• Tidak ada hasil yang ditemukan

TÌM HIỂU VỀ IOT (INTERNET OF THINGS)

N/A
N/A
jebdy nehu

Academic year: 2023

Membagikan "TÌM HIỂU VỀ IOT (INTERNET OF THINGS)"

Copied!
25
0
0

Teks penuh

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

**********

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ IOT ( INTERNET OF THINGS )

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ TRUNG KIÊN CÁN BỘ HƯỚNG DÃN: VŨ ANH ĐỨC

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Nguyễn Hồng Dương LỚP: 70DCHT22

MÃ SINH VIÊN: 70DCHT23006

Hà Nội, 2023

(2)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1.1. Tìm hiểu về công ty

1.1.2. Lịch sử phát triển

1.1.3. Sản phẩm và dịch vụ của công ty 1.1.4. Một số sản phẩm nổi bật của công ty 1.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI THỰC TẬP

1.2.1. Lý do chọn đề tài 1.2.2. Mục tiêu

1.2.3. Nội dung công việc

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ IOT ( INTERNET OF THINGS )

2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET OF THINGS 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Lợi ích IOT mang lại

2.1.3. Những khó khăn ngăn cản sự phát triển của Internete of Things 2.2. KIẾN TRÚC, ĐẶC TÍNH VÀ YÊU CẦU CỦA INTERNET OF THINGS

2.2.1. Cấu trúc của Internet of Things

2.2.2. Đặc tính cơ bản của Internet of Things 2.2.3. Các yêu cầu của một Internet of Things

(3)

2.3. ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS 2.3.1. Tự động hóa nhà cửa (smart home) 2.3.2. Thành phố thông minh

2.3.3. Lĩnh vực y tế - chăm sóc sức khỏe

2.4. THỰC TẾ INTERNET OF THINGS TẠI VIỆT NAM 2.4.1. Thực trạng phát triển hệ sinh thái IoT của Việt Nam 2.4.2. Giải pháp phát triển

CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT

3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.2. NHỮNG HẠN CHẾ 3.3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU THAM KHẢO

(4)

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, được sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô giáo và các anh chị đồng nghiệp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Hoàn thành báo cáo này, trước hết cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin. Đặc biệt là thầy Lê Trung Kiên, giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, người trực tiếp hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn anh Vũ Anh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm kiến thức với em trong quá trình em thực tập tại công ty.

Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin và các phòng ban nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho em cũng như các bạn khác trong suốt thời gian học tập và làm tốt nghiệp.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai, ban lãnh đạo và các anh chị đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài em thực hiện không tránh khỏi những sai sót nhất định.

Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, các anh chị hướng dẫn và các bạn để em có thêm kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn!

(5)

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1.1. Tìm hiểu về công ty.

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai. Viết tắt ( SAOMAI SOLUTION GROUP ).

- Người đại diện: Nguyễn Quang Hưng.

- Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Lucky Building, 81 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

- Quy mô công ty: 25 – 99 nhân viên.

-

Điện thoại cố định: 02437690441.

-

Website: saomaisoft.com.

1.1.2.Lịch sử phát triển.

- Công ty Cổ phần Phần mềm Sao Mai (SaoMaiSoft) thành lập tháng 8 năm 2002.

- Là thành viên chính thức của Câu lạc bộ hợp tác CNTT Việt Nam và Nhật Bản (VJC).

- Thành viên hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA).

(6)

- Năm 2017 – 2018: Thành lập các công ty thành viên: Công ty Tích hợp Hệ thống Việt Nhật; Công ty Công nghệ cao Sao Mai; Công ty Thương mại & Công nghệ Kết nối Toàn cầu.

- Tháng 8/2021: Đổi tên cty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP SAO MAI.

1.1.3. Sản phẩm và dịch vụ của công ty

A. Các giải pháp tự động hóa (FACTORY AUTOMATIC).

- Sao Mai có trên 5 năm kinh nghiệm phát triển và triển khai các sản phẩm, giải pháp phục vụ sản xuất công nghiệp, tự động hóa. Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi – bao gồm:

● Thiết kế - phát triển Hệ thống Truy xuất nguồn gốc sản xuất sản phẩm.

● Các hệ thống băng chuyền sản xuất.

● Các Robot tự động.

● Thiết kế và sản xuất tủ điện; cơ khí.

● Lập trình tự động hóa (PLC).

● Cung cấp giải pháp tích hợp liên quan tới tự động hóa.

B. Gia công phần mềm.

(7)

- Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công phần mềm và xuất khẩu phần mềm sang thị trường Nhật bản và Mỹ, Sao Mai đã khẳng định được thương hiệu với những thị trường khó tính nhất (Nhật – Mỹ).

● Dịch vụ Phát triển Phần mềm.

● Dịch vụ Bảo trì, Kiểm thử phần mềm.

● Dịch vụ Cho thuê nhân sự liên quan tới phát triển phần mềm.

● Dịch vụ gia công dữ liệu.

C. Giải pháp CNTT khối doanh nghiệp.

- Tư vấn các giải pháp Công nghệ thông tin nói chung và các hệ thống phần mềm lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nói riêng.

D. Giải pháp CNTT khối Chính Phủ.

- Tư vấn, xây dựng, triển khai các giải pháp Công nghệ thông tin, các hệ thống phần mềm cho các cơ quan nhà nước, khách hàng khối chính phủ.

E. Giải pháp công nghệ cao.

- Trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ cảm quan máy tính (Computer Vision), Sao Mai cung cấp các giải pháp liên quan tới xử lý ảnh, xử lý video ứng dụng trong các bài toán nhận dạng, xử lý dữ liệu; tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng xử lý dữ liệu lớn (Big Data).

(8)

1.1.4. Một số sản phẩm nổi bật của công ty.

A. Smart Box – Hộp vận hành điều khiển máy từ xa.

- Smart Box là giải pháp trọn gói, được tích hợp gọn gàng trong một hộp thép nhỏ gọn để vận hành, giám sát và điều khiển hệ thống thiết bị, máy móc từ xa, mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị thông minh có hỗ trợ kết nối internet, như:

laptop, smartphone, tablet,...

- Sử dụng giải pháp Smartbox theo dõi, giám sát tình trạng hoạt động của máy móc sản xuất từ xa sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý được toàn bộ tình trạng máy móc thiết bị. Giải pháp giúp tính toán năng suất cũng như hoạt động của tưng máy, có thể thống kê thời gian làm việc, các chỉ số của hệ thống máy móc. Thông qua đó sẽ kiểm soát được năng suất của hệ thống, đưa ra các cảnh báo khi xuất hiện các lỗi bất thường.

Bên cạnh chức năng hỗ trợ, giám sát và điều khiển tập trung hệ thống thiết bị máy móc tại các nhà máy, Smartbox còn thực hiện chức năng thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu đảm bảo hệ thống hoạt động dược ổn định mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ công tác xây dựng, lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất, tiết kiệm chi phí, nhân sự và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Cấu tạo Smart Box:

(9)

B. Camera VIVOTEK.

- Hệ thống thiết bị camera VIVOTEK ứng dụng công nghệ AI tiên tiến để nhận diện khuôn mặt với độ chính xác cao, đảm bảo an ninh an toàn đối với những khu vực cần kiểm soát.

- Với khả năng xử lý nhanh chóng, hệ thống FaceID của VIVOTEK cho phép nhận diện và phân loại hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn khuôn mặt trong thời gian ngắn.

-

Hình ảnh sản phẩm:

1.2.GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI THỰC TẬP 1.2.1. Lý do chọn đề tài.

(10)

- Tên đề tài: Tìm hiểu về IOT ( Internet of Things ).

- Tuy đã nhe nhóm từ lâu nhưng kỷ nguyên Internet of Things chỉ thực sự được biết đến và bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây, sau sự phát triển của Smartphone, Tablet và những kết nối không dây.

Và ngay sau khi nhận được sự chú ý của cộng đồng, Internet of Things đã cho thấy tiềm năng của mình với những số liệu đáng kinh ngạc, theo nhà cung cấp mạng hàng đầu Cisco dự báo đến năm 2024, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, bao gồm hàng tỷ thiết bị di động, tivi, máy giặt,...

Do thấy được sự phát triển, cũng như tiềm năng của lĩnh vực này nên em đã chọn IOT để làm đề tài để tìm hiểu và học tập.

1.2.2. Mục tiêu.

- Tìm hiểu về IOT là gì.

- Tìm hiểu mục đích của IOT trong đời sống.

- Tìm hiểu tầm quan trọng của IOT.

- Tìm hiểu những ứng dụng của IOT trong đời sống và các lĩnh vực khác.

1.2.3. Nội dung công việc.

- Tìm kiếm tài liệu về IOT.

- Học tập và áp dụng kiến thức học được vào trong công việc.

(11)

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ IOT ( INTERNET OF THINGS )

- Internet of Things (IoT) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet[1]. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET OF THINGS.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

- Mặc dù thuật ngữ Internet of things chỉ thật sự bùng nổ và thu hút sự quan tâm của thế giới công nghệ trong những năm gần đây. Tuy nhiên thực tế IoT đã có từ rất lâu đời, khoảng từ nhiều thập kỷ trước đó. Bởi vì phải đợi mãi đến năm 1999, cụm từ

(12)

thuật ngữ Internet of things này mới được đưa ra thị trường bởi nhà khoa học Kevin Ashton.

Ông là một trong những nhà khoa học sáng lập ra Trung tâm Auto ID tại đại học MIT. Đây được xem là nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu của một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio (RFID). Cụ thể lịch sử của IOT được hình thành như sau:

 Năm 1982, đã có những ý tưởng thảo luận được đưa ra về việc tổ chức và xây dựng một mạng lưới các thiết bị thông minh.

 Năm 1999, tại buổi thuyết trình của công ty Procter & Gamble, nhà khoa học Kevin Ashton là người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ Internet of things.

 Giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, IoT được nghiên cứu và cho vào sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như thiết bị chăm sóc sức khỏe hay đồ gia dụng.

 Đến năm 2014, số lượng các thiết bị máy móc và di động được kết nối với mạng Internet đã vượt qua cả dân số của thế giới lúc bấy giờ.

 Năm 2015, một số loại mô hình trang trại IoT, robot IoT đã được công bố và đưa vào ứng dụng cũng như được phát triển cho đến ngày nay.

2.1.2. Lợi ích IOT mang lại.

Cải thiện việc gắn kết khách hàng – Hệ thống IoT giúp phân tích các điểm mù hiện tại, tìm ra những sai sót về độ chính xác. IoT thay đổi điều này để mang lại nhiều sự gắn kết hơn và hiệu quả hơn với người dùng. Một ứng dụng tại các cửa hàng, dịch vụ iBeacon giúp tăng số lượng sản phẩm tới người tiêu dùng bằng cách chỉ dẫn người dùng tới khu vực cụ thể trong cửa hàng và đưa ra các gợi ý về sản phẩm. Chúng cung cấp các thông tin chi tiết, các đánh giá về sản phẩm, …Bên cạnh đó chúng cũng có khả năng cho phép người dùng chia sẻ các sản phẩm qua mạng xã hội …

 Tối ưu hóa công nghệ – giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng như cải thiện việc sử dụng thiết bị và hỗ trợ cải tiến công nghệ.

 Giảm sự hao phí – IoT giúp việc quản lí tài nguyên ở các lĩnh vực được cải thiện 1 cách rõ ràng. Các phân tích hiện tại thường cung cấp cho chúng ta cái nhìn ở khía cạnh bên ngoài, trong khi IoT cung cấp các dữ liêu, thông tin thực tế để quản lí tài nguyên một cách hiệu quả hơn.

(13)

 Tăng cường việc thu thập dữ liệu – Thông thường, việc thu thập dữ liệu bị hạn chế do thiết kế hệ thống mang tính thụ động. IoT phá vỡ sự ràng buộc, giới hạn của thiết kế và tạo ra 1 hình ảnh chính xác của tất cả mọi thứ.

2.1.3. Những khó khăn ngăn cản sự phát triển của Internete of Things.

- Chi phí đầu tư lớn: Trên thực tế để tạo ra một sản phẩm không khó nhưng chi phí để tiếp thị, thuyết phục cộng đồng sử dụng lại là một vấn đề khó khăn. Hơn nữa, chi phí để quảng bá sản phẩm không lớn nhưng chi phí để tạo ra sản phẩm mẫu lại rất cao. Từ khi lên ý tưởng đến đi vào sản xuất cũng mất khá nhiều thời gian, mà hệ thống phần cứng, thiết bị phụ trợ tại Việt Nam nhiều khi chưa đủ đề đáp ứng.

- Nhu cầu của người dùng: Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, đời sống người dân còn nghèo đói, và trình độ hiểu biết khoa học công nghệ chưa thực sự đồng đều. Bởi thế thuyết phục người dân sử dụng những ứng dụng công nghệ đòi hỏi tư duy và sáng tạo là một điều vô cùng khó khăn. Với tư duy truyền thống và tâm lí ngại thay đổi, sợ tiếp cận cái mới thì việc xu hướng IoT có thể thâm nhập vào từng ngôi nhà Việt là một bài toán không hề dễ dàng. IoT sẽ là tốt hơn cho nhà sản xuất khi họ có thể dễ dàng có được dữ liệu về người dùng thông qua một loạt các ứng dụng, tuy nhiên người dùng phải thấy được những lợi ích từ công nghệ này có thể đáp ứng trong thời gian dài, nếu không họ sẽ bỏ qua.

- Vùng phủ kết nối: Ngày nay những thiết bị thông minh như smart phone, ipad, macbook,…được sử dụng vô cùng phổ biến. Người dùng các thiết bị có thể kế nối Internet này luôn hi vọng về vùng phủ hay dung lượng và họ sẽ hài lòng khi các ứng dụng được hoạt động tốt ở bất cứ đâu. Đó là với các kết nối đơn giản mà ta có thể hiểu được, đối với kết nối IoT thì mọi vấn đề trở nên phức tạp hơn, đa dạng hơn với công suất và cường độ lớn hơn. Như vậy một vấn đề cấp thiết đặt ra là các nhà cung cấp mạng phải có phương án nâng cao nỗ lực quản lí và vận hành.

2.2. KIẾN TRÚC CỦA INTERNET OF THINGS.

2.2.1. Cấu trúc của Internet of Things.

- Một hệ thống IoT thông thường sẽ bao gồm 4 thành phần chính:

 Thiết bị (Things).

(14)

 Cổng kết nối hay trạm kết nối (Gateways).

 Các điện toán đám mây hay hạ tầng mạng (Network and Cloud).

 Bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers).

(15)

2.2.2. Đặc tính cơ bản của Internet of Things.

- Hệ thống IoT sẽ bao gồm các đặc trưng như sau:

 Tính không đồng nhất: các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau cũng như network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network.

 Tính kết nối liên thông (interconnectivity): với hệ thống IoT thì bất cứ điều gì, vật gì, máy móc gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

 Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things” chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin(phần mềm) sẽ phải thay đổi.

 Sẽ có quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị, máy móc, được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.

 Có thể thay đổi linh hoạt: các trạng thái của các thiết bị điện tử, máy móc có thể tự động thay đổi như ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi, và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi tùy vào cách mà chúng ta muốn.

(16)

2.2.3. Các yêu cầu của một Internet of Things.

- Các yêu cầu để có thể trở thành một IoT sẽ rất cao và khắc khe. Chính vì thế mà để có thể thỏa mãn thì cần phải có các tiêu chí như sau:

+ Có kết nối dựa trên sự nhận diện:

Có nghĩa là các đồ vật, máy móc, thiết bị hay gọi chung là “Things” phải có tên hay địa chỉ ID riêng biệt. Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things”, và kết nối được thiết lập dựa trên định danh (ID) của Things.

+ Khả năng quản lý:

Hệ thống IoT cần phải hỗ trợ tính năng quản lý các “Things” để đảm bảo network hoạt động bình thường. Ứng dụng IoT thường làm việc tự động mà không cần sự tham gia người, nhưng toàn bộ quá trình hoạt động của họ nên được quản lý bởi các bên liên quan.

+ Khả năng bảo mật:

Trong IoT, rất nhiều “Things” sẽ được kết nối với nhau. Chính điều này làm tăng mối nguy trong bảo mật, chẳng hạn như bí mật thông tin bị tiết lộ, xác thực sai, hay dữ liệu bị thay đổi hay làm giả. Hơn nữa tất cả các “Things” đều có chủ sở hữu và người sử dụng của nó. Các dữ liệu thu thập được từ các “Things” có thể chứa thông tin cá nhân liên quan chủ sở hữu hoặc người sử dụng nó. Các hệ thống IoT cần bảo vệ sự riêng tư trong quá trình truyền dữ liệu, tập hợp, lưu trữ, khai thác và xử lý. Bảo vệ sự riêng tư không nên thiết lập một rào cản đối với xác thực nguồn dữ liệu.

+ Dịch vụ thỏa thuận:

Dịch vụ này để có thể được cung cấp bằng cách thu thập, giao tiếp và xử lý tự động các dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quy tắc được thiết lập bởi người vận hành hoặc tùy chỉnh bởi các người dùng.

+ Khả năng cộng tác:

Khả năng này cho phép hệ thống IoT có khả năng tương tác qua lại giữa các network và Things một cách dễ dàng.

+ Khả năng tự quản lý của network:

Chúng sẽ bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự khắc phục lỗi, tự tối ưu hóa và tự có cơ chế bảo vệ. Điều này cần thiết để network có thể thích ứng với các tên mền ứng dụng khác nhau, môi trường truyền thông khác nhau, và nhiều loại thiết bị khác nhau,…

(17)

+ Các khả năng dựa vào vị trí (Location – based capabilities):

Các thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến một cái gì đó sẽ phụ thuộc vào thông tin vị trí của các thiết và người sử dụng. Hệ thống IoT có thể biết và theo dõi vị trí một cách tự động. Các dịch vụ dựa trên vị trí có thể bị hạn chế bởi luật pháp hay quy định, và phải tuân thủ các yêu cầu an ninh.

+ Plug and Play:

Hệ thống IoT bắt buộc các “Things” phải được plug – and – play một cách dễ dàng và tiện dụng. Điều này giúp dễ dàng cho việc mới bắt đầu sử dụng

2.3. ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS.

2.3.1. Tự động hóa nhà cửa (smart home).

- Nhà thông minh (tiếng Anh: home automation, domotics, smart

home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động. Thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng

dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web.

(18)

2.3.2. Thành phố thông minh.

- Để phục vụ nhu cầu mới của các thành phố thông minh, chính phủ các nước đang chuyển sang các đổi mới IoT có tiềm năng cải thiện mọi khía cạnh của cuộc sống thông minh. Một số ứng dụng IoT hiện tại bao gồm giám sát thành phố, bãi đậu xe thông minh, giám sát giao thông, quản lý chất thải và chiếu sáng thông minh.

- Một số ứng dụng IoT trong thành phố thông minh:

+ Tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà :

Đổi mới IoT đang làm cho việc xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng trở nên đơn giản hơn. Với việc sử dụng IoT, các thiết bị có thể được kết nối với ứng dụng quản lý thông minh điều khiển các hệ thống sưởi, làm mát, chiếu sáng và an toàn cháy nổ.

+ Bãi đậu xe thông minh:

Dữ liệu GPS từ điện thoại thông minh và giám sát video (hoặc các cảm biến được nhúng trên các điểm đỗ xe) có thể hỗ trợ người lái xe ô tô tìm thấy điểm đỗ xe trống. Dữ liệu là thời gian thực và nó giúp tạo ra một bản đồ bãi đậu xe ảo để cho

(19)

chủ xe biết khi điểm đậu xe gần nhất trở thành chỗ trống. Các tài xế sẽ nhận được thông báo trên điện thoại của họ để tìm điểm đỗ xe.

Những loại hệ thống này đã được lắp đặt ở các thành phố trên thế giới và đã thành công trong việc hỗ trợ sử dụng hiệu quả các chỗ đậu xe.

+ Đèn đường thông minh:

Các thiết bị IoT có thể được triển khai để bảo trì và kiểm soát đèn đường theo cách tiết kiệm chi phí hơn. Cảm biến với sự trợ giúp của giải pháp quản lý đám mây có thể giúp kiểm soát và lập lịch trình các hoạt động bật tắt. Các giải pháp chiếu sáng thông minh có thể được thực hiện với các cảm biến để theo dõi chuyển động của người và phương tiện. Với sự trợ giúp của dữ liệu này, đèn đường có thể điều chỉnh ánh sáng thành mờ, sáng hoặc tắt hoặc tự động dựa trên môi trường.

+ Môi trường trong sạch

Các thiết bị IoT cũng có thể được sử dụng để giữ cho các thành phố sạch sẽ và an toàn. Các thành phố có thể thực hiện các chiến lược khác nhau như xác định các thông số quan trọng cho một môi trường xung quanh an toàn và lành mạnh. Các cảm biến có thể được kết hợp để đo chất lượng của nước bằng cách kiểm tra mức độ pH, không khí, đất, v.v.

+ Quản lý chất thải

Các thiết bị IoT như cảm biến có thể được gắn vào thùng chứa rác để thu thập dữ liệu về mức độ chất thải trong thùng. Cảm biến này khi tới một ngưỡng nhất định sẽ đưa ra chỉ báo về giải pháp quản lý chất thải và gửi thông báo đến ứng dụng di động của tài xế xe tải.

2.3.3. Lĩnh vực y tế - chăm sóc sức khỏe.

- Việc sử dụng các thiết bị đeo hoặc cảm biến được kết nối với bệnh nhân, cho phép bác sĩ theo dõi tình trạng của bệnh nhân bên ngoài bệnh viện và trong thời gian thực. Thông qua việc liên tục theo dõi các chỉ số nhất định và cảnh báo tự động về các dấu hiệu sinh tồn của họ. IoT giúp cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và phòng ngừa các biến cố xảy ra ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

(20)

Một công nghệ khác là tích hợp IoT vào giường bệnh, nhường chỗ cho giường thông minh, được trang bị các cảm biến đặc biệt để quan sát các dấu hiệu sinh tồn, huyết áp, oxy, nhiệt độ cơ thể và những thứ khác.

2.4. THỰC TẾ INTERNET OF THINGS TẠI VIỆT NAM.

2.4.1. Thực trạng phát triển hệ sinh thái IoT của Việt Nam

- Hiện nay, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam là khoảng 79,1%, nằm trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về Internet trên thế giới. Xu hướng Internet of Things là xu thế tất yếu cho quá trình đổi mới.

- Hệ sinh thái IoT gồm các tác nhân chính: Chính phủ (ban hành chính sách, thúc đẩy phát triển qua đầu tư công); doanh nghiệp/doanh nghiệp khởi nghiệp/cộng đồng phát triển (cung cấp các giải pháp công nghệ về phần mềm, hạ tầng kết nối, phần cứng, dịch vụ…); thị trường; và mối liên hệ giữa các thành tố này với nhau.

Trong thời gian qua, hệ sinh thái IoT của Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực, đặc biệt là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tạo nên hệ sinh thái IoT nhằm thúc đẩy sự phát triển IoT tại Việt Nam.

(21)

Trong bức tranh toàn cảnh về IoT ở Việt Nam, có thể thấy rằng các phân đoạn như xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối và nền tảng mở là những nhiệm vụ được triển khai bởi các công ty viễn thông lớn như Viettel, VNPT. Bên cạnh đó, DTT, FPT, VNG và Konexy là các công ty phần mềm cũng đang nghiên cứu trên nền tảng IoT. Trên hết, các công ty nhỏ hơn đang sử dụng cơ sở hạ tầng hiện tại để tập trung vào việc xây dựng các giải pháp theo chiều dọc và đưa ra thị trường trong thời gian ngắn.

Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ bằng cách xây dựng hệ sinh thái bền vững, bao gồm các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và xây dựng các vườn ươm công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó, trong hệ sinh thái IoT không thể thiếu các yếu tố khác như sự hình thành và phát triển của các khu công nghệ cao, các vườn ươm, các quỹ đầu tư… đóng vai trò như các chất xúc tác để thúc đẩy khởi nghiệp trong IoT. Các trường đại học, học viện đóng vai trò đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển của IoT. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu, các hội, nhóm của các cá nhân, các tổ chức cùng tham gia vào hệ sinh thái để nâng cao nhận thức về vai trò của IoT trong xu thế phát triển chung. Trong bức tranh về sự phát triển IoT tại Việt Nam, các giải pháp theo ngành dọc đã được nghiên cứu, phát triển dưới nhiều hình thức và bám theo các vấn đề cốt lõi của Việt Nam như: đô thị, giao thông, nông nghiệp, nhà thông minh… Mặc dù IoT đã phát triển ở Việt Nam chưa lâu và chưa rộng rãi, nhưng một số ứng dụng đã được thương mại hóa, đi vào cuộc sống, triển khai có hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông… Về thị trường, IoT tại Việt Nam đang là một lĩnh vực

“nóng”, thu hút được nhiều công ty công nghệ tham gia nghiên cứu, sản xuất. Một số ví dụ về phát triển IoT như: Mimosa Tech đã thương mại hóa giải pháp cho nông nghiệp chính xác; Hachi là giải pháp giúp xây dựng khu vườn cá nhân tự động ở nhà; BKAV và Lumi là hai doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường nhà thông minh, không chỉ sở hữu thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước khác như Úc, Singapore và Ấn Độ; Abivin là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thu thập dữ liệu của xe tham gia giao thông và dựa trên bản đồ số, tối ưu hóa cho các phương tiện vận chuyển. Ngoài ra, nhiều ứng dụng khác đang ở giai đoạn thử nghiệm và đòi hỏi nhiều thời gian hơn để trưởng thành và cung cấp trên thị trường. Tuy nhiên, trong số các dự án được triển khai mở rộng với quy mô lớn của IoT, phần lớn các giải pháp được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ, trong ngành chế biến rau quả chính xác, giải pháp TAP (của Israel Vendor) đã được triển khai ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc); FPT kết hợp với Fujitsu phát triển nông nghiệp thông minh; THTrue Milk nhập công nghệ chăn nuôi bò sữa của nước

(22)

ngoài…; ứng dụng trong công nghiệp mía đường nhập khẩu công nghệ từ Isarel;

VinEco trồng rau nhà kính nhập công nghệ từ Isarel… Việt Nam chưa có ứng dụng IoT thực sự nào đang có ảnh hưởng mạnh tới đời sống xã hội Việt Nam. Trong thời gian tới, các ứng dụng trong lĩnh vực giao thông thông minh như thu phí không dừng, phạt nguội bằng camera, taxi công nghệ (Uber, Grab hay giao hàng

nhanh…) dự đoán là các ứng dụng liên quan tới IoT được dự báo sẽ trở nên phổ biến, có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Các lĩnh vực tiềm năng như y tế điện tử, nông nghiệp thông minh, bất động sản thông minh sẽ cần thêm thời gian để có những ứng dụng IoT phù hợp với Việt Nam. Từ góc độ công nghiệp, hầu hết các hệ thống ứng dụng nêu trên nếu dùng công nghệ IoT đều là của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cơ bản mới chỉ tập trung vào các ứng dụng trên nền tảng điện thoại di động, máy tính cá nhân mang tính nhỏ lẻ mà chưa khai thác hết tính thông minh của các hệ thống cảm biến hay khai thác dữ liệu lớn.

Đặc biệt, các thiết bị phần cứng (camera, thiết bị rfid, các cảm biến hóa học…) cũng đều phải nhập khẩu.

2.4.2. Giải pháp phát triển.

- Nhìn chung, toàn cảnh hệ sinh thái IoT Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện, bước đầu đã có một số ứng dụng IoT được triển khai. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng phát triển, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp cơ bản: Một là, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc kiến tạo những điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy tác động kinh tế của ngành công nghiệp IoT trong các lĩnh vực; xây dựng hạ tầng cơ sở về mạng truyền thông với thế hệ 5G; xây dựng và thống nhất tiêu chuẩn IoT; tăng cường bảo mật, an toàn, an ninh, cho IoT. Hai là, cần có một lộ trình, chính sách chung cho toàn bộ các thành tố của hệ sinh thái IoT để các bên cùng “bắt tay nhau”

phát triển. Có thể nói các vấn đề nghiên cứu và phát triển về IoT bao phủ trong một phạm vi rất rộng. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi một kỹ thuật cụ thể nào đó của công nghệ thông tin và truyền thông mà bao trùm gần như toàn bộ các lĩnh vực từ công nghệ phần cứng, phần mềm, công nghệ kết nối truyền thông, quản lý mạng, cơ sở dữ liệu. Không những thế, nó còn liên quan tới các kỹ thuật, công nghệ thuộc các lĩnh vực khác như tự động hóa, cơ khí chính xác, công nghệ về môi trường, nông nghiệp và các ngành công nghiệpkhác. Do vậy để thực hiện được những mục tiêu mà IoT hướng tới đòi hỏi phải có sự hợp tác nghiên cứu trong

(23)

nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra, để tạo ra các nền tảng, ứng dụng dịch vụ IoT mang tính tổng thể, hoàn chỉnh trong thực tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần khởi tạo một hệ sinh thái sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua hợp tác với các đối tác toàn cầu để định chuẩn. Thông qua các vườn ươm công nghệ, cần có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp của khu vực và thế giới tham gia nhằm phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực và tận dụng chi phí sản xuất thấp tại Việt Nam. Ba là, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng hệ thống quốc gia nghiên cứu và phát triển về IoT. Một số nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc đã hình thành một Hệ thống quốc gia nghiên cứu và phát triển về IoT, là kết quả của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 13 giai đoạn 2016-2020. Hệ thống đó bao gồm các doanh nghiệp như các tổng đài và các nhà phân phối cung cấp các hoạt động và phát triển hệ thống của IoT. Các trường đại học và viện nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các công nghệ chủ chốt và các tổ chức tiêu chuẩn chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cho IoT trong toàn quốc. Đến nay, nền công nghiệp dựa trên IoT của Trung Quốc đã được hình thành và tập trung ở các vùng ven biển cũng như một số vùng thuộc miền trung và tây nước này. Bốn là, để xây dựng lợi thế cạnh tranh, Chính phủ đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra một số dự án tiên phong để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo ra sức cạnh tranh trên tới thị trường nội địa, cũng như hướngthị trường quốc tế. IoT đang trong giai đoạn đầu phát triển, chưa được định hình hoàn toàn, đặc biệt là các chuẩn trong kết nối, bảo mật và số lượng thiết bị IoT cho thị trường Việt Nam còn ở mức thấp, chưa đủ hấp dẫn để các hãng quốc tế tập trung cung cấp giải pháp toàn diện. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần tính đến việc tham gia chuỗi giá trị IoT. Điều này đòi hỏi các ngành, các cấp và doanh nghiệp cần vào cuộc một cách chủ động, tích cực. Có thể thấy, các hệ thống này liên quan tới tất cả các ngành, các lĩnh vực như giao thông, nông nghiệp, y tế… Đây chính là cơ hội cho các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Chúng ta có thể làm ra những thiết bị 100% made in Vietnam như Công ty Mimosa đã làm với cảm biến độ ẩm, nhiệt độ trong nông nghiệp; DTT đã làm với các bộ TUHOC STEM trong giáo dục; Việt Nam có thể tiến tới sản xuất các thiết bị phức tạp hơn như rfid của ICDREC hay thậm chí là những IP camera thông minh tiên tiến nhất… Đây là lý do để chúng ta tin rằng công nghiệp IoT tại Việt Nam có cơ hội phát triển.

(24)

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT

3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai em đã nhận được những kiến thức, kỹ năng như:

- Được tiếp cận với môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.

- Được tìm hiểu và có thêm kiến thức mới về IoT.

- Phát triển thêm về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập.

3.2. NHỮNG HẠN CHẾ.

Do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng còn ít nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực tập:

- Chưa học hỏi được hết những kỹ năng làm việc môi trường văn phòng.

- Chưa áp dụng được nhiều kiến thức mới vào trong công việc.

3.3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

Vì những thiếu sót về kiến thức và kinh nghiệm nên em chưa hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Trong tương lai em mong muốn với những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm học được, em hy vọng bản thân sẽ phát triển tích cực và học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức mới mẻ để hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo nghiên cứu về Internet of Things

(https://khotrithucso.com/doc/p/bao-cao-nghien-cuu-ve-internet-of-things- 1531407).

[2]. Diễn đàn Khoa học- Công nghệ “ Internet kết nối vạn vật ở Việt Nam:

(25)

Thực trạng và giải pháp phát triển”

(https://vjol.info.vn/index.php/khcn/article/view/40526).

Referensi

Dokumen terkait