• Tidak ada hasil yang ditemukan

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU

1.3 Giá trị của Chèo

1.3.3 Giá trị hiện thực của chèo

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian, ra đời và phát triển găn với sinh hoạt văn hóa của con người. Cũng chính vì vậy mà trong chèo phản ánh một giá trị hiện thực sâu sắc. Chèo là tấm gương phản ánh xã hội ta ngày trước, xã hội Việt Nam thời phong kiến, trong chèo đã vạch rõ hiện thực sâu sắc nhất của xã hội đó là mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giữa chính quyền và nhân dân. Luôn đứng về phía nhân dân, những người nghèo khổ, vạch trần những mặt trái của bọn thống trị. Với cách sắp sếp lớp lang với những nhân vật sống,với những điệu múa lời ca, dưới ánh sáng tập trung của hình thức sân khấu,Chèo đã làm cho nội dung nhân đạo chủ nghĩa của các truyện kia thể hiện rõ rệt trước mắt ta. Chèo có những vai chín và vai lệch.

Vai chín là những nhân vật tích cực, thường là những người nghèo khổ hoặc ở vào một địa vị bị áp bức. Vai lệch tức là những nhân vật tiêu cực, thường là những kẻ giàu có đi áp bức người khác và bọn tay sai của chúng.

Chèo quan niệm người nghèo khổ,người lương thiện là những người có phẩm chất tốt nhưng lại hay gặp chông gai ở một xã hội đầy bất công.Tuy vậy dù gian nan, họ vẫn giữ chí khí kiên quyết, lương tâm trong sạch, còn

những tên độc ác bất nhân đều bị trừng trị. Lòng yêu thương con người, đề cao phẩm chất con người được thể hiện rõ trong Chèo. Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa lại còn rõ rệt ở chỗ Chèo chú ý nêu rõ sự cao quý ở những con người mà giai cấp phong kiến coi là thấp hèn. Trong Chèo người phụ nữ được nâng lên địa vị cao quí mà ý thức hệ phong kiến không bao giờ công nhận. Người phụ nữ trong các vở Chèo chính là người phụ nữ lao động Việt Nam. Đề cao phụ nữ là một mặt quan trọng của tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong Chèo.

Nếu như trên sân khấu bao giờ ít nhiều cũng có tính cách điệu, thì sân khấu chèo đã có nhiều tính chất cách điệu. Tác giả cũng như diễn viên lựa chọn trong hiện thực những cái gì bản chất nhất, tước bỏ đi những gì không tiêu biểu, và phóng đại, nhấn mạnh những gì tiêu biểu nhất. Chèo cũng như các thể loại khác có ý nghĩa đấu tranh giai cấp rõ rệt. Chèo đã dùng lợi khí trào phúng để đả kích bọn cường hào ác bá. Chèo sử dụng mọi khả năng khêu gợi tiếng cười để đấu tranh. Nhân dân có dịp ngàn ngón tay cùng trỏ, ngàn con mắt cùng nhìn, ngàn tiếng cười cùng vang lên khoái chí, để khinh miệt những cái chướng tai gai mắt của bọn thống trị mà chèo đưa lên sân khấu như tấm bia chịu nhiều mũi tên bắn vào.

Chèo là một ngành nghệ thuật do quần chúng sáng tạo ra, cải tiến dần theo nhu cầu của quần chúng. Vì vậy chèo mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc. Vẻ đẹp của chèo là vẻ đẹp của âm thanh chau chuốt luột là mà người diễn trao cho người nghe, vẻ đẹp của những điệu múa dân tộc uyển chuyển của những chiếc quạt mà người nghệ sĩ biểu diễn. Chính vì vậy chèo là một di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của dân tộc Việt Nam. Góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa nghệ thuật của dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, đề tài đã đi sâu làm rõ những vấn đề lí luận chung nhất của nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống nhằm đem lại một cái nhìn tổng quan về nghệ thuật Chèo của Việt Nam, từ lịch sử hình thành và phát triển qua các thời đại lịch sử của dân tộc từ thế kỉ thứ X cho đến thế kỉ XX, với những nét đặc trưng nhất ở mỗi thời kì mà hình thức sơ khai ban đầu là những trò diễn kết hợp trò nhại và múa hát dân gian ở thế kỉ thứ X đến hình thức chèo thuyền bản hay chèo thuyền bát nhã ở cuối thế kỉ XIV rồi phát triển tới mức hoàn chỉnh và trở thành chèo văn minh vào thế kỉ XX cho đến những đặc trưng nghệ thuật như nội dung phản ánh trong chèo, tên gọi, kĩ thuật kịch, âm nhạc, làn điệu, tư duy trong chèo, múa, nhạc cụ, sân khấu, các thể loại chèo…cũng như những giá trị về nghệ thuật, giá trị về lịch sử, giá trị hiện thực của chèo, tất cả đều nhằm khẳng định rằng đây là một di sản văn hóa quí báu mà ông cha ta đã để lại cần phải được các thế hệ mai sau tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Để có thể tiếp nối cha ông gìn giữ loại hình nghệ thuật này, các thế hệ sau cần phải có những biện pháp cụ thể để có thể phát huy truyền thống dân tộc. Và khai thác nghệ thuật chèo một cách hiệu quả trong phát triển du lịch cũng là một biện pháp quan trọng góp phần bảo tồn và giới thiệu sâu rộng hơn nữa loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này đến với công chúng trong và ngoài nước.