• Tidak ada hasil yang ditemukan

DANH SÁCH VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "DANH SÁCH VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG "

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

GIAÛI THÖÔÛNG PHUÙC LÔÏI ÑOÄNG VAÄT TOAØN CAÀU 2019

Giải thưởng phúc lợi động vật toàn cầu nhấn mạnh vai trò đặc biệt của bác sĩ thú y trong việc bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của động vật.

Các bác sĩ thú y từ khắp nơi trên thế giới, những người đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy phúc lợi động vật, đã được vinh danh trong Giải thưởng phúc lợi động vật toàn cầu năm 2019.

San Jose, ngày 29 tháng 4 năm 2019 - Đây

là lần thứ 3 Hội Thú y Thế giới (WVA) và Ceva Santé Animale (Ceva) trao giải thưởng cho các bác sĩ thú y và sinh viên thú y để thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi động vật.

Lễ trao giải diễn ra trong Đại hội Hội Thú y Thế giới lần thứ 35 vào ngày 28 tháng 4 năm 2019 tại San Jose, Costa Rica, nơi những người được đề cử được chọn để nhận Giải thưởng Phúc lợi động vật trị giá 5.000 Euro.

Giải thưởng phúc lợi động vật toàn cầu công nhận và khen thưởng các bác sĩ thú y, những người trong cuộc sống hàng ngày đã góp phần

bảo vệ động vật và đã cung cấp các dịch vụ phúc lợi liên quan và mẫu mực cho động vật, chủ vật nuôi, các bác sĩ thú y và cộng đồng.

(2)

Sau thành công của Giải thưởng phúc lợi động vật năm 2017 và 2018, Ceva và WVA phối hợp với Hội sinh viên thú y quốc tế (IVSA) năm nay đã thống nhất mở rộng phạm vi giải thưởng bằng cách công nhận thêm một sinh viên thú y. Phúc lợi động vật ngày càng trở thành vấn đề xã hội và việc đưa nó vào đào tạo bác sĩ thú y trẻ là chìa khóa để cải thiện các tiêu chuẩn toàn cầu.

DANH SÁCH VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG

1. GHANA

DR. ANTHONY NSOH AKUNZULE

Tiến sĩ Akunzule đã trở thành một nhà vô địch về phúc lợi động vật cả ở quê nhà Ghana và trên phạm vi toàn cầu. Công việc của ông thực hiện trên các loài động vật khác nhau, gia cầm, động vật nhai lại, bao gồm bò thịt, bò sữa, dê và cừu và các động vật khác.

Trong những năm gần đây, ông đã đi tiên phong trong các chương trình phúc lợi cụ thể về việc sử dụng lừa trong nông nghiệp và giao thông, đặc biệt là ở khu vực phía bắc Ghana.

Điều này có liên quan đến việc phát triển thêm các phương pháp khai thác và vận chuyển hàng hóa cũng như đưa ra những khuyến cáo về sức khỏe và dinh dưỡng chung cho những con lừa đang làm việc.

Ông đang tích cực tư vấn cho các bác sĩ thú y trẻ tuổi ở Ghana, một số người trong họ đang đấu tranh để tìm việc làm một khi họ tốt nghiệp

ở trường đại học. Công việc của ông cũng ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ Ghana liên quan đến các vấn đề phúc lợi động vật.

Bác sĩ Akunzule cũng là một thành viên trong chương trình loại bỏ bệnh dịch tả trâu bò châu Phi, cuối cùng đã được tuyên bố được loại trừ vào năm 2011. Đây là bệnh truyền nhiễm thứ hai được loại trừ trên toàn cầu sau bệnh đậu mùa ở người.

Nói về giải thưởng của mình, tiến sĩ Akunzule cho biết: Tôi rất vui và vinh dự khi nhận được giải thưởng này và tôi sẽ sử dụng nó để tiếp tục công việc cho phúc lợi động vật ở cả Ghana và cả trên toàn thế giới.

2. THÁI LAN

DR. PARNTEP RATANAKORN

Tiến sĩ Ratanakorn bắt đầu quan tâm đến phúc lợi động vật từ nhỏ, chăm sóc động vật mà ông mua được từ các chợ động vật địa phương ở Bangkok, nơi ông sống. Trong thời gian đào tạo thành bác sĩ thú y, ông đã đi đầu trong các vấn đề về phúc lợi động vật tại trường đại học, tại thời điểm mà chủ đề này đã không được thảo luận chung trong khoa.

Sau đó, ông cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho động vật hoang dã bị tịch thu thuộc Cục Lâm nghiệp Hoàng gia (RFD), hiện thuộc Cục Công viên quốc gia, Bảo tồn Động vật hoang dã và Thực vật (DNP).

Ông đã huấn luyện các kiểm lâm viên và người đi rừng về cách thức như thế nào để cung cấp phúc lợi cho động vật hoang dã trong các cơ sở nhân giống và cứu hộ động vật của họ và có kinh

(3)

nghiệm đặc biệt khi làm việc với những con voi bị giam giữ.

Ông đạt được danh hiệu Phó giáo sư và Trưởng khoa Khoa Thú y, Đại học Mahidol, Thái Lan. Ông cũng hoạt động trong nhiều tổ chức thú y trong nước và là một nhà văn, nhà diễn giả về phúc lợi động vật trong các ấn phẩm và tại các hội nghị quốc tế.

Nói về giải thưởng của mình, ông nói: Giải thưởng sẽ giúp tôi phục vụ nhiều loài động vật đang bị đe dọa ở Thái Lan và tạo ra một thế hệ trẻ sẽ chịu trách nhiệm về phúc lợi động vật trong tương lai.

3. HOA KỲ

DR. JAL PERALTA

Tiến sĩ Peralta đạt danh hiệu Giáo sư Phúc lợi Động vật, Đại học Thú y, Đại học Khoa học sức khỏe miền Tây, Pomona, California. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều chương sách và bài báo (bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) về các khía cạnh khác nhau của khoa học về phúc lợi động vật, giáo dục phúc lợi động vật và ông đã tạo ra một số mô hình liên quan đến phúc lợi động vật để dạy học sinh thú y. Ông đã trình bày và đóng góp cho nhiều hội thảo giáo dục thường xuyên về thú y ở một số quốc gia.

Tiến sĩ Peralta là một diễn giả được quốc tế công nhận và là diễn giả về phúc lợi động vật và đã trình bày ở các hội thảo ở Châu Âu, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Ông cũng hoạt động như một phản biện cho một số tạp chí chuyên ngành.

Gần đây, Tiến sĩ Peralta đã tham gia vào một dự án nghiên cứu về lĩnh vực phúc lợi và tương tác động vật với con người trong trị liệu chó và trẻ em với sự cộng tác của các nhà tâm lý học trẻ em.

Ông nói: Không còn nghi ngờ gì về việc tiếp cận giải thưởng mà loại giải thưởng này mang lại cho bạn về lợi ích đối với phúc lợi động vật.

Sự công nhận bên ngoài đó cung cấp cơ hội để phổ biến thông tin và có tác động rộng lớn hơn trên toàn thế giới.

4. COLOMBIA

DR. EDILBERTO BRITO SIERRA

Tiến sĩ Brito được công nhận và tôn trọng cả ở Colombia và Mỹ Latinh vì công việc của ông về sức khỏe và phúc lợi động vật. Là đầu mối phúc lợi động vật cho OIE ở Colombia và qua nhiều năm làm việc, sự nghiệp của ông đã đóng góp hỗ trợ pháp lý và dựa trên cơ sở khoa học để phát triển việc tạo ra khuôn khổ pháp lý và các quy định có thể mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho động vật trong nước (đặc biệt là động vật sản xuất) và trong khu vực trong khuôn khổ Một sức khỏe và Một phúc lợi.

Ông đã làm việc tại Viện Nông nghiệp Colombia (ICA) từ năm 1988 và là Điều phối viên của Nhóm an toàn trong sản xuất động vật từ tháng 2 năm 2017 đến nay.

Nói về giải thưởng WVA của mình, Tiến sĩ Brito cho biết: Đây là một giải thưởng mà tôi hy vọng sẽ được trao cho nhiều bác sĩ thú y hơn vì

(4)

nó thúc đẩy phúc lợi động vật và cho thấy đây là một chủ đề quan trọng và do đó nó có tầm quan trọng cơ bản đối với sự phát triển của các thế hệ bác sĩ thú y tương lai.

5. CANADA

DR. JONAS WATERTON

Khi ông không làm việc tại Phòng khám Thú y Tuxedo ở Winnipeg, Canada, Tiến sĩ Jonas Waterton có thể được tìm thấy đang điều trị động vật ở các cộng đồng bản địa xa xôi ở miền bắc Canada và đặc biệt là ở Manitoba, cả hai khu vực được phục vụ bởi dịch vụ thú y. Các chương trình mà ông hỗ trợ hoạt động cùng với các tổ chức phi lợi nhuận như Mạng lưới hỗ trợ cho chó và thường liên quan đến việc đóng gói thiết bị và vật tư thú y đưa vào máy bay loại nhỏ để bay tới cộng đồng nơi không có đường bộ.

Ông tham gia sáng kiến "Chó điên" ở Madagascar nhằm mục đích giảm thiểu vấn đề chó và mèo đi lạc đe dọa động vật hoang dã, nhưng trong khi ông ở đó, ông cũng tổ chức huấn luyện cho các bác sĩ thú y địa phương để cải thiện kỹ năng thú y của họ.

Tiến sĩ Waterton là Chủ tịch của Hội Thú y Manitoba, thành viên của Chương trình Lãnh đạo mới nổi CVMA và thành viên trong một số hội đồng bao gồm Ngân hàng máu động vật Canada và là phó chủ tịch của Hội Nhân đạo Winnipeg.

Ông nói: Một lần nữa, nó trở thành niềm đam mê của tôi khi mang các dịch vụ thú y đến

các cộng đồng trên khắp miền bắc Canada, Manitoba và các nơi khác trên thế giới. Mọi người yêu thú cưng của họ và điều đó không phải là họ cần tìm hiểu thêm về các dịch vụ thú y, mà chỉ là họ cần quyền truy cập vào nó.

6. SINH VIÊN THÚ Y NGƯỜI ĐỨC

AIMÉE LIEBERUM

Đây là năm đầu tiên WVA và Ceva trao giải thưởng cho một sinh viên thú y phối hợp với IVSA.

Người chiến thắng giải thưởng, cô Aimée Lieberum, là sinh viên của Khoa Thú y (Đại học Leipzig), cô đã quan tâm đến phúc lợi động vật khi còn trẻ, khi thực hiện công việc tự nguyện và gây quỹ cho các nhà bảo vệ động vật gần nhà.

Aimée là một thành viên tích cực của Hiệp hội sinh viên quốc gia Đức (BVVD), và là người đứng đầu nhóm bảo vệ động vật, nơi cô tổ chức các cuộc thảo luận thường xuyên về phúc lợi động vật với các bạn sinh viên của mình.

Cô cũng tích cực thúc đẩy Hội thảo phúc lợi động vật IVSA lần thứ 2 cùng với Hội thảo phúc lợi động vật thường niên lần thứ 4 của BVVD.

Cô là một trong những điều phối viên chính và tổ chức hội thảo với sự giúp đỡ của một nhóm nhỏ sinh viên thú y. Hội thảo có sự tham gia của 120 sinh viên trong nước vả quốc tế.

Nói về giải thưởng của mình, cô nói: Đôi khi rất khó để được nhận giải thưởng với tư cách là sinh viên nên tôi nghĩ giải thưởng này rất quan trọng vì nó cho thấy các bác sĩ thú y thực sự thừa

(5)

nhận những gì tôi làm và những gì chúng tôi làm khi là một sinh viên về chủ đề phúc lợi động vật và tôi thực sự nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra sự khác biệt trong tương lai.

7. HÀ LAN

DR. ANETTE VAN DER AA

Với tư cách là một bác sĩ thú y hoạt động trong khu vực tư nhân, tiến sĩ Anette van der Aa đã dự định hợp tác với các tổ chức Thú y nhằm để cải thiện phúc lợi của những động vật không thể sống được, động vật ốm và bị thương, trong đó cái chết êm dịu là lựa chọn duy nhất.

Cùng với một nhóm các chuyên gia và các bên liên quan về sức khỏe của lợn, phúc lợi động vật, đạo đức, chăn nuôi lợn từ Đại học Utrecht, thông qua Trung tâm quản lý động vật bền vững (CENSAS), Hội thú y Hoàng gia Hà Lan (RVNA) và Tổ chức Nông dân (POV), cô đã tạo ra một công cụ quyết định hướng dẫn người dùng thông qua các bước và biện pháp khác nhau được xem xét khi nói về “động vật cần được chăm sóc cụ thể”. Dựa trên tài liệu khoa học và nghiên cứu, một công cụ khá đơn giản và thực tế được tạo ra để hỗ trợ quyết định nếu lợn con có cơ hội phục hồi với sự chăm sóc thích hợp hoặc cần được chết một cách êm dịu.

Để tối ưu hóa việc triển khai và sử dụng công cụ quyết định này cho nhiều loại đối tượng dùng khác nhau, bao gồm không chỉ bác sĩ thú y và nông dân mà cả sinh viên thú y, nhân viên trang trại lợn (không nói tiếng Hà Lan), công cụ quyết định có sẵn bằng tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng

Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha và Đức. Bên cạnh đó, minh họa được sử dụng rõ ràng, hiển thị trực quan các điều kiện vật lý dẫn đến quyết định cụ thể. Trong tương lai gần, một công cụ quyết định cũng sẽ được thiết kế hoàn thiện cho lợn, lợn nái và gia cầm.

Nói về chương trình và giải thưởng của mình, Anette cho biết: Công việc của tôi là một bác sĩ thú y, và tôi chắc chắn rằng mọi bác sĩ thú y trên Trái đất sẽ đồng cảm với điều này, nó đã trở nên rõ ràng rằng cái chết êm dịu có ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe động vật mà còn sức khỏe con người và đó là lý do tại sao tôi muốn tham gia vào chủ đề quan trọng này.

Giới thiệu: Hiệp hội thú y thế giới

WVA đại diện cho khoảng 500.000 bác sĩ thú y trên khắp thế giới thông qua 95 Hội thành viên và là một cộng đồng thú y toàn cầu rộng lớn cung cấp sự vận động, hỗ trợ và đào tạo với nhiều đối tác cho các vấn đề thú y toàn cầu. Nhiệm vụ của WVA là đảm bảo và thúc đẩy sức khỏe và phúc lợi động vật và sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, thông qua việc phát triển và thúc đẩy y học thú y, nghề nghiệp thú y cũng như các dịch vụ thú y công cộng và tư nhân.

Truy cập www.worldvet.org, trang Facebook WVA và trên Twitter.

Giới thiệu: Ceva Santé Animale

Ceva Santé Animale là một công ty dược phẩm sinh học thú y đa quốc gia được thành lập vào năm 1999. Chủ trì bởi Tiến sĩ Marc Prikazsky, Ceva chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm dược phẩm và vac xin cho gia súc (động vật nhai lại, lợn, gia cầm) và động vật đồng hành.

Ceva có mặt ở 110 quốc gia và có hơn 5700 nhân viên trên toàn thế giới.

Trang web: www.ceva.com

Biên dịch: GS.TS. Đậu Ngọc Hào - Hội Thú y Việt Nam.

(6)

HÖÔÙNG DAÃN TRÌNH BAØY MOÄT BAØI BAÙO KHOA HOÏC, GÖÛI BAØI VAØ LEÄ PHÍ

I. TRÌNH BÀY BÀI BÁO KHOA HỌC (Khổ: A4, cỡ chữ: 12, font chữ: Time New Roman. Tổng số trang của bài báo không vượt quá 10 trang).

1.Tên bài tiếng Việt và tiếng Anh (Title)

- Tên bài nói lên nội dung chính của nghiên cứu, vấn đề muốn giải quyết (khoảng 20 từ).

- Sau tên bài là tên tác giả, đơn vị công tác, email và địa chỉ nhận Tạp chí biếu (trường hợp nhiều tác giả thì ghi tác giả chính trước, sau đó là các đồng tác giả (không quá 6 tên tác giả, nếu quá số đó ghi thêm là “cs”). Đánh dấu số thứ tự bên cạnh tên tác giả để ghi chú đơn vị công tác).

2. Tóm tắt (Summary)

Nêu ngắn gọn (khoảng 150 - 250 từ), tóm tắt nội dung chính của bài báo, thể hiện bao gồm mục đích, phương pháp và kết quả chính của bài báo. Tóm tắt có 2 phần: bằng tiếng Việt và tiếng Anh, dưới có ghi từ khóa (keywords) là những từ quan trọng nói lên được nội dung chính của nghiên cứu và đặc trưng chủ đề của bài báo. Từ khóa không quá dài, khoảng 5 - 7 từ.

3. Mở đầu hoặc Đặt vấn đề (Introduction)

Lý do thực hiện nghiên cứu: xuất phát từ tình hình thực tế, vấn đề đang xẩy ra, vấn đề đang tồn tại, vấn đề đã và đang được quan tâm, yêu cầu cần thiết phải được làm rõ, yêu cầu từ thực tiễn sản xuất, thông tin từ các nước khác qua tài liệu, những kiến thức nào đã có trước, những tác giả đã và đang làm về vấn đề này vv…

4. Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (Contents, Materials and Methods) 4.1. Nội dung nghiên cứu

- Có bao nhiêu nội dung cần nghiên cứu (1, 2, 3, 4 vv…), có tiêu đề của từng nội dung phục vụ cho chủ đề nghiên cứu, phải sắp xếp nội dung nghiên cứu theo logic để dẫn đến kết quả mong muốn của đề tài nghiên cứu.

- Trong nội dung chính có thể có thêm những nội dung phụ.

4.2. Nguyên liệu

- Đối tượng, địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu.

- Các nguyên vật liệu, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, môi trường, hóa chất, động vật thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Nếu sử dụng các phương pháp chuẩn đã được ban hành, cần ghi rõ ký hiệu phương pháp, ví dụ theo TCVN, ISO hoặc AOAC…. Trong trường hợp tự xây dựng thí nghiệm cần phải mô tả chi tiết, thiết lập bảng biểu và các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá vv…

5. Kết quả và thảo luận (Results and Discussion)

- Mục này trình bày những kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu theo từng nội dung. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị hình vẽ, hình ảnh v.v… nên tập trung phân tích những điểm có thể chưa rõ, những sự giống hoặc khác biệt với kết quả của các tác giả khác trong và ngoài nước hoặc kết quả không như kỳ vọng. Có thể phân tích những lý do nào đã dẫn đến những kết quả đạt được như kỳ vọng hoặc ngược lại vv…

- Diễn giải phân tích kết quả, những ưu điểm và hạn chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy luận.

(7)

- Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó. Chứng minh sự đóng góp của tác giả bổ sung cho lý thuyết và kiến thức, hay điều chỉnh những sai sót của các đề tài nghiên cứu trước đó, hoặc là kết quả đóng góp cho thực tiễn giải quyết được vấn đề đặt ra, hoặc là đưa vào sản xuất diện hẹp, hoặc là chuyển giao công nghệ cho nhà sản xuất vv…

6. Kết luận (Conclusion)

- Kết luận cần rút ra được gì qua kết quả nghiên cứu và biểu thị bằng số liệu định lượng.

- Kết luận chỉ thể hiện kết quả nghiên cứu của tác giả theo nội dung nghiên cứu.

- Kết luận không viết theo kiểu giải thích, hoặc lập lại như phần giới thiệu.

- Kết luận cần ngắn gọn, rõ ràng.

7. Tài liệu tham khảo (Reference)

- Cần viết một số tài liệu tham khảo chính trong và ngoài nước về cùng chủ đề (không quá 10 tài liệu). Ghi rõ tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nguồn tài liệu (tập, số, trang).

II. GỬI BÀI

- Bản thảo là bản điện tử (file mềm) gửi về tòa soạn theo địa chỉ Email: tckhktthuy@gmail.com - Sau khi xuất bản, tác giả chính trong bài sẽ nhận được 1 quyển miễn phí, gửi về tận nơi theo đường bưu điện.

III. LỆ PHÍ

Lệ phí phản biện, đăng bài: 500.000 đ/bài gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo địa chỉ:

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y: Số 86, Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Số tài khoản: 1300 201 220 282. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT – Chi nhánh Thăng Long ./.

MẪU PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ KHKT THÚ Y NĂM 2019

Tên người/đơn vị đặt mua:...Số ĐT:...

Địa chỉ (ghi cụ thể để gửi Tạp chí):

Đặt mua: Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y năm 2019 (1 năm 8 số) Số lượng mỗi số:...quyển x 8 số = ...quyển Giá đơn vị: 35.000đ/quyển

Thành tiền: 35.000đ x ...quyển = ...đ

(Ghi bằng chữ:………...) Tiền đặt mua xin gửi tiền mặt qua bưu điện hoặc chuyển khoản về:

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

86, Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Tài khoản: 1.300 201 220 282

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT – Chi nhánh Thăng Long

Ngày / /2019 Người đặt mua

(ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: - Phiếu đặt mua có thể gửi theo bưu điện hoặc qua Email: tckhktthuy@gmail.com

Referensi

Dokumen terkait

Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sơn La, với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội của quê hương mình nói chung và Thư viện

139 SN3 Đồng nghiệp và bạn bè của tôi đang đầu tư trên thị trường chứng khoán SN4 Các nguồn thông tin tôi biết cho tôi thấy đầu tư chứng khoán là hữu ích Nhân tố “Xu hướng chấp nhận