• Tidak ada hasil yang ditemukan

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ISO 9001

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 9001 lần đầu tiên vào năm 1987. Cho tới nay, ISO 9001 đã qua các kỳ sửa đổi, bổ sung vào các năm 1994, 2000, 2008 và cuối cùng là năm 2015 với phiên bản tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Phiên bản mới này nhấn mạnh cách tiếp cận quá trình kết hợp chu trình cải tiến PDCA và tư duy quản lý rủi ro, liên kết chặt chẽ với định hướng và chiến lược của tổ chức/doanh nghiệp.

Nhằm đưa ra tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với đặc thù của một số ngành, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và một số hiệp hội chuyên ngành đã ban hành một số tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng cho một số chuyên ngành như sau:

- ISO/TS 16949 – Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành ô tô và phụ tùng liên quan;

- ISO 13485 - Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành trang thiết bị y tế;

- ISO/TS 29001 - Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí;

- TL 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành viễn thông;

- AS 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng ngành chuyên hàng không vũ trụ.

2. Đối tƣợng áp dụng

ISO 9001:2015 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức/doanh nghiệp, không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

Tiêu chuẩn được sử dụng cho các mục đích chứng nhận, theo yêu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý hoặc đơn thuần là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

Lợi ích

ISO 9001:2015 đưa ra các chuẩn mực để xây dựng một hệ thống

quản lý chất lượng một cách khoa học để kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai lỗi, sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụ với chất lượng thỏa mãn các yêu cầu và mong đợi của khách hàng một cách ổn định. Những tổ chức/doanh nghiệp thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2015 có thể đạt được các lợi ích sau đây:

- Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc;

- Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc;

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức;

- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;

- Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm;

- Tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả;

- Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp...

Áp dụng

Quá trình triển khai ISO 9001:2015 đóng vai trò rất quan trọng để đạt được những lợi ích đầy đủ của hệ thống quản lý chất lượng. Để xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức cần triển khai theo trình tự 6 bước cơ bản sau đây:

Các bước này được cụ thể hóa qua 5 giai đoạn triển khai sau:

1. Giai đoạn chuẩn bị

- Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;

- Lập Ban chỉ đạo dự án ISO 9000 hoặc phân công nhóm thực hiện dự án (đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ);

- Bổ nhiệm/phân công Đại diện Lãnh đạo về chất lượng và thư ký/cán bộ thường trực (khi cần thiết);

- Tổ chức đào tạo nhận thức chung về ISO 9000 và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản;

- Đánh giá thực trạng;

- Lập kế hoạch thực hiện.

2. Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng

- Thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình trong hệ thống;

- Xây dựng hệ thống văn bản bao gồm:

• Chính sách, mục tiêu chất lượng;

• Sổ tay chất lượng;

• Các quy trình kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn khi cần thiết.

3. Triển khai áp dụng

- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy trình, tài liệu;

- Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận;

- Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.

4. Kiểm tra, đánh giá nội bộ

- Tổ chức đào tạo đánh giá viên nội bộ;

- Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ;

- Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá;

- Xem xét của lãnh đạo về chất lượng.

5. Đăng ký chứng nhận

- Lựa chọn tổ chức chứng nhận;

- Đánh giá thử trước chứng nhận (nếu có nhu cầu và khi cần thiết);

- Chuẩn bị đánh giá chứng nhận;

- Đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá;

- Tiếp nhận chứng chỉ ISO 9001.

Thông tin tham khảo

Theo thống kê của tổ chức ISO - ISO Survey of Certification 2016, công bố tháng 9/2017, tính đến 31 tháng 12/2016, ít nhất 1.106.356 chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp ở các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CHUYÊN