cần thiết để đưa tâm tình của nàng đến gần với tâm tình của người thương. Không gian ấy, tưởng như xa cách, vô hồn, nhưng lại vô cùng gần gũi khi người ta muốn trao gửi tâm tư, muốn thổ lộ tâm tình. Cách thổ lộ tình cảm của người thiếu nữ ở bài ca này thật dịu dàng, dễ thương, nàng chỉ muốn thì thầm riêng với người mình yêu thôi nên mới bảo anh ta nghiêng tai lại để lắng nghe khúc đoạn trường sâu kín trong lòng mình.

Tính cách nhẹ nhàng, kín đáo, hướng nội và đầy chất thương cảm của con người Huế thật khác biệt so với sự quyết liệt, ồn ã của con người Nam Trung Bộ.

Sống với ca dao dân ca miền Nam Trung Bộ, nhà thơ Xuân Diệu từng cảm nhận: “Dân ca Nam Trung Bộ có một cái gì đó rất độc đáo trong chất thơ, chất sống, chất tình ở đây. Nó nói lên một phần phong cách con người ở vùng đất mới, mãnh liệt, thắm thiết, nhưng mộc mạc, chất phác, thật thà đến vụng về, không trau chuốt, ít mượt mà, có một cái gì phóng khoáng đến táo bạo.”

Cách nhau chỉ cái đèo Hải Vân thôi, nhưng trong cùng một hoàn cảnh, cách xử thế của con người lại mỗi nơi một khác. Đây là cách mà người Huế thể hiện:

Thầy mẹ đập em, một trăm roi vô một chỗ

Máu mủ đổ ra

Anh khuyên em đừng khóc đừng la

Ra chốn đồng không mông quạnh ta bóp với xoa lần lần

Thật khác với cách hành xử táo bạo, quyết liệt của người Quảng Nam:

Bữa qua anh đi qua trước ngõ

Thấy phụ mẫu em đánh đập, em lăn, em lóc, em trằn, em tróc

Anh đi ngang qua trước ngõ, nước mắt nhỏ ngắn dài trên tay

Lập mưu lập kế thậm hay Quẹt diêm đốt rác với tay la làng Phụ mẫu em vừa bước chân sang Anh vô nhổ cọc tìm đàng đưa em đi.

Ở đây, ta bắt gặp một chất sống thật xông xáo, dường như đã bắt đầu “cái máu miền Nam dễ sôi, dễ nóng”. Tính cách ấy quá đỗi mạnh mãnh liệt, quá đỗi cương cường, dẫu phải hy sinh tính mạng họ vẫn một lòng một dạ với mối tình si:

Dao phay kề cổ Máu đổ không màng Chết thời chịu chết Buông nàng không buông

Họ diễn tả những đau đớn trong tâm can của mình rất mạnh, đến mức:

Tức đà quá tức Giơ tay đấm ngực Thở chẳng ra hơi

Sống dương gian không gặp để chờ nơi suối vàng Nỗi đau khổ ở đây dường như bị xé ra đến mức tơi bời, đến mức uất ức có thể chết đi được!

Hay, nghe tin người yêu đi lấy chồng, chàng trai vùng đất Nam Trung Bộ không thể kìm lòng, thảng thốt, tức giận lắm lắm:

Sáng dậy súc miệng rửa mặt Ăn miếng trầu, hút điếu thuốc Vác cái cuốc chạy ra đồng Tai nghe em bậu lấy chồng

(6)

V A

đau được ẩn kín bên trong:

Chạy lên đường thì tâm tâm Chạy xuống đường thì niệm niệm Nước mắt lưng tròng nhỏ giọt tuôn châu Hai đứa mình ăn nói đã lâu

Bữa ni ai bầy mưu cho bạn mà bạn dứt bỏ mấy câu ân tình.

Tính cách nhu mì, đầy chất thương cảm khiến cho người Huế không có lối nói rắn rỏi, sắt đanh mà thường ưa biện giải và biểu lộ tình cảm của mình. Người yêu “phụ khó tham giàu”, chàng trai cũng chỉ trách móc trong đau đớn:

Tiếc công anh đi về, mòn đường đứt nhợ Tưởng là duyên nợ hòa hiệp với nhau Em ơi đừng có phụ khó tham giàu Dứt tình phu phụ, ruột anh đau chín chìu.

Ta thấy rất rõ, đây hẳn là tiếng than thân, là lời bộc bạch tâm tình hơn là sự thể hiện một thái độ khi đối diện với một sự kiện quan trọng làm thay đổi cuộc đời. Có lẽ, người Huế giống người Nghệ ở nét tính cách trong lòng thì sục sôi nung nấu, nhưng lại điềm tĩnh, thầm lặng bên ngoài. Tuy nhiên người Huế lại không có sự dũng cảm, quyết liệt của người Nghệ. Để bảo vệ tình yêu, nam nữ xứ Nghệ rất cương cường, bất chấp hậu quả:

Cha mẹ có cản đường bắc Thì ta rẽ ngoặt đường nam Cha mẹ có cản đường nam Thì ta rẽ sang đường bắc

Ví dù có trục trặc cả đường bắc lẫn đường nam Thí xúm tay ta nhen lửa, đốt cả xóm làng ta đi.

Con người Huế, trong những câu hát dân gian, đã thể hiện sâu sắc bản ngã của mình.

Không gân guốc, cứng cỏi như người Nghệ, không nồng nàn, bộc trực như người Quảng Nam, mà người Huế thâm sâu, điềm đạm, dịu dàng và đầy thương cảm.

Trong ca dao Huế, yếu tố nghệ thuật nào cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt.

Tuy nhiên, để góp phần diễn tả, biểu hiện phong cách con người một cách đắc lực nhất, phải kể tới yếu tố thời gian, không gian và các biểu tượng nghệ thuật.

Thời khắc mà các chàng trai cô gái Huế chọn để bộc bạch nỗi lòng của mình khi yêu thường là ban đêm. Những công thức ta thường bắt gặp là: “Đêm năm canh sầu tư đòi nợ”, “Đêm năm canh lòng sầu lai láng”, “Canh một, canh hai, hồn xiêu phách lạc”, “Canh một thơ thẩn vào ra”... Dường như cái khoảnh khắc vời vợi canh tàn của đêm sâu đã trở thành một vùng kín đáo riêng biệt, thẳm sâu để người đang yêu kí thác, gửi trao tâm tư, tâm sự của mình. Mãnh liệt, thắm thiết, nhưng lại lắng sâu và kín đáo, đó là phong cách của người xứ Huế trong tình yêu, và cách lựa chọn thời gian nghệ thuật trong thi ca đã chứng tỏ điều đó. Còn không gian, trong ca dao Huế, có một không gian rất đặc biệt thường được sử dụng, đó là không gian của những cơn mưa: mưa sa, mưa dầm, mưa lâm thâm, mưa rỉ rắc... Không gian ấy mang sắc thái của một Huế buồn, một Huế sầu, mang nỗi lòng của những con người chất chứa sầu tư. Có biết bao bài ca đã mượn không gian đó để bộc lộ tâm tình:

- Mưa sa ướt áo lụa vàng

Ướt bông khăn tím, ướt chàng có em.

- Mưa lâm thâm ướt dầm lá hẹ

Em chỉ thương người có mẹ không cha.

Những cơn mưa gợi cảm, gợi tình, khơi dậy bao nỗi niềm, đánh thức bao cảm giác tiềm ẩn, kín đáo trong tâm hồn người Huế. Nó chiếm một vị trí không nhỏ trong thế giới không gian nghệ thuật mang sắc thái địa phương vùng sông Hương núi Ngự.

Thế giới biểu tượng trong ca dao Huế cũng có những nét độc đáo khó lẫn với ca dao các vùng miền khác. Trong ca dao Bắc Bộ, ta thường bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của không gian văn hóa làng Việt cổ: cây đa, bến nước, sân đình, hay các cặp hình ảnh sóng

(7)

V Ă N HÓ A

đôi: tùng – cúc, trúc – mai, mận – đào là những biểu tượng tượng trưng cho đôi lứa. Ca dao Nam Bộ thì lại thiên về những trái mù u, những trái khổ qua, những cây bần - những tên gọi khéo gợi lên sự buồn đau của số phận con người. Còn trong ca dao Huế, ta thấy cặp biểu tượng lan - huệ và loan - phụng được người Huế ưa dùng hơn cả.

Trong bộ tứ quí: mai, lan, cúc, trúc thì người Huế không sử dụng cặp biểu tượng cúc - lan, mà lại dùng lan - huệ. Tại sao lại như vậy?

Chính bởi vì cái hương sắc của loài hoa huệ.

“Xét về hương thì cúc không thơm bằng huệ, xét về sắc thì huệ có cốt cách riêng. Cánh huệ trắng muốt, thon thả, là hình ảnh tượng trưng cho sự cao quý, trinh bạch. Lan và huệ là hai loài hoa vừa xinh đẹp, vừa có cốt cách thanh nhã, quý phái. Đây đúng là một cặp biểu tượng

“xứng đôi vừa lứa”, vừa đẹp đẽ, cao quý, vừa phẩm hạnh, nết na” (2, tr 107). Đó cũng chính là cái cốt cách tinh thần mà con người vùng đất kinh đô luôn coi trọng và khát khao vươn tới để hoàn thiện mình.

Trong ca dao, người Huế thường dùng biểu tượng lan - huệ để thể hiện tình cảm lứa đôi thắm thiết:

Lan huệ sầu ai lan huệ héo

Cành bàng lắt lẻo mà cành bàng tươi...

Hay:

Thốt ra làm chi những điều tình tệ Cho đau lòng huệ lắm lan ơi...

Loan - phượng cũng là cặp biểu tượng mà người Huế thường đưa vào ca dao để thể hiện sự quấn quýt của tình yêu:

Hôm qua anh tới nhà ngoài

Nghe em thở vắn, than dài nhà trong Ước chi anh được nhập phòng

Để loan ôm phượng, phượng bồng lấy loan Phượng có khi được dùng để chỉ một tính cách cao quý, đẹp đẽ:

Lọng vàng che nải chuối xanh

Tiếc con chim phụng đậu cành trúc khô.

Việc sử dụng biểu tượng nghệ thuật truyền

quý phái của huệ, đến sự cao quý, đẹp đẽ của phượng cho ta thấy sự ảnh hưởng và tác động rất rõ của hoàn cảnh và môi trường sống. Là con người của đất thượng kinh, sao người Huế lại không nâng niu, trân trọng những chân giá trị tuyệt vời đó được!

Tóm lại, tất cả các yếu tố của không gian địa - văn hóa - lịch sử đặc biệt đã phổ vào đời sống tâm hồn, hình thành trong con người Huế những tính cách ít nhiều riêng biệt. Con người Huế thiên về cuộc sống nội tâm hơn là phô trương hướng ngoại, “không hướng về những gì sặc sỡ, ồn ào mà dung dị, trầm lắng, tinh tế”(6.) Mãnh liệt thắm thiết nhưng vẫn tiềm ẩn sự giữ gìn, ý tứ, vẫn dịu hiền, thùy mị, nhiều lúc mang đậm nét buồn cảm, sầu thương. Có thể nói, khuynh hướng tình cảm của con người Huế là hướng nội. Cốt cách đó, dường như đã được bộc lộ rất đủ đầy, trọn vẹn trong ca dao - dân ca xứ Huế.

H.T.H (Ths, GV Khoa Văn hóa du lịch)

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Chưởng (2000), Đặc khảo hò Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.

2. Tôn Thất Bình (1995), Những đặc trưng của hò Trị Thiên, Luận án phó tiến sỹ khoa học ngữ văn, Hà Nội.

3. Dương Bích Hà (1997), Lý Huế, Nxb Âm nhạc Hà Nội.

4. Vũ Ngọc Khánh(1989), Tiếng hát Sông Hương, Văn hoá dân gian, Số 4, tr.14

5. Văn Thanh (1989), Tìm hiểu Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, Sở Văn hóa thông tin Bình Trị Thiên.

6. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, tr.263.

Ngày nhận bài: 10/4/2013

Ngày phản biện, đánh giá: 21/5/2013 Ngày chấp nhận đăng: 18/6/2013

Referensi

Dokumen terkait

Lịch sử nghiên cứu Về cồng chiêng Mường, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố: Người Mường Les Muong của Jeanne Cuisinier; Mo Mường của tác giả Vương Anh; Nhạc lễ của người