• Tidak ada hasil yang ditemukan

Thông lệ quốc tế về hoạt động bao thanh toán và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Membagikan "Thông lệ quốc tế về hoạt động bao thanh toán và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam"

Copied!
8
0
0

Teks penuh

(1)

Thông lệ quốc tế về hoạt động bao thanh toán và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

NCS. PHAN HỮU VIỆT - LÊ TRẦN DŨNG

Bao thanh toán (BTT) bắt nguồn từ hoạt động thương mại quốc tế khi nhu cầu thông thương, buôn bán, vận chuyển hàng hóa và thanh toán giữa các quốc gia trở nên cấp thiết.

BTT được hiểu là hình thức cấp tín dụng của công ty tài chính, ngân hàng cho bên bán

hàng căn cứ trên giá trị khoản phải thu của bên bán hàng phát sinh từ hợp đồng mua bán

hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua hàng và bên bán hàng. Từ thế kỷ XIX, hình thức sơ khai

của hoạt động BTT đã được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dệt may của Anh và Mỹ

áp dụng. Hoạt động BTT trong nước bắt đầu phát triển trong những năm đầu thế kỷ 20 ở

Mỹ và từ những năm 1960 ở Châu Âu. Từ đó đến nay, hoạt động BTT trên thế giới không

ngừng phát triển, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế tại các quốc gia. Tại Việt

Nam, nghiệp vụ BTT vẫn còn mới mẻ, tốc độ tăng trưởng còn chậm, doanh số khiêm tốn và

chưa cho thấy tác động tích cực đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Bài viết này nghiên

cứu đặc điểm hoạt động BTT và khảo sát khung khổ pháp lý cho hoạt động BTT tại các

quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính

sách để phát triển hơn nữa hoạt động BTT ở nước ta.

(2)

Từ khóa: Bao thanh toán, khoản phải thu, quyền truy đòi.

1. Khái quát hoạt động bao thanh toán trên thế giới heo nghiên cứu của Hiệp hội Bao thanh toán

Quốc tế (IFG- International Factoring Group), hoạt động BTT trên thế giới đã phục hồi khá tốt

trong 3 năm trở lại đây kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008. Doanh thu BTT toàn cầu trung bình 3 năm qua đạt khoảng 2,204 nghìn tỷ Euro, tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm, cao hơn 1,6 điểm phần trăm so với tốc độc tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2010- 2014 do Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp là 3,4%. Tốc độ tăng trưởng BTT cụ thể từng năm 2012, 2013, 2014 tương ứng là 8%, 3% và 4%.

Xét theo vị trí địa lý, khu vực EU chiếm khoảng 60% tỷ trọng tổng doanh thu BTT toàn cầu. Trong nội bộ khối EU, các nước có lịch sử BTT lâu dài thường có hoạt động BTT phát triển và ổn định, cụ thể: tỷ trọng BTT của Anh và Ireland trong năm 2014 chiếm 16,5% tổng doanh thu BTT các nước trong khối, Pháp 9,9%, Đức 8,3%, Ý 8% và Tây Ban Nha 5%. Khu vực Châu Á đứng thứ hai với 29% tỷ trọng BTT toàn cầu trong năm 2014, các khu vực xếp sau lần lượt là Bắc Mỹ, Nam Mỹ (cùng 4%), Úc và Newzealand (khoảng 2%), Châu Phi (1%).

BTT tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh tế khi tỷ trọng doanh thu BTT/GDP trung bình 3 năm gần nhất giữ ở mức tương đối ổn định là khoảng 4,4% (năm 2012 là 4,3%, năm 2013 là 4,5%, năm 2014 là 4,4%). Trong đó, có trên 12/64 quốc gia thuộc Hiệp hội IFG có tỷ lệ BTT/GDP trên 10%, cụ thể: Anh (16%), Hồng Kông (16%), Hy Lạp (15,3%); Bỉ (13,8%) và Đài Loan (14,2%).

Tuy nhiên, tại một số nước thành viên của ASEAN, tỷ trọng này tương đối thấp, chỉ chiếm chưa đến 1,5% GDP (Thái Lan: 2,5%; Malaysia: 0,8% và Indonesia: 0,3%).

Những đặc điểm chính của thị trường BTT (1) BTT có quyền truy đòi được sử dụng rộng rãi và thông dụng nhất. Số liệu IFG năm 2013 cho thấy 50,9% giao dịch BTT trên thế giới là BTT có quyền truy đòi; 21,1% là BTT không có quyền truy đòi;

19,7% là chiết khấu hóa đơn. Hình thức BTT ngược (BTT bên mua) chiếm tỷ lệ khoảng 6%. Tỷ lệ sử dụng các hình thức BTT thay đổi theo từng quốc gia.

(2) Thị trường BTT rất cạnh tranh, các đơn vị BTT cạnh tranh về lãi suất, phí dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Thông thường, nhóm 05 đơn vị dẫn đầu hoạt động BTT tại các quốc gia chiếm trung bình khoảng từ 84- 87% thị phần. Ví dụ, 02-03 đơn vị BTT lớn nhất tại Hy Lạp, Áo, Bỉ, Phần Lan chiếm trên 80% thị phần; trong khi đó cần có 05-09 đơn vị BTT để duy trì thị phần như vậy tại Pháp, Ý, Anh, Thụy Điển, Đức.

(3) Chi phí sử dụng BTT cao hơn các hình thức cấp tín dụng thông thường. Trong cơ cấu chi phí mà bên bán hàng phải trả khi sử dụng hoạt động BTT, chi phí lãi suất (cho các khoản trả trước) và phí dịch vụ BTT (chi phí bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách, hóa đơn, chứng từ, chi phí nhân sự, thu hồi nợ) là 02 cấu phần chính. Cụ thể:

Chi phí lãi suất = Số tiền đơn vị BTT ứng trước cho bên bán hàng × (Lãi suất cơ bản của Ngân hàng + Tỷ lệ % premium)

Phí dịch vụ BTT = Giá trị khoản phải thu được bao thanh toán × Tỷ lệ chiết khấu %

Như vậy, chi phí mà bên bán hàng sử dụng dịch vụ BTT để được ứng trước số tiền cho khoản phải thu cao hơn chi phí đi vay từ ngân hàng1. Do bên bán hàng có thể sử dụng khoản phải thu như tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, đơn vị BTT phải có hình thức quản lý rủi ro cho hoạt động BTT khác với các hình thức cấp tín dụng thông thường.

(4) Đơn vị BTT chủ yếu trực thuộc sở hữu của ngân hàng. Hình thức công ty BTT thuộc NHTM hoặc chi nhánh NHTM chiếm đa số (trên 70%) ở phần lớn các nước Châu Âu. Đơn vị BTT là công ty tài chính độc lập chiếm khoảng 30% tổng số đơn vị BTT và có thị phần tương đối nhỏ.

(5) BTT được thiết kế để phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo số liệu khảo sát năm 2012 của Hiệp hội BTT Châu Âu, thời gian trung bình để bên mua hàng thanh toán

1 Số liệu tại 1 số nước Châu Âu cho thấy tổng dư nợ BTT chiếm trung bình từ 10-20% tổng dư nợ bằng hình thức tài trợ dòng tiền (Cash flow financing- bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và vay thấu chi).

(3)

hóa đơn (khoản phải thu) cho bên bán hàng tại các quốc gia thuộc EU là 50 ngày. Do đó, BTT là giải pháp về dòng tiền, rất cần thiết giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Thông lệ quốc tế về hoạt động bao thanh toán Khảo sát khung khổ pháp lý cho hoạt động BTT trên thế giới cho thấy khoảng cách về sự phát triển trong hoạt động BTT tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Việc thành lập Hiệp hội BTT quốc tế như FCI (Factoring Chain International), FCG (Factoring Chain Group) và quá trình ban hành những quy định chung mang tính hướng dẫn tuân thủ trong hoạt động BTT là nguồn tham khảo quan trọng cho các nước đang phát triển hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động BTT tại quốc gia của mình. Trong đó, luật lệ của FCI, Hiệp ước UNIDROIT 1988, hay gần đây là Hiệp ước UNICTRAL quy định cụ thể hoạt động BTT quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng.

(1) Định nghĩa về hoạt động BTT và chức năng của đơn vị BTT: Trên thế giới, BTT là hình thức cấp tín dụng của công ty tài chính, ngân hàng cho bên bán hàng căn cứ trên giá trị khoản phải thu2 của bên bán hàng phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua hàng và bên bán hàng3. BTT được thể hiện dưới 2 hình thức hợp đồng, gồm có hợp đồng thanh toán giữa bên mua hàng và bên bán

2 Có thể bao gồm cả khoản phải thu trong tương lai (future receivables) của bên bán hàng. Trong đó, khoản phải thu trong tương lai hình thành khi hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ giữa bên bán hàng và bên mua hàng được ký kết, nhưng bên bán chưa chuyển hàng hóa, chưa cung cấp dịch vụ cho bên mua.

3 Bên bán hàng (bên mua hàng) là bên bán (mua) hàng hóa hoặc cung ứng (sử dụng) dịch vụ.

hàng, và hợp đồng BTT giữa bên bán hàng và công ty tài chính hoặc ngân hàng cung cấp dịch vụ BTT (gọi là đơn vị BTT). Đơn vị BTT cung cấp các dịch vụ liên quan tới: Cấp tín dụng (ứng trước) dựa trên khoản phải thu; quản lý tài khoản, hóa đơn, chứng từ liên quan tới khoản phải thu; thu hồi nợ, quản lý rủi ro tín dụng, phòng ngừa rủi ro nợ xấu… cho bên bán hàng. Như vậy, BTT không chỉ là dịch vụ tài chính (cấp tín dụng) hỗ trợ quản lý và công cụ tài chính giúp bên bán hàng: (i) Thường xuyên cập nhật tình hình và khả năng chi trả của bên mua hàng và (ii) giảm thiểu rủi ro, xử lý nợ xấu (nếu có).

Theo Hiệp ước UNIDROIT, tổ chức được xem là đơn vị BTT khi thực hiện ít nhất 02 trong số 04 chức năng: (i) Cấp tín dụng (ứng trước) cho bên bán hàng, (ii) quản lý sổ sách, hóa đơn, chứng từ, khoản phải thu của bên bán hàng, (iii) thu hồi khoản phải thu, khoản nợ từ bên mua hàng, (iv) bảo vệ bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng không đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, nguyên tắc xác định đơn vị BTT có sự khác biệt giữa các nước.

(2) Phân biệt BTT với các hình thức cấp tín dụng khác liên quan tới khoản phải thu: Trong quy định hiện hành của các nước, phổ biến nhất là 03 hình thức: BTT có quyền truy đòi, BTT không truy đòi và Chiết khấu hóa đơn. Ngoài ra, trong thực tế chuỗi cung ứng hàng hóa sản phẩm, ví dụ trong ngành bán lẻ, xây dựng… gồm nhiều bên bán hàng (có quy mô nhỏ và vừa), trong khi có một (hoặc một số) bên mua hàng (có quy mô lớn). Giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa nhiều bên bán và một (một vài) bên mua làm phát sinh hình thức BTT ngược (Reverse Factoring), hay còn gọi là BTT bên mua.

Trên thực tế, có một số hình thức cấp tín dụng có liên quan tới các khoản phải thu nhưng không được

B ao thanh toán thực chất là hình thức ứng trước một khoản tiền; tài sản đảm bảo là các khoản phải

thu dựa trên giá trị của hóa đơn bán hàng. Do đó, hoạt động BTT nhìn chung không bị quản lý, giám

sát chặt chẽ như hoạt động cho vay thông thường của ngân hàng. Các quy định về hoạt động BTT bao

gồm: Điều kiện cấp phép (trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ; cơ sở vật chất, trang thiết

bị; quy định nội bộ…), mức vốn điều lệ, tư cách cổ đông, mô hình quản lý, cơ chế hoạt động, chế độ báo

cáo, hệ thống quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ, thuê ngoài (outsourcing), giới hạn cấp tín dụng và các tỷ

lệ đảm bảo an toàn, đặc biệt là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR- Capital Adequacy Ratio).

(4)

coi là giao dịch BBT: (i) Hình thức BTT tuyệt đối (Forfaiting) thường có thời hạn thanh toán từ vài tháng đến vài năm. Khác với BTT thông thường dành cho các giao dịch thương mại, hình thức BBT tuyệt đối dành cho các giao dịch tài chính; (ii) Hình thức tái cấp vốn (Refinancing), doanh nghiệp dùng khoản phải thu làm tài sản thế chấp để được cấp tín dụng mới, gia hạn khoản nợ cũ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc thay đổi hình thức thế chấp; (iii) Hình thức chứng khoán hóa (Securitization), doanh nghiệp chứng khoán hóa khoản phải thu và sau đó bán, thế chấp chứng khoán này để tiếp cận vốn vay;

(iv) Hình thức tài trợ dự án (Project Finance), ngân hàng cấp tín dụng cho chủ đầu tư của dự án dựa trên doanh thu dòng tiền mà dự án mang lại trong tương lai.

(3) Các quy định chung liên quan tới hoạt động BTT:

Mức độ điều chỉnh hoạt động BTT có sự khác biệt theo từng quốc gia. Khác với quy định của Hiệp ước UNIDROIT, ở một số nước như Mỹ, Anh, Nga, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan, BTT được coi như hoạt động

“thương mại” chứ không phải là “cho vay”, đơn vị BTT không chịu sự điều chỉnh bởi các quy định về hoạt động như các ngân hàng và công ty tài chính.

Trong khi đó, tại các quốc gia như Đức, Bồ Đào Nha, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp, Na Uy, hoạt động BTT được phân loại là “hoạt động dịch vụ tài chính phi ngân hàng” và được quản lý và giám sát khá chặt chẽ bởi cơ quan giám sát tài chính của Ngân hàng Trung ương bằng những quy định riêng.

Tuy nhiên những quy định này không bao gồm quy định về tỷ lệ CAR cho các đơn vị BTT. Một số quốc gia khác như Áo, Ý, Pháp và Tây Ban Nha ban hành đầy đủ những quy định để quản lý và giám sát hoạt động BTT, trong đó có bao gồm tỷ lệ CAR để đảm bảo đơn vị BTT có đủ vốn hấp thụ rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

(4) Quy định về điều kiện thành lập đơn vị BTT:

Nhìn chung, tùy thuộc vào mỗi quốc gia, quy định cho phép tổ chức (NHTM, chi nhánh, công ty con, liên kết của NHTM) có quy mô và uy tín được hoạt động BTT miễn là các tổ chức này đáp ứng được điều kiện về vốn, kinh nghiệm quản lý, cam kết về tài chính để thực hiện hoạt động này. Trong quy định về hoạt động BTT tại các nước, các tiêu chí cơ

bản, quan trọng để thành lập đơn vị BTT được xác định và áp dụng cụ thể:

+ Về hình thức pháp lý cơ cấu sở hữu của đơn vị BTT: Đơn vị BTT được khuyến nghị nên là những doanh nghiệp được thành lập dưới dạng công ty cổ phần do hình thức công ty cổ phần có thể đảm bảo chất lượng quản trị, quản lý tài chính và có cơ chế báo cáo tốt hơn, minh bạch hơn các hình thức pháp lý khác. Thông thường, các nước trên thế giới không quy định cụ thể về chủ sở hữu của các đơn vị BTT.

Tuy nhiên, một số nước (ví dụ Nga và Trung Quốc) chỉ cho phép NHTM được cấp phép thực hiện hoạt động BTT. Một số nước khác cho phép đơn vị BTT thuộc sở hữu của NHTM, định chế tài chính phi ngân hàng, chi nhánh của NHTM hoặc chi nhánh của định chế tài chính phi ngân hàng.

+ Về mức vốn điều lệ tối thiểu: Mức vốn điều lệ được quy định phải đảm bảo đủ để doanh nghiệp BTT hoạt động và cho thấy cam kết tài chính đủ lớn của cổ đông, nhưng không được quá cao làm tăng rào cản gia nhập thị trường của những doanh nghiệp mới. Hiệp hội FCI và Ai Cập quy định đơn vị BTT phải có mức vốn tối thiểu là 2 triệu USD (khoảng 44 tỷ VNĐ). Một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (IMF, WB) gần đây khuyến nghị mức vốn tối thiểu để thành lập đơn vị BTT ở mức thấp hơn là 100.000 EUR (ở Romania) và 250.000 EUR (ở Serbia). Như vậy, vốn điều lệ tối thiểu để thành lập đơn vị BTT không quá lớn và thay đổi theo đặc thù của từng quốc gia.

+ Về kinh nghiệm quản lý và cơ sở vật chất tối thiểu: Hiệp ước BTT quốc tế khuyến nghị trình độ chuyên môn nghiệp vụ (quản lý tài chính, quản trị kinh doanh…), kinh nghiệm quản lý, năng lực của ban điều hành của đơn vị BTT phải đầy đủ và phù hợp. Cán bộ tác nghiệp cũng cần có những kỹ năng và trình độ phù hợp (thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, phân tích thị trường…) để thực hiện hoạt động kinh doanh hàng ngày. Đồng thời, đơn vị BTT cũng phải có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, công nghệ (ví dụ để phục vụ BTT điện tử) để thực hiện hoạt động BTT.

+ Về quy định nội bộ: Đơn vị BTT của các nước cũng được yêu cầu phải ban hành, định kỳ rà soát (và khi cần thiết sửa đổi) quy định nội bộ hướng dẫn hoạt động BTT; xây dựng và vận hành hệ thống

(5)

nội bộ để đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng.

Trường hợp đơn vị BTT có sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ thì cần phải thông báo cho cơ quan quản lý.

(5) Các quy định về hoạt động và đảm bảo an toàn trong hoạt động của đơn vị BTT: Để đảm bảo hoạt động của đơn vị BTT đáp ứng được mục tiêu đề ra và giảm thiểu được rủi ro tiềm ẩn, trong quá trình hoạt động, đơn vị BTT ở các nước trên thế giới phải đảm bảo tuân thủ một số quy định như sau:

a) Về việc đăng ký thông tin về khoản phải thu:

Quy định tại một số nước như Mỹ, Thái Lan và Ấn Độ yêu cầu đơn vị BTT phải tiến hành đăng ký thông tin khoản phải thu tại cơ quan quản lý hoặc tại Trung tâm đăng ký giao dịch BTT để kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp lệ của các khoản phải thu của bên bán hàng và ghi nhận khi giao dịch đã được thực hiện. Việc đăng ký khoản phải thu giúp đơn vị BTT: (i) Giảm thiểu rủi ro về giả mạo hóa đơn chứng từ, (ii) phòng ngừa rủi ro pháp lý trong trường hợp bên bán hàng sử dụng khoản phải thu tại nhiều đơn vị BTT khác nhau, và (iii) được hưởng quyền ưu tiên đối với các giao dịch chuyển nhượng khoản phải thu (trong trường hợp bên bán hàng phá sản hay bên mua hàng từ chối nhận hàng…). Riêng đối với giao dịch BTT điện tử, việc đăng ký thông tin khoản phải thu là yêu cầu bắt buộc.

b) Về hệ thống quản trị rủi ro: Quy ước quốc tế về hoạt động BTT có quy định yêu cầu đơn vị BTT phải có phương pháp đánh giá định mức tín nhiệm của khách hàng (thông qua thẻ điểm scorecard) và phải có quy trình nội bộ để đánh giá rủi ro trong hoạt động BTT (gồm có rủi ro tín dụng; rủi ro hoạt động- giả mạo hóa đơn chứng từ, kiện tụng, tranh chấp, lỗi hệ thống giao dịch điện tử; rủi ro thanh khoản; rủi ro tín dụng tập trung, giúp tăng tính an toàn trong hoạt động BTT của các doanh nghiệp này.

c) Về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động: Trong trường hợp BTT được coi là hình thức cấp tín dụng, luật pháp các nước quy định một số điều kiện để hạn chế nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng từ hoạt động này. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn cụ thể do cơ quan quản lý tại từng quốc gia quyết định căn cứ trên tình hình thị trường, thực trạng hoạt động, khả năng tài chính của đơn vị BTT và mức độ rủi ro

hoạt động BTT tại nước mình.

d) Về cơ chế báo cáo, công bố thông tin: Đơn vị BTT phải tuân thủ những quy định về chế độ báo cáo, công bố thông tin cho cơ quan quản lý theo định kỳ. Thông thường, đơn vị BTT phải công bố thông tin định kỳ hàng quý, nửa năm và năm. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ thực hiện giám sát và có các hình thức thanh tra và quản lý phù hợp với tình hình của đơn vị BTT. Trường hợp đơn vị BTT là bộ phận, chi nhánh, công ty con của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thì ngoài việc đơn vị BTT báo cáo riêng lẻ, công ty mẹ còn phải thực hiện báo cáo hợp nhất.

đ) Về hoạt động BTT điện tử qua mạng internet:

Hình thức giao dịch BTT điện tử đang được sử dụng ngày một phổ biến trên thế giới. Để có thể triển khai thành công hình thức này cần một cơ sở pháp lý khá hoàn thiện và đồng bộ hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn qua mạng internet… Ở Mexico, chữ ký điện tử và Luật về bảo mật, Luật về lưu trữ chứng từ điện tử đã được ban hành tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động BTT. Tại một số nước, giấy tờ điện tử có giá trị và được công nhận như giấy tờ viết tay; đồng thời, đơn vị BTT xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng IT an toàn, tin cậy, có tính bảo mật cao để phục vụ các giao dịch BTT điện tử.

e) Những vấn đề khác: Đối với hình thức BTT không có quyền truy đòi, rủi ro tín dụng thuộc về đơn vị BTT. Trong thực tế, hình thức bảo hiểm rủi ro tín dụng được sử dụng tương đối rộng rãi để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đơn vị BTT ở một số nước được quyền mua bảo hiểm tín dụng để phòng ngừa những rủi ro đối với khoản phải thu trong việc BTT cho bên bán hàng, đặc biệt là trong hoạt động BTT quốc tế. Về chuẩn mực kế toán, đơn vị BTT ở các quốc gia phát triển tuân thủ chuẩn mực kế toán GAAP hoặc IFRS. Do đó, đơn vị BTT thuận tiện trong việc thực hiện BTT xuất nhập khẩu do không có sự khác biệt trong nguyên tắc hạch toán tài khoản đối với hoạt động BTT.

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hoạt động BTT đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm và đang được điều chỉnh bởi một số văn bản pháp luật sau: (i) Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành quy chế

(6)

hoạt động BTT của các TCTD, (ii) Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN, (iii) Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN, (iv) Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/6/2005 của NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động BTT của TCTD; và (v) Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 7/5/2014 về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, nghiệp vụ BTT vẫn chưa phát triển hết tiềm năng, tốc độ tăng trưởng còn chậm, doanh số khiêm tốn và chưa cho thấy tác động tích cực đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm hoạt động BTT và khảo sát khung khổ pháp lý cho hoạt động BTT tại các quốc gia trên thế giới là nguồn tham khảo quan trọng giúp cơ quan quản lý sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển hơn nữa hoạt động BTT ở Việt Nam. Cụ thể:

(1) Mở rộng định nghĩa và khái niệm về hình thức BTT, chức năng của đơn vị BTT và các thuật ngữ khác có liên quan. Hiện tại, Khoản 17, Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 chỉ quy định hình thức BTT có quyền truy đòi, do đó chưa có cơ sở pháp lý cho đơn vị BTT triển khai nghiệp vụ BTT không có quyền truy đòi và Chiết khấu hóa đơn. Đồng thời, Quyết định 1096 không quy định các chức năng cụ thể của đơn vị BTT, gồm tất cả hay ít nhất là 02/04 chức năng như theo quy định của Hiệp ước UNIDRIOT.

Việc bổ sung quy định về các hình thức BTT, làm rõ chức năng chính của đơn vị BTT và giải thích các thuật ngữ quan trọng liên quan sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý trong quá trình quản lý, giám sát và hỗ trợ hoạt động BTT tăng trưởng và phát triển.

(2) Bổ sung điều kiện để được hoạt động BTT.

Quyết định 1096 mới quy định 02 tiêu chí chủ yếu để đơn vị BTT được phép hoạt động là nợ quá hạn trong 03 tháng gần nhất dưới 5%, không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động, và không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng… Như kinh nghiệm của các nước, để đảm bảo đơn vị BTT hoạt động an toàn, lành mạnh, pháp luật hiện hành

của Việt Nam cần nghiên cứu: (i) bổ sung quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu cho công ty tài chính độc lập thực hiện hoạt động BTT (trường hợp khác với mức vốn pháp định là 500 tỷ VNĐ áp dụng tại Nghị định số 10/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD), (ii) bổ sung điều kiện về năng lực chuyên môn của ban điều hành và cơ sở vật chất, trang thiết bị của tổ chức có nhu cầu hoạt động BTT, (iii) bổ sung quy định yêu cầu đơn vị BTT phải có quy trình nội bộ, hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng BTT, và (iv) điều chỉnh quy định về nợ quá hạn 5% để phù hợp hơn với quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập dự phòng và mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu của TCTD ở mức 3%

của NHNN.

(3) Bổ sung yêu cầu đăng ký thông tin các khoản phải thu và quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động BTT: Quyết định 1096 không quy định đơn vị BTT phải: (i) đăng ký thông tin các khoản phải thu cho cơ quan quản lý (hoặc Trung tâm đăng ký giao dịch BTT) và (ii) duy trì hình thức quản lý rủi ro tối thiểu. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro về giả mạo hóa đơn, chứng từ, phòng ngừa rủi ro pháp lý trong tương lai, cơ quan quản lý cần nghiên cứu thành lập Trung tâm đăng ký giao dịch BTT và xem xét bổ sung quy định về cung cấp thông tin để có cơ sở tiến hành rà soát, thẩm định tính pháp lý của các khoản phải thu. Đồng thời, tùy thuộc vào đặc điểm và quy mô của từng đơn vị BTT, cần bổ sung quy định yêu cầu đơn vị BTT phải có hình thức quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng tập trung và rủi ro hoạt động cho phù hợp.

(4) Đánh giá lại các quy định về an toàn hoạt động:

Hiện nay, ngân hàng, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg; riêng tổ chức là đơn vị BTT tuân thủ thêm quy định về an toàn tại Điều 20, Quyết định 1096.

Nhìn chung, các quy định về an toàn hoạt động này (tỷ lệ an toàn vốn CAR; hạn mức dư nợ BTT cho 01 khách hàng và người có liên quan và cho 01 ngành, lĩnh vực/tổng dư nợ hoặc vốn tự có…) phù hợp với thông lệ của quốc tế. Tuy nhiên, các giới hạn, tỷ lệ

(7)

an toàn của ở các nước cho hoạt động BTT có phần chặt chẽ hơn ở Việt Nam (ví dụ tỷ lệ CAR phải trên 20%). Đồng thời, quy định của các nước cụ thể hơn các giới hạn, tỷ lệ an toàn cho riêng từng đối tượng khách hàng là bên mua hàng hay bên bán hàng, và bổ sung chỉ tiêu giới hạn: tổng giá trị khoản phải thu/vốn tự có, hạn mức dư nợ BTT ngoại tệ/vốn tự có, phí hoa hồng/tổng chi phí hoạt động BTT. Như vậy, để ngăn ngừa rủi ro, cần rà soát và đánh giá lại các mức an toàn trong quy định hiện nay của Việt Nam đối với hoạt động này và nghiên cứu quy định các tỷ lệ an toàn bổ sung (nếu cần thiết).

(5) Bổ sung, làm rõ hơn quy trình BTT trong nước TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alessandro Carretta (2009). “The Demand for Factoring: Knowledge, Ways of Use, Evaluation of Advantages and other Views of Factoring by Italian Companies”, Italian Factoring Association.

2. BIS (2003) “Poisition Paper of the Factoring Industry on the New Capital Accord of the Basel Committee”.

3. Báo cáo Turkrating (2011). “Turkish Factoring Industry”, Turkrating.

4. Egypt Financial Services project (2005). “Regulatory Framework for Factoring”, Technical report No.27, USAID.

5. Hà Văn Dương (2014). “Chính sách phát triển hoạt động bao thanh toán: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Số 19 (29), Tạp chí Phát triển và Hội nhập.

6. Ivor Isuk (2013). “Factoring, Reverse Factoring and Other Tools for Access to Finance”, European Bank for Reconstruction and Development.

7. Pactical Law The Journal (2012). “Fundamentals of Factoring”.

8. Leora Klapper (2005). “The Role of Factoring for Financing Small and Medium Enterprises”, Policy Research Working Paper Series, The World Bank.

9. USAID: “FS Series #5: Value Chain Finance”.

10. “Study: Reverse factoring could handle 25 percent of trade finance” từ http://www.pymnts.com/news.

SUMMARY

International practices and characteristics of factoring business and lessons for Vietnam

Factoring was originally derived from international trade activities when the demand for transaction and movement of goods and payments between countries becomes imperative. Factoring is widely defined as a form of credit granting by financial companies or banks for the seller or the service provider based on the value of the receivables arising from the contract of sale of goods and services between the purchaser and the seller. From the Nineteenth Century, the early form of factoring had been employed by the British and American textile import and export firms. Domestic factoring activities began to develop in the early years of the 20th century in America and since 1960 in Europe. Since then, factoring business in the world is constantly evolving, contributing significantly to economic development in the countries. In Vietnam, the operation of factoring business has not developed with its full potential; its growth rate is still relatively slow; its sale revenue is modest and has not showed a potentially positive impact on business sector and the economy. This article studies the operational characteristics of factoring business and examines its legal framework in several countries in the world, thereby proposing some suggestions for amending and completing relevant regulations and policies for the further development and growth of factoring activities in Vietnam.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Phan Hữu Việt, MBA, hoàn thành chương trình Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Waseda.

Đơn vị công tác: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kinh tế, tài chính và ngân hàng.

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: The Pacific-Basin Finance Journal (reviewed lần 2), Waseda Business and Economics Study, The Bulletin of the Graduate School of Commerce.

Email: phv105@gmail.com Lê Trần Dũng

Đơn vị công tác: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kinh tế, tài chính và ngân hàng.

Email: trandzungsbv@gmail.com.

và BTT xuất nhập khẩu. Quyết định 1096 quy định chưa chi tiết quy trình BTT trong nước (Khoản 1, Điều 13) và chưa làm rõ quy trình BTT xuất nhập khẩu (Khoản 2, Điều 13). Để tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch BTT và thấy được rõ được trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bên trong các giai đoạn khác nhau của giao dịch BTT, quy định hiện hành cần xem xét bổ sung nội dung mô tả rõ hơn quy trình BTT quy chuẩn.

(6) Bổ sung các khoản phải thu không được BTT.

Điều 19 Quyết định 1096 quy định các khoản phải thu không được BTT (là khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm;

(8)

đã ký gửi, cầm cố, thế chấp để vay vốn; đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng và có thời hạn thanh toán trên 180 ngày). Tuy nhiên, dựa trên thông lệ quốc tế quy định về giao dịch các khoản phải thu không coi là hoạt động BTT (khoản phải thu trong giao dịch tài chính, khoản phải thu đã được chứng khoán hóa, khoản phải thu dùng để tái cấp vốn…), cần nghiên cứu, xem xét bổ sung những trường hợp này vào quy định hiện hành cho phù hợp với đặc thù của thị trường Việt Nam.

(7) Nghiên cứu áp dụng hoạt động BTT điện tử qua mạng internet: Đây là hình thức BTT hoàn toàn mới và chưa được triển khai ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm quốc tế, cơ quan quản lý cần xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện và đồng bộ hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn qua mạng internet, chữ ký điện tử và luật về bảo mật, luật về lưu trữ chứng từ điện tử… và yêu cầu đơn vị BTT phải có hệ thống cơ sở hạ tầng IT an toàn, tin cậy, có tính bảo mật cao để phục vụ các giao dịch BTT điện tử.

8) Những vấn đề khác: Đơn vị BTT ở một số nước được phép mua bảo hiểm tín dụng để phòng ngừa những rủi ro đối với khoản phải thu trong việc BTT cho bên bán hàng, đặc biệt là trong hoạt động BTT quốc tế. Do đó, có thể xem xét bổ sung quy định cho phép đơn vị BTT tiếp cận hình thức bảo hiểm rủi ro tín dụng để giảm thiểu rủi ro trong nghiệp vụ này. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng cần có hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ BTT cho đơn vị BTT theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam và phù hợp với quy định quốc tế để tạo thuận lợi cho hoạt động BTT xuất nhập khẩu. ■

cổ phiếu, làm giá cổ phiếu giảm thêm. Tùy theo thời điểm thị trường mà DN xây dựng chính sách chi trả cổ tức để vừa thỏa mãn lợi ích của cổ đông, vừa đảm bảo xây dựng được cấu trúc vốn hiệu quả từ nguồn tài trợ là lợi nhuận để lại của công ty.

Thứ ba, DN cần lập kế hoạch quản lý tài sản đảm bảo hiệu quả. NHTM thường xem tài sản cố định (TSCĐ), hàng tồn kho, trị giá bất động sản đầu tư là toàn bộ giá trị tài sản đảm bảo của DN khi xem xét cấp tín dụng. Vì vậy DN cần lập kế hoạch quản lý tài sản, phân bổ trị giá khấu hao, thanh lý TSCĐ, tiếp theo trang

41

công ty chứng khoán. Mặt khác, quy mô hoạt động ngân hàng ngầm Việt Nam đo lường trên các nguồn dữ liệu chính thức có thể thu thập được, so với các nước trong khu vực và trên thế giới chưa phải là cao.

5. Kết luận

Bài viết đã tổng hợp cách tiếp cận để đo lường quy mô hoạt động ngân hàng ngầm. Để đo lường qui mô ngân hàng ngầm Việt Nam, tác giả lựa chọn tiếp cận theo hướng bảng cân đối kế toán của các tổ chức ngân hàng ngầm. Trong đó, sử dụng hai phương pháp để đo lường quy mô hoạt động ngân hàng ngầm chính: Đo lường theo quy mô tài sản tài chính của các hoạt động ngân hàng ngầm và đo lường theo nợ phải trả phi truyền thống.

Với các tổ chức có tham gia hoạt động ngân hàng ngầm đã nói đến ở phần trên, tác giả thực hiện thống kê, tính toán và ước lượng hoạt động ngân hàng ngầm ở các tổ chức tài chính chính thức tại Việt Nam. Cụ thể, 4 loại hình tổ chức tài chính có hoạt động ngân hàng ngầm, có báo cáo số liệu và có thể thống kê được là: Ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và công ty tài chính. Các loại hình còn lại, mặc dù hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, như tín dụng đen, tiệm cầm đồ và các đơn vị họ, hụi, biêu, phường, nhưng do vấn đề không có sẵn về số liệu, nên không thực hiện thống kê và cũng không có cơ sở để ước lượng được. ■ để khai thác nguồn nợ vay khi cần thiết. Kế hoạch khấu hao TSCĐ phải được lập và quản lý hằng kỳ, lập dòng tiền ròng của dự án kinh doanh, ước lượng khoản chi phí xác định để có quyết định tài trợ nguồn vốn hợp lý.

Thứ tư, DN nên tận dụng nguồn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế hơn là sử dụng nợ vay khi đang tăng trưởng, lợi nhuận làm ra nhiều. Tốc độ tăng trưởng của DN căn cứ trên doanh thu tạo ra hằng kỳ. Từ đó, DN có nhiều cơ hội để huy động vốn cổ phần, hoặc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. Cấu trúc vốn nên được điều chỉnh theo hướng giảm nợ vay để giảm bớt áp lực thanh toán chi phí lãi vay tạo nên sự chuyển biến tích cực cho cơ cấu vốn DN. ■

tiếp theo trang

33

Referensi

Dokumen terkait

chưa được chú trọng khi thiết kế các quy định về thời hạn tố tụng tương ứng; b Thời hạn tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được quy định tương đối đa dạng nhưng vẫn chưa quy

Lối sống là tổng hòa những hoạt động sống ổn định của dân tộc, giai cấp nhóm xã hội và các cá nhân được vận hành theo những chuẩn giá trị nhất định, trong sự thống nhất với các điều