• Tidak ada hasil yang ditemukan

Phần mềm Tạp chí mở

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Membagikan "Phần mềm Tạp chí mở"

Copied!
9
0
0

Teks penuh

(1)

1

Một số đặc điểm dịch tễ học lũ quét tại Việt Nam trong giai đoạn 1989-2008

Hà Văn Như*

Nghiên cứu này phân tích số liệu sẵn có của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương từ năm 1989 đến 2008. Kết quả cho thấy, trong 20 năm (1989-2008) có 123 trận lũ quét, làm chết 1.299 người và làm bị thương 655 người. Lũ quét thường xảy ra nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (87,8%).

Tháng 7 là tháng có nhiều lũ quét nhất: 39,8% tổng số lũ quét trong thời gian nghiên cứu. Số lũ quét xảy ra vào tháng 6, 7 và 8 chiếm 81,5%. Trong khi số lượng lũ quét có xu hương tăng theo thời gian thì số tử vong và chấn thương chưa thấy rõ khuynh hướng. Nghiên cứu này cho thấy cơ sở dữ liệu sẵn có về lũ quét chỉ bao gồm những thông tin rất hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, qui định ghi chép và báo cáo về lũ quét và lũ lụt nói chung cần được xây dựng và áp dụng thống nhất trong cả nước.

Hơn nữa, những nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về lũ quét, bao gồm cả những nghiên cứu về dịch tễ học tử vong và chấn thương do lũ quét cần được thực hiện trong tương lai.

Từ khóa: lũ quét; tử vong do lũ quét; chấn thương do lũ quét; Việt Nam

Some epidemiological characteristics of flash flood in Vietnam during 20 years, 1989 - 2008

This report based on the analysis of available data presented in reports of the Central Committee for Flood and Storm Control, Viet Nam, from 1989 to 2008. Results: in the 20 years, 123 flash floods which killed 1,299 people and injured 655 others were reported. Flash floods occurred more often in the mountainous provinces of the North of Viet Nam (87.8%). Most of flash floods (81.5%) occurred in June, July and August. It seems that there is a trend of increase in the numbers of flash floods, while this is not clear with the numbers of deaths and injuries. Available information on floods and its health impacts are very limited in the present database, therefore it is very important to develop and implement recording and reporting system systematically which contain more details about flash floods and its health impacts. Studies on characteristics of flash flood and its health consequences should be conducted to provide evidence for development and implementation of relevant interventions.

Keywords: flash flood; flash flood-related deaths; flash flood-related injury;Vietnam

*Tác giả

Hà Văn Như, Đại học Y tế Công cộng. Email: hvn@hsph.edu.vn

(2)

2 1. Đặt vấn đề

Việt Nam là một trong mười quốc gia trên thế giới có số lượng thảm họa tự nhiên cao nhất. Lũ lụt là loại thảm họa tự nhiên phổ biến nhất và gây thiệt hại lớn nhất trong các loại thảm họa tự nhiên [3]. Lũ lụt xảy ra thường xuyên tại ở khắp các vùng của Việt Nam, trong đó có nhiều trận lũ quét. Lũ quét thường xảy ra ở những vùng núi, vùng đất có độ dốc cao, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học của lũ quét đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện [2, 3], tuy nhiên tại Việt Nam, nghiên cứu về lũ quét còn chưa phổ biến. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của lũ quét và những hậu quả sức khỏe của lũ quét cung cấp những thông tin quan trọng có thể được sử dụng để xây dựng và triển khai những biện pháp phù hợp nhằm làm giảm tác động bất lợi của lũ quét đến tính mạng và tài sản của cộng đồng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của lũ quét xảy ra tại Việt Nam trong 20 năm (1989-2008).

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này phân tích những thông tin sẵn có từ những báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, báo cáo của các tỉnh có lũ quét trong 20 năm, từ 1989 đến 2008. Tất cả những báo cáo về lũ quét hiện được lưu tại Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương trong thời gian từ 1989 đến 2008 được thu thập và phân tích. Bảng tính Excel được sử dụng để tổng hợp và trình bày số liệu. Những đồ thị phù hợp cũng được sử dụng để trình bày số liệu thu thập được.

3. Kết quả nghiên cứu

Theo số liệu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương, tổng số 123 trận lũ quét được báo cáo trong 20 năm, từ 1989 đến 2008. Một số đặc điểm của lũ quét được trình bày dưới đây.

3.1. Một số đặc điểm của lũ quét

Bảng 1. Phân bố lũ quét theo tháng trong năm

Tháng Số lượng Tỷ lệ %

1 0 0,0

2 1 0,9

3 0 0,0

4 1 0,9

5 9 8,3

6 17 15,8

7 43 39,8

8 28 25,9

9 8 7,4

10 1 0,9

11 0 0,0

12 0 0,0

Tổng 1081 100,0

1Có 108 trong tổng số 123 báo cáo có ghi thời gian xảy ra lũ quét

Bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy lũ quét xảy ra vào tháng 7 là nhiều nhất với 43/108 trận lũ quét, chiếm 39,8%. Số lũ quét trong tháng 7 và 8 chiếm 65,8%. Nếu tính trong ba tháng, tháng 6, 7 và tháng 8 có 88 trận lũ quét, chiếm 81,5%.

(3)

3

0 10 20 30 40 50

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Số trận lũ quét

Biểu đồ 1. Phân bố lũ quét theo tháng trong năm, giai đoạn 1989-2008

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

1989 1990

1991 1992

1993 1994

1995 1996

1997 1998

1999 2000

2001 2002

2003 2004

2005 2006

2007 2008

Sốợng qt

Biểu đồ 2. Khuynh hướng lũ quét theo năm

(4)

4

Biểu đồ 2 cho thấy số lượng lũ quét có xu hướng tăng theo thời gian, từ 1989 đến 2008. Năm 2001 là năm có nhiều lũ quét nhất (18 trận) trong 20 năm, từ 1989 đến 2008. Năm 1997 là năm không có trận lũ quét nào được báo cáo.

Bảng 2. Phân bố lũ quét theo tỉnh

STT Tỉnh Số lượng lũ quét Tỷ lệ %

1 Lào Cai 23 18,7

2 Hà Giang 14 11,4

3 Bắc Cạn 10 8,1

4 Lai Châu 9 7,3

5 Sơn La 8 6,5

6 Tuyên Quang 7 5,7

7 Lạng Sơn 6 4,9

8 Yên Bái 6 4,9

9 Cao Bằng 5 4,1

10 Quảng Ninh 5 4,1

11 Bình Thuận 4 3,3

12 Thái Nguyên 4 3,3

13 Phú Thọ 4 3,3

14 Đắc Lắc 3 2,4

15 Ninh Thuận 3 2,4

16 Vĩnh Phúc 3 2,4

17 Lâm Đồng 2 1,6

18 Hòa Bình 2 1,6

19 Điện Biên 2 1,6

20 Kon Tum 1 0,8

21 Đồng Nai 1 0,8

22 Thanh Hóa 1 0,8

Tổng cộng 123 100,0

Bảng 2 cho thấy lũ quét đã xảy ra ở 22 tỉnh, trong đó 15 (68,2%) tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía bắc với 87,8% tổng số lũ quét. Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Lai Châu và Sơn La là năm tỉnh có số lượng lũ quét lớn nhất được báo cáo (52,0%). Riêng Lào Cai, số lượng lũ quét là 23, chiếm 18,7% tổng số lũ quét của các tỉnh được báo cáo trong 20 năm (1989-2008).

(5)

5 3.2. Tử vong và chấn thương do lũ quét

Bảng 3. Phân bố tử vong và chấn thương do lũ quét theo năm

Năm Số trận lũ quét Số người tử vong

Số tử vong trung bình trong một

trận lũ quét

Số người chấn thương

1989 1 5 5 0

1990 7 158 23 218

1991 1 42 42 14

1992 3 157 52 20

1993 4 20 6 17

1994 6 43 7 49

1995 4 10 3 2

1996 6 118 20 26

1997 0 0 0 0

1998 1 2 2 0

1999 11 69 6 11

2000 4 30 8 27

2001 18 79 4 38

2002 11 60 5 67

2003 3 14 5 3

2004 8 69 9 42

2005 6 76 13 18

2006 10 77 8 32

2007 8 30 4 4

2008 11 240 22 67

Tổng cộng 123 1.299 11 655

Bảng 3 cho thấy trong thời gian 20 năm (1989-2008) có tổng cộng 123 trận lũ quét, làm 1.299 người tử vong và 655 người bị thương. Trung bình mỗi trận lũ quét có 11 người tử vong và 5 người bị thương. Chiều hướng của tử vong và chấn thương do lũ quét qua các năm được trình bày ở biểu đồ 3 dưới đây.

(6)

6

0 50 100 150 200 250 300

1989 1990

1991 1992

1993 1994

1995 1996

1997 1998

1999 2000

2001 2002

2003 2004

2005 2006

2007 2008

Sốợng

Biểu đồ 3. Diễn biến về số lượng người tử vong và chấn thương do lũ quét từ 1989-2008

Biểu đồ 3 cho thấy chưa rõ khuynh hướng về số lượng gười tử vong cũng như chấn thương do lũ quét trong thời gian từ 1989-2008.

4. Bàn luận

4.1. Một số đặc điểm của lũ quét

Thời gian xảy ra lũ quét: trong tổng số 123 trận lũ quét được bào cáo trong giai đoạn 1989 đến 2008, có 108 (87,8%) báo cáo chỉ rõ tháng xảy ra lũ quét. Theo chúng tôi, số lượng lũ quét được báo cáo có lẽ chưa được đầy đủ, vì vậy số lượng lũ quét trong thực tế có thể còn cao hơn. Nghiên cứu này cho thấy những thông tin chi tiết về lũ quét, ví dụ thời gian, địa điểm chính xác xảy ra lũ quét không được báo cáo đầy đủ. Do vậy, những nghiên cứu trong tương lai cần được thực hiện để thu thập thông tin bổ sung từ các tỉnh có thể cho số liệu chính xác hơn là chỉ dựa vào báo cáo sẵn có. Hơn nữa, để có thông tin đầy đủ về thời gian xảy ra lũ quét, các báo cáo cần ghi rõ thời gian bao gồm giờ, ngày, tháng, năm của từng trận lũ quét. Kết quả phân tích cho thấy tháng 7 là tháng có nhiều lũ quét xảy ra nhất, chiếm 39,8% tổng số lũ quét có báo cáo thời gian. Số lũ quét trong tháng 7 và 8 chiếm 65,8%. Nếu tính trong ba tháng, tháng 6, 7 và tháng 8 có 88 trận lũ quét, chiếm 81,5%. Như vậy thời gian xảy ra lũ quét trùng với thời gian mùa mưa bão. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của French và CS [2].

Địa điểm xảy ra lũ quét: trong 20 năm (1989-2008) lũ quét đã xảy ra ở 22 tỉnh. Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Lai Châu và Sơn La là năm tỉnh có số lượng lũ quét lớn nhất được báo cáo, chiếm 52,0% tổng số lũ quét được báo cáo của 22 tỉnh. Riêng Lào Cai có số lượng lũ quét nhiều nhất: 23 trận, chiếm 18,7% tổng số lũ quét của các tỉnh được báo cáo trong 20 năm này (bảng 2). Như vậy, lũ quét thường xuất hiện phổ biến nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, sau đó đến miền trung và Tây Nguyên.

Một điều đáng chú ý là, thực tế những năm gần đây lũ quét hay xảy ra tại các tỉnh miền trung, như Hà Tử vong

Chấn thương

(7)

7

Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam nhưng số liệu trong 20 năm (1989-2008) không thấy báo cáo lũ quét tại các tỉnh này. Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương [1], tháng 10 năm 2010 lũ quét đã xảy ra tại Hà Tĩnh và Quảng Bình sau nhiều ngày mưa lớn tại các tỉnh này.

Như đã đề cập ở phần trên, đây có thể là một yếu tố làm cho số liệu về lũ quét được báo cáo chưa đầy đủ. Vì thông tin được lấy từ cơ sở dũ liệu của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương nên đại đa số báo cáo về lũ quét có thông tin về tỉnh mà không có thông tin về huyện, xã. Những thông tin chi tiết hơn về địa điểm xảy ra lũ quét cũng cần được tổng hợp để có thể thấy được chính xác hơn những nơi có nguy cơ cao, góp phần cho công tác đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp cảnh báo và phòng chống phù hợp.

Xu hướng của lũ quét qua các năm: kết quả phân tích cho thấy số lượng lũ quét có xu hướng tăng theo thời gian, từ 1989 đến 2008. Năm 2001 là năm có nhiều lũ quét nhất trong 20 năm (18 trận).

Năm 1997 là năm không có trận lũ quét nào được báo cáo (biểu đồ 2). Chiều hướng tăng về số lượng lũ quét có thể là bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân sau: thứ nhất, có sự tăng lên thực sự về số lượng lũ quét, trong bối cảnh biến đổi khí hậu chung của thế giới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy số lượng thảm họa tự nhiên tăng lên theo thời gian, đặc biệt là lũ lụt [3, 4, 5]; thứ hai, có thể một phần là do trong những năm gần đây, báo cáo về lũ quét nói riêng cũng như các loại thiên tai nói chung đầy đủ hơn. Nhưng dù bất cứ lý do gì, số lượng lũ quét có khả năng tăng lên và sức tàn phá cũng tăng lên nếu như chúng ta không có những biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như cảnh báo sớm, giáo dục tuyên truyền cho người dân ở những vùng có nguy cơ cao thực hiện những biện pháp thích ứng hợp lý, di dời dân khi cần thiết.

4.2. Tử vong và chấn thương do lũ quét

Nguy cơ tử vong do lũ quét lớn hơn các loại lũ lụt thông thường [2]. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ 1989 đến 2008, lũ quét đã làm 1.299 người tử vong và 655 người bị thương.

Trung bình mỗi trận lũ quét có 11 người tử vong và 5 người bị thương (bảng 3). Số người tử vong trung bình trong một trận lũ quét trong nghiên cứu này ở Việt Nam thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Fench và CS [2], (10 người so với 37 người). Sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau về cường độ và vị trí xảy ra lũ quét. Ở Việt Nam, lũ quét thường xảy ra ở miền núi, có ít dân cư tập trung nên trong 20 năm chưa ghi nhận một trận lũ quét nào làm chết hàng trăm người, trong khi đó trong nghiên cứu của French, trong 32 trận lũ quét đã có 4 trận làm chết từ 100 người trở lên [2].

Số người tử vong do lũ quét trung bình trong một năm là 65. Số người tử vong thay đổi tùy theo năm và thường tỷ lệ thuận với số lũ quét được báo cáo. Năm 2008 số người tử vong theo báo cáo là lớn nhất (240 người). Nghiên cứu, sử dụng số liệu báo cáo về tử vong do lũ quét nói riêng và lũ lụt nói chung cần lưu ý những yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu. Thứ nhất, do nước ta chưa có qui định chặt chẽ về báo cáo tử vong cũng như những ảnh hưởng sức khỏe khác của bão lụt nên thông tin về lĩnh vực này ở các báo cáo thường không đồng nhất. Thứ hai, như đã trình bày ở trên, việc phân biệt lũ quét và lũ thông thường không phải lúc nào cũng được thực hiện do đó số liệu về tử vong, chấn thương có thể không được tách riêng cho từng loại. Hơn nữa, trong thực tế, số lượng người tử vong do lũ quét nói riêng hay lũ lụt nói chung có thể chính xác hơn số người bị thương. Bằng chứng là, số người bị thương không được báo cáo hoặc báo cáo với số lượng thấp hơn rất nhiều so với số người tử vong. Tình trạng này tồn tại là do chưa có quy định rõ ràng về việc ghi chép, báo cáo trường hợp chấn thương nói riêng hay những tác động đối với sức khỏe nói chung của lũ lụt/ thảm họa.

(8)

8

Thông tin trong báo cáo hiện nay về tử vong và chấn thương so lũ lụt thường không đầy đủ, thường chỉ có số lượng người tử vong mà thiếu các thông tin quan trọng về tuổi, giới, thời gian tử vong, nguyên nhân và hoàn cảnh tử vong, trong khi đó những thông tin này lại rất quan trọng cho những nghiên cứu dịch tễ học để xác định nhóm người có nguy cơ cao, qua đó có những biện pháp phù hợp nhằm giảm nguy cơ tử vong và chấn thương. Thực trạng này cho thấy cần phải tiến hành những nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học của tử vong và chấn thương do lũ quét nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc xây dựng những can thiệp phù hợp.

5. Kết luận và khuyến nghị

Trong thời gian từ 1989 đến 2008, có 123 trận lũ quét, làm chết 1.299 người, làm bị thương 655 người. Lũ quét thường xảy ra nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, chiếm 87,8% tổng số lũ quét ghi nhận được tại 22 tỉnh. 81,5% lũ quét xảy ra vào tháng 6, 7 và 8. Trong khi số lượng lũ quét có xu hương tăng theo thời gian thì số tử vong và chấn thương chưa thấy rõ khuynh hướng. Do nghiên cứu này dựa trên số liệu tổng hợp sẵn có nên có nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu những thông tin chi tiết về đặc điểm của lũ quét và ảnh hưởng của lũ quét tới tử vong và chấn thương. Để khắc phục những hạn chế này, một qui định ghi chép và báo cáo về lũ quét và lũ lụt nói chung cần được xây dựng và áp dụng. Nhưng thông tin tối thiểu sau đây cần được ghi chép và báo cáo thống nhất và hệ thống:

 Thời điểm xảy ra lũ quét,

 Vị trí xảy ra lũ quét,

 Các hiện tượng thời tiết gây ra lũ (bão, áp thấp nhiệt đới),

 Có vỡ đập nước hay không,

 Số người tử vong,

 Số người chấn thương, loại chấn thương,

 Tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn của nạn nhân,

 Thời gian tử vong, chấn thương,

 Nơi tử vong hoặc chấn thương (trong nhà, ngoài nhà, trong xe ô tô)

 Hoàn cảnh tử vong,

 Nguyên nhân tử vong, chấn thương,

 Loại chấn thương,

 Cộng đồng có được cảnh báo lũ quét hay không,

Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiến hành những nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về đặc điểm dịch tễ học của lũ quét và những tác động của lũ quét tới sức khỏe là cần thiết.

Lời cảm ơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã cho phép sử dụng số liệu quí giá này.

(9)

9 Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, báo cáo Công tác trực ban phòng chống lụt bão ngày 07 tháng 10 năm 2010, báo cáo số 293 /BC-PCLBTW.

Tiếng Anh

2. French, J., Ing, R., Von Allmen S and Wood R (1983), ‘Mortality from Flash Floods: A review of National Whether Service Report, 1969-1981’, Public Health Report, vol. 98, no. 6, pp. 584-588.

3. Guha-Sapir, D., Hargitt, D. and Hoyois, P. (2004), Thirty Years of Natural Disasters: 1974 – 2003:

The numbers, Presses universitaires de Louvain, Belgium.

4. IFRC (2002), World disasters report 2001

5. United Nations (2005), ‘Report of the world conference on disaster reduction’, Kobe, Hyogo, Japan, 18-22 January 2005.

Referensi

Dokumen terkait

Döïa treân keát quaû thu ñöôïc töø ñaùnh giaù naøy, caùc khuyeán nghò ñaõ ñöôïc ñeà ra nhö sau: Vôùi Chöông trình PC HIV/AIDS cuûa Haø Giang, vaø caùc tænh vaø ñòa baøn döï kieán