• Tidak ada hasil yang ditemukan

này, nhưng xét thấy biến INV là một thành phần của biến CCC, trong khi CCC vẫn có ý nghĩa thống kê cao nên mục tiêu nghiên cứu vẫn đạt được.

Các biến kiểm soát Size, DR, CR trong cả 4 mô hình đều có tương quan âm với lợi nhuận GOI với mức ý nghĩa cao, nghĩa là một khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng tỷ lệ nợ, tỷ số thanh toán nhanh thì sẽ làm lợi nhuận giảm.

Như vậy các biến chu kỳ luân chuyển tiền mặt, chu kỳ khoản phải thu và chu kỳ khoản phải trả đều có tương quan âm với khả năng sinh lợi của công ty. Vì vậy để nâng cao khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp, các nhà quản trị cần tìm cách giảm chu kỳ khoản phải thu và chu kỳ khoản phải trả bằng các chính sách bán hàng, mua hàng hợp lý, rút ngắn thời gian chuyển đổi tiền mặt, luân chuyển tiền mặt hiệu quả hơn, nhanh hơn. Kết quả này cũng tương đồng với kỳ vọng của tác giả và các nghiên cứu trước đây. Riêng biến chu kỳ lưu trữ hàng tồn kho tác giả đánh giá cần thu thập thêm số liệu để tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ của biến này với GOI.

trong nhóm các công ty có sở hữu nhà nước là 55,78%. Mô tả một số chỉ tiêu cơ bản của nhóm các công ty có sở hữu nhà nước và không có sở hữu nhà nước như bảng 4.11 và 4.12 sau:

Bảng 4.11 Mô tả các chỉ tiêu của nhóm các công ty có sở hữu nhà nước

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

GOI 228 0,219735 0,140607 -0,0046797 0,7322307

CCC 228 92,79209 105,7625 -40,66815 680,7729

Size 228 11,9162 0,5571169 10,62541 13,39671

DR 228 0,4602832 0,2306228 0,0428272 0,909049

CR 228 2,286607 1,803148 0,2150997 9,10458

Nguồn: tính toán của tác giả Nhóm các công ty có sở hữu nhà nước bao gồm 38 công ty với 228 quan sát, giá trị trung bình của chu kỳ luân chuyển tiền mặt là 93 ngày, giá trung trung bình của tỷ lệ lợi nhuận hoạt động là 21,97%, với độ lệch chuẩn là 0,14.

Bảng 4.12 Mô tả các chỉ tiêu của nhóm các công ty không có sở hữu nhà nước

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

GOI 756 0,2425091 0,1588309 -0,1863797 0,8639092

CCC 756 117,7054 93,20644 -95,16506 703,03

Size 756 11,71373 0,6850731 10,18417 13,85642

DR 756 0,4553288 0,222093 0,0081161 0,9705154

CR 756 2,545675 3,37839 0,4841099 56,35599

Nguồn: tính toán của tác giả Nhóm các công ty không có sở hữu nhà nước gồm 126 công ty với 756 quan sát, giá trị trung bình của GOI là 24,25% và của CCC là 117 ngày.

Có thể thấy lợi nhuận hoạt động gộp trung bình của nhóm các công ty không có sở hữu nhà nước cao hơn nhóm các công ty có sở hữu nhà nước, điều này có thể phần nào thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm các công ty

không có sở hữu nhà nước cao hơn nhóm các công ty không có sở hữu nhà nước, nhưng để tìm hiểu rõ tác động của CCC đến khả năng sinh lợi, tác giả tiến hành hồi quy với mô hình 5 bằng phương pháp GLS, kết quả như bảng 4.13 sau:

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy với biến giả STATE

Biến độc lập GOI

CCC -0,00011***

(-3,80)

STATE.CCC 0,0000769**

(1,96)

Size -0,0516378***

(-8,95)

DR -0,2325493***

(-13,50)

CR -0,004378**

(-3,30)

Cons 0,9517274***

(14,25)

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Các số trong ngoặc là chỉ số t- statistic.

(Nguồn: tính toán từ bộ số liệu) Kết quả cho thấy những công ty có sở hữu nhà nước có tỷ lệ tăng của lợi nhuận thấp hơn 0,0077% so với công ty không có sở hữu nhà nước khi giảm đầu tư vào vốn luân chuyển 1%. Cụ thể kết quả nghiên cứu cho thấy, khi mức đầu tư vào vốn luân chuyển giảm 1% thì lợi nhuận công ty sở hữu tư nhân tăng 0,011%, trong khi đó công ty sở hữu nhà nước chỉ tăng 0,0033%.

Theo nghiên cứu của Borisova, Brockman, Salas and Zagorchev (2012) thì công ty có sở hữu nhà nước thường thích quản lý bằng quyền lực chính trị hơn là quản lý theo cơ chế thị trường, giá trị công ty thường được đánh giá bằng thành quả chính trị hơn là thành quả tài chính. Họ thường có xu hướng đầu tư quá mức vào

tiền mặt để duy trì thanh khoản hơn là sử dụng tiền để đầu tư hay chia cổ tức. Một đặc điểm nữa của những công ty có sở hữu nhà nước là họ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài trợ hơn, ít bị các rào cản tài chính và chính phủ vẫn ngầm bảo vệ các công ty này khi có khủng hoảng (Faccio và cộng sự, 2006) vì vậy mà mối tương quan âm giữa mức độ đầu tư vào vốn luân chuyển và giá trị doanh nghiệp ở các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước ít biến thiên hơn các doanh nghiệp có tư nhân sở hữu hoàn toàn (Hamdi Ben-Nars, 2016). Tức là khi các công ty có sở hữu nhà nước có đầu tư quá mức vào vốn luân chuyển thì sẽ làm giảm lợi nhuận, tuy nhiên mức độ giảm sẽ nhỏ hơn mức độ giảm ở nhóm các công ty không có sở hữu nhà nước. Hơn nữa cũng theo Hamdi Ben-Nars (2016) thì ở nhóm các công ty có sở hữu nhà nước ngoài mẫu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông, còn xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông đại diện phần vốn góp nhà nước và các cổ đông khác và khả năng quản lý của các nhà quản trị thường yếu hơn vì vậy hiệu quả đầu tư vào vốn luân chuyển ở nhóm các công ty này không cao. Điều này cũng đồng nghĩa khi giảm mức đầu tư vào vốn luân chuyển thì lợi nhuận hoạt động có tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận tăng ở công ty có sở hữu nhà nước sẽ thấp hơn công ty sở hữu tư nhân và ngược lại. Vấn đề này đặt ra câu hỏi cho các nhà quản trị doanh nghiệp có sở hữu nhà nước làm sao để sử dụng hiệu quả hơn nữa vốn luân chuyển, để một đồng vốn luân chuyển tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Kết luận chung

Quản trị vốn luân chuyển như thế nào để hiệu quả, vừa đảm bảo được tính thanh khoản cho doanh nghiệp, vừa không giữ quá nhiều vào đó có thể làm tăng chi phí cơ hội đầu tư luôn là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị. Bài nghiên cứu này góp thêm một bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty. Khi quản trị vốn luân chuyển hiệu quả, thông qua giảm chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền mặt, tức là rút ngắn số ngày lưu chuyển của tiền mặt thì công ty sẽ có lượng tiền mặt để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác từ đó sẽ làm tăng khả năng sinh lợi.

Để có được chính sách quản trị vốn luân chuyển hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng đến tất cả các khâu từ quản trị các khoản phải trả, tồn trữ hàng tồn kho đến bán hàng thu tiền.

Quản trị chu kỳ tồn trữ hàng tồn kho: việc quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, nhờ có lượng dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn luân chuyển. Các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ kỹ thuật vào quản lý hàng tồn kho để đưa ra kế hoạch tồn kho hợp lý nhất, rút ngắn được thời gian hàng tồn kho mà không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Quản trị các khoản phải thu: trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu cho khách hàng nhờ đó có thể tăng lượng sản phẩm tiêu thụ góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên điều này có thể làm tăng thêm chi phí như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro. Theo kết quả bài nghiên cứu thì chu kỳ các khoản phải thu có ảnh hưởng nghịch biến với lợi nhuận hoạt động, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc lợi ích và chi phí của từng chính sách bán hàng để đưa ra được chính sách hợp lý nhất, vừa rút ngắn được thời gian khoản phải thu nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến sản lượng sản phẩm tiêu thụ.

Quản trị các khoản phải trả: việc này không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên duy trì một lượng vốn tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi việc thanh toán phải chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Để quản lý tốt các khoản phải trả, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải trả với khả năng tài chính của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. Doanh nghiệp cần rút ngắn chu kỳ các khoản phải trả để góp phần tăng khả năng sinh lợi.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước bài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp này thấp hơn các doanh nghiệp sở hữu tư nhân khi mức độ đầu tư vào vốn luân chuyển thấp hơn. Có nghĩa là các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước chưa quản trị vốn luân chuyển hiệu quả để góp phần tạo ra lợi nhuận. Điều này đặt ra cho các nhà quản trị cần chú trọng hơn vào việc quản trị vốn luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng mở rộng

Qua bài nghiên cứu tác giả xem xét mối quan hệ của quản trị vốn luân chuyển thông qua chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền mặt với khả năng sinh lợi của công ty. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những mặt của quản trị vốn luân chuyển, ngoài ra còn nhiều chỉ tiêu khác để đo lường hiệu quả của quản trị dòng tiền. Mặt khác, tác giả chỉ đưa vào bài các biến kiểm soát gồm quy mô công ty, hệ số thanh toán hiện hành, tỷ số nợ, tuy nhiên thực tế có thể còn nhiều biến ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể đưa thêm các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển và thêm các biến kiểm soát khác vào để xem xét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008. Phân tích tài chính, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.

Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014. Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 14 (24) - tháng 01-02/2014.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Azhar, N., & Noriza, M. (2010), “Working Capital Management: The Effect of Market Valuation and Profitability in Malaysia”, International Journal of Business and Management, 5 (11), 140- 147.

Banos-Caballero, S., García-Teruel, P.J., Martínez-Solano, P. 2012. How does working capital management affect the profitability of Spanish SMEs? Small Bus. Econ. 39, 517–529.

Banos-Caballero, S., García-Teruel, P.J., Martínez-Solano, P. 2014. Working capital management, corporate performance, and financial constraints. J. Bus. Res.

67, 332–338.

Ben-Nasr, H., Boubakri, N., Cosset, J.C.2015. Earning quality in privatized firms: the role of state and foreign owners. J. Account. Public Policy. 34.392-416.

Ben-Nasr, Hamdi (2016). State and foreign ownership and the value of working capital management. Journal of Corporate Finance. 41. 217-240.

Brewer, P.C., Speh, T.W., 2000. Using the balanced scorecard to measure supply chain performance. J. Bus. Logistics 21 (1), 75–93.

Borisova, G., Brockman, P., Salas, J.M., Zagorchev, A. 2012. Government ownership and corporate governance: Evidence from the EU. J. Bank. Finance. 36, 2917–2934.

Capkun, V., Hameri, A.P., Weiss, L.A., 2009. On the relationship between inventory and financial performance in manufacturing companies. Int. J. Oper.

Prod. Manage. 29 (8), 89–806.

Chahrumilind, C., Kall, R., Wiwattanakantang, Y. 2006. Connected lendings:

Thailand before the financial crisis. J. Bus. 79, 181–218.

Chatterjee (2010), Impact of Working Capital Management on the Profitability of the Listed Companies in the London Stock Exchange, http://papers.ssrn.com/sol3/ papers.cfm?abstract_id=1587429.

Chen, H., Frank, M.Z., Wu, O.Q., 2005. What actually happened to inventories of American companies between 1981 and 2000? Manage. Sci. 51 (7), 1015–1031.

Churchill, N.C., Mullins, J.W., 2001. How fast can your company afford to grow? Harvard Bus. Rev. 79 (5), 135–142.

Deloof, M. 2003. Does working capital management affect profitability of Belgian firms? J. Bus. Financ. Account. 30, 573–587.

Dong, Huynh Phuong & Jhy-tay Su (2010), “The Relationship between Working Capital Management and Profitability: A Vietnam Case”, International Research Journal of Finance and Economics, Issue 49, pp.59-67.

Ebben, J. J. & Johnson, A. C. (2011) Cash conversion cycle management in small firms: Relationships with liquidity, invested capital, and firm performance.

Journal of Small Business and Entrepreneurship, 24(3), 381-396.

Enqvist, Graham, & Nikkinen (2014), The Impact of Working Capital Management on Firm Profitability in different business cycles: Evident from Finland, http:// papers.ssrn.com/abstract=1794802.

Faccio, M., Masulis, R.M., McConnell, J.J. 2006. Political connections and corporate bailouts. J.Finance. 61, 2597–2635.

Fawcett, S.E., Waller, M.A., Fawcett, A.M., 2010. Elaborating a dynamic systems theory to understand collaborative inventory successes and failures. Int. J.

Logistics Manage. 21 (3), 510–537.

Garcia, Martins & Brandao (2011), The Impact of Working Capital Management upon Companies’ Profitability: Evidence from European Companies, FEP Working Papers, n.438, Nov. 2011.

Gill, A., Biger, N., Mathur, N., 2010. The relationship between working capital management and profitability: evidence from the United States. Bus. Econ. J.

(BEJ-10), 1–9, http://astonjournals.com/bejvols.html.

Lazaridis, I., & Tryfonidis, D. (2006). Relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange.

Journal of Financial Management and Analysis, 19(1), 26-35.

Mansoori, Dr Ebrahim and Muhammad, Datin Joriah, The Effect of Working Capital Management on Firm's Profitability: Evidence from Singapore (March 6, 2012). Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, Vol. 4, No.

5, September 2012.

Mathuva, D.M. (2009). ''The Influence of Working Capital Management Components on Corporate Profitability A survey on Kenyan Listed Firms", Research Journal of Business Management, Vol. 4(I), pp.1-1l.

Moss, J.D., & Stine, B. (1993). Cash conversion cycle and firm size: A study of retail firms. Managerial Finance, 19(8), 25-34.

Matluas Bernard Baveld. (2012). Impact of Working Capital Management on the Profitability of Public Listed Firms in the Netherlands during the Financial Crisis. University of Twente.

Nobanee H. and Alhaijaar M. (2011). A Note on Working Capital Management and Corporate Profitability of Japanese Firms. Available at SSRN:

http://ssr11.co111/absh·act= 1433243.

Raghavan, N.S., Mishra, V.K., 2011. Short-term financing in a cash- constrained supply chain. Int. J. Prod. Econ. 134 (2), 407–412.

Richards, V.D., Laughlin, E.J., 1980. A cash conversion cycle approach to liquidity analysis. Financial Manage. 9 (1), 32–38.

Shanna, A.K. and Kumar, S. Effect of Working Capital Management on Firm Profitability. Empirical Evidence from India. Global Business Review, Vol. 12 (1), 2011, pp.159-173.

Shleifer, A., Vishny, R.W. 1997. A survey of corporate governance. J.

Finance. 52, 737–783.

Shin, H.H. atid L. Soenen (1998), 'Efficiency of Working Capital and Corporate Profitability', Financial Practice and Education, Vol. 8, No. 2, pp. 37-45.

Stewart, G., 1995. Supply chain performance benchmarking study reveals keys to supply chain excellence. Logistics Inform. Manage. 8 (2), 38–44.

Swamidass, P.M., 2007. The effect of TPS on US manufacturing during 1991–1998: inventory increased or decreased as a function of plant performance.

Int. J. Prod. Res. 45 (16), 3763–3778.

Timme, S.G., Wanberg, E., 2011. How supply chain finance can drive cash flow. Supply Chain Manage. Rev. (January/February), 18–24.

Wort, D.H., Zumwalt, J.K., 1985. The trade discount decision: a Markov chain approach. Decision Sci. 16 (1), 43–56.

Các website tham khảo:

http://cafef.vn/

https://www.stockbiz.vn/

http://www.cophieu68.vn/

http://vietstock.vn/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A:

Bảng 4.2: Phân tích tương quan giữa các biến

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo OLS

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo REM

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo FEM

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

Bảng 4.8: Kết quả sử dụng phương pháp GLS khắc phục phương sai thay đổi

Bảng 4.9: Kết quả hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.10: Kết quả GLS khắc phục phương sai thay đổi và tự tương quan

Dokumen terkait