• Tidak ada hasil yang ditemukan

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT"

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CAO TUỔI

T I B NH VI N TH NG NH T

Quách Tấn Đạt1, Phạm Hòa Bình2, Nguyễn Văn Tân2

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa. Sinh bệnh học của hội chứng vành cấp (HCVC) gắn liền với hậu quả của sự nứt vỡ mảng xơ vữa (MXV) không ổn định.

Điều trị RLLM đã được chứng minh có thể dự phòng và làm giảm các tai biến mạch máu do MXV gây ra. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả điều trị RLLM ở bệnh nhân HCVC cao tuổi.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu và tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu (<1,8 mmol/L) trên nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang và theo dõi dọc, nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán HCVC nhập viện điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020. Ghi nhận giá trị lipid máu, tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu tại thời điểm nhập viện và sau 3 tháng xuất viện. Dữ liệu theo dõi được thu thập thông qua thông tin hồ sơ bệnh án và/hoặc phỏng vấn BN qua điện thoại.

Kết quả: Qua phân tích 186 bệnh nhân HCVC cao tuổi điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020: tuổi trung bình trong nghiên cứu (73,9 tuổi), nam giới (65,3%). Tỷ lệ RLLM là 82,2%, trong đó tăng triglyceride (59,1%), giảm HDL- C (55,3%), tăng cholesterol toàn phần (31,1%), tăng LDL-C (23,6%), LDL-C trung bình là (2,6mmol/L). Tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu (<1,8 mmol/L) lúc nhập viện là (22,1%) và tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện là (59,1%).

Kết luận: Đa số bệnh nhân HCVC có RLLM (82,2%). Chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng triglyceride và thấp nhấp là tăng LDL-C. Tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu (<1,8mmol/L) tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện (59,1%) tăng gần gấp 3 lần so với lúc nhập viện.

Từ khóa: hội chứng vành cấp, rối loạn lipid máu, cao tuổi

ABSTRACT

SITUATION OF DYSLIPIDEMIA TREATMENT OF ACUTE CORONARY SYNDROME IN ELDERLY PATIENTS AT THONG NHAT HOSPITAL

Quach Tan Dat, Pham Hoa Binh, Nguyen Van Tan

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 2- 2021: 140 - 146 Background: Dyslipidemia is the main factor of atherosclerosis. Pathogenesis of acute coronary syndrome (ACS) is associated with the rupture of the lipid-rich and unstable atheromatous plaque. Dyslipidemia treatment has been shown to prevent and reduce risk of cardiovascular events. However, the research of dyslipidemia treatment of ACS in elderly patients has its limits.

Objectives: Research characteristic of dyslipidemia and the rate achieved LDL-C goal (<1.8 mmol/L) of ACS in elderly patients.

1Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long

2Bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Tác giả liên lạc: BS. Quách Tấn Đạt ĐT: 0919 824686 Email: drdatquach@gmail.com

(2)

Methods: Descriptive and cross-sectional and longitudinal study in elderly patients (≥60 years old) with ACS hospitalised from November 2019 to May 2020 in The Cardiovascular emergency and Intervention deparment at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City. We recorded lipid profile and the rate achieved LDL-C goal after hospitalization and three months later.

Results: Analysis of 186 elderly patients (≥60 years old) with ACS hospitalised from November 2019 to May 2020 in The Cardiovascular emergency and Intervention deparment at Thong Nhat Hospital: the average age of the sample was 73.9 years old, men accounted for 65.3%. The rate of dyslipidemia is 82.2%. In which, increase triglyceride (59.1%), decrease HDL-C (55.3%), increase total cholesterol (31.1%), increase LDL-C (23.6%), the average of LDL-C (2.6mmol/L). The rate achieved LDL-C goal after hospitalization is 22.1% and three months later is 59.1%.

Conclusions: Almost ACS patients have dyslipidemia (82.2%). The highest rate is increase triglyceride and the lowest is increase LDL-C. The rate achieved LDL-C goal (<1.8 mmol/L) at three months later is 59.1%, increase three times when compared with after hospitalization.

Key words: acute coronary syndrome, dyslipidemia, elderly patient

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại Mỹ, mỗi năm có hơn 1,4 triệu trường hợp nhập viện vì hội chứng vành cấp (HCVC), cứ mỗi 25 giây sẽ có 1 người bị biến cố mạch vành và cứ mỗi phút lại có một người tử vong. Năm 2013 thống kê có gần 17,3 triệu người chết do bệnh mạch vành (BMV), chủ yếu tập trung ở các nước thu nhập thấp và trung bình và ước tính đến năm 2030 con số này có thể tăng trên 23,6 triệu người(1). Nói đến sinh bệnh học của HCVC phải nhắc ngay đến hậu quả của sự nứt vỡ mảng xơ vữa (MXV) không ổn định. Cơ chế hình thành MXV không ổn định có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi MXV vỡ, kích hoạt quá trình đông máu tạo lập cục máu đông, gây hẹp và tắc động mạch vành dẫn đến HCVC.

Việc điều trị RLLM đã được chứng minh có thể dự phòng và điều trị các tai biến mạch máu do MXV gây ra, làm giảm thiểu tiến triển của MXV. Đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ra đời đều cho thấy lợi ích của statin trong dự phòng tiên phát lẫn thứ phát HCVC. Bên cạnh tác dụng làm giảm lipid máu, statin còn cho thấy nhiều lợi ích trong việc làm giảm nguy cơ mắc biến cố BMV thông qua “hiệu quả không lipid”, bao gồm tác dụng cải thiện rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, giảm tiến trình oxy

hóa, ức chế đáp ứng của quá trình viêm giúp tăng hiệu quả dãn mạch của NO, giúp ổn định mảng xơ vữa và chống huyết khối(2).

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh tăng cholesterol máu do tăng nồng độ LDL -C liên quan đến gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Phân tích tỗng hợp cũa CTT (Cholesterol Treatment Trialists) trên 28 thữ nghiệm lâm sàng với 170 000 bệnh nhân cho thấy giãm 1 mmol/L LDL-C có hiệu quã giãm 10% tỷ lệ tữ vong do mọi nguyên nhân (p <0,0001), 20% tỷ lệ tữ vong do BMV (p <0,0001), 24% tỷ lệ các biến cố mạch vành chính (p <0,0001) và 15% nguy cơ đột quỵ

(p <0,0001)(3). Vì vậy, LDL-C chính là mục tiêu điều trị nền tãng và được khuyến cáo trong hầu hết các hướng dẫn về điều trị rối loạn lipid máu hiện nay.

Hiện nay, các hướng dẫn ngày càng đưa mục tiêu LDL-C cụ thể hơn, chặt chẽ hơn với mục đích dễ ứng dụng trong thực hành lâm sàng cũng như hạn chế tối đa các biến cố tim mạch. Tuy nhiên việc đạt LDL-C mục tiêu không phải dễ thực hiện. Tại Việt Nam, nghiên cứu DYSIS IIACS được thực hiện tại 4 trung tâm: Viện Tim Mạch Quốc Gia, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Tim Tâm Đức và Viện Tim TP Hồ Chí Minh. Tiến hành theo dõi trong 4 tháng với 205 bệnh nhân HCVC ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu LDL-C là 26,9%(4). Nghiên cứu CEPHEUS – Pan Asia cho thấy mức nguy cơ tim

(3)

mạch càng cao thì tỷ lệ đạt LDL-C theo mục tiêu điều trị càng thấp, chỉ có 34,9% bệnh nhân có nguy cơ rất cao đạt mục tiêu điều trị đối với LDL-C. Riêng đối với Việt nam nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu ở nhóm nguy cơ rất cao là 40,1%(5). Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả điều trị RLLM và tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C trên bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi là thật sự cần thiết.

Mục tiêu

Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu và tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu (<1,8 mmol/L) trên nhóm bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi.

ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cã các bệnh nhân được chẫn đoán là HCVC nhập viện và điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020.

Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân ≥60 tuỗi.

Bệnh nhân được chẫn đoán HCVC (tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo ESC)(6) .

Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân tữ vong nội viện hoặc trong thời gian 3 tháng theo dõi.

Bệnh nhân có bệnh lý về tắc nghẽn ống mật, đang dùng những thuốc làm tăng lipid máu (corticoid kéo dài, lợi tiểu nhóm thiazide, thuốc chẹn Beta: propranolol, pindolol).

BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang và theo dõi dọc.

Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu bệnh nhân theo mẫu thiết kế, bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử bệnh lý nội khoa, YTNC tim mạch, giá trị lipid máu trong 24 giờ đầu nhập viện và tại thời điểm

3 tháng sau xuất viện.

BN được chẩn đoán RLLM theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III(7).

Phân tích thống kê

Giá trị p có ý nghĩa thống kê khi <0,05.

Chúng tôi sử dụng phân tích đơn biến với 2 biến định tính thì sử dụng phép kiểm χ2, biến định lượng thì kiểm định bằng phép kiểm t – test.

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 20/2019/BVTN-HĐĐĐ, ngày 14/11/2019.

KẾT QUẢ

Từ tháng 11/2019 đến tháng 05/2020, chúng tôi thu nhận được 186 bệnh nhân HCVC cao tuổi nhập viện điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp Bệnh viện Thống Nhất với đặc điểm như sau:

Bảng 1: Đặc điểm về tuổi và giới tính

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tuổi 73,9 ± 9,1 (60-94)*

Nhóm tuổi

60-69 69 37,3

70-79 63 33,9

≥80 54 28,8

Giới tính

Nam 121 65,3

Nữ 65 34,7

*Trung bình ± độ lệch chuẩn (giá trị nhỏ nhất- giá trị lớn nhất) Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 74 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi và cao nhất là 94 tuổi.

Nhóm tuổi sơ lão (60-69 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất (37,3%). Nam giới chiếm đa số. Tỷ lệ nam giới gấp 1,87 lần nữ giới.

Bảng 2: Yếu tố nguy cơ tim mạch

Yếu tố nguy cơ Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Rối loạn lipid máu 153 82,2

THA 129 69,3

Hút thuốc lá 77 41,4

ĐTĐ típ 2 76 40,8

Béo phì (BMI≥25) 49 26,3

Bệnh thận mạn 47 25,2

Tiền sử gia đình có BMV 38 20,4

(4)

RLLM là YTNC chiếm tỷ lệ cao nhất (82,2%), kế đến là THA (69,3%), hút thuốc lá (41,4%), ĐTĐ típ 2 (40,8%).

Bảng 3: Giá trị lipid máu lúc nhập viện và tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện

Đặc điểm Lúc nhập

viện

Sau 3 tháng xuất viện Cholesterol toàn phần (mmol/L) 4,6 ± 1,1 4,1 ± 0,7 Triglyceride (mmol/L) 2,0 ± 1,0 1,6 ± 0,6

LDL-C (mmol/L) 2,6 ± 0,9 1,8 ± 0,6 HDL-C (mmol/L) 1,0 ± 0,3 1,5 ± 0,5 Non-HDL (mmol/L) 3,5 ± 1,1 2,5 ± 0,6

Bảng 4: Đặc điểm RLLM lúc nhập viện

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có rối loạn lipid máu 153 82,2 Tăng Cholesterol toàn phần 58 31,1

Tăng Triglyceride 110 59,1

Tăng LDL-C 44 23,6

Giảm HDL-C 103 55,3

RLLM do tăng triglyceride chiếm tỷ lệ cao nhất (59,1%) và tăng LDL-C chiếm tỷ lệ thấp nhất (23,7%).

Bảng 5: Tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu (<1,8 mmol/L)

Thời điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Lúc nhập viện 41 22,1

Sau 3 tháng xuất viện 110 59,1

Sau 3 tháng tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu tăng gần gấp 3 lần.

BÀN LUẬN

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao: 73,9 ± 9,1.

Trong đó, thấp nhất là 60 tuổi và cao nhất là 94 tuổi. Nhóm tuổi sơ lão từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 37,3% (69 bệnh nhân). Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của các tác giả khác: Nguyễn Văn Bé Hai (72,6 ± 10,8); Trần Thanh Bình (71,8 ± 9,6)(8,9). Tuổi càng cao càng gây tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch và đặc biệt là HCVC (do mảng xơ vữa, tình trạng xơ cứng và lão hóa mạch máu). Có khoảng 60% bệnh nhân nhập viện vì HCVC ở độ tuổi ≥65 tuổi và khoảng 85% tử vong liên quan đến HCVC xảy ra ở nhóm tuổi này(10).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới

chiếm tỷ lệ cao 65,3% (121 bệnh nhân) so với nữ giới 34,7% (65 bệnh nhân), tỷ lệ nam/nữ=1,87/1.

Đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Bé Hai: nam giới chiếm 68% so với nữ giới 32%; Trần Thanh Bình: nam giới chiếm 70,5% so với nữ giới 29,5%; Zamani B:

nam giới chiếm 64,4% so với nữ giới 35,6%;

Shrivastava AK: nam giới chiếm 61,2% so với nữ giới 38,8%(8,9,11,12). Sự khác nhau về giới tính này phù hợp với dịch tễ học bệnh mạch vành (BMV) ở người cao tuổi. Nghiên cứu Framingham theo dõi trong 30 năm cho thấy tần suất mắc BMV ở nam cao hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ mắc BMV giảm đáng kể và xấp xỉ bằng nhau ở lứa tuổi rất cao (85 – 94 tuổi).

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá chiếm 41,4% (77 bệnh nhân). Có sự khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả khác: Nguyễn Vĩnh Trinh và Trần Thanh Bình có tỷ lệ hút thuốc lá lần lượt là 62,8% và 24,2%(9,13). Hút thuốc lá là một YTNC cao của BMV ở cả nam giới và nữ giới.

Việc ghi nhận tỷ lệ hút thuốc lá còn cao phản ánh nhận thức của người dân ở nước ta về tác hại của thuốc lá còn thấp.

Tỷ lệ bệnh nhân THA trong nghiên cứu của chúng tôi là 69,3% (129 bệnh nhân). Tỷ lệ này tương tự trong nghiên cứu MEDI – ACS (2009) là 65,2%; nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Bình là 95,3%(9,14). So sánh với các tác giả ngoài nước, tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu của: Sanchis J là 83%; Alonso S là 85,65%(15,16). Sự khác biệt này có thể xuất phát từ lối sống, sinh hoạt, thói quen ăn uống và vận động. Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nghuy cơ (YTNC) chính và độc lập của BMV. THA làm tăng nguy cơ tử vong tương đối do BMV từ 1,2 đến 2 lần cho cả hai nhóm đối tượng có nguy cơ cao và thấp. Do đó, việc kiểm soát tốt huyết áp là điều cần thiết để giảm các biến cố tim mạch.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có tiền căn gia đình có BMV chiếm 20,4%

(38 bệnh nhân). Tỷ lệ này tương đương với kết

(5)

quả của nghiên cứu MEDI – ACS 29,85%(14). Tiền căn gia đình có BMV là một YTNC độc lập của BMV. Tầm quan trọng của YTNC này đã được chứng minh trong vài nghiên cứu đoàn hệ như nghiên cứu Framingham, INTERHEART. Các kết quả từ những nghiên cứu đoàn hệ này đều cho thấy: khi có tiền căn gia đình có BMV, nguy cơ xuất hiện BMV tăng 40 – 60%(17,18).

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm 40,8% (76 bệnh nhân). Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Bình 44,3%;

và cao hơn trong nghiên cứu MEDI – ACS 21,4%(9,14). So với các nghiên cứu ngoài nước, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Sanchis J ghi nhận được là 42%(15). Sự khác biệt này có thể giải thích là do độ tuổi trung bình dân số chọn nghiên cứu khác nhau. Chúng ta đều biết rằng tần suất ĐTĐ tăng cao theo tuổi qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học về ĐTĐ. Đái tháo đường là YTNC độc lập trong tiến triển bệnh tim mạch. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tỷ lệ tử vong bệnh tim mạch ở những bệnh nhân đái tháo đường luôn cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân không có đái tháo đường.

Đặc điểm rối loạn lipid máu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có RLLM chiếm 82,2% (153 bệnh nhân).

Trong đó tỷ lệ bệnh nhân tăng triglyceride cao nhất (59,1%), thấp nhất là tỷ lệ bệnh nhân tăng LDL-C (23,6%). Sự phân bố về tỷ lệ RLLM trong nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt với nghiên cứu của các tác giả: Giao Thị Thoa ghi nhận tăng cholesterol toàn phần (55,04%), tăng LDL-C (51,55%), tăng triglyceride (36,02%), giảm HDL- C (9,32%)(19). Nghiên cứu MEDI – ACS ghi nhận tăng cholesterol toàn phần (42,03%), tăng triglyceride (33,1%), tăng LDL-C (32,9%), giảm HDL-C (32,3%)(14). So sánh với các nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu của tác giả Zamani B ghi nhận tăng cholesterol toàn phần (70,6%), tăng triglyceride (88,33%), tăng LDL-C (86,7%)(11). Nghiên cứu của tác giả Juan Sanchis ghi nhận tỷ

lệ RLLM là 61%(15). Sự khác nhau về tỷ lệ RLLM trong các nghiên cứu đến từ cách xác định RLLM ở bệnh nhân là khác nhau. Như trong nghiên cứu của chúng tôi, việc xác định bệnh nhân có RLLM ngoại trừ việc hỏi bệnh sử, xem hồ sơ khám bệnh định kỳ của bệnh nhân còn dựa vào xét nghiệm máu trong thời gian nằm viện và phân loại cụ thể từng thành phần lipid máu bị rối loạn. Một số nghiên cứu chỉ dựa vào hỏi bệnh và xem hồ sơ khám định kỳ sẽ dẫn đến tỷ lệ RLLM thấp hơn so với thực tế.

Trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo lipid máu trong nghiên cứu lần lượt là:

cholesterol toàn phần (4,6±1,1); triglyceride (2,0±1,0); LDL-C (2,6±0,9); HDL-C (1,0±0,3). So sánh với các nghiên cứu trong nước, mức trung bình các chỉ số cholesterol, LDL-C, HDL-C trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trương Quang Anh Vũ gồm cholesterol toàn phần (4,36±1,18); LDL-C (2,71±0,96); HDL-C (0,96±0,24) và tác giả Nguyễn Vĩnh Trinh gồm cholesterol toàn phần (4,9±1,3);

LDL-C (3,0±1,1); HDL-C (1,0±0,3)(13,20).

So với các nghiên cứu ngoài nước, mức trung bình các chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-C trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của tác giả Zamani B gồm cholesterol toàn phần (5,7±4,1); triglyceride (2,2±0,4); LDL-C (5,7±0,6) và khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Shrivastava AK gồm cholesterol toàn phần (4,5±0,6); triglyceride (1,8±0,5); LDL-C (2,9±0,7)(11,12).

Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu do tăng triglyceride vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 39,8% và thấp nhất là rối loạn do tăng LDL-C chiếm 2,1%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh giá trị trung bình của các chỉ số lipid máu lúc mới nhập viện và tại thời điểm sau 3 tháng xuất viện, bằng phép kiểm T bắt cặp, kết quả phép kiểm cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001) ở các tất cả các chỉ số lipid máu bao gồm: LDL-C, HDL-C, cholesterol và triglyceride. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả

(6)

khác như: Trương Quang Anh Vũ ghi nhận:

giảm cholesterol toàn phần trung bình và LDL-C trung bình có ý nghĩa thống kê với p <0,001, còn chỉ số triglyceride trung bình giảm và HDL-C tăng thay đổi không có ý nghĩa thống kê(20). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vĩnh Trinh ghi nhận chỉ có thay đổi của giảm LDL-C trung bình và cholesterol toàn phần trung bình là có ý nghĩa thống kê với p <0,05, còn tăng triglyceride trung bình sau 1 tháng điều trị và tăng HDL-C trung bình là không có ý nghĩa thống kê(13).

Trong nghiên cứu cũa chúng tôi , tại thời điễm nhập viện có 22,1% bệnh nhân có LDL-C

<1,8 mmol/L. Dư̂ liệu cũa nghiên cứu DYSIS II ỡ

Việt Nam cũng cho tỷ lệ tương tự với tỗng cộng 28,8% bệnh nhân có LDL-C <1,8 mmol/L(4). Tỷ lệ

trong nghiên cứu cũa chúng tôi cao hơn một số

nghiên cứu trong nước như cũa Nguyê̂n Vînh Trinh chĩ có 11,59% có LDL-C <1,8 mmol/L tại thời điễm nhập viện(13).

Thống kê tỷ lệ bệnh nhân đạt mức LDL-C mục tiêu (<1,8 mmol/L) tại thời điểm sau 3 tháng xuất viện, chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân có LDL-C đạt mục tiêu tăng từ 41 bệnh nhân (chiếm 22,1%) lên 110 bệnh nhân (chiếm 59,1%), tăng gần gấp 3 lần so với lúc nhập viện.

So sánh với các nghiên cứu trong nước, chúng tôi ghi nhận: nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Bình có tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị LDL-C <1,8 mmol/L là 28,9%(9). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vĩnh Trinh có tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị LDL-C <1,8 mmol/L là 31,8%(13). Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Anh Vũ có tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị LDL-C <1,8 mmol/L là 46%(20). Như vậy tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu LDL-C <1,8 mmol/L tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện từ nghiên cứu của chúng tôi khá cao so với các nghiên cứu khác, điều này có thể được giải thích do sự khác nhau thời gian tái đánh giá bilan lipid máu sau xuất viện. Chúng tôi thực hiện việc tái đánh giá bilan lipid máu sau 3 tháng điều trị dựa trên khuyến cáo điều trị lipid máu của ESC 2016.

Điều đó vừa giúp hạn chế tốn kém cho bệnh

nhân vừa đảm bảo được quá trình theo dõi bệnh và đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất và sớm nhất.

Hạn chế của đề tài

Chúng tôi là thời gian quay tại tái khám làm xét nghiệm đánh giá bilan lipid máu của đối tượng nghiên cứu không đồng nhất, nằm trong khoảng 3 tháng ± 15 ngày.

KẾT LUẬN

Tỷ lệ bệnh nhân có RLLM chiếm 82,2%.

Trong đó bệnh nhân tăng triglyceride có tỷ lệ cao nhất (59,1%) và thấp nhất là tăng LDL-C (23,6%).

Tỷ lệ bệnh nhân đạt LDL-C mục tiêu (<1,8 mmol/L) tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện là 59,1%; tăng gần gấp 3 lần so với lúc nhập viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Benjamin JE, Blaha MJ, Chiuve SE, et al (2017). Heart Disease and Stroke Statistics-2017 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation, 135(10):146-603.

2. Ostadal P, Alan D, Vejvoda J, et al (2007). Immediate effect of fluvastatin on lipid levels in acute coronary syndrome. Mol Cell Biochem, 306(1-2):19-23.

3. Armitage J, Baigent, Barnes E, et al (2019). Efficacy and safety of statin therapy in older people: a meta-analysis of individual participant data from 28 randomised controlled trials. Lancet, 393 (10170):407-415.

4. Nguyen LV, Pham NV, Vo TN, et al (2018). Cholesterol Target Value Achievement and Lipid-lowering Therapy in Patients with Stable or Acute Coronary Heart Disease in Vietnam - Results from the Dyslipidemia International Study II. ASEAN Heart Journal, 25(1):1-9.

5. Park JE, Chiang CE, Munawar M, et al (2012). Lipid-lowering treatment in hypercholesterolaemic patients: the CEPHEUS Pan-Asian survey. Eur J Prev Cardiol, 19(4):781-794.

6. Collet JP, Thiele H, Barbato E, et al (2020). 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J, pp.8-9.

7. Adult Treatment Panel III, National Cholesterol Education Program (2001). Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults. NIH publication, 1-3670.

8. Nguyễn Văn Bé Hai (2018). Khảo sát kiểm soát lipid máu tại phòng khám tim mạch Bệnh viện Thống Nhất. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(6):50-53.

9. Trần Thanh Bình (2018). Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân cao tuổi bị hội chứng vành cấp điều trị tại BV Thống Nhất. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(6):215-219.

10. Grundy SM, Stone NJ, Bailey AL, et al (2019). 2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA

/ABC/ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA Guideline on the Management of Blood Cholesterol: Executive Summary:

(7)

A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol, 73(24):3168-3209.

11. Zamani B, Babapour B, Masoudi N (2016). Change of LDL and HDL levels in patients with acute coronary syndrome on admission and 3 months after treatment. International Journal of Advances in Medicine, 3(1):88-91.

12. Shrivastava AK, Singh HV, Raizada A, et al (2015). Serial measurement of lipid profile and inflammatory markers in patients with acute myocardial infarction. Excli J, (14):517-526.

13. Nguyễn Vĩnh Trinh (2016). Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

14. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình (2009). Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI-ACS study). Tim Mạch Học Việt Nam, 58:12-25.

15. Sanchis J, Bonanad C, Ruiz V, et al (2014). Frailty and other geriatric conditions for risk stratification of older patients with acute coronary syndrome. Am Heart J, 168(5):784-791.

16. Alonso SG, Sanmartín FM, Pascual IM, et al (2016). Frailty is a short-term prognostic marker in acute coronary syndrome of elderly patients. Eur Heart J Acute Cardiovasc Care, 5(5):434-440.

17. Andresdottir MB, Sigurdsson G, Sigvaldason H, et al (2002).

Fifteen percent of myocardial infarctions and coronary revascularizations explained by family history unrelated to conventional risk factors. The Reykjavik Cohort Study. Eur Heart J, 23(21):1655-1663.

18. Chow CK, Islam S, Bautista L, et al (2011) Parental history and myocardial infarction risk across the world: the INTERHEART Study. J Am Coll Cardiol, 57(5):619-627.

19. Giao Thị Thoa, Hoàng Anh Tiến, Nguyễn Lân Hiếu (2014).

Nghiên cứu bilan lipid máu trên bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp. Tim Mạch Học Việt Nam, 68:214-219.

20. Trương Quang Anh Vũ, Lê Đình Thanh (2016). Khảo sát đặc điễm và kết quã kiễm soát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.

Luận văn Chuyên khoa II, Học viện Quân Y.

Ngày nhận bài báo: 13/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/20201

Referensi

Dokumen terkait