• Tidak ada hasil yang ditemukan

Giáo án lớp 5 Tuần 21 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "Giáo án lớp 5 Tuần 21 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
24
0
0

Teks penuh

(1)

Thứ hai, ngày 11 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng:

Tiết 2: Tập đọc

Tiết PPCT: 41 - TRÍ DŨNG SONG TOÀN I. Mục tiêu:

- HS biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được câu hỏi SGK).

- Tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêmý thức tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc và trả lời câu hỏi về bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

- GV đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài:

+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?

+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.

+ Hai đoạn vừa tìm hiểu cho em biết điều gì?

- 2 HS đọc và trả lời.

- 1 HS giỏi đọc.

- Chia đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến đền mạng Liễu Thăng.

+ Đoạn 3: Tiếp cho đến sai người ám hại ông.

+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.

- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 - 3 lượt) - HS đọc đoạn trong nhóm.

- 1-2 nhóm đọc bài.

- 1-2 HS đọc toàn bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đoạn 1, 2:

+ …vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ 5 đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.

- Vài Hs nhắc lại.

+ Giang Văn Minh buộc vua nhà Minh bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.

(2)

+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?

+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

+ Hai đoạn còn lại cho em biết gì?

+ Bài ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Gv đọc mẫu 1 đoạn.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc 2 đoạn còn lại:

+ Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn giám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh.

+ Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất.

Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

+ Giang Văn Minh bị ám hại.

+ Bài ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.

- 4 HS nối tiếp đọc bài.

- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.

- HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.

- HS thi đọc diễn cảm.

Buổi chiều:

Tiết 1: Toán

Tiết PPCT: 101 - LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. Mục tiêu:

- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- Làm được bài tập 1; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Kiến thức:

- GV đính hình vẽ lên bảng.

- 2 Hs thực hiện yêu cầu.

+ Chia mảnh đất thành các hình cơ bản

(3)

+ Muốn tính được diện tích của mảnh đất trên ta cần làm như thế nào?

+ Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?

- Gv dùng thước minh hoạ trên hình.

+ Em hãy XĐ kích thước của mỗi hình mới tạo thành?

+ Vậy để tính DT cả mảnh đất ta làm thế nào?

2.3. Luyện tập:

* Bài tập 1:

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm vào vở, hai HS lên bảng.

- Cả lớp và GV nhận xét.

* Bài tập 2: HS khá, giỏi làm thêm - Yêu cầu Hs nêu cách làm.

- Cho HS làm vào nháp.

- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.

- Cả lớp và GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

đã học.

+ Thành 2 hình vuông và 1 hình chữ nhật.

- Hs xác định:

+ 2 hình vuông có cạnh 20 cm.

+ HCN có chiều dài: 25 + 20 + 25 = 70 (m)

+ Chiều rộng HCN: 40,1 m.

+ Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hai hình vuông rồi cộng các diện tích đó lại.

- HS làm bài vào giấy nháp, 1 Hs lên bảng.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS nêu cách làm.

Bài giải:

C1: Chia mảnh đất thành 2 HCN rồi tính:

Diện tích HCN thứ nhất là:

(3,5 + 4,2 + 3,5) 3,5 = 39,2 (m2) Diện tích HCN thứ hai là:

6,5 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích cả mảnh đất là:

39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5 m2.

C2: Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông, rồi tính tương tự.

- 1 HS nêu yêu cầu.

Bài giải:

C1: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật to và hai hình chữ nhật bé có diện tích bằng nhau.

Diện tích hình chữ nhật to là:

(50 + 30) (100,5 – 40,5) = 4800 (m2) Diện tích 2 hình chữ nhật bé là:

40,5 30 2 = 2430 (m2) Diện tích cả mảnh đất là:

4800 + 2430 = 7630 (m2) Đáp số: 7630 m2

C2: Chia mảnh đất thành hai hình chữ nhật to bằng nhau và 1 hình chữ nhật bé, rồi thực hiện tương tự.

(4)

Tiết 2: Luyện tập Toán I. Mục tiêu:

- Củng cố cách tính chu vi và diện tích hình tròn.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới: Giới thiệu mục tiêu tiết học.

Hoạt động 1: Ôn cách tính chu vi và diện tích hình tròn

- Cho HS nêu cách tínhchu vi và diện tích hình tròn

- Cho HS lên bảng viết công thức tínhchu vi và diện tích hình tròn Hoạt động 2: Thực hành.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Hãy khoanh vào cách giải đúng bài sau:

Tìm diện tích hình tròn có bán kính là 5m:

A. 5 x 2 x 3,14 B. 5 x 5 x 3,14 C. 5 x 3,14

Bài tập 2: Cho tam giác có diện tích là 250cm2 và chiều cao là 20cm. Tìm đáy tam giác?

H: Hãy khoanh vào cách giải đúng A. 250 : 20

B. 250 : 20 : 2 C. 250 x 2 : 20

Bài tập 3: Một hình tròn có chu vi là 31,4dm. Hãy tìm diện tích hình đó?

Bài tập 4: Cho hình thang có DT là S, chiều cao h, đáy bé a, đáy lớn b.

- HS trình bày.

- HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình tròn

- HS lên bảng viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải: Khoanh vào B.

Lời giải: Khoanh vào C.

Lời giải:

Bán kính của hình tròn đó là:

31,4 : 3,14 : 2 = 5 (dm) Diện tích của hình tròn đó là:

5 x 5 x 3,14 = 78,5 (dm2) - HS lắng nghe và thực hiện.

Lời giải:

(5)

Hãy viết công thức tìm chiều cao h.

Bài tập 5: (HSKG)

H : Tìm diện tích hình sau:

36cm 28cm

25cm 4. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

h = S x 2: (a + b) Lời giải:

Diện tích của hình chữ nhật đó là:

36 x 28 = 1008 (cm2)

Diện tích của hình tam giác đó là:

25 x 28 : 2 = 350 (cm2) Diện tích của cả hình đó là:

1008 + 350 = 1358 (cm2) Đáp số: 1358cm2 - HS chuẩn bị bài sau.

Thứ ba, ngày 12 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng:

Tiết 1: Chính tả

Tiết PPCT: 21 - (Nghe-viết) TRÍ DŨNG SONG TOÀN I. Mục tiêu:

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm được bài tập 2a, 3a.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bút dạ.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2- Hướng dẫn HS nghe – viết:

- GV Đọc bài viết.

+ Đoạn văn kể điều gì?

- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: sứ thần, thảm bại, ám hại, linh cữu, thiên cổ,…

+ Em hãy nêu cách trình bày bài?

- GV đọc từng câu cho HS viết.

- GV đọc lại toàn bài.

- GV thu một số bài kiểm tra và nhận xét.

- Nhận xét chung.

2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính

- 2 HS làm lại bài 2 trong tiết chính tả trước.

- HS theo dõi SGK.

+ Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu …

- HS đọc thầm lại bài.

- HS viết bảng con.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

(6)

tả:

* Bài tập 2a:

- GV dán 3 tờ giấy to đã chuẩn lên bảng lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận HS thắng cuộc.

* Bài tập 3:

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Cả lớp làm bài cá nhân.

- 3 HS lên bảng thi làm bài.

Lời giải:

- dành dụm, để dành.

- rành, rành rẽ.

- cái giành.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vào vở bài tập.

- Một số Hs trình bày.

Lời giải:

Các từ cần điền lần lượt là:

a) rầm rì, dạo, dịu, rào, giờ, dáng.

- 1-2 HS đọc lại bài thơ và câu truyện.

- HS nêu nội dung bài thơ.

Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết PPCT: 41 – MRVT: CÔNG DÂN I. Mục tiêu:

- Làm được BT1, BT2.

- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

II. Chuẩn bị:

- VBT Tiếng Việt 5, tập hai.

- Bảng nhóm kẻ bảng ở BT 2.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu làm miệng các BT 1, 2, 3 trang 22- 23 SGK.

- Nhận xét.

3. Bài mới:

- Giới thiệu: Bài Mở rộng vốn từ: Công dân sẽ giúp các em mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân cũng như vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

- Ghi bảng tựa bài

* Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1

- HS được chỉ định thực hiện.

- Nhắc tựa bài.

+ HS đọc to, lớp đọc thầm.

(7)

+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Yêu cầu làm vào VBT, phát bảng nhóm cho 3 HS thực hiện.

+ Yêu cầu trình bày kết quả.

+ Nhận xét, chốt lại ý đúng.

Bài tập 2

+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Yêu cầu làm vào VBT, phát bảng nhóm để 3 HS thực hiện.

+ Yêu cầu trình bày kết quả.

+ Nhận xét, chốt lại ý đúng:

. Quyền công dân: Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

. Ý thức công dân: Sự hiểu biết vế nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đồi với đất nước.

. Nghĩa vụ công dân: Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với người khác.

Bài tập 3

+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Giải thích: Câu văn ở BT3 là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác thăm đền Hùng. Dựa vào câu nói của Bác, mỗi em viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

+ Yêu cầu suy nghĩ và viết vào VBT.

+ Yêu cầu trình bày.

+ Nhận xét, góp ý.

4. Củng cố:

Với vốn từ đã học về chủ điểm Công dân, các em sẽ vận dụng để viết văn bản có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi cũng như ý thức công dân, …

5. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Làm các BT vào VBT.

+ Thực hiện theo yêu cầu.

+ Tiếp nối nhau trình bày.

+ Nhận xét, bổ sung.

+ HS đọc to, lớp đọc thầm.

+ Thực hiện theo yêu cầu.

+ Treo bảng và trình bày.

+ Nhận xét, bổ sung.

+ HS đọc to, lớp đọc thầm.

+ Chú ý.

+ Thực hiện theo yêu cầu.

+ Tiếp nối nhau phát biểu.

+ Nhận xét, bổ sung.

(8)

Tiết 3: Toán

Tiết PPCT: 102 - LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo) I. Mục tiêu:

- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- Làm được bài tập 1; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác.

2. Bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

2.2- Kiến thức:

- GV vẽ hình lên bảng.

+ Muốn tính được diện tích của mảnh đất trên ta cần làm như thế nào?

+ Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?

- GV đưa ra bảng số liệu. Em hãy XĐ kích thước của mỗi hình mới tạo thành?

- Yêu cầu HS tính diện tích mảnh đất.

2.3- Luyện tập:

* Bài tập 1:

- GV hướng dẫn HS giải.

- Cả lớp và GV nhận xét.

* Bài tập 2: HS khá, giỏi làm thêm.

- Cho HS làm vào vở.

- Cho HS đổi vở, chấm chéo.

- 2 Hs thực hiện yêu cầu.

+ Chia mảnh đất thành các hình cơ bản đã học.

+ Thành hình chữ nhật ABCD và hình tam giác ADE.

+ HS xác định các kích thước theo bảng số liệu.

- HS tính.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở, hai HS lên bảng.

Bài giải:

Chia mảnh đất thành 1 HCN và 2 hình tam giác, sau đó tính:

Diện tích hình chữ nhật AEGD là:

84 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 63 = 5292 (m2)

Diện tích hình tam giác BAE là:

84 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 28 : 2 = 1176

(m2)

Diện tích hình tam giác BGC là:

(28 + 63) Error! Objects cannot be created from editing field codes. 30 : 2 =

1365 (m2)

Diện tích cả mảnh đất là:

5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2) Đáp số: 7833 m2.

- 1 HS nêu yêu cầu.

(9)

- Cả lớp và GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

Bài giải:

Diện tích hình tam giác vuông AMB là:

24,5 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 20,8 : 2 = 254,8

(m2)

Diện tích hình thang vuông MBCN là:

(20,8 + 38) Error! Objects cannot be created from editing field codes. 37,4 : 2

= 1099,56 (m2)

Diện tích hình tam giác vuông CND là:

38 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 25,3 : 2 = 480,7

(m2)

Diện tích cả mảnh đất là:

254,8 + 1099,56 + 475 = 1835,06 (m2) Đáp số: 1835,06 m2

Tiết 4: Luyện tập Toán I. Mục tiêu:

- Củng cố về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

Hoạt động 1: Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Cho HS nêu cách tính

+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.

+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.

- Cho HS lên bảng viết công thức.

Hoạt động 2: Thực hành.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV nhận xét.

Bài tập1: Người ta làm một cái hộp

- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- HS lên bảng viết công thức tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

* Sxq = chu vi đáy x chiều cao

* Stp = Sxq + S2 đáy

Hình lập phương: Sxq = S1mặt x 4 Stp = S1mặt x 6 - HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

Diện tích xung quanh cái hộp là:

(10)

không nắp hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 12cm, chiều cao 8 cm. Tính diện tích bìa cần để làm hộp (không tính mép dán).

Bài tập 2: Chu vi của một hình hộp chữ nhật là bao nhiêu biết DTxq của nó là 385cm2, chiều cao là 11cm.

Bài tập 3: Diện tích toàn phần của hình lập phương là 96 dm2. Tìm cạnh của nó.

Bài tập 4: (HSKG)

Người ta sơn toàn bộ mặt ngoài và trong của một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều dài 75cm, chiều rộng 43cm, chiều cao 28cm (thùng có nắp)

a) Tính diện tích cần sơn?

b) Cứ mỗi m2 thì sơn hết 32000 đồng. Tính số tiền sơn cái hộp đó?

4. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

(25 + 12) x 2 x 8 = 592 (cm2) Diện tích đáy cái hộp là:

25 x 12 =300 (cm2)

Diện tích bìa cần để làm hộp là:

592 + 300 = 892 (cm2) Đáp số: 892cm2

Lời giải:

Chu vi của một hình hộp chữ nhật là:

385 : 11 = 35 (cm) Đáp số: 35cm

Lời giải:

Ta có: 96: 6 = 16 (dm) Mà 16 = 4 x 4

Vậy cạnh của hình lập phương là 4 dm.

Đáp số: 4dm Lời giải:

Diện tích xung quanh cái thùng là:

(75 + 43) x 2 x 30 = 7080 (cm2) Diện tích hai đáy cái thùng là:

75 x 43 x 2 = 6450 (cm2) Diện tích cần sơn cái thùng là:

(7080 + 6450) x 2 = 27060 (cm2)

= 2,7060 m2

Số tiền sơn cái hộp đó là:

32000 x 2,7060 = 86592 (đồng) Đáp số: 86592 đồng.

- HS chuẩn bị bài sau.

Buổi chiều:

Tiết 2: Luyện tập Tiếng Việt I. Mục tiêu:

- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn thành thạo.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?

3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- HS trình bày.

(11)

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Sau đây là hai cách mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau?

Đề bài 1 : Tả một người thân trong gia đình em.

Gia đình em gồm ông, bà, cha mẹ và hai chị em em. Em yêu tất cả mọi người nhưng em quý nhất là ông nội em.

Đề bài 2: Tả một chú bé đang chăn trâu.

Trong những ngày hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại.

Quê ngoại đẹp lắm, có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Em gặp những người nhân hậu, thuần phác, siêng năng cần cù, chịu thương, chịu khó. Nhưng em nhớ nhất là hình ảnh một bạn nhỏ chạc tuổi em đang chăn trâu trên bờ đê.

Bài tập 2: Cho các đề bài sau:

* Đề bài 1: Tả một người bạn cùng lớp hoặc cùng bàn với em.

* Đề bài 2: Tả một em bé đang tuổi chập chững tập đi.

* Đề bài 3: Tả cô giáo hoặc thầy giáo đang giảng bài.

* Đề bài 4: Tả ông em đang tưới cây.

Em hãy chọn một trong 4 đề và viết đoạn mở bài theo 2 cách sau:

a) Giới thiệu trực tiếp người được tả.

b) Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật.

4. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

- Đoạn mở bài 1: Mở bài trực tiếp (giới thiệu luôn người em sẽ tả).

- Đoạn mở bài 2: Mở bài gián tiếp

(giới thiệu chung sau mới giới thiệu người em tả.)

Ví dụ: (Đề bài 2)

a) “Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng…”. Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Hương con cô Hạnh cùng dãy nhà tập thể với gia đình em.

b) Dường như ngày nào cũng vậy, sau khi học xong, phụ giúp mẹ bữa cơm chiều thì tiếng trẻ bi bô ở cuối nhà tập thể vọng lại làm cho em nao nao trong người. Đó là tiếng của bé Hương, cô con gái đầu lòng của cô Hạnh cùng cơ quan với mẹ em.

- HS lắng nghe và thực hiện.

(12)

Tiết 3: Luyện tập Tiếng Việt I. Mục tiêu:

- Củng cố cho HS về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?

3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Đặt câu ghép.

a) Đặt câu có quan hệ từ và:

b) Đặt câu có quan hệ từ rồi:

c) Đặt câu có quan hệ từ thì:

d) Đặt câu có quan hệ từ nhưng:

e) Đặt câu có quan hệ từ hay:

g) Đặt câu có quan hệ từ hoặc:

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống các ví dụ sau quan hệ từ thích hợp.

a) Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn ....

b) Mình đã nhiều lần khuyên ....

c) Cậu đến nhà mình hay ....

Bài tập 3: Đặt 3 câu có cặp quan hệ từ là:

a) Tuy … nhưng … b) Vì … nên … c) Nếu … thì …

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Ví dụ:

a) Mình học giỏi toàn và mình cũng học giỏi cả tiếng Việt.

b) Bạn ra đây rồi mình nói cho mà nghe.

c) Cậu cố gắng học thì nhất định sẽ đạt học sinh giỏi.

d) Cậu ấy chăm học nhưng kết quả không cao.

e) Bạn học thêm toán hay bạn học thêm tiếng Việt.

g) Cậu làm một câu hoặc làm cả hai câu cũng được.

Ví dụ:

a/ Người trai cày chăm chỉ, thật thà còn lão nhà giàu thì mưu mô, xảo trá.

b/ Mình đã nhiều lần khuyên bạn không nghe.

c/ Cậu đến nhà mình hay mình đến nhà cậu.

Ví dụ:

a) Tuy nhà bạn Lan ở xa trường nhưng bạn ấy không đi học muộn.

b) bạn Hoan lười học bài nên bạn ấy bị cô giáo phê bình.

c) Nếu em đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho em một chiếc cặp mới.

- HS lắng nghe và thực hiện.

(13)

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

Thứ tư, ngày 13 tháng 02 năm 2019 Buổi chiều:

Tiết 1: Tập làm văn

Tiết PPCT: 41 - LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu:

- HS lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK (hoặc một hoạt động đúng theo chủ điểm đang học, phù hợp với địa phương).

- Hợp tác làm việc nhóm, Thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của một CTHĐ và tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ.

- Bảng nhóm, bút dạ, giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ:

- Nhận xét.

2- Bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

2.2- Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:

a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài

- GV nhắc HS lưu ý: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho 1 hoạt động khác mà trường mình định tổ chức.

- GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.

b) HS lập CTHĐ:

- GV phát bút dạ và bảng nhóm cho 3 nhóm HS lập CTHĐ khác nhau làm vào bảng nhóm.

- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.

- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.

- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.

- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh.

- HS nêu tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của một chương trình hoạt động.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.

- HS đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập chương trình.

- Một số HS nối tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.

- HS đọc lại

- HS các nhóm lập CTHĐ vào giấy A4.

- Một số nhóm HS trình bày, sau đó những nhóm HS làm bài trên phiếu trình bày.

- HS sửa lại chương trình hoạt động của mình. 1 số Hs đọc lại bài đã chỉnh

(14)

HS tự sửa lại CTHĐ của mình.

- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học; khen những HS tích cực học tập.

- Dặn HS về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình.

sửa.

Tiết 2: Toán

Tiết PPCT: 103 - LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu:

HS biết:

- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Làm được bài tập 1, 3; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi, tính chu vi hình tròn….

2- Bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

2.2- Luyện tập:

* Bài tập 1

+ Nêu cách tìm độ dài đáy của hình tam giác khi biết diện tích và chiều cao?

- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.

- Cả lớp và GV nhận xét.

* Bài tập 2

- GV hướng dẫn HS tìm lời giải.

- Cho HS làm vào nháp.

- Gọi 1 HS lên bảng làm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- 2 - 3 Hs thực hiện yêu cầu.

- 1 HS nêu yêu cầu.

+ Độ dài đáy của tam giác bằng diện tích nhân 2 rồi chia cho chiều cao.

Bài giải:

Độ dài đáy của hình tam giác là:

Error! Objects cannot be created from editing field codes.

Đáp số: Error! Objects cannot be created from editing field codes.m.

- 1 HS nêu yêu cầu.

+ Độ dài sợi dây chính bằng chu vi của bánh xe cộng với 2 lần khoảng cách giữa hai trục bánh xe.

Bài giải:

Chu vi của hình tròn có đường kính 0,35 m là:

0,35 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 3,14 = 1,099 (m)

(15)

* Bài tập 3: Hs khá, giỏi làm thêm.

- Hướng dẫn HS giải bài.

3- Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.

Độ dài sợi dây là:

1,099 + 3,1 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 2 = 7,299

(m)

Đáp số: 7,299 m.

Bài giải:

Diện tích khăn trải bàn là:

2 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 1,5 = 3 (m2)

Diện tích hình thoi:

2 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 1,5 : 2 = 1,5 (m2)

Đáp số: 3 m2 ; 1,5 m2. Tiết 3: Đạo đức

Tiết PPCT: 21 - UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM I. Mục tiêu:

- HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.

- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương.

- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).

- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).

- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 9.

- GV nhận xét.

2- Bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

2.2- Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến UBND xã.

* Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã và biết được tầm quan trọng của UBND xã.

* Cách tiến hành:

- Mời một HS đọc truyện Đến UBND xã.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

Các nhóm thảo luận các câu hỏi:

+ Bố Nga đến UBND phường làm gì?

+ UBND phường làm công việc gì?

- 2 HS nêu.

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

(16)

+ UBND xã có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ NTN đối với người dân?

- Mời đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.

2.3- Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).

Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm 4.

- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc ở ý b, c, d, đ, e, h, i.

2.4- Hoạt động 3: Làm bài tập 3, SGK

*Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).

Cách tiến hành

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi một số HS trình bày.

- GV kết luận: b, c là hành vi, việc làm đúng; a là hành vi không nên làm.

3- Hoạt động nối tiếp:

- Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại mình ở; các công việc chăm sóc và BV trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét.

- 2-3 Hs đọc Ghi nhớ - SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS trình bày.

Thứ năm, ngày 14 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng:

Tiết 1: Tập đọc

Tiết PPCT: 42 - TIẾNG RAO ĐÊM I. Mục tiêu:

- HS biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.

(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được tất cả các câu hỏi cuối bài).

II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi của bài

(17)

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

- Gv đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài:

+ Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?

+ Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác ntn?

+ Đám cháy xảy ra lúc nào? Được tả ntn?

+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?

+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?

+ Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

+ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

+ Câu chuyện trên em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?

+) Đoạn 3 và 4 cho em biết điều gì?

Trí dũng song toàn.

- 1 HS giỏi đọc.

- Chia đoạn.

+ Đ1: Từ đầu đến nghe buồn não ruột.

+ Đ2: Tiếp cho đến khói bụi mịt mù…

+ Đ3: Tiếp cho đến thì ra là một cái chân gỗ!

+ Đ4: Đoạn còn lại.

- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).

- HS đọc đoạn trong nhóm đôi.

- 1- 2 HS đọc toàn bài.

- HS đọc đoạn 1, 2:

+ Vào các đêm khuya tĩnh mịch.

+ Buồn não ruột.

+ Vào nửa đêm. Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.

+ Đám cháy nhà xảy ra vào nửa đêm.

- HS đọc đoạn còn lại:

+ Người bán bánh giò.

+ Là một thương binh nặng, chỉ còn 1 chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò. Là người bán bánh giò bình thường, nhưng anh có hành động cao đẹp, dũng cảm: anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.

+ Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé, mới biết anh là người bán bánh giò.

+ Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn./ Nếu ai cũng có ý thức vì người khác, giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn...

(18)

+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:

"Rồi từ trong nhà đến chân gỗ!"

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.

+ Hành động dũng cảm của anh thương binh.

+ Truyện ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn: "Rồi từ trong nhà đến chân gỗ!" trong nhóm 2.

- HS thi đọc.

Tiết 3: Toán

Tiết PPCT: 104 - HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG I. Mục tiêu:

- HS có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Làm được bài tập 1, 3; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ. HHCN, HLP III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ 2- Bài mới

2.1- Giới thiệu bài

2.2- Hình thành kiến thức a) Hình hộp chữ nhật

- GV giới thiệu các mô hình trực quan về HHCN.

+ HHCN có mấy mặt? Các mặt đều là hình gì? Có những mặt nào bằng nhau?

+ HHCN có mấy đỉnh? Mấy cạnh?

- Cho HS tự nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật.

b) Hình lập phương

(Các bước thực hiện tương tự như phần a)

2.3- Luyện tập:

* Bài tập 1

- Yêu cầu HS làm vào vở nháp.

- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- 2 Hs nhắc lại cách tích diện tích hình tròn, hình thoi.

- Hs quan sát.

- Có 6 mặt, các mặt đều là HCN, các mặt đối diện thì bằng nhau.

+ Có 8 đỉnh, 12 cạnh.

+ Bao diêm, viên gạch, hộp phấn,…

- 1 HS nêu yêu cầu.

Bài giải:

Hình Số

mặt

Số cạnh

Số đỉnh

Hình hộp chữ 6 12 8

(19)

* Bài tập 2

- GV hướng dẫn HS giải.

- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.

- 2 HS treo bảng nhóm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

* Bài tập 3

- Gọi một số HS nêu kết quả.

- Cả lớp và GV nhận xét.

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.

nhật

Hình lập phương 6 12 8

- 1 HS nêu yêu cầu.

Bài giải:

a) AB = DC = QP = MN AD = BC = NP = MQ AM = BN = CP = DQ

b) Diện tích mặt đáy MNPQ: 6 Error!

Objects cannot be created from editing field codes. 3 = 18 (cm2)

Diện tích của mặt bên ABNM:

6 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 4 = 24 (cm2)

Diện tích của mặt bên BCPN: 4 Error!

Objects cannot be created from editing field codes. 3 = 12 (cm2)

- 1 HS nêu yêu cầu.

Lời giải:

- Hình hộp chữ nhật là hình A.

- Hình lập phương là hình C.

Buổi chiều:

Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết PPCT: 42 - NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân- kết quả (Nội dung ghi nhớ).

- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III); thay đổi vị trí các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).

- HS khá, giỏi giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở bài tập 3, làm được toàn bộ BT4.

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS làm lại BT 3 tiết trước.

- Nhận xét.

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

2.2. Phần nhận xét:

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.

(20)

* Bài tập 1:

- GV hướng dẫn HS:

+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.

+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa 2 câu ghép có gì khác nhau.

+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép có gì khác nhau.

- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.

* Bài tập 2:

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

2.3. Ghi nhớ:

2.4. Luyện tâp:

* Bài tập 1:

- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.

* Bài tập 2:

- Cả lớp và GV nhận xét.

* Bài tập 3:

- Chữa bài.

* Bài tập 4:

3- Củng cố, dặn dò:

- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.

GV nhận xét giờ học.

- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài - Học sinh nối tiếp trình bày.

* Lời giải:

- Câu 1: con khỉ này rất nghịch/ nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

+ vì … nên chỉ quan hệ nguyên nhân – KQ.

+ Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kết quả.

- Câu 2: Thầy phải kinh ngạc/ chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

+ , thể hiện quan hệ nguyên nhân – KQ.

+ Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ nguyên nhân.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân,

* Lời giải:

- Các QHT: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, … - Cặp QHT: vì … nên; bởi vì … cho nên; tại vì … cho nên; nhờ … mà;…

- 3 HS trình bày.

- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS trao đổi nhóm 2.

- Một số học sinh trình bày.

* VD về lời giải:

a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm.

- Đại diện một số nhóm HS trình bày.

VD về lời giải:

a) Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi chưng (bởi vì) bác mẹ tôi nghèo.

- HS làm vào nháp.

Lời giải:

a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

b) Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu.

- HS làm vào vở rồi chữa bài.

(21)

Thứ sáu, ngày 15 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng:

Tiết 1: Tập làm văn

Tiết PPCT: 42 - TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu:

- HS rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt trình bày trong bài văn tả người.

- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

II. Chuẩn bị:

- Bảng lớp ghi 3 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu…

cần chữa chung trước lớp.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ:

2- Bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

2.2- Nhận xét về kết quả làm bài của HS.

- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:

Nêu nhận xét về kết quả làm bài:

* Những ưu điểm chính: (VD)

+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài.

+ Bài viết bố cục đủ 3 phần, sử dụng câu, từ tương đối hợp lí.

* Những thiếu sót, hạn chế: (VD)

- Dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, viết bài chưa theo đúng bố cục.

- Một số em còn nhầm sang văn kể chuyện hoặc tường thuật.

2.3- Hướng dẫn HS chữa lỗi:

a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:

- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng - Gọi HS lên chữa, cả lớp tự chữa trên nháp.

- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.

b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:

- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.

- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.

- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.

c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:

+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.

- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.

- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại.

- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.

- HS đổi bài soát lỗi.

- HS nghe.

(22)

+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.

- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:

+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.

+ Gọi HS trình bày đoạn văn đã viết lại.

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trao đổi, thảo luận.

- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.

- Một số HS trình bày.

Tiết 2: Toán

Tiết PPCT: 105 - DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. Mục tiêu:

- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Làm được bài tập 1; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- Kiểm tra bài cũ - Nhận xét.

2- Dạy bài mới 2.1- Giới thiệu bài:

2.2- Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN a) Diện tích xung quanh:

- GV cho Hs quan sát mô hình trực quan về HHCN.

+ Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của HHCN?

- GV mô tả về diện tích xung quanh của HHCN.

+ Diện tích xung quanh của HHCN là gì?

* Ví dụ:

- GV nêu ví dụ. Cho HS quan sát hình triển khai.

+ Diện tích xung quanh của HHCN bằng diện tích HCN có các kích thước như thế nào?

- Cho HS tự tính.

- 2 Hs nhắc lại đặc điểm giống nhau và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- 1 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

+ Là tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN.

+ Có kích thước: chiều dài bằng chu vi mặt đáy, chiều rộng bằng chiều cao của HHCN.

+ Diện tích xq của HHCN là:

26 Error! Objects cannot be

(23)

* Quy tắc: (SGK – 109)

+ Muốn tính diện tích xung quanh của HHCN ta làm thế nào?

b) Diện tích toàn phần:

- Cho HS quan sát lại mô hình HHCN.

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?

- Hướng dẫn HS tính Stp của HHCN trên.

2.3- Luyện tập:

* Bài tập 1:

- Cho HS làm vào nháp.

- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.

- Cả lớp và GV nhận xét.

* Bài tập 2:

- GV hướng dẫn HS giải.

- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.

created from editing field codes. 4 = 104 (cm2)

- 3 - 4 Hs nêu.

+ Lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy.

+ Diện tích tp của HHCN là:

104 + 40 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 2 = 184(m2)

- 2 Hs nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- 1 HS nêu yêu cầu.

Bài giải:

Diện tích xung quanh của HHCN đó là:

(5 + 4) Error! Objects cannot be created from editing field codes. 2

Error! Objects cannot be created from editing field codes. 3 = 54 (m2) Diện tích toàn phần của HHCN đó là:

5 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 4 Error!

Objects cannot be created from editing field codes. 2 + 54 = 94 (m2)

Đáp số: 94 m2. - 1 HS nêu yêu cầu.

Bài giải:

Diện tích xung quanh của thùng tôn là:

(6 + 4) Error! Objects cannot be created from editing field codes. 2

Error! Objects cannot be created from editing field codes. 9 = 180 (dm2)

Diện tích đáy của thùng tôn là:

6 Error! Objects cannot be created from editing field codes. 4 = 24 (dm2)

Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:

180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204 dm2.

(24)

Tiết 3: SINH HOẠT CUỐI TUẦN I. Mục tiêu:

- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.

- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.

- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.

- Rèn kĩ năng tự quản.

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.

II. Lên lớp:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ 1: Thảo luận.

Các tổ trưởng tổng kết tình hình của tổ:

- Học tập: Nghiêm túc, HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.

- Trật tự: Còn ồn ào, còn đùa giỡn trong giờ học.

- Vệ sinh: còn một số bạn xã rác không đúng qui định. Vệ sinh cá nhân tốt. Lớp sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.

HĐ 2: Công tác tuần tới:

- Khắc phục hạn chế vi phạm của tuần qua.

- Thực hiện thi đua giữa các tổ.

- Đảm bảo sĩ số chuyên cần.

- Xây dựng góc học tập ở nhà.

- Văn nghệ, trò chơi.

- Chăm sóc cây xanh của lớp.

HĐ 3: Giáo dục

- Ở nhà trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn thì các em phải rửa tay theo 6 bước đã hướng dẫn - Muốn cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh chúng ta cần giữ cho nhà ở sạch sẽ, đủ ánh sáng.

- HS thực hiện báo cáo.

- Các HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe và nhận nhiêm vụ.

- HS vui chơi văn nghệ.

Referensi

Dokumen terkait

Là một người con được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất cố đô, với vốn kiến thức tích luỹ được sau 4 năm học, tôi quyết định chọn đề tài “Công tác giáo dục của Bảo tàng tỉnh Ninh

Phần còn lại của bài bài báo này sẽ được cấu trúc như sau: phần 2 giới thiệu các giai đoạn cơ bản của một hệ nhận dạng chữ viết; phần 3 giới thiệu khái quát một số hướng nghiên cứu về