• Tidak ada hasil yang ditemukan

GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN ĐỎI số CỦA DOANH NGHIỆP

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN ĐỎI số CỦA DOANH NGHIỆP"

Copied!
7
0
0

Teks penuh

(1)

GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN ĐỎI số CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG

Phạm Tiến Đạt,

Viện Chiến lược và Chính sách tài chỉnh

Trần Thị Lụa, Nguyễn Thị Ngọc

Trường Đại học Tài chỉnh - Quản trị kinh doanh Ngày nhận bài: 12/04/2021

Ngày nhận bài sửa: 15/06/2021 Ngày duyệt đăng: 06/08/2021

Tóm tắt: Chuyển đổi số (CDS) đang là một đòi hỏi cấp bách, sống còn với các doanh nghiệp để tồn tại, phát triển, tăng sức cạnh tranh và bứt phả, nhất là trong bổi cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, đây là một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự thay đổi mang tính đột phá từ quan điểm của người đứng đầu, cẩu trúc, văn hoá và công nghệ của doanh nghiệp. Thực tế không nhiều doanh nghiệp thành công trong quá trình này. Bài viết tập trung làm rõ bản chất của CĐS trong doanh nghiệp, phân tích các rào cản, hạn chể và đề xuất một so giải pháp cho các doanh nghiệp.

Từ khóa: Chuyển đổi số, doanh nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0

SOLUTIONS FOR SUCCESSFUL ENTERPRISE'S DIGITAL TRANSFORMATION

Abstract:Digital transformation is an urgent and vital requirement for businesses to survive, develop, increase competitiveness and thrive, especially in the context of the strong industrial revolution 4.0. strong. However, this is a difficult process, requiring a breakthrough change from the point of view of the leader, the structure, culture and technology of the business. In fact, not many businesses are successful in this process. The article focuses on clarifying the nature of digital transformation in businesses, analyzing barriers and limitations and proposing some solutions for businesses.

Keyword: Digital transformation, enterprise, industrial revolution 4.0.

1. Khái quátvề CDS của doanh nghiệp 1.1 Khái niệm, nội dung của CĐS

Thuật ngữ CĐS (Digital Transformation) đã xuất hiện phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, tuy nhiên thuật ngữ này đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Gartner, “CDS là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới ”. Trong khi đó, theo trang Tech Republic, khái niệm CĐS là “cách sử dụng công nghệ để thực hiện Số 23 tháng 9 năm 2021

lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả hơn ”. Các khái niệm này nhấn mạnh đến công nghệ như là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tiến hành CĐS thành công. Đồng thời việc áp dụng các công nghệ số phải đạt mục tiêu tạo ra các giá trị mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức.

Dưới góc độ các doanh nghiệp vừa triến khai hoạt động CDS, vừa đào tạo CDS cho các doanh nghiệp. Microsoft cho rang: “CDS là việc tư duy lại cách thức các tô chức tập hợp 31 Tạp chí Tài chính- Quản trịkinhdoanh

(2)

mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giả trị mới”. Đối với FSI: “CĐS là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), ...thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty...”. Các khái niệm này nhấn mạnh đến sự thay đổi của mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh mới với nòng cốt là việc áp dụng các công nghệ mới cho phép giải quyết các công việc thường ngày (thu thập, xử lý thông tin; kết nối nội bộ doanh nghiệp và kết nối bên ngoài; tương tác với khách hàng, đối tác...) bằng cách thức hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian, chi phí.

Như vậy, tổng quát CĐS trong doanh nghiệp là tích hợp các giải pháp sổ vào cốt lõi của doanh nghiệp, thay đổi sâu sắc các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng và văn hóa tồ chức. Nó không chỉ tái tạo lại những phương pháp truyền thống mà còn có thế sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng những kỳ vọng thay đổi của thị trường. CĐS không chỉ là sự thay đổi trong các giải pháp công nghệ hay hoạt động của doanh nghiệp mà còn có thể là một sự thay đổi văn hóa to lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi lại toàn bộ tổ chức.

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng các nhà kinh tế, quản trị doanh nghiệp đều thống nhất một số quan điểm về CĐS trong các doanh nghiệp, bao gồm: (i) CĐS không đơn thuần chỉ là công nghệ, mà đó còn là cả quá trình sử dụng để tạo ra, sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa cũng như trải nghiệm khách hàng hiện có; (ii) CĐS phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đồng thời cần được thiết kế phù hợp với từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp; (iii) Công nghệ vốn dĩ vẫn chỉ là công cụ, nền tảng văn hóa mới là cốt lõi để CĐS của doanh nghiệp đi đến thành công;

(iv) ứng dụng chứ không chỉ là áp dụng, ứng

dụng công nghệ nhằm xác định công nghệ đó có thực sự phù hợp với bước phát triển của doanh nghiệp, do vậy cần một chiến lược CĐS đúng đắn.

Việc áp dụng CĐS được thực hiện ở hầu hết các khâu từ nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất, cung ứng, kết nối nội bộ và kết nối ngoài doanh nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang pháp triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (loT), điện toán đám mây (Cloud), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), công nghệ 5G...

thúc đẩy việc CĐS trong các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Các hoạt động từ việc được thực hiện thủ công, đòi hỏi sự tham gia của lao động trực tiếp đã chuyển sang được thực hiện bằng các phương tiện hiện đại, với sự hỗ trợ của máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể xử lý khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn.

Dựa trên CDS, các doanh nghiệp có thể tự động hóa các dự báo kinh doanh, như dự báo doanh số và ngân sách cũng như quản lý hàng tồn kho, giúp dễ dàng dự báo cho doanh nghiệp của mình bằng dữ liệu thời gian thực. Công nghệ số cũng có thể tăng hiệu quả trong việc quản lý và bảo trì tài sản; hay khả năng dự đoán nâng cao cho phép phân khúc thị trường lớn hơn và sự khác biệt về giá cả, đồng thời cho phép các doanh nghiệp có khả năng đổi mới và thích ứng với quy trình kinh doanh.

Trong tiếp thị và dịch vụ quảng cáo: hệ thống định giá và quảng cáo được cá nhân hóa và hệ thống dự đoán nhấp chuột, thông qua máy học (ví dụ: xử lý ngôn ngữ tự nhiên) sử dụng dữ liệu lớn (bài đãng trên mạng xã hội, đánh giá của người dùng, e-mail, điều hướng web...). Cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến thông qua thực tế tăng cường. Bên cạnh đó, việc trả lời điện thoại, email, tin nhắn tự động cũng được doanh nghiệp áp dụng, giúp tăng khả năng tiếp xúc với khách hàng và giảm chi phí nhân công.

Việc ứng dụng công nghệ số với tốc độ đường truyền nhanh hơn, dữ liệu chuyển tải cao Số 23tháng 9 năm 2021 32 Tạp chí Tài chính -Quảntrị kỉnhdoanh

(3)

hơn nhiều lần so với các công nghệ cũ có thể hỗ trợ các hoạt động xử lý dữ liệu, phục vụ việc ra các quyết định về quản lý, điều hành. Các công nghệ hình ảnh, video, phần mềm họp trực tuyến có thể thay đổi cách thức tổ chức các cuộc họp, kết nối thành viên, cách thức làm việc của người lao động trong doanh nghiệp.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỳ thuật, đòi hỏi từ cạnh tranh và từ nhu cầu của khách hàng cũng như từ nội tại hoạt động quản lý của doanh nghiệp, việc CĐS sẽ được tiến hành rộng rãi hơn, nhiều khâu hơn và với mức độ hoàn thiện cao hơn.

1.2 Vai trò của CĐS

CĐS là rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nó mang lại cho các tố chức cơ hội "mở ra nhiều tiềm năng hơn nữa ” bằng cách cho phép họ mở rộng quy mô hiệu quả, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí tối ưu hơn. Một số lợi ích căn bản mà CĐS mang lại cho doanh nghiệp:

a. Thông tin được cung cấp nhanh chóng, chỉnh xác, đầy đủ. Thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới như Bigdata, AI, Blockchain..., CĐS giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, việc xử lý số liệu diễn ra tự động, tốc độ và chính xác cao. Các doanh nghiệp có thể theo dõi tất cả các loại chỉ số, như hiệu quả của quy trình, tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều chỉ số khác... một cách dễ dàng.

CĐS không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu một cách trực quan và dễ dàng truy cập mà còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu được cung cấp đầy đủ, phù hợp. Điều này cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng hơn.

b. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết về dữ liệu lịch sử của khách hàng, bao gồm các tương tác, sở thích và mức độ tương tác giữa doanh nghiệp

và khách hàng. Hơn nữa, nhờ CĐS, việc phân tích dữ liệu này nhanh chóng nhằm cá nhân hóa trải nghiệm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

c. Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sự thúc đẩy CĐS đang tăng tốc trong một thế giới mà các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh về sự đổi mới, tốc độ và khả năng thích ứng.

Việc này giúp doanh nghiệp có lợi thế trên các khía cạnh: (i) nâng cao hiệu quả quản trị, tương tác trong nội bộ doanh nghiệp nhờ việc sử dụng các nền tảng quản trị doanh nghiệp tự động, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ tất cả các loại thông tin, tài liệu bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào;

(ii) tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động của mình, giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các dự án, công việc khác mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn.

CĐS tác động tích cực đến doanh nghiệp theo đó mang lại hiệu quả chung cho nền kinh tế. Khả năng tác động của CĐS đối với tăng trưởng GDP là rất lớn. Theo nghiên cứu năm 2017 của và IDG tại khu vực Châu Á - TBD năm 2017, các sản phẩm và dịch vụ số đóng góp 6% GDP, dự đoán, tỷ lệ này sẽ tăng lên 25%

vào 2019 và 60% vào 2021; CĐS thúc đẩy năng suất lao động tăng 15% năm 2017, dự kiến năm 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong 3 năm tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của CĐS tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Tốc độ CĐS tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ CĐS nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.

CĐS là quá trình tất yếu xảy ra, mang lại hiệu quả cao hơn, tính chuyên nghiệp được nâng cao hơn, và gây dựng nên chân kiềng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, CĐS cũng có thể mang lại Số23 tháng 9 năm 2021 33 Tạp chí Tàichính - Quảntrị kỉnhdoanh

(4)

những tác động không mong muốn cho các doanh nghiệp. Những hệ lụy đến từ môi trường số có thể kể ra như những chiêu trò lừa đảo, những chiến dịch áp đặt trên mạng. Bên cạnh đó, CĐS nếu không được hiện bài bản, phù hợp có thể dẫn đến những thiệt hại lớn về tài chính, tổ chức, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

2. Đánh giá CĐS tại các doanh nghiệp 2.1 Thựctrạng CĐS tại Việt Nam

Tại Việt Nam, CĐS doanh nghiệp là xu thế không thể đảo ngược, trong đó dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng đa dạng và chi phí để thu thập dữ liệu có ích cho doanh nghiệp giảm nhanh. Giáo sư Hồ Tú Bảo, thuộc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), cho rằng doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ không thể nói "không" với CĐS: "CĐS là con đường tất yếu,các doanh nghiệp cần hỉêu rõ và có chiên lược theo đuôi một cách cụ thế, cỏ sự đầu tư đủng đăn cho những công cụ quan trọng của CĐS như AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh.... Xu thế này tạo ra những thay đối quan trọng trong chuỗi giả trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tô chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại

và phát triển”.

CĐS đang được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau, đầu tiên là tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thương mại điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số... Tại các ngân hàng, hiện đã triển khai hệ thống core banking và app cho người dùng giúp khách hàng tham gia sâu vào quy trình kinh doanh của ngân hàng, và trong nhiều trường hợp, làm thay nhiệm vụ của nhân viên ngân hàng. Khách hàng có the tự thực hiện các nghiệp vụ như kiểm tra số dư, chuyến tiền, gửi tiết kiệm mà không cần đến chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ hoặc kinh doanh chuỗi đã triển khai app cho khách hàng, nhờ đó

khách hàng có thể tích điểm thành viên ở bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống cũng như chủ động chọn các chương trình khuyến mại của nhà cung cấp. Những doanh nghiệp lớn sở hữu hệ thống khách hàng lớn như VinGroup xây dựng những nền tảng quản lý khách hàng thống nhất như VinlD, giúp khách hàng tích họp và quản lý thông tin khi giao dịch với VinGroup ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán tiền điện, mua sắm tại Vinmart... Ở mức độ thấp hơn, nhiều doanh nghiệp từng bước ứng dụng các phần mềm quản lý vào các chức năng khác nhau như DMS ở Trapharco, Sohaco, phần mềm KPI ở Cityland, phần mềm quản lý sản xuất ở Hoya Việt Nam, bên cạnh phần mềm kế toán vốn đã phố biến ở hầu hết các doanh nghiệp.

Hoạt động CĐS tại các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù còn hạn chế, nhất là tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam cũng cho thấy, trên cả nước chỉ có 15% doanh nghiệp đang CĐS.

Trong khi, các doanh nghiệp lớn còn có bộ phận công nghệ thông tin, riêng doanh nghiệp nhỏ hiểu về công nghệ số đã là khó và hạn chế. Trong năm 2019, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để CĐS (10,7%) (Cisco, 2019).

Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của của CMCN 4.0 cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng CĐS của các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn, nhất là từ đầu năm 2020. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới (2020), tính đến tháng 10/2020, tỷ lệ các doanh nghiệp CĐS của Việt Nam đã tăng lên tới 58%, trước đó tính đến tháng 6.2020, có 48% doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển sang nền tảng số. Từ tháng 6 đến tháng 10.2020, tỉ lệ doanh nghiệp chuyển sang nền tảng số tăng lên thêm 10%.

2.2 . Một so rào cản, hạn chế trong quá trình CĐScủa các doanhnghiệp

Số 23 tháng 9 năm 2021 34 Tạp chí Tàichính - Quản trị kinh doanh

(5)

Để thành công trong CĐS, các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn và thực tế không nhiều doanh nghiệp vượt qua được. Theo báo cáo phân tích Công ty nghiên cứu thị trường McKinsey, trong số những doanh nghiệp được khảo sát, chưa tới 30% thành công trong quá trình CĐS. Đây là thực tế không mấy lạc quan, nhưng không ngạc nhiên bởi CĐS đòi hỏi đội ngũ quản lý phải đưa ra những quyết định táo bạo, mang tính đột phá. Điều quan trọng là không có một công thức, khuôn mẫu nào có thế đảm bảo sự thành công cho các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức đúng vai trò CĐS trong cuộc cách mạng lần thứ tư. Hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980- 1990. Bên cạnh đó, hoạt động CĐS của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều rào cản.

Theo báo cáo của Cisco (4/2019), thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỳ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số I (16,7%), thiếu tư duy kỳ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp I (15,7%),... Ngoài ra, CĐS tương đương với I việc thay đổi hầu hết các quy trình làm việc, văn i hóa và phương thức điều hành, việc thay đổi này cần bỏ ra một số vốn đầu tư lớn cũng như nguồn lực để hoàn thành. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp vẫn đang đắn đo việc chưa chắc chắn được kết quả sau khi áp dụng CĐS và những rủi ro nếu như thất bại.

Ngoài các yếu tố về công nghệ, các rào cản từ phía môi trường, doanh nghiệp còn gặp một số hạn chế trong quá trinh CĐS, nổi bật: (i) Số 23 tháng 9 năm 2021

thiếu một chiến lược kinh doanh cụ thể được định hình; (ii) không xuất phát từ nhu cầu, trải nghiệm thực tế trong nội bộ; (iii) không tìm hiểu trải nghiệm của khách hàng; (iv) không giải quyết ổn thỏa tâm lý chống đối CĐS của nhân viên; (iv) cơ cấu tổ chức cồng kềnh, ảnh hưởng đến tốc độ ra quyết định áp dụng và khả năng điều chỉnh, thay đổi cái mới.

3. Một số giảipháp

Khi thực hiện CĐS, các doanh nghiệp thường nhấn mạnh đến phần “số” hơn là

“chuyển đổi”. Tuy nhiên, với sự phân tích về nội dung của CĐS cùng với những hạn chế trong quá trình CĐS tại các doanh nghiệp, có thể thấy việc thất bại trong CĐS chủ yếu xuất phát từ việc các doanh nghiệp không có sự chuyển đổi hiệu quả, phù hợp, đôi khi tập trung quá nhiều vào việc tăng cường trang thiết bị hiện đại, nhưng chưa phù hợp điều kiện thực tế của doanh nghiệp, nhất là khía cạnh tài chính, nhân sự và khách hàng. Vì vậy, thay vì tập trung vào công nghệ, các nhà quản trị cần nên xem xét lại việc thiết kế tổ chức, xây dựng và chuẩn hoá các công cụ, quy trình, biểu mẫu. Để CĐS thành công, các doanh nghiệp cần tập trung vào các giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất, cần xãy dựng chiến lược CĐS.

Chiến lược CĐS là một bộ phận trong tổng thể chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đây là một trong các công cụ để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Như vậy, để thiết kế các hoạt động cụ thể trong CĐS cần có một chiến lược kinh doanh với những mô tả chi tiết, đặc biệt quan tâm đến nội dung định hướng khách hàng, hàng hoá và dịch vụ cung cấp, các mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới, đạt được. Đây là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược về chuyển đổi phù hợp, tránh lãng phí.

Khi doanh nghiệp đã xác định rõ lĩnh vực cần cải thiện cụ thể, đối tượng khách hàng nào sẽ hướng tới, mức độ cung cấp hàng hoá và dịch vụ như thế nào, doanh nghiệp sẽ có các khoản đầu tư đúng và trúng. Nếu tập trung vào tốc độ 35 Tạp chí Tài chính -Quản trịkinh doanh

(6)

đưa sản phẩm từ thiết kế đến khi tung ra ra thị trường, thì doanh nghiệp có thể áp dụng một công cụ công nghệ số cụ thể, chẳng hạn như công nghệ thiết kế ảo, sẽ giúp cắt giảm rất nhiều thời gian thiết kế cho doanh nghiệp.

Thứ hai, cần tìm hiểu sâu sac trải nghiêm của khách hàng. Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, lợi nhuận của doanh nghiệp có được dựa trên sự thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Khách hàng luôn là trung tâm cho mọi hoạt động, thay đổi của doanh nghiệp, CĐS cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đổ có một chiến lược CĐS thành công cần bắt đầu từ việc khảo sát, lắng nghe phản hồi của khách hàng về chất lượng hoạt động của tổ chức, các điểm mạnh và yếu của mình, cũng như nhu cầu và ưu tiên của khách hàng.

Dựa trên kết quả khảo sát khách hàng, các quy trình làm việc được số hoá phù hợp sẽ tăng hiệu quả hoạt động và trải nghiệm khách hàng.

Chẳng hạn, để rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho khách hàng, các ngân hàng thiết kế các ứng dụng để khách hàng có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch cần thiết (chuyển tiền, kiểm tra số dư, thanh toán các dịch vụ..).

Thứ ba, CĐS cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của nội bộ doanh nghiệp. CĐS phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp, cần phù họp với mục tiêu, năng lực và khả năng vận hành của người lao động trong doanh nghiệp. Việc khi bắt tay vào CĐS, không biết rõ cần phải làm gì, từ đâu nên có xu hướng thuê ngoài để rồi được tư vấn các giải pháp, công nghệ được áp dụng đại trà cho nhiều tổ chức khác sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí tốn kém, lãng phí.

Đồng thời cần giải quyết ổn thỏa tâm lý chống đối CĐS của nhân viên, cần để nhân viên hiếu, CĐS không mang đến sự sẽ đe dọa cho công việc của họ, thậm chí sẽ là cơ hội để nhân viên nâng cấp kỹ năng của mình để phù hợp với tổ chức, với thị trường trong tương lai.

Qua đó sẽ hạn chế được các hành vi chống đối từ nhân viên và tăng tính hiệu quả của CĐS.

Việc cần làm là để nhân viên tự đánh giá đóng

góp cụ thể của mình cho tổ chức, và sau đó sẽ nối kết sự đóng góp này với một cấu thành của quá trình CĐS, là cái mà họ sẽ đảm nhận sau này. Điều này làm cho nhân viên cùng kiểm soát được cách thức triển khai CĐS, và giúp họ cất cánh hơn nữa trong khuôn khổ công nghệ mới sẽ được áp dụng tại tổ chức như là kết quả của CĐS.

Thử tư, tập trung cơ cấu lại tồ chức theo hướng gọn nhẹ, ít khâu trung gian. Trên thực tế, cơ cấu tổ chức cồng kềnh, ảnh hưởng đến tốc độ ra quyết định áp dụng và khả năng điều chỉnh, thay đổi cái mới. Trong khi, CĐS là một quá trình nhiều rủi ro, với các thay đổi ban đầu chỉ là tạm thời và sau đó phải liên tục được điều chỉnh; các quyết định phải được đưa ra nhanh chóng; và tất cả các bộ phận trong tổ chức phải cùng tham gia. Do đó, cơ cấu tổ chức truyền thống với nhiều cấp trung gian, nhiều mối quan hệ sẽ là lực cản cho CDS.

Thứ năm, đầu tư phát triển các công nghệ phù hợp. Công nghệ là một phần quan trọng của CDS. CDS không thể thực hiện thành công nếu thiếu các công nghệ phù họp. Việc đầu tư các công nghệ cần dựa vào lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng, khả năng về nhân lực và tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh, việc đầu tư mua sắm, cần đào tạo, hướng dẫn người lao động nhất là bộ phận chính thực hiện các hoạt động liên quan đến CDS tại các doanh nghiệp.

Ket luận: Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cuộc CMCN 4.0, từ quá trình hội nhập và đặc biệt là từ tác động bởi đại dich COVID-19, CDS được xem là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tốc và phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong CDS, hiện các doanh nghiệp còn gặp phải các hạn chế dẫn đến giảm hiệu quả của CDS tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhở và vừa. Thời gian tới, đê hoạt động CDS diễn ra mạnh mẽ, hiệu quả Số 23 tháng 9năm 2021 36 Tạp chí Tài chính - Quản trịkinh doanh

(7)

hơn các doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng chiến lược CĐS dài hạn, đánh giá thực trạng nhu cầu của khách hàng, khả năng của doanh nghiệp cũng như cơ cấu lại tổ chức

của doanh nghiệp theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Đồng thời đầu tư, phát triển các công nghệ phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của doanh nghiệp./.

Tàiliệutham khảo

Bùi Thị Minh Hồng (2020), AI và tác động với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thời báo kinh tế Sài Gòn, tháng 2/2020;

Nguyễn Bích Lâm (2021), Áp dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, truy cập:

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Ap-dung-cong-nghe-so-nham-thuc-day-tang-truong-kinh- te/427005.vgp

Nhóm phóng viên (2020), Làm gì để doanh nghiệp chuyển đổi sổ thành công-, truy cập:

https://vneconomy.vn/de-doanh-nghiep-chuyen-doi-so-thanh-cong/;

OCD (2020), CĐS là gì - Bản chất của CĐS; truy cập: https://consulting.ocd.vn/chuyen-doi-so- la-gi-ban-chat/;

Cisco (2019), Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Số 23 tháng 9 năm 2021 37 Tạp chí Tài chính -Quảntrị kinh doanh

Referensi

Dokumen terkait

* Liên hệ: huongxuan_na@yahoo.com Nhận bài: 07–8–2018; Hoàn thành phản biện: 18–9–2018; Ngày nhận đăng: 07–3–2019 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC

- Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tƣơng ứng với mức thuế suất 25% sau khi thực hiện ƣu đãi miễn

Mặc dù trình độ sản xuất công nghiệp trong nước đã có sự tiến bộ, hàng công nghiệp dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa nhưng ở bức tranh tổng thể, những nhóm sản

Tạp chí Công nghệ ngân hàng | Tháng 10.2018 | Số 151 60 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH VI THAO TÚNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Tóm TắT: Bài nghiên cứu tìm

Lẽ ra trong khi trên thế giới bùng nổ tri thức và công nghệ, dòng đầu tư nước ngoài FDI vào nước ta khá nhiều, cùng với sự phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả là cơ

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cần lựa chọn hình thức thích hợp tuyên truyền, vận động để các chủ doanh nghiệp, các thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp nắm được

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có một số đặc trưng sau: Quy mô vốn không lớn và tiếp cận đến các nguồn vốn khó khăn do các quy định hiện hành; Phạm vi hoạt động trong nhiều lĩnh

Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện học kỳ doanh nghiệp của các bên tham gia Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát ý kiến của các bên liên quan sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp về