• Tidak ada hasil yang ditemukan

ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 CACBOHIĐRAT

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 CACBOHIĐRAT"

Copied!
3
0
0

Teks penuh

(1)

1

ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 CACBOHIĐRAT

1. Cacbohidrat (gluxit , saccarit) là

A. Hợp chất đa chức có công thức chung là Cn(H2O)m B. Hợp chất tạp chức có công thức chung là Cn(H2O)m

C. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl D. Hợp chất chỉ có nguồn gốc thực vật

2. Glucozơ có công thức phân tử C6H12O6 . Để chứng minh cấu tạo của glucozơ có nhóm chức anđehit , người ta tiến hành phản ứng :

A. Khử glucozơ bằng hidro

B. Cho glucozơ tác dụng với phenol có xúc tác C. Cho glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc . D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 .

3. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol. B. xeton. C. amin. D. anđehit.

4. Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ

A. Mantozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. Xenlulozơ 5. Cho biết chất nào thuộc loại đisaccarit

A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. Xenlulozơ 6. Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa một glucozơ và một gốc fuctozơ trong phân tử là

A. saccarozơ. B. tinh bột. C. mantozơ. D. xenlulozơ.

7. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc

A. -glucozơ. B. β-glucozơ. C. β-mantozơ. D. -saccarozơ.

8. Tinh bột là hỗn hợp của các :

A. Amilozơ B. Amilopectin

C. Glixerol D. Amilozơ và amilopectin

9. Amilozơ được tạo thành từ các gốc -glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết

A. 1,2-glicozit B. 1,3-glicozit C. 1,4-glicozit D. 1,5-glicozit 10. Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử

A. hidro B. cacbon C. nitơ D. oxi

11. Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là

A. Sacarozơ B. Glucozơ C. Fructozơ D. Mantozơ

12. Trong huyết thanh truyền cho người bệnh có chứa

A. Glucozơ B. Fuctozơ C. Mantozơ D. Saccarozơ 13. Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ với nồng độ là

A. 0,02% B. 0,01% C. 0,2% D. 0,1%

14. Gluxit nào sau đây được goi là đường nho?

A. Saccarozơ. B. Tinh bột . C. Glucozơ. D. Fructozơ.

15. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glucozơ là

A. 44,44% B. 53,33% C. 51,46% D. 49,38%

16. Sobitol có CTCT là

A. HOCH2[CHOH]4CHO B. HOCH2[CHOH]3CH2OH C. HOCH2[CHOH]4COOH D. HOCH2[CHOH]4CH2OH

17. Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là:

A. [C6H7O3(OH)2]n. B. [C6H7O2(OH)3]n. C. [C6H5O2(OH)3]n D. [C6H8O2(OH)3]n.

18. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sau phản ứng ta thu được sản phẩm là

A. Sobitol B. Amoni gluconat

C. Natri gluconat D. Saccarozơ

19. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với H2/Ni,to sau phản ứng ta thu được sản phẩm là

A. Sobitol B. Amoni gluconat

C. Natri gluconat D. Saccarozơ

(2)

2

20. Đun nóng xenlulozơ trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric đặc sau phản ứng ta thu được sản phẩm là

A. Sobitol B. Amoni gluconat C. Natri gluconat D. Xenlulozơ trinitrat

21. Công thức cấu tạo của gluxit dạng mạch hở chứa nhiều nhóm -OH và nhóm:

A. -COOH B. -CHO C. -NH2 D. -COO-

22. Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:

A. saccarozơ B. glicogen C. Tinh bột D. Xenlulozơ

23. Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là:

A. C12H22O11 B. C6H12O6 C. C6H10O5 D. CH3COOH

24. Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:

A. Fructozơ B. Amilopectin C. Xenlulozơ D. Saccarozơ

25. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là:

A. glucozơ, fructozơ. B. glucozơ, sobitol.

C. glucozơ, saccarozơ. D. glucozơ, etanol.

26. Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol, fuctozơ., axit axetic, etylen glicol Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là

A. 6 B. 7 C. 4 D. 5

27. Trong các chất sau : saccarozơ , tinh bột , glucozơ , xenlulozơ , mantozơ , fructozơ, Gly-Ala, Aly- Ala-Val . Số chất có phản ứng thủy phân là

A. 6 B. 7 C. 4 D. 5

28. Cho các dãy chất sau : glucozơ , xenlulozơ , saccarozơ , tinh bột , fuctozơ , mantozơ, axetilen, vinyl fomat . Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 5 B. 4 C. 6 D. 3

29. Có 6 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: glixerol; glucozơ; lòng trắng trứng; axit fomic; natri hiđroxit; axit axetic . Để phân biệt 6 dung dịch này có thể dùng một loại thuốc thử là

A. Qùi tím. B. CuSO4. C. Br2. D. AgNO3/NH3,to. 30. Tinh bột được tạo thành ở cây xanh nhờ phản ứng

A. Thủy phân B. Quang hợp C. Hóa hợp D. Phân hủy 31. Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh là do nó có chứa

A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ 32. Saccarozơ có CTPT là

A. C2H6O B. C12H22O11 C. C6H12O6 D. (C6H10O5)n 33. Amilopectin được tạo thành từ các gốc -glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết A. 1,2-glicozit B. 1,4-glicozit C. 1,6-glicozit D. Cả B và C

34. Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là

A. Metyl acrylat B. Ancol etylic C. Saccarozơ D. Glixerol 35. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ  X  Y  CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH B. CH2=CH2 và CH3CH2OH

C. CH3CH2OH và CH3CHO D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO 36. Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ

A. Làm thuốc tăng lực cho người già và trẻ em B. Dùng để tráng gương tráng ruột bình thủy C. Dùng để sản xuất ancol etylic

D. Dùng để sản xuất mì chính (hay bột ngọt)

(3)

3 37. Ứng dụng nào sau đây không phải của xenlulozơ

A. Chế biến giấy hay dùng trong xây dựng B. Sản xuất tơ nhân tạo

C. Chế tạo thuốc súng không khói D. Sản xuất thuốc hỗ trợ thần kinh 38. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Chỉ có các monosaccarit mới pư khử với Cu(OH)2. 39. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

(2) Dung dịch glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. (3) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra sobitol.

(4) Trong cấu tạo phân tử tinh bột khối lượng amilozơ chiếm tỉ lệ phần trăm lớn hơn amilopectin.

(5) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.

(6) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

Số phát biểu sai

A. 6 B. 4 C. 5 D. 3

40. Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:

Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.

Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.

Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.

Cho các nhận định sau đây

(a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại đisaccarit.

(b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch

(c) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu đen.

(d) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng.

(e) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.

(f) Sản phẩm muối thu được sau phản ứng tráng bạc có tên là amino gluconat.

Số nhận định sai

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Referensi

Dokumen terkait

Nguyên nhân: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.. o Sự điện li là