• Tidak ada hasil yang ditemukan

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA BỆNH NHI ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA BỆNH NHI ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2"

Copied!
8
0
0

Teks penuh

(1)

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA BỆNH NHI ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Dương Công Minh1, Huỳnh Thị Vũ Quỳnh2, Bùi Quang Vinh2

TÓM TẮT

Mục tiêu: o n n n n n n o n n o n n n 2 Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứ mô lo ca k o n n n n 60 ẻ o n (1 tháng - 15 ổ ) phòng khám ngo i trú khoa Thận - Nội Tiết, n n n 2. Dữ li u từ h ơ nh án lần nhập vi n ầu tiên, chỉ số nhân trắc ợc o c.

Kết quả: Tỷ l o n ăn eo ổ Type 1 (95%) cao ơn ype 2 (5%) T ể n (95,0%), ụ cân (91,7%), ốn n (86,7%) à ăn n yế (81,7%) là c ứn c ủ yế H A1c n ập n 12,5 ± 2,4%. Tỷ l nhẹ cân 1,7% ghi nhận chủ yếu ở nữ (3,1% nữ, 0% nam) và thấp cò là 18,3% cũn c ủ yếu ở nữ (21,9% nữ, 14,3% nam). Tình tr ng thừa cân là 20%, béo phì là 3,3% ghi nhận chủ yếu ở nam (thừa cân béo phì 25% nam, 21,9% nữ). Các sự khác bi t v chỉ số nhân trắc k ôn có ý n ĩa ống kê giữa hai giới (p >0,05).

Kết luận: G n ận n nặn kép n n y n n cũn n ừa cân, éo p ở ẻ o n ôn có k c ý n ĩa ốn kê ặc ểm n ân ắc ở ớ nam à nữ

Từ khoá: á o n , c ễ, c ứn lâm àn , c ứn cận lâm àn , n n n n , y n n , ừa cân, éo p

ABSTRACT

NUTRITIONAL CHARACTERISTICS OF OUTPATIENT CHILDREN WITH DIABETES IN CHILDREN HOSPITAL 2

Duong Cong Minh, Huynh Thị Vu Quynh, Bui Quang Vinh

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 111 - 118 Objective: Assessment of nutritional characteristics of children with diabetes mellitus in Children Hospital 2.

Method: This case-series study was conducted among 60 children with diabetes (1 month - 15 years) in outpatient clinic of Nephrology and Endocrinology department, Children Hospital 2. Data were obtained from first medical records. Anthropometry was determined.

Results: The incidence of diabetes increased with age. The prevalence of diagnosed type 1 diabetes was 95%, higher than that of type 2 diabetes (5%). Polyuria (95.0%), weight loss (91.7%), polydipsia (86.7%) along with overt hyperglycemia (81.7%) remain diagnostic hallmarks. HbA1c at first hospital admission was 12.5 ± 2.4%.

Acute malnutrition was 1.7% and chronic malnutrition was 18.3%. Acute and chronic malnutrition were more frequent among female patient (3.1% of female compared to 0% of male and 21.9% of female compared to 14.3%

of male, respectively). Rate of overweight were 20% and obesity were 3.3%. Male showed a higher overweight/obesity prevalence than female (25% compared to 21.9%). However, the difference was not statistically significant.

Conclusions: There was a double burden of malnutrition in children with diabetes. The difference of Anthropometry was not statistically significant.

1Khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP. Hồ Chí Minh.

2Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Tác gi liên l c: PGS.TS. Bùi Quang Vinh ĐT: 0903719200 Email: buiquangvinh@ump.edu.vn

(2)

Keywords: diabetes mellitus, demography, clinical features, para-clinical features, nutritional data, malnutrition, overweight, obesity

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất ở trẻ em với đặc trưng giảm insulin hoặc đề kháng insulin kèm với nhiều rối loạn chuyển hoá gây nhiều biến chứng cấp lẫn mạn tính. Đái tháo đường type 1 (ĐTĐ 1) là thể thường gặp nhất với tỷ lệ đang gia tăng trên toàn thế giới đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển(1). Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ 2) ít gặp hơn rất nhiều so với ĐTĐ 1 ở trẻ em, chủ yếu ở nhóm dân số nguy cơ cao như tiền căn gia đình, thừa cân, béo phì hoặc các hội chứng chuyển hoá đặc biệt(2,3). Tuy nhiên, tỷ lệ của ĐTĐ 2 hiện tăng dần, liên quan với thừa cân, béo phì trẻ em và ngày càng được nhìn nhận như một vấn đề cần báo động trong dân số.

Tình trạng tăng trưởng và phát triển kém hoặc thừa cân béo phì thể hiện qua các chỉ số nhân trắc trên nền tảng chế độ dinh dưỡng không hợp lý của bệnh nhi ĐTĐ gợi ý quá trình kiểm soát đường huyết kém đi kèm với nhiều biến chứng(4).

Nghiên cứu về đặc điểm ĐTĐ, tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ chủ yếu ở người lớn nhưng ít có nghiên cứu tương tự ở trẻ em.

Ch ng tôi thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm dinh dưỡng của bệnh nhi ĐTĐ điều trị ngoại tr tại V Nhi đồng 2 nhằm cung cấp tổng quan về các đặc điểm bệnh và đặc điểm dinh dưỡng của bệnh nhi ĐTĐ. Từ đó, cung cấp thêm d liệu nhằm ây dựng chương trình giáo d c dinh dưỡng, góp phần tối ưu hóa điều trị và chăm sóc bệnh nhi ĐTĐ.

ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Bệnh nhi ĐTĐ điều trị ngoại tr tại bệnh viện Nhi đồng 2 ( VNĐ2) từ 1 1 2 19 đến 30/04/2020.

Tiêu chuẩn nhận vào

Được chẩn đoán đái tháo đường đến khám tại phòng khám ngoại trú khoa Thận – Nội tiết

VNĐ2. Tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi. Đồng tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

Người đưa trẻ đến khám không biết rõ tình trạng bệnh l và dinh dưỡng của trẻ, trẻ bị chậm phát triển tâm thần, bị bệnh lý cấp cứu, bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý ngoại khoa, bệnh lý mạn tính như bệnh lý tim mạch, thận, hô hấp, chuyển hóa chưa kiểm soát, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa chưa được điều trị.

Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Mô tả hàng loạt ca.

Cỡ mẫu

Lấy trọn tất cả bệnh nhi ĐTĐ điều trị ngoại tr tại V Nhi đồng 2 từ ngày 1 1 2 19 đến 30/04/2020.

Phương pháp tiến hành

Dựa vào d liệu hồ sơ bệnh án của V Nhi đồng 2 cung cấp, chọn lọc tất cả bệnh nhi được chẩn đoán ĐTĐ (th a tiêu chuẩn nhận vào và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ). D liệu đặc điểm dân số tham gia nghiên cứu (giới tính, ngày sinh, địa chỉ, tiền căn gia đình), lâm sàng (ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều, s t cân nhanh), cận lâm sàng (đường huyết, pH máu, keton niệu, C-peptide, anti-GAD, ICA, HbA1c) được lấy trong hồ sơ bệnh án nội trú lúc nhập viện đầu tiên, chẩn đoán ác định đái tháo đường type 1 và 2 được lấy theo chẩn đoán ác định của hồ sơ bệnh án ngoại tr tính đến thời điểm khảo sát. Nghiên cứu viên khám và lấy các d liệu về nhân trắc vào ngày hẹn tái khám tại ph ng khám ngoại tr Thận – Nội tiết VNĐ2 ở tất cả bệnh nhi.

Đặc điểm nhân trắc được đo như sau:

- Trọng lượng cơ thể: dùng cân điện tử chia độ 0,1kg, cân vào buổi sáng, khi chưa ăn uống và đã đi đại tiểu tiện, đồng thời chỉ mặc quần áo tối thiểu nhất. Cân được điều chỉnh và kiểm tra

(3)

trước khi sử d ng. Trẻ đứng gi a bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều hai chân. Kết quả làm tr n đến ch số thập phân đầu tiên.

- Đo chiều cao đứng: Sử d ng thước gỗ ba mảnh không co giãn với độ chia 0,1cm, số đo ghi theo cm với 1 số lẻ. Trẻ đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo, gót chân, mông, vai, chẩm theo một tr c thẳng áp sát vào thước đo, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm song song mặt đất, hai tay buông theo hai bên thân.

Kéo chặn đầu của thước từ trên xuống, khi áp sát đầu, nhìn thẳng thước đọc kết quả. Với trẻ nh hơn 24 tháng cần đo chiều dài nằm. Thước đặt lên mặt phẳng nằm ngang. Tháo giầy dép, quần áo hay vật d ng ảnh hưởng đến việc đo chiều dài. Trẻ nằm trên ván thước đo, hướng mắt vuông góc với mặt thước. Người trợ giúp áp hai tai trẻ gi mắt hướng lên, đầu chạm đế thước. Người đo gi cho 2 chân trẻ thẳng, một tay áp sát thanh chặn vào 2 bàn chân. Đọc kết quả ghi số cm với 01 số lẻ thập phân.

Định nghĩa biến số

Các d liệu về nhân trắc ghi nhận được so sánh với tiêu chuẩn nhân trắc của WHO 2007:

- Nhẹ cân: cân nặng theo tuổi (WAZ) <-2 SD, - Thấp còi: chiều cao theo tuổi (HAZ) <-2 SD;

- Gầy còm: cân nặng theo chiều cao (WHZ)

<-2 SD;

- Thừa cân: BMIZ <-2 SD ở trẻ <5 tuổi, BMIZ

>1 SD ở trẻ ≥5 tuổi);

- Béo phì: BMIZ >3 SD ở trẻ <5 tuổi), BMIZ >2 SD ở trẻ ≥5 tuổi.

Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu khảo sát ử l bằng nthro và Anthro Plus tính toán được giá trị Z-score khi nhập chỉ số nhân trắc.

Số liệu ử l bằng SPSS 2 , .

iến định lượng trình bày trung bình ± độ lệch chuẩn (phân phối chuẩn) hoặc trung bị (khoảng tứ phân vị) (phân phối không chuẩn).

iến định tính trình bày tỷ lệ phần trăm.

Kiểm định t-student so sánh hai số trung bình. Kiểm định Chi-square so sánh hai tỷ lệ phần trăm (mức nghĩa p < , 5).

Y đức

Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP. HCM, số 325 ĐHYD-HĐĐĐ, ngày 10/6/2019.

KẾT QUẢ

Trong quá trình thu nhập số liệu, có 60 trường hợp được chọn vào nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nhân trắc. Chúng tôi tiến hành phân tích 60 trường hợp trên, không loại trừ trường hợp nào.

Đặc điểm dân số chọn mẫu

Bảng 1: Đặc ểm dân số chọn mẫu (n = 60)

Biến số Giá trị n (%)

Nam giới 32 (53,3%)

Tuổi (tuổi) 10,1 ± 3,5 tuổi*

Nhóm tuổi: < 3 tuổi 2 (3,3%) Nhóm tuổi: 3 – 5 tuổi 4 (6,7%) Nhóm tuổi: 5 – 10 tuổi 20 (33,3%)

Nhóm tuổi: > 10 tuổi 34 (56,7%) Tiền căn gia đình mắc đái tháo đường 11 (18,3%)

Dân tộc:Kinh 55 (91,7%)

Dân tộc:Hoa 2 (3,3%)

Dân tộc:Khmer 3 (5,0%)

Cư trú: Thành phố Hồ Chí Minh 20 (33,3%) Cư trú: Tỉnh khác 40 (66,7%) Người chăm sóc chính: Mẹ 48 (60%) Người chăm sóc chính: Ba 8 (13,3%) Người chăm sóc chính: Ông/Bà 2 (3,3%) Người chăm sóc chính: Anh/Chị 2 (3,3%)

* T n n ± ộ l ch chuẩn

Tỷ lệ n (53,3%) cao hơn nam (46,7%). Tuổi 10,1 ± 3,5 tuổi. Tỷ lệ mắc tăng theo tuổi. Nhóm 10 – 16 tuổi tỷ lệ cao nhất (56,7%). Tiền căn gia đình ĐTĐ là 18,3% (B ng 1).

Đặc điểm bệnh đái tháo đƣờng

Bảng 2: Đặc ểm b n o ng (n = 60)

Biến số Giá trị n (%)

Đái tháo đường type 1/type 2 57 (95%)/ 3 (5%) Tuổi h i ệnh (tuổi) 7,4 ± 3,9*

Kh i bệnh nhỏ hơn 10 tuổi 38 (63,3%) Số lần nhập viện (lần) 3,0 ± 1,2*

(4)

Biến số Giá trị n (%)

Tiểu nhiều 57 (95%)

Uống nhiều 52 (86,7%)

Sụt cân 55 (91,7%)

Ăn nhiều 35 (58,3%)

Tăng đường huyết >126mg/dl 49 (81,7%)

Toan chuyển hóa 25 (41,7%)

Keton niệu 30 (50%)

C-peptide <1,1ng/ml 46 (76,7%)

1,1 – 4,4ng/ml 9 (15%)

>4,4ng/ml 1 (1,7%)

Anti-GAD <30UI 49 (81,7%)

≥30UI 4 (6,7%)

ICA <1,25 OD 52 (86,7%)

HbA1c (%) 12,5 ± 2,4

* T n n ± ộ l ch chuẩn

ĐTĐ 1 cao hơn ĐTĐ 2 với tỷ lệ lần lượt là 95% và 5%. Tuổi khởi bệnh 7,4 ± 3,9 tuổi. Khởi phát bệnh khi nh hơn 1 tuổi chiếm 63,3%. Số lần nhập viện từ khi được chẩn đoán lần đầu cho đến ngày ph ng vấn 3,0 ± 1,2 lần. Triệu chứng lâm sàng ít nhất là ăn nhiều (58,3%) và nhiều nhất là tiểu nhiều (95,0%). Triệu chứng cận lâm sàng chủ yếu là tăng đường huyết (83,3%).

C-peptide <1,1 ng ml tỷ lệ 76,7%. nti – D

<3 U tỷ lệ 81,7%. C <1,25 OD tỷ lệ 86,7%.

HbA1c 12,5 ± 2,4% (B ng 2).

Đặc điểm nhân trắc

Bảng 3: Đặc ểm nhân trắc (n = 60)

Số lượng (%)

WAZ 0,19 ± 0,99*

Z < -2 SD 1 (1,7%)

Z ≥ -2 SD 26 (43,3%)

HAZ -0,68 ± 0,97*

Z < -2 SD 11 (18,3%)

Z ≥ -2 SD 49 (81,7%)

WHZ

Z < -2 SD 0 (0%)

Z ≥ -2 SD 8 (13,3%)

BMIZ 0,17 ± 0,81*

aBình thường 46 (76,7%)

bThừa cân 12 (20,0%)

cBéo phì 2 (3,3%)

WAZ: Weight for age Z score (tỉ số Z của cân nặng theo tuổi), HAZ: Height for age Z score (tỉ số Z của chi u cao theo tuổi), WH: Weight for height (cân nặng theo chi u cao),

BMIZ: Body mass index Z score (tỉ số Z của chỉ số khố cơ

thể theo tuổi)

a n ng: -2 SD ≤ MI Z- co e ≤ 2 SD (<5 ổi), -2 SD ≤ MI Z- co e ≤1 SD (≥5 ổi)

bThừa cân: BMI Z-score >2 SD (<5 tuổi), BMI Z-score >1 SD (≥5 ổi)

cBéo phì: BMI Z-score >3 SD (<5 tuổi), BMI Z-score >2 SD (≥5 ổi)

* Trung bình ± ộ l ch chuẩn

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 1,7%, suy dinh dưỡng thể thấp còi 18,3%. Tỷ lệ thừa cân là 20,0% và béo phì là 3,3% theo BMI/tuổi (B ng 3).

So sánh đặc điểm dinh dƣỡng giữa các nhóm bệnh nhi

Bảng 4: So n ặc ểm giữa giới nam và nữ (n=60)

Nam (n = 28)

Nữ (n = 32)

Giá trị p Tuổi (năm) 9,4 ± 3,8* 10,6 ± 3,2* 0,22 Thời gian bệnh (năm) 2,6 ± 2,4* 2,7 ± 2,4* 0,77 Tiền căn gia đình mắc

ĐTĐ 5 (17,9%) 6 (18,7%) 0,6

WAZ 0,50 ± 1,16* - 0,15 ± 0,69* 0,06 Z < -2 SD 0 (0%) 1 (3,1%)

Z ≥ -2 SD 14 (50,0%) 12 (37,5%) HAZ - 0,50 ± 1,07* - 0,84 ± 0,85* 0,29 Z < -2 SD 4 (14,3%) 7 (21,9%)

Z ≥ -2 SD 24 (85,7%) 25 (78,1%) WH

Z < -2 SD 0 (0%) 0 (0%) Z ≥ -2 SD 5 (17,9%) 3 (9,4%)

BMIZ 0,25 ± 0,97* 0,09 ± 0,64* 0,09 Bình thường 21 (75,0%) 25 (78,1%)

Thừa cân 5 (17,9%) 7 (21,9%) Béo phì 2 (7,1%) 0 (0%) Số li ợc biểu diễn ới d ng số l ợng (tỷ l %)

* Trung bình ± ộ l ch chuẩn

Giá tr p ợc tính từ kiểm nh t-student so sánh giá tr trung bình của tuổi, th i gian b nh, WAZ, HAZ, BMIZ.

Giá tr p tính từ kiểm nh Chi-square so sánh ti n căn a n ữa hai nhóm giới tính

Tỷ lệ nhẹ cân chủ yếu ở nhóm bệnh nhi n (3,1% n so với 0% nam) và thấp c i cũng ghi nhận chủ yếu ở nhóm bệnh nhi n (21,9% n so với 14,3% nam). Tình trạng thừa cân, béo phì ghi nhận chủ yếu ở nhóm bệnh nhi nam với tỷ lệ thừa cân béo phì là 25% cao hơn nhóm bệnh nhi

(5)

n là 21,9%. Các sự khác biệt về chỉ số nhân trắc, tuổi, thời gian bệnh và tiền căn gia đình đều không có nghĩa thống kê (p >0,05) (B ng 4).

So sánh đặc điểm đái tháo đƣờng giữa các nhóm bệnh nhi

Bảng 5: So n ặc ểm giữa nhóm thấp còi và bình ng (n = 60)

Thấp còi (n = 11)

Bình thường (n = 49)

Giá trị p Tuổi (năm) 11,8 ± 2,3 9,7 ± 3,7 0,06 Thời gian bệnh (năm) 2,0 ± 2,9 2,8 ± 2,3 0,31 Tiền căn gia đình ĐTĐ 1 (9,1%)* 10 (20,4%)* 0,67 Số li u d ng Trung bình ± ộ l ch chuẩn

* Số l ợng (tỷ l %)

Giá tr p ợc tính từ kiểm nh t-student so sánh giá tr trung bình của tuổi, th i gian b nh, Giá tr p tính từ kiểm nh Chi-square so sánh ti n căn a n ữa hai nhóm Bảng 6: So n ặc ểm giữa nhóm thừa cân béo p à n ng (n = 60)

Thừa cân béo phì (n=14)

Bình thường (n=46)

Giá trị p Tuổi (năm) 8,4 ± 2,5 10,6 ± 3,7 0,05 Thời gian bệnh

(năm) 2,3 ± 1,6 2,8 ± 2,6 0,46 Tiền căn gia đình

ĐTĐ 1 (7,1%)* 10 (21,7%)* 0,43 Số li u d ng Trung bình ± ộ l ch chuẩn;

* Số l ợng (tỷ l %)

Giá tr p ợc tính từ kiểm nh t-student so sánh giá tr trung bình của tuổi, th i gian b nh, Giá tr p tính từ kiểm nh Chi-square so sánh ti n căn a n ữa hai nhóm

Không có sự khác biệt có nghĩa thống kê gi a tuổi, thời gian bệnh và tiền căn gia đình gi a các nhóm bệnh nhi có chiều cao trong giới hạn bình thường với thấp còi, gi a nhóm bệnh nhi có BMI trong giới hạn bình thường và thừa cân béo phì (B ng 5, 6).

BÀN LUẬN

Đặc điểm dân số chọn mẫu

Trong nghiên cứu, tỷ lệ n cao hơn nam (N 53,3%, nam 46,7%). Kết quả tương đồng với SEARCH (2007) ghi nhận tỷ lệ n cao hơn nam 1,3 đến 1,7 lần, nhưng cũng khác với nghiên cứu của Duong PH (2020) không có sự khác biệt về giới(5), hay Tan MC (2014) cho tỷ lệ nam cao hơn

n (6). Dù ĐTĐ 1 được xem là bệnh tự miễn, xuất hiện nhiều ở n hơn cũng như đề kháng insulin kèm với bệnh lý tuyến giáp hoặc buồng trứng đa nang có thể gặp ở bé gái dậy thì, nhưng không có bằng chứng rõ ràng về sự khác biệt giới tính ở bệnh nhi ĐTĐ(7). Sự khác biệt về giới tính do đặc điểm dân số chọn mẫu.

Kết quả tuổi 10,1 ± 3,5 tuổi, ưu thế nhóm tuổi từ 1 đến 16 tuổi. Số bệnh nhi nh hơn 1 tuổi chiếm 43,3%. Tuổi bệnh nhi mắc ĐTĐ tăng dần theo tuổi với độ tuổi nh nhất trong nghiên cứu là 14 tháng và lớn nhất 14 tuổi. Độ tuổi phù hợp theo kết quả của nhóm nghiên cứu tại Rovner AJ (2012) (13,3 ± 2,9 tuổi)(8), Koontz MB (2010) (13,2 ± 3,9 tuổi)(9). Đặc điểm chung của các nghiên cứu trên là đều thực hiện lấy mẫu tất cả các bệnh nhi dưới 16 hoặc 18 tuổi, nhưng ưu thế vẫn là tuổi vị thành niên. Số bệnh nhi nh hơn 1 tuổi chiếm 43,3% của ch ng tôi tương tự với tỷ lệ trẻ dưới 10 tuổi chiếm 45% theo Dabelea D(10). Nhóm thành niên cao hơn các nhóm bệnh nhi khác do đây là một đỉnh tuổi của ĐTĐ 1 với đặc điểm kém tuân thủ điều trị và tiên lượng kiểm soát đường huyết kém, một phần do tâm lý mong muốn tách ra kh i sự kiểm soát của người chăm sóc dẫn đến tác động tiêu cực đến quá trình quản l ĐTĐ(11). Nghiên cứu chúng tôi thiết kế hẹn tái khám tập trung các đối tượng đã uất viện tại VNĐ2, đã có hồ sơ bệnh án với nhiều bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa, khó kiểm soát đường huyết, không thực hiện được lời khuyên tiết chế theo các phác đồ ĐTĐ là nh ng đặc điểm phổ biến ở độ tuổi vị thành niên nên tần suất tái khám cao và tỷ lệ cao hơn các nhóm tuổi còn lại.

ĐTĐ ở trẻ em có sự phân bố không đồng đều, với sự khác nhau về tỷ lệ bệnh và thành phần dân số mắc bệnh phản ánh sự khác biệt về chủng tộc, trình độ văn hóa của người chăm sóc, đặc điểm kinh tế xã hội. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhi sinh sống tại thành thị là 33,3%, có sự tương đồng nhiều nhất với nghiên cứu của nhóm tác giả Duong PH (2020) với tỷ lệ sống tại thành thị là 41,1%(5). Kết quả điều tra quốc gia về

(6)

tình hình ĐTĐ được tiến hành trên cả nước cho kết quả, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở vùng đô thị và khu công nghiệp là 4,4%, các vùng n i và đồng bằng ven biển lần lượt là 2,1% và 2,7%. Như vậy với tỷ lệ ĐTĐ sống ở khu đô thị và ngoài đô thị trên cả nước là 45,8% và 54,2%, kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu dịch tễ của Việt Nam về tình hình ĐTĐ.

Số bệnh nhi có tiền căn người thân trong gia đình mắc ĐTĐ chiếm 18,3% tương đồng với tác giả Xin Y (2010) ghi nhận tỷ lệ 20,2%(12).

Đặc điểm bệnh ĐTĐ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dân số tham gia

So sánh với một nghiên cứu dịch tễ của Rami‐Merhar (2020) ghi nhận ĐTĐ 1 là 94,2%, ĐTĐ 2 là 1,8% và 4, % là các thể ĐTĐ khác(13). Kết quả chúng tôi không ghi nhận các thể ĐTĐ khác nhưng kết quả cũng có sự tương đồng với tỷ lệ ĐTĐ 1 là 95% và ĐTĐ 2 là 5%. Nghiên cứu của nhóm tác giả Rami‐Merhar trên ghi nhận tỷ lệ thể ĐTĐ khác có sự tăng dần từ 1,8% lên 4%

trong 28 năm khảo sát và quy sự khác biệt đó cho sự phát triển về công nghệ đặc biệt là công nghệ gen với các xét nghiệm tầm soát thể MODY kèm theo nh ng hiểu biết ngày một rõ ràng về các thể bệnh ĐTĐ và sự xuất hiện các thể bệnh mới dẫn đến sự xuất hiện ngày càng tăng của các thể ĐTĐ đặc hiệu(13). Tuy nhiên, do tỷ lệ bệnh nhi có chẩn đoán ĐTĐ 1 và 2 trong nghiên cứu của chúng tôi vốn dựa chủ yếu trên hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt quan trọng, nhưng không có các ét nghiệm tầm soát bệnh lý di truyền. Vì vậy, có thể tỷ lệ ĐTĐ 1 và 2 chưa thật sự phản ánh chính xác tỷ lệ thật sự trong dân số ĐTĐ ở Việt Nam.

Đặc điểm tiểu nhiều và uống nhiều chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu của ch ng tôi với kết quả lần lượt là 95, % và 86,7% cũng như các triệu chứng cận lâm sàng bao gồm: tình trạng tăng đường huyết, nhiễm toan keton, toan chuyển hóa của chúng tôi có sự tương đồng với các nghiên cứu của nhóm tác giả Xin Y (2010)(12). HbA1c trong kết quả chúng tôi là 12,5 ± 2,4% tương tự với Ying 12,7 ± 2,5%(12).

HbA1c ở mức cao cho thấy nguy cơ bệnh lý tim mạch tăng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ âm tính với các kháng thể tự miễn khá cao so với các nghiên cứu khác, dù tỷ lệ ĐTĐ 1 của chúng tôi lên đến 95%. Các kháng thể tự miễn gây hủy hoại tế bào beta t y được dùng để chẩn đoán và định nhóm ĐTĐ cũng như tiên lượng bệnh. Kết quả âm tính cao của chúng tôi có thể giải thích do anti- D là dương tính chủ yếu ở nhóm bệnh nhân lớn và có kiểu gen HLA đặc thù cũng như tỷ lệ anti- D cũng có sự khác biệt nhiều gi a các nghiên cứu.

Đặc điểm nhân trắc dinh dƣỡng

Qua kết quả, chúng tôi ghi nhận xuất hiện gánh nặng kép trong nhóm dân số bệnh nhi tham gia nghiên cứu, bao gồm số bệnh nhi suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 18,3%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 1,7%; đồng thời tỷ lệ thừa cân là 20,0% và béo phì là 3,3% tính theo BMI/tuổi. ĐTĐ 1 thường đi kèm với tình trạng s t cân vào thời điểm chẩn đoán nhưng có hiện tượng tăng cân nhanh sau một thời gian khoảng 10 - 20 tuần sau điều trị do tăng cường ph c hồi dinh dưỡng bù trừ đối với sự giảm cân nhanh.

Có mối liên quan gi a tình trạng tăng cân đi kèm với thời gian khởi phát sớm của bệnh nhi sau 12 tháng kể từ lúc chẩn đoán. Nh ng lý do trên giải thích cho tình trạng thừa cân và béo phì xuất hiện trong nghiên cứu của chúng tôi theo BMI/tuổi lần lượt là 20% và 3,3% (tổng 23,3%) với tỷ lệ cao hơn dân số chung khi so sánh với một số nghiên cứu Lê Thị Kim Quý (2010) là 20,8%; Võ Thị Diệu Hiền (2008) là 8,3%(14). Sự cao hơn này được lý giải do kết quả góp phần của quá trình rối loạn chuyển hóa cũng như đề kháng insulin chứ không phải chỉ do tình trạng dinh dưỡng như dân số chung.

Để có sự so sánh rõ ràng hơn, ch ng tôi tiến hành so sánh các đặc điểm nhân trắc theo giới.

Suy dinh dưỡng chủ yếu ở n giới. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở n giới là 3,1% so với nam giới là 0%; thể thấp còi ở n giới là 21,9% so với nam giới là 14,3%. Tuy nhiên, sự khác biệt trên không có nghĩa thống kê (p >0,05) và kết

(7)

quả tương tự một số nghiên cứu của tác giả Bùi Quang Tâm (2012), Chhetri UD(2017)(15).

Đồng thời, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam (25%) nhiều hơn n (21,9%); không có sự khác biệt có nghĩa thống kê (p >0,05). Sự phân bố theo giới tính này có sự tương đồng với đặc điểm của một số nghiên cứu khác như của Võ Thị Diệu Hiền (2008), nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc (2 12). Như vậy, xét theo phân bố theo giới tính, đặc điểm rối loạn dinh dưỡng trẻ em của ch ng tôi cũng không có sự khác biệt với dân số chung.

Ƣu điểm và hạn chế

Nghiên cứu của chúng tôi có một số ưu điểm: Thứ nhất, đây là nghiên cứu mới tại Việt Nam có khảo sát đặc điểm dinh dưỡng ở bệnh nhi ĐTĐ cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hình dinh dưỡng, tăng trưởng ở bệnh nhi ĐTĐ, góp phần vào việc đưa ra các kiến nghị về dinh dưỡng ở trẻ em ĐTĐ. Thứ hai, d liệu về đặc điểm ĐTĐ, tình trạng dinh dưỡng góp phần ủng hộ kết quả nghiên cứu của các nhóm tác giả đi trước kèm theo cung cấp d liệu cho các nghiên cứu khác trong tương lai.

Nghiên cứu của chúng tôi có một số mặt hạn chế do cách lấy mẫu trọn ở nhóm bệnh nhi đã điều trị nội trú với cỡ mẫu tương đối thấp so với các nghiên cứu tương tự ở nước ngoài. Vì vậy, mẫu của chúng tôi vẫn chưa chưa khảo sát được nh ng trường hợp bệnh nhi ngoài cộng đồng đang điều trị tại các ph ng khám tư.

KẾT LUẬN

Qua phân tích 60 bệnh nhi ĐTĐ điều trị tại VNĐ2, được khảo sát dịch tễ, đặc điểm ĐTĐ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng dinh dưỡng, chúng tôi rút ra một số kết luận: Tỷ lệ ĐTĐ tăng theo tuổi; mẹ là người chăm sóc chính (6 %), trình độ người chăm sóc chưa tốt nghiệp phổ thông (55,9%); bệnh nhi ngoại thành chiếm 66,7%, và dân tộc Kinh chiếm 91,7%. Tỷ lệ ĐTĐ 1 (95%) cao hơn ĐTĐ 2 (5%). Tiểu nhiều (95, %), s t cân (91,7%), uống nhiều (86,7%) và tăng đường huyết

(81,7%) là các triệu chứng chủ yếu. HbA1c nhập viện 12,5 ± 2,4%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 1,7% và suy dinh dưỡng thể thấp còi là 18,3%. Thừa cân là 20,0% và béo phì là 3,3%. Không có sự khác biệt có nghĩa thống kê về đặc điểm nhân trắc gi a hai giới.

Kết quả này khẳng định lại giá trị của các nghiên cứu trước về sự xuất hiện gánh nặng kép suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì trong nhóm bệnh nhi ĐTĐ. D liệu thu nhận được góp phần hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng lưu hơn trong công tác điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pettitt DJ, Tanton J, Danelea D (2014). Prevalence of diabetes in U.S. youth in 2009: the SEARCH for diabetes in youth study.

Diabetes Care, 37(2):402-8.

2. Haller MJ, MA Atkinson, D Schatz. (2005). Type 1 Diabetes Mellitus: Etiology, Presentation, and Management. Pediatric Clinics of North America, 52(6):1553-1578.

3. Bế Thu Hà (2019). Nghiên cứu thực trạng bệnh ĐTĐ điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Cạn. Luận ăn Th c ĩ Y ọc, Đại Học Y Dược Thái Nguyên: Thái Nguyên.

4. Marcovecchio ML, Heywood JJN, Dalton RN (2014). The contribution of glycemic control to impaired growth during puberty in young people with type 1 diabetes and microalbuminuria. Pediatric Diabetes, 15(4): 303-308.

5. Duong PH, Vuong DV, Long KQ (2020). "Prevalence of Diabetes and Prediabetes among Children Aged 11-14 Years Old in Vietnam". Journal of Diabetes Research, https://doi.org/10.1155/2020/7573491.

6. Tan MC, NG OC, Wong TW (2014). The association of cardiovascular disease with impaired health-related quality of life among patients with type 2 diabetes mellitus. Singapore Medical Journal, 55(4):209-216.

7. Dabelea D, Mayer-Davis EJ, Saydah S, (2014). Prevalence of type 1 and type 2 diabetes among children and adolescents from 2001 to 2009. JAMA, 311(17):1778-1786.

8. Rovner AJ, Nansel TR, Mehta SN (2012). Development and Validation of the Type 1 Diabetes Nutrition Knowledge Survey.

Diabetes Care, pp.35.

9. Koontz MB, Cuttler L, Palmert MR (2010). Development and validation of a questionnaire to assess carbohydrate and insulin- dosing knowledge in youth with type 1 diabetes. Diabetes Care, 33(3):457-462.

10. Dabelea D, Bell RA, D'Agostino Jr RB (2007). Incidence of diabetes in youth in the United States. JAMA, 297(24):2716-24.

11. Chiang JL, Kirkman MS, Laffel LMB (2014). Type 1 diabetes through the life span: a position statement of the American Diabetes Association. Diabetes Care, 37(7):2034-2054.

12. Xin Y, Yang M, Chen XJ, (2010). Clinical features at the onset of childhood type 1 diabetes mellitus in Shenyang, China. J Paediatr Child Health, 46(4):171-175.

13. Rami‐Merhar , Hofer SE, (2 20). Time trends in incidence of diabetes mellitus in ustrian children and adolescents <15 years (1989-2017). Pediatric Diabetes, 21(5):720 - 726.

(8)

14. Võ Thị Diệu Hiền (2008). Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh từ 11 - 15 tuổi tại một số trường trung học cơ sở thành phố Huế. Y học Thực hành, 1:28 - 30.

15. Chhetri UD, Sayami S, Mainali P (2017). Nutritional Assessment of Under Five Children Attending Pediatric Clinic in a Tertiary Care Hospital in the Capital of Nepal. Journal of Lumbini Medical College, 5(2):49–53.

Ngày nhận bài báo: 10/11/2020

Ngày nhận ph n bi n nhận xét bài báo: 01/02/2021

ày à o ợc ăn : 10/03/2021

Referensi

Dokumen terkait

Nghiên cứu “Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 2020” được tiến hành nhằm đánh giá tình trạng SDDTC của

Việc tiến hành nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng tuân thủ điều trị và mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và sự hỗ trợ của xã hội bao gồm sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, nhân viên y