• Tidak ada hasil yang ditemukan

Tổ chức bộ máy kế toán

Dalam dokumen KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Halaman 41-44)

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN BẰNG TIỀN TRONG

1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống số kế toán vào công tác kế toán vốn bằng tiền

2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán

tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác địng nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

- Kế toán hàng tồn kho: Quản lý kiểm kê tình hình nhập – xuất – tồn của hàng hóa trong kho

- Kế toán TSCĐ – vật liệu, CCDC: Quản lý, kiểm kê, đánh giá TSCĐ của doanh nghiệp. Trích khấu hao tài sản cố định. Mở sổ theo dõi tình hình biến động TSCĐ. Ghi chép, phản ánh các số liệu tình hình nhập – xuất – tồn và mở sổ theo dõi vật tư, CCDC.

- Kế toán tiền lương, BHXH: hàng tháng căn cứ vào kết quả hoạt động của các phòng ban bộ phận và đơn giá tiền lương, hệ số cấp bậc của từng người lao động để tính thu nhập cho từng người. Tính tổng tiền lương, các khoản thu nhập khác của cán bộ công nhân viên chức và phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Tính và trích các khoản phải nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN).

- Kế toán thanh toán công nợ: Làm nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tình hình nợ của công ty. Xác định các khoản phải trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các công nợ của công ty khác đối với công ty mình. Kiêm nhiệm đòi nợ cho công ty.

- Kế toán vốn bằng tiền: Xử lý các phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền của công ty, gồm tính toán số liệu, xem xét chứng từ đủ điều kiện, đúng hay sai.

Sau khi xem xét hợp lý kế toán định khoản và hạch toán trên sổ.

2.1.4.2. Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tại Công ty:

Công tác kế toán tại công ty được thực hiện theo đúng chế độ kế toán của Bộ tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của Tập đoàn.

Công ty áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là: đồng Việt Nam (VNĐ).

Công ty áp dụng hệ thống kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 cuả Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chung

Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ

Phương pháp hạch toán HTK: phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ.

Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng (tuyến tính), tính khấu hao từng ngày theo thông tư 45/2013/TT – BTC của Bộ tài chính.

2.1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán:

Căn cứ vào các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính- kế toán hiện hành và đặc thù của doanh nghiệp. Công ty xăng dầu khu vực III áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản theo thông tư 200/2014/ TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính

2.1.4.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty:

Công tác kế toán tại công ty được thực hiện tuân thủ theo đúng chế độ kế toán của Bộ tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của Tập đoàn.

Hình thức kế toán hiện nay được áp dụng ở công ty là hình thức nhật ký chung. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung ở phòng kế toán tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức nhật ký chung tại công ty được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

Ghi chú

Phiếu thu, chi, giấy báo nợ, có…

Sổ nhật ký chung

Sổ cái TK 111, 112,113

Bảng cân đối SPS

Báo cáo tài chính

Sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết TGNH

Bảng tổng hợp chi tiết số phát

sinh Sổ quỹ

tiền mặt

 Quy trình hạch toán:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi… trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật kí chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để vào sổ cái các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì cùng với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh còn được ghi vào sổ chi tiết liên quan.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.

- Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung cùng kỳ.

2.1.4.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tại công ty.

Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu phản ánh trung thực, chính xác, phục vụ đầy đủ và kịp thời.

Bảo cáo định kỳ nhà nước Công ty phải nộp gồm:

- Bảng cân đối kế toán (B01 – DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (B09 – DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03 – DN)

- Các bảng kê khai thuế và nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước.

2.2. Thực trạng công tác vốn bằng tiền tại Công ty xăng dầu khu vực III

Dalam dokumen KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Halaman 41-44)