• Tidak ada hasil yang ditemukan

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "Xác định đúng vấn đề cần nghị luận"

Copied!
8
0
0

Teks penuh

(1)

THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 1930-1945

Thời lượng (5 tiết) Tiết:Tự chọn 23, 24,25,26,27

I. TÌM HIỂU VỀ THƠ CA CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN NĂM 1930-1945 (Gv giảng cho học sinh nắm, không cần ghi)

- Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đấy phong trào Cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển sang một thời kì mới.

-Thơ ca Cách mạng là sự tiếp nối truyền thống văn chương đuổi giặc của dân tộc ta từ nhiều thế kỉ trước và phải lưu hành bí mật.

- Nội dung: Đấu tranh chống thực dân và tay sai; thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do và biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.

- Nghệ thuật: thơ, văn vần với hình tượng trung tâm là người chiến sĩ.

->Thơ ca Cách mạng góp phần tạo nên chiến thắng cho Cách mạng Việt Nam.

II. KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1. Một số yêu cầu khi làm bài

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Mở bài – Thân bài – Kết bài).

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

- Triển khai vấn đề nghị luận: tìm luận điểm, luận cứ.

- Lưu ý đến nghệ thuật ngôn từ: nhãn tự, nhịp điệu, hình ảnh thơ, phép tu từ...

- Hiểu được cảm xúc chủ đạo, mạch cảm xúc và hoàn cảnh sáng tác.

- Sử dụng các thao tác lập luận.

- Đưa kiến thức lí luận vào nghị luận.

2. Các bước làm một bài văn nghị luận - Đọc đề và tìm hiểu đề.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn.

- Viết bài văn - Đọc và sửa lỗi.

3. Các kiểu bài nghị luận cơ bản

3.1/ Kiểu bài cảm nhận về bài thơ/ đoạn thơ.

a/ Dạng câu hỏi đặc trưng: phân tích/cảm nhận vẻ đẹp bài thơ/ đoạn thơ sau (trích dẫn thơ).

b/ Kĩ năng làm bài:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí tác giả, nét đặc sắc sáng tác, sở trường sáng tác...).

- Giới thiệu tác phẩm (Nêu xuất xứ, vị trí tác phẩm, nội dung chính...).

- Dẫn dắt vào bài thơ/ đoạn thơ.

Lưu ý: + Có thể mở bài bằng cách nêu đề tài hoặc đưa một nhận định, một câu thơ nào đó....

(2)

+ Mở bài cần phải: ngắn gọn, chính xác; tự nhiên, bất ngờ và gợi hứng thú cho người đọc.

* Thân bài:

- Khái quát chung: Nêu hoàn cảnh sáng tác; Cảm xúc chủ đạo, chủ đề tư tưởng, cấu tứ...của tác phẩm. (Phân tích đoạn thơ cần nêu vị trí đoạn thơ và khái quát nội dung đoạn thơ cần phân tích).

- Phân tích bài thơ/ đoạn thơ:

+ Chia tách đoạn thơ, bài thơ thành từng đoạn nhỏ (nếu cần thiết):

. Nếu là bài thơ, căn cứ vào các ý chính để chia tách;

. Nếu là những đoạn trích dài hoặc bao gồm nhiều khổ thơ, nhiều ý thì chia tương tự như bài thơ.

+ Quy trình phân tích: khái quát nội dung chính cuả đoạn thơ-> phân tích nét đặc sắc nghệ thuật -> từ nghệ thuật rút ra giá trị nội dung.

. Về nghệ thuật: chú ý các biện pháp tu từ, hình ảnh thơ đặc sắc, thể thơ, cách ngắt nhịp, thanh điệu, nghệ thuật sử dụng từ ngữ...

. Về nội dung: chú ý đến đề tài, cảm hứng, chủ đề tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ.

- Đánh giá bài thơ/ đoạn thơ:

+ Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:

. Về nội dung: đóng góp của bài thơ/ đoạn thơ trên các phương diện: đề tài, cảm hứng, chủ đề tư tưởng, đối với sự nghiệp tác giả.

. Về nghệ thuật: nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ, sự thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

+ So sánh, liên hệ với các tác phẩm khác(có thể so sánh trong quá trình phân tích).

*Kết bài:

- Khẳng định giá trị của bài thơ/ đoạn thơ.

- Đánh giá khái quát vị trí, sức sống của đoạn thơ, bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả hoặc trong nền văn học.

3.2/ Kiểu bài cảm nhận vấn đề trong bài thơ/ đoạn thơ.

a/ Dạng thức câu hỏi đặc trưng: phân tích/ cảm nhận vẻ đẹp + vấn đề nghị luận trong bài thơ/ đoạn thơ.

b/ Kỹ năng làm bài:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Dẫn dắt về vấn đề nghị luận.

- Trích dẫn bài thơ/ đoạn thơ cần phân tích.

* Thân bài:

- Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Vấn đề cần nghị luận là gì?

+ Vấn đề đó được biểu hiện ở những khía cạnh, phương diện, đặc điểm nào trong bài thơ /đoạn thơ.

+ Những biểu hiện khía cạnh đó được thể hiện ở những câu thơ, từ ngữ, hình ảnh nào?

(3)

- Khái quát chung: nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, cảm xúc chủ đạo;

khái quát vấn đề nghị luận.

- Phân tích bài thơ/ đoạn thơ theo luận điểm xuất phát từ vấn đề nghị luận.

+ Luận điểm 1 + Luận điểm 2 ...

->Chọn và phân tích những câu thơ để làm nổi bật luận điểm đã thiết lập.

Lưu ý : Cách triển khai luận điểm:

+ Cách 1: Triển khai theo 2 bình diện nội dung và nghệ thuật.

+ Cách 2: Triển khai theo các vế sẵn có của vấn đề nghị luận.

+ Cách 3: Triển khai căn cứ vào những nội dung lớn của tác phẩm hoặc đoạn trích .

- Đánh giá vấn đề nghị luận:

+ Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ trong việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

+ Giá trị của vấn đề nghị luận đối với tác phẩm, thời đại.

+ So sánh, liên hệ với các tác phẩm khác.

* Kết bài:

- Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận với bài thơ/ đoạn thơ.

- Đánh giá khái quát vị trí, sức sống của bài thơ/ đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả hoặc trong nền văn học.

3.3/ Kiểu bài cảm nhận vấn đề trong bài thơ/ đoạn thơ qua sự soi sáng của nhận định văn học.

a/ Dạng thức câu hỏi đặc trưng: phân tích/ cảm nhận vẻ đẹp + một nhận định/

quan điểm/ ý kiến về văn học.

b/ Kỹ năng làm bài:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Dẫn dắt vấn đề, nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.

* Thân bài:

- Giải thích làm rõ vấn đề

- Bàn bạc, khẳng định vấn đề: có thể lập luận theo cách sau:

+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai ?cụ thể ?

+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế?căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy ? (Dẫn chứng tác phẩm).

+ Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống, phân tích và lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.

- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

* Kết bài:

- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

- Rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề.

III. LUYỆN TẬP

(4)

Bài tập 1: Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Trích “Từ ấy” của Tố Hữu)

* Dàn ý tham khảo a/ Mở bài

- Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Bài thơ “Từ ấy” in trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy” đầu tay của Tố Hữu, sáng tác từ 1937 đến năm 1946 .

- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng kì diệu khi bắt gặp lý tưởng Cách mạng, niềm say mê lý tưởng và khao khát hòa vào khối đoàn kết nhân dân để chiến đấu cho lý tưởng của người cộng sản trẻ tuổi.

- Nêu vị trí và trích dẫn đoạn thơ.

b/ Thân bài

- Đoạn thơ diễn tả niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lý tưởng Cách mạng (khổ 1).

+ Với bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm khó quên của đời mình:

. “Từ ấy” là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ khi giác ngộ Cách mạng.

. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí” khẳng định lý tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng thức cả tâm hồn và trí tuệ nhà thơ.

. Động từ “bừng”, “chói” gợi ánh sáng của lý tưởng đến một cách diệu kì, xóa tan sương mù hệ tư sản.

+ Bút pháp trữ tình lãng mạn và phép so sánh (hai câu cuối khổ 1) diễn tả niềm vui sướng, hân hoan của tâm hồn Tố Hữu khi đón nhận lý tưởng Cách mạng.

- Đoạn thơ thể hiện sự nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ (khổ 2).

+ Nhà thơ tự nguyện gắn bó với những người lao khổ.

+ Để nói lên niềm vui sướng, nhà thơ đã sử dụng các biện pháp tu từ:

. Điệp từ “để” tạo cho giọng thơ dồn dập.

. Động từ “buộc”: ý thức tự nguyện, quyết tâm gắn bó cao độ của nhà thơ vượt lên chính mình để chan hòa với mọi người trăm nơi.

. Ẩn dụ “khối đời” chỉ khối người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ với nhau thành sức mạnh cùng phấn đấu vì lý tưởng chung.

. Những từ ngữ “mọi người”, “trăm nơi”, “bao hồn khổ” chỉ số đông nhân dân cần lao mà nhà thơ hướng đến xây dựng khối đời, khối liên minh công nông.

(5)

-> Nhà thơ tìm thấy niềm vui, sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của trái tim.

- Đánh giá chung:

+ Hai khổ thơ trên là niềm say mê lý tưởng và khao khát hòa vào khối đoàn kết nhân dân để chiến đấu cho lý tưởng của người cộng sản trẻ tuổi.

+ Đây là bài thơ gần như mở đầu cho sự nghiệp thơ của Tố Hữu, vì thế có người khi nói đến phong cách ông đã khẳng định “Ông là nhà thơ trữ tình chính trị, nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lẽ sống lớn, tình yêu lớn, một nhà thơ ít khi để cái riêng tư của mình chen lấn vào cái chung”.

c/ Kết bài

- Đánh giá về giá trị đoạn thơ, bài thơ.

- Đánh giá tài năng nghệ thuật và khẳng định niềm vui sướng của tác giả khi đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Bài tập 2: Em hãy phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong bài thơ

“Chiều tối”.

a/ Mở bài:

- Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh để lại cho nước nhà một sự nghiệp đồ sộ. Bài “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù” được Bác viết từ một buổi chiều tối trên con đường chuyển lao, chặng cuối cùng của một ngày đày ải.

- Bài thơ là tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và ý chí vươn lên của người tù Cách mạng.

b/ Thân bài:

* Bức tranh thiên nhiên vùng núi lúc chiều tối:

- Khung cảnh chiều tối được mở ra với hình ảnh tả thực đầy chất thơ: hình ảnh cánh chim mải miết bay về rừng tìm nơi trú ngụ; những đám mây lờ lững trôi về cuối trời -> Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ: cánh chim, chòm mây.

- Không gian rộng lớn, hoang vắng nhưng lại thơ mộng, yên bình-> Bác phải là một người yêu thiên nhiên mới có thể cảm nhận một cách tinh tế những cảnh đẹp ấy.

–>Bác đồng cảm với hình ảnh thiên nhiên, trong tâm tưởng người chiến sĩ lúc nào cũng thường trực nỗi nhớ về quê hương, đất nước, với một ý chí sắt đá, nghị lực phi thường, phong thái ung dung và niềm lạc quan Cách mạng.

* Bức tranh đời sống con người khi chiều tối:

- Hình ảnh cô thôn nữ miền sơn cước hăng say, uyển chuyển với công việc thường nhật “xay ngô” -> Sự chăm chỉ, cần mẫn lao động, mong muốn cuộc sống tươi sáng hơn.

(6)

- Điệp vòng cấu trúc “ma bao túc”: Vòng xoay ngô đều đặn ->cuộc sống lao động vô cùng đẹp. Qua đó thể hiện tình yêu thương, trân trọng của Bác đối với người lao động.

- Nghệ thuật đối lập tối><hồng: Hình ảnh lò than rực hồng làm bừng lên ánh sáng, xua tan bóng tối, sưởi ấm không gian hiu quạnh, lạnh lẽo, vắng vẻ ở ý thơ trên.

-> Nhấn mạnh sự chăm chỉ của cô gái và chữ "hồng" làm nhãn tự tỏa sáng cả bài thơ. Ngọn lửa ấy thổi bùng lên bao khát vọng, ý chí và quyết tâm của người chiến sĩ Cách mạng giữa cảnh ngục tù đọa đầy.

* Đánh giá:

- Bài thơ “Chiều tối” thực sự là một bức tranh tuyệt đẹp, hài hòa giữa những mảng sáng và tối, thiên nhiên và con người. Hình tượng con người với sức sống mãnh liệt, ung dung, tự tại giữa gông cùm, xiềng xích.

- Nghệ thuật: sử dụng từ Hán ngữ; bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để khắc tạc thời gian, nhấn nhá nỗi niềm con người; nét cổ điển xen lẫn hiện đại...

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Giá trị nội dung và đóng góp của Hồ Chí Minh.

-> Hiểu được “Chiều tối” ta thêm hiểu giá trị tập thơ “Nhật kí trong tù”, và hiểu được vì sao tác phẩm của Bác lại có một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Kính yêu Bác bởi sự nghiệp cách mạng, tài năng và tâm hồn cao đẹp của Bác “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (Tố Hữu).

Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là “những vần thơ quên mình của Bác”. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

* Dàn ý tham khảo a/ Mở bài

- Tâm hồn vĩ đại của Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người vô bờ bến là những vẻ đẹp làm nên giá trị độc đáo của “Nhật kí trong tù”

-“Chiều tối” là bài thơ minh hoạ cho vẻ đẹp của bậc “đại nhân” ấy. Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của Hồ Chí Minh.

- Trích dẫn ý kiến.

b/ Thân bài

* Giới thiệu về tác giả:

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.

- Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng. Người để lại cho nước nhà một sự nghiệp đồ sộ.

(7)

* Giải thích ý kiến: “Những vần thơ quên mình” – cách nói để khẳng định, ngợi ca tấm lòng của Bác với cuộc sống- con người lao động. Tấm lòng yêu thương, sẻ chia cho những kiếp sống cần lao đến độ có thể quên đi nỗi đau của riêng mình..

* Chứng minh :

- Tình yêu thương, trìu mến,nâng niu thiên nhiên:

+ Hai câu thơ đầu:

. Hình ảnh nhân vật trữ tình đang ngước nhìn theo một cánh chim chiều, một chòm mây lẻ loi (dù chân tay vướng xiềng xích)

. Phát hiện thấy ở những sự vật ấy cả những vận động tinh vi, chất chứa nỗi thấu hiểu của nhà thơ. (Hình ảnh : “chim mỏi” (quyện điểu) và“chòm mây lẻ loi” (cô vân))

+ Tìm thấy ở thiên nhiên vẻ đẹp êm ả, bình dị và hoà hợp, gắn bó với con người.

. Dáng bay mỏi mệt tìm về chốn ngủ của cánh chim chiều hay cảnh ngộ của người tù?

. Sự lẻ loi của đám mây kia bay hay tâm trạng của người tù nơi đất khách?

-> Sự tương đồng ấy dễ tạo nên niềm cảm thương yêu mến của người và cảnh.

=>Dù sáng tác trong hoàn cảnh tù đày song hai câu thơ đầu mở ra bức tranh thiên nhiên đẹp cổ kính, tao nhã. Tuy thoáng một nỗi buồn nhưng vẫn ấm áp bởi từ đó toả ra một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu thiên nhiên chan chứa.

- Một tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình.(2 câu kết)

+Tâm điểm của bức tranh thơ không còn là thiên nhiên mà là con người trong lao động, hình ảnh thiếu nữ sơn cước xay ngô cho bữa cơm chiều ->hình ảnh giản dị nhưng đẹp.

+Tái hiện công việc nặng nề của cô gái qua hình ảnh “ma bao túc… bao túc ma hoàn” chứng tỏ Người quan tâm đến những người lao động nghèo.

+ Dừng lại ở hình ảnh “ngô xay xong, lò than đã rực hồng” và cùng rất tự nhiên theo đó người tù rung động thấm thía về niềm hạnh phúc bình dị của đời thường.

+ Hình tượng thơ có sự vận động khoẻ khoắn hướng về sự sống, ánh sáng… Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng chuyển biến từ nỗi buồn đến niềm vui. Tâm hồn ấy luôn tìm thấy mối đồng cảm, chan hoà với cuộc sống con người (dù Bác không hề quen biết…).

->Phải là một bậc “đại nhân” mới có thể quên đi những nỗi đau khổ tột độ của riêng mình, để trìu mến từng cánh chim trời, từng áng mây trôi, để nặng tình thương cho một kiếp sống cần lao và sẻ chia với những hạnh phúc giản dị đời thường của con người nơi đất khách.

* Bình luận, đánh giá:

- Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, là chủ nghĩa lạc quan Cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tăm tối.

- Liên hệ đến những vần thơ của Tố Hữu viết về Bác:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy

(8)

Như dòng sông chảy nặng phù sa”.

(Bác ơi) c/ Kết bài

- Đánh giá tầm vóc tư tưởng và vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “chiều tối”

- Những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về thơ Bác trong cuộc sống hôm nay.

Referensi

Dokumen terkait

Trong giao tiếp trực tiếp, kênh chính được sử dụng là nghe và nhìn; đưa ra để phản hồi thông điệp do người gửi chuyển đến, thông thường “phản hồi” thực sự tạo ra ảnh hưởng đối với hành