• Tidak ada hasil yang ditemukan

Effortless English Method Speak English

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2019

Membagikan "Effortless English Method Speak English"

Copied!
36
0
0

Teks penuh

(1)

Speak English quickly – easily - automatically Page 1 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TRUYỀN THỐNG CHƯƠNG 2: BÀI VIẾT GIÁ TRỊ VỀ NGUYÊN TẮC HỌC TIẾNG ANH (Nguyễn Mạnh Trường –CLB Tiếng Anh VEEC)

1. Để ghi nhớ tốt khi học Tiếng Anh ... 18

2. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P1 ... 18

3. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P2 ... 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH I/ Tổng quan về phương pháp Effortless English. ... 18

1. Mục đích của Effortless English. ... 18

2. Bảy quy tắc cốt lõi ... 18

3. Bộ tài liệu ... 20

II/ Bản chất của phương pháp Effortless English: ... 21

1. Học theo quy trình tự nhiên nhưtrẻ con ... 21

1.1 Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy. ... 21

1.2 Nghe cái gì và nghe nhưthế nào cho đúng ? ... 23

2. Deep learning: học sâu, nhớ lâu ... 24

2.1 Tại sao phải deep learning ? ... 24

2.2 Deep learning thế nào để không bị nhàm chán ? ... 25

3. Nghe và trả lời: ... 27

4. Học bằng nhiều giác quan và tác động mạnh vào não. ... 28

III/ Sử dụng phương pháp Effortless English nhưthế nào? ... 29

1. Các bài học trong bộ Effortless English ... 29

2. Tài liệu: phim, bản tin, bài nói, bài hát... 30

3. Tài liệu đọc để học: Từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết ... 31

(2)

Speak English quickly – easily - automatically Page 2 LỜI MỞ ĐẦU

“Mỗi sự lựa chọn của bạnngay bây giờ sẽ tạo ra một hệ quả tương ứng ở tương lai” Trước tiên, chúc mừng bạn đã có lựa chọn đúng đắn khi bắt đầu tìm hiểu về phương pháp học Tiếng Anh hoàn toàn mới này!

Bạn đã từng đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để học Tiếng Anh: học trên trường lớp, tới trung tâm, tự học theo sách vở…Bạn rất chăm chỉ và nỗ lực học Tiếng Anh trong nhiều năm: cấp 2, cấp 3, rồi đại học…Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn chưa cảm thấy tự tin và thoải mái khi mang Tiếng Anh ra giao tiếp với người nước ngoài.

Tại sao lại như vậy???

Có phải bạn không có năng khiếu về Tiếng Anh? Có phải bạn chậm hiểu? bạn không thông minh? Có phải bạn nỗ lực chưa đủ?

……

Tất cả những điều này HOÀN TOÀN SAI. Bạn sẽ hiểu rõ qua phương pháp Effortless English tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây!

BẠN ĐÃ TỪNG DÙNG TIẾNG VIỆT ĐỂ HIỂU TIẾNG ANH CHƯA? Liệu nó có hiệu quả? Chương 1 –“Phương pháp học Tiếng Anh truyền thống” sẽ cho bạn câu trả lời BẠN ĐÃ TỪNG HỌC RẤT NHIỀU NHỮNG VẪN KHÔNG THẤY HIỆU QUẢ? Là một trong những người đầu tiên tiếp cậnvới Effortless English tại Việt Nam, có kinh nghiệm lâu dài trong việc học Tiếng Anh theo phương pháp EE, anh Nguyễn Mạnh Trường –CLB Vietnamese Effortless English Club (VEEC) sẽ cho chúng ta thấy: Làm thế nào để ghi nhớ tốt khi học Tiếng Anh? cùng 1 số nguyên tắc trong việc học Tiếng Anh.

Cuối cùng, bạn sẽ được tiếp cận, hiểu rõ và được thực hành về phương pháp hoàn toàn mới Effortless English qua chương 3. Để có thể nói Tiếng Anh 1 cách trôi chảy, nói nhanh và dễ dàng như người bản ngữ….Efforless English sẽ giúp bạn!

(3)

Speak English quickly – easily - automatically Page 3 CHƯƠNG 1

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TRUYỀN THỐNG

Bạn đã cảm thấy tự tin, dễ dàng trong khi giao tiếp chưa? Bạn có thể nói nhanh mà không cần suy nghĩ về bất cứ quy tắc ngữ pháp, phát âm nào chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy đếm lại xem bạn học tiếng Anh được mấy năm rồi? Nếu bạn bắt đầu học tiếng Anh từ cấp 1 và bây giờ bạn là sinh viên, vậy thì bạn đã đầu tư 10 năm để học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống. Bây giờ Bạn có muốn tiếp tục mất thời gian thêm 5 năm hay 10 năm nữa để học theo phương pháp cũ?Phương pháp học truyền thống liệu có thực sự đúng đắn và hiệu quả?

Hãy nhìn vào phương pháp truyền thống mà người ta đang sử dụng để dạy cho các bạn học sinh trên nhà trường để xem chúng có gì sai:

1. Dùng tiếng Việt để hiểu tiếng Anh, học tiếng Anh bằng tiếng Việt

Khi học từ vựng, cô giáo kẻ ra 2 cột: một cột là từ tiếng Anh, cột thứ hai là nghĩa tiếng Việt. VD: “fish” là “con cá”. Cách học này làm chậm đi sự phản xạ của người học trong khi giao tiếp. Khi nghe ai đó nói đến “fish”, chúng ta sẽ nhớ lại: “fish” là “con cá”, con cá là con bơi được ở dưới nước. Vậy ta tốn 2 bước để có thể hiểu được từ. Nếu dùng tiếng Anh để hiểu tiếng Anh, ta sẽ không biết “con cá” là cái gì cả mà hiểu ngay rằng: “fish” là con bơi được ở dưới nước. Vậy ta chỉ tốn 1 bước để hiểu được từ.

Trong khi giao tiếp, mọi thứ đều được nói với tốc độ rất nhanh nên nếu ta dùng tư duy tiếng Việt để vừa nghe, vừa dịch thì sẽ không bắt kịp tốc độ của người nói. Trong quá trình ta nói cũng vậy, trước khi nói một điều gì đó, có thể ta lại phải nghĩ về chúng trong nghĩa tiếng Việt trước rồi dịch sang tiếng Anh và nói. Cuối cùng ta sẽ không nghe được, không hiểu kịp được cho dù những từ mà họ nói ta đều biết.

(4)

Speak English quickly – easily - automatically Page 4 Hãy cùng nhìn vào 1 lớp học tiếng Anh. Đầu tiên cô giáo viết 1 câu tiếng Anh lên bảng: “John is taller than Mary”. Sau đó cô giáo bắt đầu nói bằng tiếng Việt, giải thích về ngữ pháp. Các học sinh mở vở ra và bắt đầu ghi chép. Cô giáo tiếp tục viết ra bằng tiếng Việtcác quy tắc ngữ pháp, cách sử dụng quy tắc đó, những trường hợp ngoại lệ và cần chú ý của nguyên tắc. Học sinh viết 1 đoạn dài bằng tiếng Việt. Cô giáo nói rất kỹ và rất nhiều chỉ về 1 câu. Học sinh tiếp tục ghi và cô giáo tiếp tục nói bằng tiếng Việt. Đây là 1 lớp học tiếng anh thông thường. Và hàng ngày, các học sinh đến nghe cô giáo nói về cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh bằng tiếng Việt. Sau 3 năm học tiếng Anh, không có học sinh nào có khả năng giao tiếp thậm chí là những câu tiếng Anh đơn giản. Những bài kiểm tra rắc rối, phức tạp. Hàng ngày họ phân tích những quy tắc ngữ pháp phức tạp. Hàng ngày học sinh phải ghi nhớ những quy tắc ngữ pháp dài dằng dặc được viết bằng tiếng Việt.

2. Chương trình dạy quá tham và nhanh

(5)

Speak English quickly – easily - automatically Page 5 3. Sai thứ tự học, chưa học bò đã lo học chạy

Quá trình học tiếng Anh của trẻ con là đi từ dễ đến khó. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ học qua việc lắng nhe những câu nói chậm và đơn giản từ bố mẹ để hình thành ngôn ngữ. VD: Đố con đây là cái gì? Con chào bác John đi…

Khi trẻ 6 tuổi và đến trường thì được học những sách, những câu chuyện ngắn dành cho cấp 1. Rồi lên đến cấp 3, trẻ bắt đầu với những cuốn sách dài hơn như tiểu thuyết. Đó là quá trình 1 người bản ngữ học tiếng Anh: từ dễ đến khó, học bằng sự lặp lại nhiều lần. Còn chúng ta thì lại đi ngược lại quá trình này. Mọi người thường chọn những bài nghe tiếng Anh, những đoạn văn cực khó để luyện nghe và đọc. Chúng ta còn học tiếng Anh qua những bộ phim mà tốc độ nói của diễn viên thì nhanh hơn cả tên bắn. Một điều hiển nhiên là nếu tỷ lệ hiểu càng thấp, hiệu quả cũng sẽ thấp. Khi chúng ta nghe chỉ hiểu 5% thì hiệu quả cũng chỉ đạt 5%. Khi ta nghe các bản tin thời sự, tốc độ nói quá nhanh, nghe không hiểu gì thì ta sẽ không học được gì hết.

Hiểu thôi thì chưa đủ, bởi ta sẽ sớm quên những thứ mà chúng ta đang nghe cần phải có 1 sự lặp lại nhiều lần cho tới khi ta có thể nhớ chúng và dùng được những câu mà chúng ta đã nghe. Đó là lý do tại sao tôi từng bỏ ra rất nhiều thời gian để xem hết 600 tập phim Dragon Ball bằng tiếng Anh (mỗi tập 15’) nhưng rồi cũng chẳng đọng lại được mấy. Đó là vì không có sự lặp lại. Nhưng cùng thời gian đó, nếu tôi chỉ xem đi xem lại 10 tập phim thôi thì tôi sẽ nhớ được gần như toàn bộ các cấu trúc câu mà người ta nói trong đó để áp dụng và sử dụng được khi nói. Điều này là hoàn toàn hiển nhiên. Học tiếng Anh qua video, các bộ phim là 1 công cụ tuyệt vời nhưng chúng ta phải biết sử dụng nó 1 cách đúng đắn.

Hãy dùng phương pháp “Học sâu nhớ lâu”, khi nào bò vững rồi hẵng lo tập đi, khi nào đi được từng bước vững chắc rồithì lúc đó mới có thể tập chạy.

4. Học bằng việc nói

(6)

Speak English quickly – easily - automatically Page 6 bản ngữ trước khi bạn có thể nói 1 cách tự nhiên và dễ dàng. Bạn càng nghe nhiều bao nhiêu thì khả năng nói của bạn càng tốt bấy nhiêu. Trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời chỉ hoàn toàn lắng nghe vì chúng chưa có khả năng nói. Còn những học sinh trong lớp chưa có khả năng nói tốt nhưng lại được khuyến khích nói càng nhiều càng tốt.

5. Các thầy cô thích sửa lỗi sai cho học trò

Bạn làm 1 bài kiểm tra và các thầy cô sửa các lỗi sai cho bạn. Bạn cố gắng để nói và ngay lập tức, lỗi sai của bạn bị phát hiện và chỉnh sửa. Điều này làm học sinh cảm thấy mất tự tin. Các thầy cô bắt học sinh nói trong khi họ chưa sẵn sàng, như vậy việc mắc hàng tá các lỗi trong khi nói là điều hiển nhiên.

Nghiên cứu chỉ ra rằng: việc sửa lỗi không hề có tác dụng trong việc giúp học sinh nói chuẩn. Thứ nhất, một thầy cô giáo thì chỉ có thể sửa được một vài lỗi cho vài học trò. Mà số học trò thì nhiều gấp trăm lần số lượng các thầy cô giáo tiếng Anh, mỗi học trò lại có hàng tá các lỗi sai do họ bị bắt nói quá sớm.

Để kiểm chứng việc này, 1 nghiên cứu đã chia lớp học làm 2 nhóm. Trong nhóm thứ nhất, thầy cô liên tục sửa mọi lỗi sai mà học sinh mắc phải. Với nhóm thứ 2, thầy cô không bao giờ để ý đến các lỗi sai của học sinh. Cuối năm học, họ kiểm tra cả 2 nhóm này và kết quả là không có gì khác biệt về sự chính xác trong khi nói của 2 nhóm học sinh. Việc sửa lỗi dường như có vẻ logic nhưng thực chất sửa lỗi không tốt và không hiệu quả. Nó làm mất đi sự tự tin của học sinh. Khi so sánh 2 nhóm học sinh, họ gần như đều có cùng 1 số lượng các lỗi sai. Nhưng nhóm thứ nhất nói chậm hơn. Nói cách khác, việc sửa lỗi sai khiến học sinh không thể nói nhanh được bởi lẽ họ luôn phải suy nghĩ thật kỹ và cẩn thận trước và trong khi nói để tránh các lỗi sai. Sửa lỗi sai làm học sinh phân tích tiếng Anh và dịch trước khi nói. Cuối cùng là những học sinh này không thể nói nhanh và dễ dàng được.

(7)

Speak English quickly – easily - automatically Page 7 nói này tôi dám chắc rằng mình vẫn sẽ mắc lại các lỗi sai tương tự kiểu này. Đó là vì tôi chưa hình thành phản xạ tốt với các danh từ số nhiều.

Lý thuyết chỉ giúp chúng ta biết phải làm 1 việc nào đó như thế nào, còn để làm được, ta phải luyện tập, phải hình thành được phản xạ trong vô thức. Ta không cần biết “films” là danh từ số nhiều hay số ít nhưng khi nói ta vẫn nói đúng được. Lúc đó mới được coi là phản xạ.

Khi chơi đá cầu, lý thuyết rất đơn giản là thấy cầu rơi ở đâu, ta chạy ra đó và đưa chân ra đỡ lấy quả cầu. Bây giờ bạn hãy dạy cái lý thuyết này cho 1 người mới đá cầu để xem người đó có làm được không nhé? Tất nhiên là người đó sẽ không thể làm được. Phải luyện tập 1 quãng thời gian dài lúc đó chúng ta mới có thể hình thành phản xạ, khi thấy quả cầu rơi xuống, não chúng ta có thể tự động tính toán chính xác tọa độ rơi của quả cầu và đưa chân ra đỡ mà không cần phải nghĩ ngợi bất cứ điều gì trong đầu.

Khi gõ bàn phím máy tính, nếu chúng ta đã thuộc tất cả các phím và làm việc với máy tính trong 1 thời gian dài. Chắc chắn 1 điều là khi bạn cần viết 1 cái gì, ta chỉ cần nghĩ nó trong đầu và tay ta sẽ tự động viết ra câu đó mà không cần quan tâm đến vị trí của phím A, B, C nằm ở đâu cả. Ta cần viết gì, tay ta sẽ tự động viết từ đó.

Nói cách khác, với những công việc đòi hỏi tốc độ cao, chúng ta phải luyện tập cho đến khi tạo thành phản xạ. Khi giao tiếp tiếng Anh cũng vậy, tốc độ nói rất cao nên mọi thứ đều phải là phản xạ. Ta thích nói gì là miệng ta bật ngay ra được chứ không cần phải nghĩ ngợi hay chia động từ, hay vừa nói vừa nghĩ gì hết. Còn nếu ta cứ vừa nói vừa ậm à ậm ừ, vừa để ý cách chia động từ, vừa nghĩ về các lỗi sai để tránh thì sẽ rất không tự nhiên. Dù nói đúng toàn bộ về ngữ pháp thì những gì bạn nói cũng khó hấp dẫn người nghe bởi người ta liên tục phải chờ bạn ậm ừ, bạn nói không có ngữ điệu, bạn luôn vừa nói vừa nghĩ để đảm bảo không nói sai ngữ pháp. Lúc đó trọng âm và ngữ âm của câu nói cũng sẽ mất hết.

6. Các cô giáo có trình độ không cao

(8)

Speak English quickly – easily - automatically Page 8 Cô giáo cấp 2 của tôi kể rằng: mới có một cô giáo trẻ về trường, các em học sinh bảo giọng của cô hay lắm, cô phát âm hay lắm, giống người nước ngoài lắm. Thế nhưng khi nghe thử thì mới biết là cô đọc sai hết cả trọng âm.

Bản thân các cô giáo cấp 1, cấp 2, cấp 3 phát âm không chuẩn. Học sinh nghe rồi bắt chước lại cách phát âm. Theo thời gian, vốn từ vựng của các em tăng dần, số lượng từ phát âm sai cũng tăng theo. Cuối cùng khi đã lớn, các em mới bỏ thời gian ra luyện hoặc theo các khóa học về phát âm để sửa lại toàn bộ số lượng từ vựng khổng lồ đã được tích lũy trong suốt thời gian học. Nói cách khác, hồi nhỏ ai học càng giỏi tiếng Anh thì số lượng từ bị học sai phát âm càng nhiều.

Tất cả mọi học sinh đều gặp khó khăn trong khi giao tiếp tiếng Anh. Nguyên nhân của việc này là từ phía trường học hay đúng hơn là phương pháp dạy tiếng Anh ở trường học chứ không phải do học sinh. Phương pháp hiện tại là nguyên nhân khiến các học sinh không thể nói tiếng Anh tốt.

Hàng vạn, hàng triệu các em nhỏ đang được dạy tiếng Anh bởi những cô giáo không thực sự giỏi. Các em đang đi sai hướng, đang học sai phương pháp và điều đó sẽ làm các em phải tốn nhiều chi phí sau này để học lại toàn bộ.

(9)

Speak English quickly – easily - automatically Page 9 CHƯƠNG 2

BÀI VIẾT GIÁ TRỊ VỀ NGUYÊN TẮC HỌC TIẾNG ANH

1. Để ghi nhớ tốt khi học Tiếng Anh

Khi học tiếng Anh thì việc ghi nhớ là vô cùng quan trọngvà quyết định đến năng suất học của bạn. Chúng ta không thể làm tốt một việc gì nếu như không biết rõ tầm quan trọng cũng như tại sao phải làm việc đó. Trong bài viết nàytôi xin được trình bày một số thông tin về quá trình ghi nhớ của chúng ta trong khi học.

1.1 Hoạt động sinh học để ghi nhớ của não người

Não người có 2 loại bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn. Não có khả năng phân loại thông tin để lưu trữ vào bộ nhớ một cách tự động. Những thông tin quan trọng để lại ấn tượng mạnh được não lưu trữ vào bộ nhớ dài hạn và ta gần như nhớ chúng vĩnh viễn. Những thông tin kém quan trọng hơn được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn tùy theo từng mức độ.

VD: bạn có thể nhớ được những việc đã làm trong ngày hôm nay nhưng không thể nhớ được những việc bạn đã làm trong 1 ngày cách đây 1 tuần. Bạn có thể nhớ được những kiến thức mà bạn vừa học xong để vượt qua bài kiểm tra môn Lịch sử nhưng 1 tháng sau thì bạn sẽ quên chúng. Những thông tin dạng này lúc đầu được lưu trữ rất tốt, bạn có thể nhớ lại chúng rất nhanh, có thể đọc làu làu những sự kiện lịch sử nhưng sau một thời gian, thông tin sẽ bị xóa bởi vì chúng được lưu trữ ở bộ nhớ ngắn hạn.

Việc ôn thi về bản chất cũng là chúng ta đang nạp những thông tin về một môn học nào đó vào bộ nhớ ngắn hạn để rồi thi xong thì ta có xu hướng quên chúng đi.

(10)

Speak English quickly – easily - automatically Page 10 1.2 Ứng dụng đặc điểm sinh học của não người trong việc học và ghi nhớ tiếng

Anh.

Trong giao tiếp tiếng Anh, để có thể dùng một từ vựng, ta cần đưa từ vựng đó vào trong bộ nhớ dài hạn của não để khi cần miệng ta có thể bật ngay ra từ đó được một cách ngay lập tức. Nghĩa là, toàn bộ những kiến thức tiếng Anh đều cần phải được đưa vào bộ nhớ dài hạn.

Nếu bạn học một từ mới 1 lần, chắc chắn bạn sẽ dễ quên nó. Nếu bạn học một từ mới 5 lần, bạn sẽ nhớ… nhưng rồi sau vài ngày rồi bạn cũng sẽ quên. Để nhớ vĩnh viễn được một từ, bạn cần sự lặp lại ít nhất là 50 lần. Với các cấu trúc câu tiếng Anh cũng vậy. Để vận dụng hoàn hảo và trôi chảy được thì ta cần lặp lại chúng nhiều lần. Chính điều này tạo nên sự khác biệt giữa người bản ngữ và người học tiếng Anh trong khi giao tiếp. Người bản ngữ luôn bật ra các câu nói một cách trôi chảy trong khi người học tiếng Anh luôn có sự ngập ngừng giữa chừng trong khi nói. Đó là do người học tiếng Anh sử dụng những thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn. Điều này là dễ hiểu vì với cách học tiếng Anh thông thường, chúng ta thường liệt kê ra một danh sách vài chục từ mới và ngồi “tụng kinh” cho đến khi thuộc toàn bộ. Cách học này với cách học để ôn thi là một, về bản chất đều là nạp thông tin vào trong bộ nhớ ngắn hạn để rồi sau một thời gian ta sẽ quên dần chúng đi hoặc cho dù chưa quên hẳn thì cũng gặp khó khăn trong việc nhớ lại.

Theo các nghiên cứu của các nhà tâm lý học, bộ nhớ con người có đồ thị là đường hypebol:

Đồ thị trí nhớ

(11)

Speak English quickly – easily - automatically Page 11 thức bị quên. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu ôn lại bài ngay sau khi học thì đồ thị của trí nhớ sẽ có hình như thế nào nhé.

Ứng dụng điều này trong việc học từ vựng và các cấu trúc tiếng Anh, chúng ta nên có sự lặp lại một bài học cho tới khi nào đủ ít nhất 50 lần trước khi chuyển sang bài học tiếp theo. Cách học này sẽ làm tăng thời gian học một bài học, nhưng ta sẽ nhớ rất sâu được toàn bộ kiến thức quan trọng của bài học. Trong khi giao tiếp, ta cũng có thể bật ngay ra được những từ vựng hoặc cấu trúc câu nằm trong bài học đó.

Nếu bạn sử dụng cách học truyền thống, mỗi ngày học thuộc lòng một bảng dài gồm 30 từ vựng, khi học xong bạn sẽ nhớ. Một tuần sau bạn sẽ có 7x30=210 từ vựng. Một con số khá lớn nhưng theo thời gian số lượng từ bị rơi vãi cũng rất nhiều. Chưa kể mỗi khi gặp lại một từ mới đã học, ta phải vò đầu, bứt tóc mới có thể nhớ ra được từ đó nó là gì. Muốn không bị quên, bạn lại phải thường xuyên phải dành thời gian ra để ôn lại và như thế nếu tính cả thời gian ôn lại này, ta sẽ không thể có được tốc độ là 30 từ vựng/ngày. Thế nên dù cho bạn muốn học nhanh, bạn cũng không thể có được tốc độ vài chục từ trong một ngày.

(12)

Speak English quickly – easily - automatically Page 12 Tóm lại trong khi học, đừng ham về số lượng mà hay tập trung vào chất lượng. Số lượng và chất lượng luôn luôn tỉ lệ nghịch với nhau. Nếu số lượng nhiều mà chất lượng không được đảm bảo thì khi cần ta cũng không thể sử dụng được. Với cách học “Deep learning”, họcsâu nhớ lâu, ta mới thực sự có được hiệu quả cao nhất.

Làm thế nào để có thể “học sâu nhớ lâu”, làm thế nào để có thể có được sự lặp lại một từ vựng hay một cấu trúc câu 50 lần để từ đó bạn có thể ghi nhớ chúng vĩnh viễn? Trong các bài viết tiếp theo tôi sẽ trình bày kỹ hơn về phương pháp này.

Nguyễn Mạnh Trường - CLB tiếng Anh VEEC

(Bài viết có sử dụng những kinh nghiệm của tác giả trong lĩnh vực Tâm lý học và tham khảo kinh nghiệm học tiếng Anh từ www.EffortLessEnglishClub.com)

2. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P1

Quá trình học tiếng Anh của tôi bắt đầu từ lớp 4 cho đến năm thứ 2 của đại học. Tính ra thì tôi đã học tiếng Anh trong 11 năm, một quãng thời gian không phải là ngắn nếu so sánh với thời gian học ngôn ngữ chỉ kéo dài trong vài năm của một đứa trẻ. Ấy vậy mà vốn tiếng Anh của tôi vẫn chưa thể đủ để giao tiếp. Ngôn ngữ là thứ mà ta nên học từ lúc còn càng bé càng tốt. Thay vì tập trung vào kỹ năng nghe thì chương trình tiếng Anh từ bậc tiểu học lại có kết cấu tập trung chủ yếu vào ngữ pháp. Chờ đến khi các bạn học sinh trưởng thành, lúc đó ai có nhu cầu thực sự thì mới đi luyện các kỹ năng nghe, phát âm, giao tiếp… Quá trình này rõ ràng đang đảo lộn tất cả và thiếu khoa học.

Học tiếng Anh, quan trọng nhất là phương pháp và sự kiên trì. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong khi học tiếng Anh. Đây là những thứ trái ngược hẳn với những phương pháp truyền thống.

1. Ngữ pháp không giúp gì cho bạntrong khi giao tiếp

(13)

Speak English quickly – easily - automatically Page 13 Chúng ta dễ thấy rằng có nhiều người nắm rất chắc về ngữ pháp, điểm tiếng Anh rất cao nhưng khi nói thì đôi khi họ vẫn sai những lỗi rất đơn giản về chia động từ. Lý do là khi nói, họ không có đủ thời gian để chia động từ.

Vậy nếu không học ngữ pháp thì bằng cách nào ta có thể nói đúng ngữ pháp?

2. Làm thế nào để nói đúng ngữ pháp?

Người bản ngữ không học ngữ pháp nhưng vẫn nói đúng ngữ pháp được, họ chỉ học ngữ pháp khi lên đến cấp 2. Và việc học này không phải để giao tiếp mà nhằm bổ trợ cho việc viết.

Ta có thể nói đúng ngữ pháp nếu đi theo cách học của người bản ngữ. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện và những nghiên cứu này chỉ ra rằng đây là cách tốt nhất để học ngữ pháp. Theo phương pháp hiện đại, người ta dạy ngữ pháp không phải bằng sách vở mà là bằng phương pháp sau:

Đầu tiên thầy giáo kể một câu chuyện, trong câu chuyện này thầy giáo dùng toàn thì hiện tại và người học sẽ nghe câu chuyện đó trong một tuần. Tiếp đó người thầy kể lại câu chuyện, nhưng trước khi kể có thêm mệnh đề thời gian: “Three days ago…” rồi trong câu chuyện này, người ta dùng toàn thì quá khứ và người học lại nghe trong vòng một tuần. Trong khi nghe, bạn không cần phải suy nghĩ bất cứ thứ gì liên quan đến ngữ pháp. Chẳng hạn: “Ồ, đây là thì quá khứ, feel là một động từ bất quy tắc, ta phải chia nó theo kiểu khác khi chuyển về thì quá khứ”. Bạn hãy dẹp bỏ tất cả những suy nghĩ này, chỉ tập trung vào việc nghe và hiểu ý nghĩa của câu chuyện.

Tương tự, người thầy kể các câu chuyện và dùng toàn thì tương lai, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành… trong câu chuyện đó. Người học cứ nghe đi nghe lại các câu chuyện trong vòng 1 tuần rồi lại chuyển sang câu chuyện khác. Cứ như thế, dần dần người học cảm nhận được về thì trong tiếng Anh mà không cần biết về bất cứ một quy tắc ngữ pháp nào. Bạn sẽ học ngữ pháp một cách tự động, sử dụng ngữ pháp một cách chính xác y hệt như người bản ngữ.

3. Đừng bao giờ học từ vựng một cách riêng lẻ.

Khi học từ vựng bằng cách lặp lại nhiều lần, ta nên nghe cả một đoạn câu trong đó có chứa từ mới. Khi gặp một từ mới, thay vì viết từ đó ra, bạn hãy viết ra hoặc ghi nhớ toàn bộ cả câu chứa từ đó. Cách làm này có hiệu quả lớn bởi vì:

(14)

Speak English quickly – easily - automatically Page 14 + Một câu có mang ý nghĩa nên dễ ghi nhớ hơn.

+ Khi ghi nhớ một câu, bạn cũng đang ghi nhớ ngữ pháp của câu đó, bạn đang học ngữ pháp, bạn đang học cách để sử dụng đúng từ đó trong một ngữ cảnh cụ thể.

Bạn không cần suy nghĩ về ngữ pháp, không cần nhớ những quy tắc, tất cả được thực hiện một cách tự động. Đây chính là cách mà người bản ngữ học ngữ pháp: họ không học quy tắc ngữ pháp nhưng luôn nói đúng ngữ pháp.

VD: John hates ice-cream.

Trong câu này ta thấy có chủ ngữ là “John” nên động từ là “hate” phải chia ở ngôi thứ 3 số ít, tân ngữ là “ice-cream”. Mọi thứ đều rất phức tạp nhưng ta không cần quan tâm. Hãy cứnghe và lặp lại nhiều lần rồi theo thời gian khi nói câu này ta sẽ tự thêm “s” vào sau từ “hate” bởi vì lúc nghe ta thấy có âm “s” ở sau từ đó.

Nhớ lại cách học truyền thống, khi gặp từ mới là “hate”, ta sẽ chỉ ghi nhớ một mình từ này và hiểu rằng “hate” là “do not like”. Ta không có sự thực hành với chủ ngữ nên lúc nói ta thường hay quên âm “s” ở sau từ đó nếu chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít.

Tôi không cần biết điểm ngữ pháp trong các bài kiểm tra của bạn khi học trên trường là cao hay thấp. Bởi vì khi viết, khi làm bài kiểm tra ngữ pháp bạn có thời gian để nghĩ và chia động từ cẩn thận. Tôi chỉ biết rằng nếu khi nói bạn không nói đúng và chia đúng được động từ thì tức là kiến thức về ngữ pháp của bạn cũng chả để làm gì.

4. Học tiếng Anh thật trong cuộc sống, đừng học tiếng Anh trong sách vở

Khi nghe tiếng Anh trong các đĩa CD, nghe trong các bài luyện nghe TOEFL, có thể bạn nghe và hiểu toàn bộ. Nhưng khi đứng cạnh 2 người nước ngoài để nghe họ nói chuyện với nhau, bạn lại chả hiểu gì cả. Lý do tại sao vậy? Đó làvì tiếng Anh mà bạn học là tiếng Anh trong sách vở, là tiếng Anh thông thường. Còn tiếng Anh thật trong cuộc sống được người bản ngữ nói với tốc độ rất nhanh. Người Anh có tốc độ nói là 300-350 từ/phút, còn người Mỹ là 350-450 từ/phút. Tốc độ này nhanh hơn rất nhiều so với các bài luyện nghe thông thường nên bạn không bắt kịp được. Đấy là còn chưa kể có rất nhiều thành ngữ được sử dụng, tất cả đều không phải tiếng Anh thông thường mà bạn được dạy trong sách vở, được luyện trong các lớp học.

(15)

Speak English quickly – easily - automatically Page 15 Với 4 nguyên tắc mà tôi vừa trình bày, các bạn hãy thử suy ngẫm, nhìn lại cách học hiện tại của mình xem có gì khác biệt. Trong bài tới, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm 4 nguyên tắc quan trọng nữa trong khi học tiếng Anh.

Nguyễn Mạnh Trường - CLB tiếng Anh VEEC Bài viết có tham khảo kinh nghiệm học tiếng Anh từ: www.EffortlessEnglishClub.com

3. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P2

5. Chìa khóa để thành công trong giao tiếp là hãy nghe thật nhiều

Cái gì là kỹ năng quan trọng nhất trong khi học tiếng Anh? Kỹ năng gì mà bạn bắt buộc phải có để giao tiếp tốt? Đó chính là sự lưu loát, trôi chảy. Lưu loát là khả năng nghe và hiểu tiếng Anh một cách ngay lập tức mà không cần bất cứ sự dịch sang tiếng Việt nào trong đầu. Bạn lắng nghe và hiểu người khác nói gì ngay lập tức, người khác nghe và hiểu bạn một cách dễ dàng. Bạn sẽ không đạt được sự lưu loát bằng việc học ngữ pháp, bằng việc luyện nói, hay bằng việc đi đến các câu lạc bộ tiếng Anh… Chìa khóa của sự lưu loát chính là việc luyện nghe.

Vào năm 1984, trường đại học “American University Language Center” tại Băng Cốc - Thái Lan qua nhiều nghiên cứu đã thành công với một phương pháp gọi là “Automatic Language Growth”.

http://www.asiantribune.com/index.php?q=node/7910

Phương pháp chỉ rõ rằng mọi cố gắng, nỗ lực để nói thậm chí là nghĩ hoặc phân tích về ngôn ngữ trước khi có được khả năng tư duy tiếng Anh như người bản ngữ thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tiếng Anh. Nói cách khác, phương pháp đòi hỏi người học ngôn ngữ một quãng thời gian dài im lặng, không nói gì cả. Họ đã tiến hành phương pháp này trong các lớp học và những sinh viên trong lớp học không nói gì cả, chỉ tập trung vào kỹ năng nghe liên tục trong 1 năm. Kết quả là sự lưu loát, trôi chảy cùng với phát âm rõ ràng đã xuất hiện ở những sinh viên này. Họ gần như đã biến thành người bản ngữ.

(16)

Speak English quickly – easily - automatically Page 16 Tiếng Anh là ngôn ngữ, ngôn ngữ có nhiều dạng như tiếng nói, chữ viết nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến tiếng nói bởi vì chúng ta học ngôn ngữ mục đích hàng đầu là để giao tiếp với người khác bằng tiếng nói. Lời nói là âm thanh, vậy ta phải dùng tai để học ngôn ngữ. Ấy vậy mà hãy nhìn vào sự đối lập ở các lớp học tiếng Anh hiện tại: tai của chúng ta hầu như không được dùng. Ở đó ta học bằng miệng và bằng mắt. Cô giáo cho chúng ta tập đọc, tập nói bằng miệng và học ngữ pháp, làm bài tập bằng mắt, bằng bút và vở.

6. Luôn đảm bảo rằng khi nghe tỉ lệ hiểu của bạn là trên 95%

Mọi người luôn có xu thế coi thường những gì dễ và khi luyện nghe, họ tập trung vào nghe những đoạn đĩa tiếng Anh khó với nhiều từ vựng trong một đoạn và tốc độ nói tương đối nhanh. Có thể bạn vẫn hiểu được nội dung chính của đoạn nói nhưng tỉ lệ hiểu của bạn chắc có lẽ chỉ vào khoảng 30%. Không cần phân tích nhiều thì ta cũng thấy rằng tỉ lệ hiểu càng cao trong khi nghe thì hiệu quả của việc nghe sẽ càng cao bởi ta sẽ hiểu và học được nhiều cấu trúc câu. Còn khi nghe nếu bạn không hiểu tức là bạn sẽ chẳng học được gì.

Vậy, hãy luôn tập trung nghe những thứ dễ, bạn sẽ nâng cao được khả năng nói của mình. Thậm chí dù bạn là người lớn, hãy đi kiếm những đĩa học tiếng Anh dành cho trẻ em, các cuốn sách nói dành cho trẻ em để luyện nghe.

7. Học sâu nhớ lâu

Ở trên nhà trường, trong các lớp học, bài giảng luôn đi quá nhanh. Giáo viên dạy cho học sinh quá nhiều các từ mới, các cấu trúc ngữ pháp mới. Cứ mỗi tuần lại là một cấu trúc ngữ pháp mới và một loạt những từ vựng. Với cách học này, mọi người sẽ hoàn thành rất nhanh một cuốn sách dày chỉ trong một học kỳ. Tuy nhiên mọi người luôn quên những thứ đã được học. Hoặc có thể ta nhớ được những thứ chủ chốt nhưng lại không thể ứng dụng chúng trong giao tiếp.

(17)

Speak English quickly – easily - automatically Page 17 từng nghe các từ vựng trong ngôn ngữ của họ hàng nghìn, hàng vạn lần nên họ có thể dùng chúng một cách dễ dàng.

Học sâu nhớ lâu, lặp lại mọi thứ nhiều lần, bạn sẽ đạt được kết quả tương tự như người bản ngữ.

8. Luyện tư duy tiếng Anh

Các thầy giáo nổi tiếng vẫn thường khuyên chúng ta tư duy bằng tiếng Anh, suy nghĩ bằng tiếng Anh, không dịch trong lúc nghe và nói. Nhưng làm thế nào để rèn luyện và có được khả năng này thì họ lại không nói.

Theo phương pháp hiện đại, giáo viên sẽ kể một câu chuyện. Trong khi kể, giáo viên hỏi hàng loạt các câu hỏi xung quanh câu chuyện đó và yêu cầu học sinh trả lời. Đó là những câu hỏi vô cùng dễ bởi vì giáo viên không muốn bạn nghĩ bất cứ thứ gì trong đầu. Nếu đặt ra những câu hỏi khó, bạn sẽ phải dừng lại để suy nghĩ.

VD: There is a girl. What is her name? How old is she?

Học sinh sẽ lắng nghe và phải bật ra ngay lập tức được câu trả lời cho những câu hỏi này. Do phải trả lời ngay lập tức những câu hỏi dễ nên người học không có thời gian để suy nghĩ, tư duy, phân tích tiếng Anh hay dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Dần dần, phương pháp này sẽ dạy cho não của người học cách tư duy bằng tiếng Anh, dùng tiếng Anh để hiểu tiếng Anh, hiểu tiếng Anh và trả lời ngay lập tức. Một phương pháp rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng to lớn.

Vậy là ta đã hoàn thành 8 nguyên tắc trong khi học tiếng Anh. Trong bài tới, tôi sẽ giới thiệu cụ thể về hệ thống phương pháp Effortless English do các giáo sư ở trường Đại học Sanfrancisco nghĩ ra. Nó đã giúp nửa rất rất nhiều người thành công trong việc học tiếng Anh. Có nửa triệu người đang học theo phương pháp này, trong đó không ít người gần như đã biến thành người bản ngữ.

(18)

Speak English quickly – easily - automatically Page 18 CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH

I/ Tổng quan về phương pháp Effortless English.

AJ Hoge là giảng viên có bằng Master of TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) và đã giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới.Thầy cũng chính là tác giả hệ thống giảng dạy Effortless English nổi tiếng trên thế giới và là Giám đốc của Effortless English Club. (http://effortlessenglishclub.com/)

Sau hơn 12 năm dạy Anh ngữ cho các sinh viên nước ngoài, thầyAJ nhậnthấy một vấn đề chung phổ biến của hầu hết các sinh viên cũng như những người học tiếng anh. Đó là hầu hết sinh viên đều không gặp khó khăn gì trong việc học ngữ pháp, khả năng đọc hiểu của họ rất tốt song lại cảm thấy không thoải mái hoặc căng thẳng khi nói tiếng Anh. Thậm chí, đôi khi một số còn cảm thấy tồi tệ,thấtvọng mỗi khi có ý định nói tiếng anh.

1. Mục đíchcủa Effortless English.

Thầy quyết định tìm câu trả lời. Sau một thời gian dài dạy học và quan sát, thầy đã tìm ra phương pháp Effortless English, một phương pháp học theo quy trình tự nhiên nhất với mục tiêu: NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT, DỄ DÀNG, TỰ ĐỘNG.

Hiện nay, hàng triệu sinh viên và người học tiếng Anh trên thế giới đã và đang thành công với phương pháp này. Họ có thể nói tiếng anh một cách lưu loát, dễ dàng và tự động. Quan trọng hơn, các sinh viên cảm thấy tự tin, mạnh dạn khi nói tiếng anh sau một thời gian dùng phương pháp này.

2. Bảy quy tắc cốt lõi

(19)

Speak English quickly – easily - automatically Page 19 Quy tắc 1:Luôn học và ôn tập các cụm từ, không bao giờ học các từ riêng lẻ.

Nếu bạn thấy một từ mới, hãy viết từ đó trong cụm từ liên quan đến nó( Hãy đặt câu đơn giản chứa cụmtừ đó ) Nếu học theo cụm từ, ngữ pháp của bạn sẽ cải thiện nhanh gấp 4 -5 lần so với bình thường.

Ví dụ

Can’t stand = hate : ghét  đặt câu:

I can’t stand the way she looks me everyday. Give up= quit : từ bỏ

I decided to give up my old girlfriend yesterday.

To be cut out to do something: sinh ra để làm gì, có tài năng làm gì. She was cut out to be a dancer.

Hãy nhớ luôn luôn học cụm từ, không bao giờ học các từ riêng lẻ.

Quy tắc 2: Không học các quy tắc ngữ pháp khô khan.

Hãy vứt hết sách ngữ pháp đi, khi nói, chúng ta không thể góp nhặt các quy tắc ngữ pháp rồi ghép lại thành câu sao cho đúng, sau đó đọc câu đó ra. Chúng ta cần học tiếng anh một cách tự động và vui vẻ như trẻ con học nói. Làm được như thế, các bạn sẽ nói tiếng Anh trôi chảy và tự động như nói tiếng Việt.

Quy tắc 3: Quy tắc quan trọng nhất –Nghe là kỹ năng đầu tiên cần củng cố

Các bạn phải nghe những gì đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Trước tiên các bạn có thể xem phim cổ tích dành cho trẻ con, các từ được dùng rất đơn giản, phát âm rõ ràng, chậm. Quy tắc này cực kỳ đơn giản: Hãy nghe thật nhiều, hãy dừng việc đọc lại và tập trung vào việc nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt.

(20)

Speak English quickly – easily - automatically Page 20 Quy tắc 4: học sâu nhớ lâu.

Sẽ tốt hơn nếu bạn xem 1 bộ phim 50 lần so với việc bạn xem 50 bộ phim, mỗi bộ 1 lần. Bạn cần lặp lại đủ nhiều khi nghe bất kỳ vấn đề gì. Để các từ in sâu vào tiềm thức của bạn, bạn phải gặp từ đó 40 –50 lần.

Quy tắc 5: Sử dụng POV

Trong bộ Efortless English sẽ có những câu chuyện ngắn, dễ hiểu, dễ nhớ. Cùng 1 câu chuyện được kể ở các thì khác nhau, tức là chỉ khác nhau ở cách dùng động từ, cách chuyển động từ ở các thì khác nhau, bạn sẽ bắt chước để kể các câu chuyện ở các thì khác nhau như thế. Sau nhiều lần, não bạn sẽ tự động phân tích 1 cách vô thức các thì ngữ pháp, và bạn sẽ có thể nói tiếng Anh một cách tự động.

Quy tắc 6: Hãy nghe và đọc real English.

Không học các bản text book buồn tẻ nữa, bạn chỉ đọc, nghe những gì thú vị và có sức hấp dẫn với bạn ( nếu bạn thích nấu nướng thì hãy đọc về các món ăn, nếu bạn thích võ thuật thì hãy tìm tài liệu về võ thuật và các nhân vật truyền thuyết, đừng cố công học về khoa học và chính trị nếu bạn không thích nó )

Quy tắc 7: Nghe và trả lời, không nghe và lặp lại

Sử dụng kỹ thuật nghe và trả lời, bạn sẽ củng cố được ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, ngữ điệu cùng 1 lúc. Nghe và trả lời sẽ giúp các bạn nghĩ bằng tiếng Anh. Việc này sẽ giúp bạn có thể trao đổi tiếng Anh dễ dàng.

3. Bộ tài liệu

EE gồm 5 bộ tài liệu học:

 Origional Effortless English: Dành cho những người mới bắt đầu học tiếng anh, chia làm 4 cấp độ (level).

(21)

Speak English quickly – easily - automatically Page 21  Flow English : những mẩu chuyện ngắn, có nhiều thành ngữ và cụm từ thông dụng.

 Business Effortless English: các bài học về thành công và làm giàu.

 Power English Now: Gồm những bài học cung cấp nhiều kỹ năng, phương pháp, cũng như tạo động lực để thành công, hạnh phúctrong cuộc sống.

Trong mỗi bộ tài liệu, bao gồm nhiều bài học. Mỗi bài học gồm 4 phần cơ bản sau đây:  Audio article: nội dung bài học.

 Vocabulary lesson: giải thích nghĩa của các từ mới và khó trong bài học.  Mini Story ( MS): kể một câu chuyện funny và thú vị dùng các từ mới trong bài học để ghi nhớ sâu hơn các từ mới. Thầy sẽ hỏi và trả lời. Nhiệm vụ của ngươi học là nghe và trả lời nhanh nhất có thể. Đây là phần quan trọng nhất và cần được lặp đi lặp lại.

 Point of View ( PV): kể lại MS ở các thì khác nhau. Bằng cách nghe, người học sẽ biết cách sử dùng các thì ngữ pháp một cách tự động.

 Commentary: bàn luận về một vài vấn đề trong bài học. Đây là phần ít quan trọng nhất, giúp bạn có thêm kiến thức và từ vựng. Vì vậy, chỉ cần thư giãn và nghe 1 vài lần.

Tất cả các phần đều có bản text kèm theo, để sử dụng trong trường hợp bạn không nghe được hết những gì thầy nói.

Quan trọng nhất là tập trung vào phần MS và PV.

II/ Bản chất của phương pháp Effortless English:

1. Học theo quy trình tự nhiên như trẻ con

1.1 Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy.

Chúng ta đã học tiếng anh nhiều năm, thậm chí rất chăm chỉ, tuy nhiên, cách học cũ không có nhiều tác dụng. Chúng ta vẫn gặp khó khăn trong việc nói.

(22)

Speak English quickly – easily - automatically Page 22 Từ khi sinh ra, chúng ta đã NGHE rất nhiều tiếng Việt từ ông, bà, mẹ,… Từ 9 – 12 tháng, chúng ta mới bắt đầu NÓI những chữ đầu tiên. Lên mẫu giáo, ta bắt đầu tập ĐỌC. Rồi lên lớp 1, bắt đầu học VIẾT. Tiến trình học tiếng Việt của trẻ con là NGHE – NÓI- ĐỌC - VIẾT.

Tuy nhiên, thử nhìn lại xem, chúng ta học tiếng Anh như thế nào? Hầu hết đều học ngữ pháp trước, học ngữ pháp trong nhiều năm tại trường học. Học từ vựng theo kiểu liệt kê 1 danh sách dài từ tiếng Anh và nghĩa tiếng việt bên cạnh. Khi có từ vựng và ngữ pháp, chúng ta bắt đầu viết. Rồi đọc. Tiếp đó, chúng ta sẽ nói. Trong 1 số lớp học, giáo viên chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, buộc phải nói dù có thể phát âm và vốntiếng anhchưa đủ và đương nhiên, chúng ta được yêu cầu phải nghĩ kỹ trước khi nói, nói đúng ngữ pháp. Chỉ cần nói sai 1 chút thôi, có thể “ bị cười” ngay lập tức.Và chúng ta cứ học mãi, học mãi mà vẫn chưa thể nói được tiếng Anh.

Vào năm 1984, trường đại học “American University Language Center” tại Băng Cốc - Thái Lan sử dụng 1 phương pháp tiếp cận mới để dạy tiếng Thái Lan. Phương pháp này được gọi là “ The Listening Approach”. Những năm gần đây, phương phápnày được biết đến với cái tên “ Automatic Language Approach.”Phương pháp chỉ rõ rằng mọi cố gắng, nỗ lực để nói thậm chí là nghĩ hoặc phân tích về ngôn ngữ trước khi có được khả năng nói tiếng Anh một cách tự động sẽ giới hạn thậm chí phá hủy kết quả học tiếng Anh. Nói cách khác, phương pháp đòi hỏi người học ngôn ngữ một quãng thời gian dài im lặng, không nói gì cả. Trong suốt giai đoạn im lặng , sinh viên chỉ tập trung vào việc nghe. Sau 6- 12 tháng, các sinh viên này bắt đầu nói một cách tự nhiên và tự động mà không phải nỗ lực hay suy nghĩ gì cả.

Hãy quan sát quy trình học ngôn ngữ của trẻ con. Chúng học rất nhanh, tại sao lại như vậy? Bởi đơngiản chúng chỉ nghe, nghe và nghe mà thôi. Có cả 1 giai đoạn im lặng, chỉ để lắng nghe. Một đứa trẻ < 9 tháng , kể cả, bạn có bắt chúng, hét vào mặt chúng “nói Ba đi con!” Chúng cũng chỉ im lặng và cười. Tất nhiên, chúng cần lắng nghe và quan sát.Đến một giai đoạn nhất đinh, sẽ tự bật ra tiếng nói.

(23)

Speak English quickly – easily - automatically Page 23 Bằng việc nghe nhiều, nghe giọng của người bản ngữ, chúng ta còn cải thiện được phát âm của mình, sẽ phát âm chuẩn thay vì cố nói thật nhiều trong lúc phát âm chưa chuẩn sẽ dẫn đến việc phát âm sai và gặp khó khăn trong việc nghe cũng như chỉnh phát âm sau này.

Tóm lại, NGHE CHÍNH LÀ KỸ NĂNG ĐẦU TIÊN VÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT.

1.2 Nghe cái gì và nghe như thế nào cho đúng ?

Nghe cái gì?

 Dùng easy inputs. Có nghĩa là dùng những tài liệu nghe và đọc đơn giản, dễ hiểu.Luôn chọn tài liệu nghe đơn giản, đảm bảo hiểu 95 % những gì bạn nghe. Vì thực tế, có rất nhiều sinh viên, tràn đầy động lực, nỗ lực và cố gắng nghe những tài liệu khó: CNN, phim, …và có thể là hầu như chẳng hiểu gì cả. Nếu chúng ta chẳng hiểu gì hoặc hiểu quá ít, chúng ta sẽ không học được gì và điều đó chẳng có tác dụng gì cho việc nói cả.

 Chọn chủ đề hẹp, tập trung vào 1 chủ đề mà bạn yêu thích. Bạn thích kinh tế, âm nhạc hayvõ thuật. Hãy tìm các tài liệu liên quan đến chủ đề đó: audio, video, báo, tạp chí ( có kèm audio).  vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.

 Luôn nhớ, không nghe những tài liệu khó. Hãy để chúng sang 1 bên, nghe những tài liệu dễ trước, cho đến khi chúng ta có thể hiểu 1 cách tự động, dễ dàng. Lúc đó, ta sẽ quay trở lại những tài liệu khó.

Nghe như thế nào?

 Chia nhỏ thời gian nghe và học trong ngày. Sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn khi bạn dành 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi trưa, 30 phút buổi chiều và 30 phút buổi tối trước khi đi ngủ cho việc nghe thay vì ngồi 1 mạch và nghe 2 tiếng liền.

 Dùng ipod hoặc mp3. Nghe bất cứ khi nào có thể: khi chờ đợi ai đó, khi đi bộ, khi nấu ăn,… tiết kiệm thời gian học.

 Lặp đi lặp lại tài liệu nghe đó 20 –50 lần.

(24)

Speak English quickly – easily - automatically Page 24 2. Deep learning: học sâu, nhớ lâu

2.1 Tại sao phải deep learning ?

Về mặt tâm lý học, não người có 2 loại bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn. Những thông tin quan trọng được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn, những thông tin kém quan trong được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn và bạn nhanh chóng quên nó.

Ví dụ, bạn có thể liệt kê 1 danh sách dài 30 –50 từ tiếng anh và nghĩa của nó. Bạn hào hứng vì nhớ được chúng trong 1 ngày, 2 ngày. Nhưng rồi 5 ngày, 1 tuần sau, bạn sẽ quên chúng nếu không học lại nữa.

Tuy nhiên, có 1 tin vui, đó là những thông tin kém quan trong khi được lặp lại thường xuyên với mức độ cao, sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn. Nghĩa là bạn sẽ nhớ nó 5 năm, 10 năm, thậm chí vĩnh viễn.Thử nhớ lại, khi chúng ta làm toán thi đại học, ta ôn luyện 1 số dạng bài liên tục, lặp đi lặp lại, cho đến khi thành phản xạ, chỉ cần nhìn vào đề chúng ta biết phải làm thế nào, thậm chí còn có thể biết luôn cả đápán bằng 1 số nhẩm tính và thay 1 vài con sốtrong đầu.

Ứng dụng việc này vào việc học tiếng anh. Chúng ta phải học 1 từ vựng, 1 cấu trúc ngữ pháp mới ít nhất 50 lần để có thể ghi nhớ nó vĩnh viễn và sử dụng nó 1 cách tự động, dễ dàng.

Hay đơngiảnhơn, bằng quan sát thực tiễn, chúng ta có thể thấy rằng đểtrở thành chuyên gia hoặc thành thạo bất kỳ kỹ năng nào, chúng ta đều cần sự lặp đi lặp lại. Hầu hết chúng ta đều hiểu rằng, nếu muốn chơi thể thao, chúng ta phải lặp đi lặp lại những động tác cơ bản giống nhau. Luyện tập hàng ngày, hàng giờ, lặp đi lặp lại những kỹ thuật động tác , năm này qua năm khác. Đấy là cách mà bậc thầy chơi golf : Tiger Woods, hay tuyển thủ bóng rổ Michael Jordan đã làm.

Học tiếng anh cũng vậy, bạn muốn trở thành 1 chuyên gia, bạn cũng phải lặp đi lặp lại 1 bài học 30 , 40, 50 lần trong vòng 1- 2 tuần. Đến khi hiểu chúng 100%, một cách tựđộng. Lúc đó, bạn sẽ không đơn thuần là biết từ hay hiểu cách dùng nữa, mà lúc này bạn thực sự làm chủ nó và có thể dùng nó hoàn toàn dễ dàng, tựđộng.

(25)

Speak English quickly – easily - automatically Page 25 vài từ mới. Học cái khác thôi.” Hầu hết chúng ta đều có cảm xúc như thế khi học các bài học của AJ Hoge. Vậy làm thế nào để có thể giữ được năng lượng và sự hào hứng để lặp đi lặp lại 1 bài?

2.2 Deep learning thế nào để không bị nhàm chán ?

Thứ nhất, phải kiếm soát cảm xúccủa bạn, luôn giữ năng lượng ở mức cao khi học tiếng

Anh. Cười, di chuyển, hít thở sâu để có 1 thể chất mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn, hào hứng hơn, học hiệu quả hơn.

Thứ hai, phải có niềm tinvào bản thân. Hãy cho mình 1 mục tiêu lớn lao để học tiếng

anh. Không phải đơn thuần để vượt qua những bài kiểm tra ở trường, để vượt qua kỳ thi TOEFL. Hãy hỏi Tại sao? Tại sao phải lấy bằng TOEFL ? Để có một công việc tốt . Tại sao mình lại cần 1 công việc tốt? Để có thật nhiều tiền. Tại sao lại phải có nhiều tiền? Để có 1 gia đình tốt, 1 cuộc sống tốthơn,….Hãy nghĩ về những lý do sâu xa:TẠI SAO CHÚNG TA MUỐN HỌC TIẾNG ANH. Thậm chí, chúng ta có thể nghĩ về mộtmục tiêu lớn lao hơn, tạo cảm hứng hơn: để giao tiếp với tất cả mọi người trên thế giới, để có thể tiếp cận văn minh nhân loại, để có thể làm chủ một trung tâm tiếng anh, để có thể giúp hàng nghìn người trong đất nước bạn nói tiếng anh xuất sắc như bạn… Hãy liên tục nghĩ về mong muốnthực sự của bạn. Hình dung, tưởng tượng bạn là1 người nói tiếng anh xuất sắc: I am an excellent English speaker. I am a great English speaker. Điều đó sẽ tuyệt vời như thế nào!

Luôn đưa bản thân ở trạng thái hưng phấn, hào hứng nhất khi học tiếng anh. Bằng cách đó, bạn sẽ có năng lượng để nghe bài học 7, 13, 20, 50 thậm chí là 100 lần.

Tuy nhiên, làm thế nào mà lần thứ 50, 100 bạn vẫn giữ được năng lượng như thế?

Thứ ba,bên cạnh học trong cảm xúc tột đỉnh và mục tiêu lớn, chúng ta cần thay đổisự

tập trung. Làm những thứ giống nhau, nghe những bài giống nhau nhưng luôn luôn tìm và tập trung vào 1 sự thay đổi, khác biệt mới ở mỗi lần học.

Đối với việc học tiếng anh, mà cụ thể là với các bài học trong bộ Effortless English, chúng ta cần sử dụng cách thứ 3 này như sau:

(26)

Speak English quickly – easily - automatically Page 26 Chúng ta có thể làm việc này 2- 5- 10 lần, tuỳ vào mỗi cá nhân. Chỉ tập trung vào HIỂU NGHĨA.

2. Rồi chúng ta sẽ thấy chán: “ Ồ. Mình hiểu rồi. Biết hết từ vựng rồi. Chán quá!” . Để có thể lấy sự hào hứng, chúng ta tiếp tục học, nhưng tập trung vào TỐC ĐỘ. Trả lời nhanh nhất có thể. Coi phần MS giống như một trò chơi, và chúng ta đang thi với AJ, xem ai sẽ là ngừơi phản ứng nhanh hơn. Chúng ta sẽ trả lời nhanh tới mức, có thời gian để “cười” AJ: “ Ố la la. Mình phản ứng nhanh hơn thầy 5 giây liền. Tuyệt ! ”

3. Nhưng rồi, cảm giác chiến thắng cũng qua nhanh. Rồi bạn sẽ lại thấy chán, vì thầy AJ “ không phải là đối thủ” của mình nữa. Chúng ta có thể chuyển sang bài học mới. Tuy nhiên, nhữngngườithực sựmuốn làm chủ những từ vựng, những cấu trúc đó, thì vẫn tiếp tục lặp lại. Và đương nhiên, để não không thấy nhàm chán, chúng ta tập trung vào 1 điều mới mẻ khác. Lần này, chúng ta sẽ tập trung vào PHÁT ÂM. Tập trung nghe âm thanh, giai điệu, và cảm xúc trong giọng nói. Nghe thật cẩn thật và chi tiết, chỉnh sửa phát âm.

4. Chúng ta sẽ lại thấy chán tiếp. Buồn tẻ! Giờ thì chúng ta có thể chuyển bài học mới, hoặc bạn quyết định trở thành 1 chuyên gia, chúng ta sẽ tiếp tục nghe bài học, lặp đi lặp lại nhưng với 1 sự tập trung mới, tập trung vào 1 điều khác biệt nho nhỏ. BẮT CHƯỚC hoàn toàn AJ. Phát âm, ngữ điệu, lên giọng, xuống giọng, những đoạn ngắt nghỉ, thậmchí cách di chuyển.

5. Đến đây, chúng ta có thể dừng bài học. Hoặc, bạn cũng có thể tiếp tục bài học cũ và tìm 1 điều khác biệt nho nhỏ, ví như tạo cảm xúc cho chính bản thân trong từng câu nói. Điều này tuỳ thuộc vào lựa chọn của bạn.

-- Chúng ta có thể áp dụng cách học này với bất kỳ nhân vật nào chúng ta thích. Vì vậy, một lời khuyên là nên tìm cho mình 1 role model mà bạn thực sự thích và ngưỡng mộ ( giọng điệu, phong cách,…) để bắt chước. Vì nó sẽ ảnh hưỏng khá lớn đến giọng và phong cách nói tiếng anh của bạn.

(27)

Speak English quickly – easily - automatically Page 27 3. Nghe và trả lời:

3.1. Tại sao phải nghe và trả lời ?

Tại sao chúng ta phải nghe và trả lời mà không phải là nghe và lặp lại như hầu hết các thầy cô yêu cầu và mọi người vẫn làm?

Nghe và lặp lại, mới chỉ là những bước đầu của việc học, nghĩa là chúng ta vẫn dừng lại ở mức học thụ động. Khi mới dừng lại ở mức thụ động, não chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà không phải làm việc, nên sẽ kém nhạy bén hơn. Một ví dụ đơn giản là chúng ta có thể nghe và hiều những đoạn hội thoại ngắn, nhưng với những bài nói dài, ta lạibị xao nhãng và không theo kịp người nói. Lý do là gì? Đó là bởi vì chúng ta quen việc nghe thụ động, nghe và dịch sang tiếng việt ở trong đầu mới có thể hiểu được nó. Nhưng các bạn biết đấy, không phải lúc nào cuộc sống cũng có 1 nút stop để chúng ta dừng lại vàhiểu. Đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế, khi chúng ta giao tiếp với người nước ngoài, nghe các bản báo cáo của cấp trên hoặc đơn giản là theo dõi chương trình thời sự quốc tế.Bởi vậy, rèn cho não tư duy bằng tiếng anh, hiểu tiếng anh 1 cách tự động là việc vô cùng cần thiết.

3.2. Giải pháp là gì ?

Bằng cách nghe và trả lời não của chúng ta sẽ hoạt động. Não buộc phải “ tỉnh giấc” để phản ứng nhanh nhất với những câu hỏi. Mấu chốt ở đây là những câu hỏi AJ đưa ra cực kỳ dễ, thậm chí còn lặp đi lặp lại 1 ý hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ:

Thầy kể 1 câu:

- Inka wanted to build a huge beautiful house. Và sẽ hỏi nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung này: - What kind of house did Inka want to build ? - Who wanted to build a beautiful house ? - Did she want to build a beautiful car ?

- Did she want o build a small beautiful house ?

(28)

Speak English quickly – easily - automatically Page 28 lại như vậy, cho tới khi bạn nghe câu hỏi, và miệng bạn bật ra câu trả lời 1 cách vô thức. Đó là lúc não bạn đã tư duy bằng tiếng anh, nghe và hiểu mà không cần phải dịch sang tiếng Việt.

Bản thân mình đã từng trải nghiệm điều này 1 lần, hồi mới học, mình đúng là con ong chăm chỉ. Mình đã nghe bài A Kiss trong vòng 2 tháng.Có lẽ đến hơn 100 lần. Một hôm, cứ để máy tính bậtbài học, mình thì đi tìm sách cho buổi học hôm sau. Mình bỗng nhân ra là miệng mình vẫn trả lời 1 cách vô thức những câu hỏi của AJ, mà trả lời đúng nữa chứ. Các bạn biết cái cảm giác ngỡ ngàng và tuyệt diệu thế nào chứ? Thực sự là như thế.

Mini Story, không chỉ giúp bạn luyện phản xạ, để nói 1 cách tự động, Mà phần bài học này, cũng giúp bạn học ngữ pháp 1 cách tự động. Thứ nhất, là những câu hỏi vô cũng dễ. Thứ 2, những câu hỏi lặp đi lặp lại trong các hình thức khác nhau với cùng 1 ý hỏi, sẽ giúp những cấu trúc ngữ pháp tự động đi vào nãocủa chúng ta.

Tóm lại, nghe và trả lời, sẽ giúp chúng ta luyện phản xạ, suy nghĩ và tư duy bằng tiếng anh. Chúng ta sẽ hiểu 1 cách tự động mà không phải dịch.

4. Học bằng nhiều giác quan và tác động mạnh vào não.

Nhữngcâu chuyện trong MS hầu hết là những câu chuyện funny vàcrazy, đôi khicó một số yếu tốbất thường. Chính điều này, có tác dụng tác động mạnh vào não, giúp chúng ta nhớ bài học, từ vựnglâu hơn và sâu hơn.

Ví dụ trong bài học “ Reading power” thầy kể chuyện về một con khỉ. Chú khỉ yêu thích việc bắn súng và có tài năng trong việc bắn súng trường. Độc đáo hơn, có niềm đam mê là bắn muỗi, khẩu súng to đểbắn những con muỗi rất nhỏ.

Không chỉ dừng lại ở đó, chú ta còn là 1 chú khỉ thông mình và yêu thích việc đọc sách. Chú ta đọc vừa đọc sách, vừa luyện bắn muỗi hàng ngày, hàng giờ. Các bạn có thể hình dung cảnh1 con khỉ vắt vẻo trên cây, 1 tay cầm khẩu súng trường bắn muỗi, 1 tay cầm 1 cuốn sách và đọc.Thú vị và crazy đúng không. …..

(29)

Speak English quickly – easily - automatically Page 29 III/ Sử dụng phương pháp Effortless English như thế nào?

Chúng ta đã hiểu bản chất hoạt động của EE cũng như hiệu quả của phương pháp này. Giờ là lúc để ứng dụng phương pháp trong từng loại tài liệu.

1. Các bài học trong bộ Effortless English

Quy trình học bài Effortless English:

1. Đọc bản text 1 lần . Đọc và tra từ mới nếu cần thiết để hiểu nội dung bài học. Có thể nghe audio trong khi đọc.

2. Nghe vocabulary 1 lần để hiểu nghĩa từ mới.

3. Nghe Mini story 1-3 lần. Đây là phần quan trọng nhất và cần được nghe nhiều nhất. Nghe và trả lời nhanh như có thể.

4. Nghe Poit of view 1 vài lần.

Lặp lại từ bước 1- 4 ít nhất 3 lượt trên ngày. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối, khi đã hiểu từ mới, chúng ta chỉ cần tập trung tâm lực vào việc nghe MS và PV.

Các giai đoạn nghe và trả lời câu hỏi:

1. Nghe và bắt chước đủ các từ

2. Nghe và bắt chước các từ nhưng tăngdần tốc độ (giống như chơi 1 trò chơi vậy, nhanh nhất có thể).

3. Nghe và bắt chước phát âm 4. Nghe và bắt chước ngữ điệu.

(30)

Speak English quickly – easily - automatically Page 30 chắn một điều là nó sẽ khiến bạn stress và tất nhiên, việc học sẽ là 1 gánh nặng với bạn. Chúng ta sẽ sớm mệt mỏi và bỏ cuộc.

Chúng ta cần nghe bằng toàn bộ cácgiác quan, nghe trong trạng thái tràn đầy hứng khởi và năng lượng. Giữ cho mình tư thế thoải mái và nhiều năng lượng nhất khi học: thẳng người, di chuyển, cười, vung tay vung chân , biểu hiện cảm xúc trên mặt… khi nghe bất cứ điều gì trong bài học. Hãy nhập tâm vào bài học, hình dung và kết nối nội dung nghe với hành động, cảm xúc của bản thân. Hãy tưởng tượng rằng thầy AJ đang nói chuyện với chúng ta, và chúng ta hưởng ứng hoặc phản đối ý thầy. Những hành động đơn giản như kiểu: Ah, Uh khi thầy kể 1 câu, gật đầu khi nói “Yes”, lắc đầu khi nói “ No”, mắt chữ O mồm chữ A khi thầynói đến một điều khiến bạn thật sự ngạc nhiên. Hét to câu trả lời nếu có thể. Thậm chí, có thể nhảy nhót khi nghe. Đừng bao giờ để mình trong trạng thái mệt mỏi và cố nghe. Nó chỉ tốn thời gian của bạn mà thôi. Bất cứ khi nào bạn thấy dấu hiệu của sự chán nản, ngán ngẩm để nhồi nhét thêm, hãy đứng dậy và đi làm 1 việc gì đó. Khi tinh thần thoải mái trở lại, hãy tiếp tục bài học. Bằng cách này, chúng ta sẽ có đủ năng lượng để học, sẽ thấy thư giãn, thoải mái và học nhanh hơn bình thường 4 –5 lần.

Kết hợp các bước trên đây với cách Học sâu mà không nhàm chán mình đã trình bày ở phần II.2.2 và Nghe như thế nào trong phần II.1.2

2. Tài liệu: phim, bản tin, bài nói, bài hát

Phim là một tài liệu lý tưởng để học giao tiếp vì những đoạn hội thoại thực tế. Chúng ta sẽ học được các từ ngữ thông dụng hàng ngày, ngữ điệu, cách biểu đạt cảm xúc, ý tưởng,… Tuy nhiên, không phải vì thế mà cứ xem thật nhiều phim sẽ hiệu quả. Chúng ta cần xem phim đúng phương pháp.

Xem phim: Thay vì xem cả bộ phim 2 tiếng, hãy xem đoạn ngắn 3- 5 phút và xem theo phương pháp sau:

1. Xem phim với phụ đề tiếng Việt 1 vài lần để hiểu nghĩa.

2. Xem phim với phụ đề tiếng Anh. Dừng lại và tra các từ mới nếu có. Lặp lại bước này 3-5 lần cho tới khi nắm và hiểu được hết các từ mới.

(31)

Speak English quickly – easily - automatically Page 31 5. Khi đã hiểu đoạn phim 1 cách tự động. Đã đến lúc, chúng ta dừng lại tại mỗi câu nói.

Bắt chước y hệt câu nói từ cảm xúc, thái độ, body language của diễn viên.

Đương nhiên,cách làm này sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian mới có thể hoàn thành hết 1 bộ phim (có thể là 3-5 tháng). Nhưng đảm bảo rằng, sau khi xem hết bộ phim theo phương pháp này, phát âm, ngữ điệu, cảm xúc trong giọng nói cũng như những câu giao tiếp cơ bản sẽ đi vào tiềm thức của bạn, và bạn có thể dùng nó 1 cách tự nhiên.

Chọn phim: Chọn thể loại phim mà bạn thích hoặc phim có diễn viên mà bạn yêu thích vì nó sẽ tạo cảm hứng mỗi lần bạn học.Có thể là phim lãng mạn, phim hài kịch,..Tuy nhiên, không nên chọn phim hành động, mà hãy chọn những đoạn phim có nhiều hội thoại.

Với bản tin, chương trình tivi yêu thích hoặc bài hát tiếng anh, chúng ta cũng làm theo cách tương tự. Luôn nhớ là phải đảm bảo hiểu 90%, học sâu , lặp đi lặp lại ít nhất 20 lần.

3. Tài liệu đọcđể học: Từ vựng,ngữ pháp,đọc, viết

Effortless English với mục đích chính là NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT, DỄ DÀNG, TỰ ĐỘNG. Tuy nhiên, AJ Hoge cũng cung cấp cho chúng ta cách học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết dựa trên phương pháp này.

Thông thường, chúng ta thường được yêu cầu học Kỹ năng ngôn ngữ: kỹ năng đọc, viết,… sau đó sẽ áp dụng các kỹ năng này vào việc học tiếng anh.Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, thì đây lại không phải là cách mà não chúng ta học hay phát triển một cách tự nhiên về mặt ngôn ngữ.

Vậy chúng ta sẽ học từ mới, học ngữ pháp, học đọc và kỹ năng viết như thế nào? Tất cả sẽ có được thông qua việc ĐỌC. Chúng ta không cố ghi nhớ từ mới hay phân tích cấu trúc ngữ pháp, mà chỉ học từ vựng thông qua việc đọc, đọc những tài liệu dễ và đọc vì niềm hứng thú.

(32)

Speak English quickly – easily - automatically Page 32 gian, nhóm thứ 2 có khả năng về từ vựng và diễn đạt ngôn ngữ nhiều gấp 3-5 lần nhóm thứ nhất.

Tại sao lại như vậy?

Khi chúng ta đọc tài liệu dễ, chúng ta có thể biết hầu hết các từ, đương nhiên chúng ta sẽ hiểu nghĩa của cả cuốn sách, câu chuyện đó. Nếu gặp 1 từ mới, ta có thể đoán nghĩa chung chung thông qua cả đoạn. Khi ta gặp lại từ mới này trong 1 đoạn khác, 1 văn cảnh khác, ta hiểu nghĩa của cả đoạn rồi, vì thế , lại có thể đoán và hiểu nghĩa của từ mới này thêm 1 chút. Cứ như vậy, qua 1 thời gian đọccả cuốn sách,chúng ta sẽ biết từ mới này, hiểu nghĩa của nó và biết cách sử dụng chúng trong nhiều ngữ cảnh. Chúng ta học từ vựng thông qua việc đọc, đọc thật nhiều. Việc đọc nhanh hơn, cũng góp phần giúp chúng ta hứng thú hơn với cuốn sách ( vì không phải dừng lại tra từ điển), đương nhiên sẽ học được nhiều hơn.

Đối với việc học ngữ pháp, học đọc, học viết cũng tương tự như vậy. Bằng việc ĐỌC, ĐỌC và ĐỌC, đọc THẬT NHIỀU những tài liệu DỄ, ĐƠN GIẢN, đọc vì sự HỨNG THÚ, não chúng ta sẽ vô thức tíêp nhận từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt. Và dần dần, một cách vô thức, sẽ hình hình thành nên KỸ NĂNG ĐỌC, KỸ NĂNG VIẾT.

Các bạn có nhận thấy phương pháp EE được vận dụng ở đây không? Giống như việc nghe, khi đọc chúng ta cũng học như trẻ con: đọc những tài liệu dễ, đọc những tài liệu mà mình yêu thích và quan tâm. Tiếp đó là deep learning: đọc thật nhiều, đọc cả một cuốn truyện, cuốn tiểu thuyết đểhọc được 1 số từ mới và một số cáchdiễn đạt, cách hành văn nhờ sựlặp đi lặp lại.

Vấn đề ở chỗ, thế nào là tài liệu DỄ ?

(33)

Speak English quickly – easily - automatically Page 33 truyện trẻ con dễ đọc và khá thú vi mà thầy thích: loạt sách Goosebumps cho trẻ con, The Hardy boys, một số sách của Roald Dahl như: A Charlie and Chocolate Factory, James and the Giant Peach.

Tóm lại, chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết bằng việc ĐỌC. Đọc những tài liệu dễ( hiểu đến 90 %), đọc vì niềm hứng thú.

IV/ Kết luận

Effortless English là phương pháp học theo quy trình tự nhiên, với bản chất Deep learning. Phương pháp này giúp người học học tiếng Anh một cách dễ dàng, không cần phải gồng mình lên và đầy áp lực như những cách học truyền thống. Đây đồng thời cũng là

Referensi

Dokumen terkait

Setiap  perusahaan  yang  mencantumkan  dan  memperdagangkan  sahamnya  di  New  York Stock Exchange (NYSE) wajib menerapkan aturan SOA (Sarbane Oxley Act atau 

Pertambahan penduduk akibat urbanisasi dalam suatu wilayah perkotaan tidak selalu merata sebarannya, salah satunya dipengaruhi oleh faktor topografi, dengan pertimbangan

APLIKASI ANDROID ‘KANJI INTERVAL’ DALAM MENINGKATKAN KEMAMPUAN MEMBACA KANJI.. Universitas Pendidikan Indonesia | repository.upi.edu |

TEACHER’S STRATEGIES IN OVERCOMING STUDENTS’ DIFFICULTIES IN READING COMPREHENSION OF NARRATIVE TEXTS.. (A Case Study at a Boarding School in

Perusahaan Hak Pengusahaan Hutan (HPH) yang merupakan kantor cabang (base camp) di Indonesia MENGGUNAKAN DATA SEKUNDER DARI UNIT KERJA/INSTANSI

Uji Signifikansi Beta Saham dalam Memoderasi Hubungan Antara Leverage. Terhadap

This study attempts to reveal how the use of critical pedagogy principles in teaching English as a Foreign Language (EFL) reading facilitates students to think

3.6.4 How Grammatical Metaphor Contributes to the Written Language. Characteristics of the Texts ……… 3.7 Concluding