• Tidak ada hasil yang ditemukan

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN NHÀ MÁY ĐIỆN MỚI TỐT NHẤT

3.3. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả

Nhà máy Nhiệt điện than Cẩm Phả là đơn vị thành viên của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, nhà máy được đặt cạnh quốc lộ 18, cách thành phố Hạ Long 36km về phía Móng Cái, cách Cửa Ông 2km về phía Tây Nam, giáp với vịnh Bái Tử Long. Địa điểm cách trung tâm thị xã Cẩm Phả 8km, thuộc phường Cẩm Thịnh.

Khu đất này trước đây là bãi chứa than và cảng than.

Nhà máy nhiệt điện than Cẩm Phả với công suất 600MW (bao gồm 2 tổ máy với công suất mỗi tổ 300MW) được xác định là một hộ tiêu thụ than lớn, ổn định, tạo điều kiện cho các mỏ than ở khu vực này phát triển, áp dụng công nghệ mới để tận dụng lượng tài nguyên thiên nhiên là than cám xấu – cám 6 và than tận thu có nhiệt trị thấp, có hàm lượng lưu huỳnh cao để phát điện nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện về môi trường. Mặt khác, nhà máy còn tận dụng được cơ sở vật chất, công suất máy móc thiết bị hiện có của các mỏ than và các khu vực lân cận.

Khối than Cẩm Phả là một phần của bể than Quảng Ninh – nơi tập trung trữ lượng than Antraxit lớn nhất trong phạm vi toàn quốc. Đây cũng là một trong những

Hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Học viên: Đặng Khánh Linh – QTKD2010B

53 khu công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu than lớn nhất trong cả nước. Từ lâu ở đây đã hình thành đủ mạng cơ sở hạ tầng cho việc tiêu thụ than như: các cảng và bến rót than, mạng giao thông từ các mỏ ra cảng như đường ôtô, đường sắt. . . việc vận chuyển than nội bộ vùng Cẩm Phả chủ yếu sử dụng mạng lưới đường sắt, vận chuyển ôt ô chỉ trong phạm vi mỏ hoặc từ các mỏ ra ga đường sắt.

Than tận thu sau nhà sàng Cửa Ông và than tận thu từ các mỏ trong khu vực được tập trung tại nhà sàng Cửa Ông. Tại nhà sàng có bố trí một silo nhận than dung tích 100m3 để có thể tiếp nhận than sau nhà sàng bằng băng tải và than tận thu chở đến từ các mỏ bằng xe tải. Từ silo than này, than tận thu được đưa đến trạm tiếp nhận than trong hàng rào nhà máy. Để đảm bảo cấp than ổn định, nhà máy sử dụng đường ống vận chuyển than tận thu từ nhà sàng về nhà máy.

Nguồn than cung cấp từ các mỏ khu vực Cẩm Phả, lượng than này chủ yếu là than cám 5, cám 6, cám 6B với lượng than cấp chiếm 50% tổng lượng than tiêu thụ của nhà máy.

Từ các mỏ than trong khu vực, than được chuyên chở bằng ôtô đến kho than nhà máy hoặc đến trạm tiếp nhận đặt ngoài nhà máy và đưa về nhà máy bằng băng tải. Nhà máy có 2 phần tiếp nhận than: Trạm nhận than trong nhà máy gồm 2 phễu than có năng suất tiếp nhận mỗi phễu 120 tấn/giờ. Than từ trạm nhận than được đưa đến kho than khô hoặc đưa thẳng đến trạm nghiền than. Các tuyến vận chuyển than từ các mỏ than đến nhà máy:

Tuyến Cao Sơn – Mông Dương – Cửa Ông đảm nhận khối lượng vận chuyển than của các mỏ Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm và một phần than của mỏ Thống Nhất với năng lực thông qua 1,6 – 1,8 triệu tấn/ năm

Tuyến cọc 6 – cọc 4 – Cửa Ông có năng lực thông qua 4 – 4,5 triệu tấn/ năm (do có 3 trạm rót than là cọc 6A, cọc 6B và Đèo Nai (cọc 6C) và tuyến đường đôi

Hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Học viên: Đặng Khánh Linh – QTKD2010B

54 cọc 4 – Cửa Ông. Ngoài ra, cọc 6 sẽ huy động vận chuyển than của các mỏ Đông Cao Sơn, Đông Đá Mài và Tây Bắc Đá Mài.

Tuyến Thống Nhất - cọc 4 vận chuyển than của mỏ Thống Nhất, Lô Trí Tuyến Tây Khe Sim – Cọc 4 vận chuyển khối lượng than của mỏ Dương Huy Đá vôi: Chất lượng than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả có hàm lượng lưu huỳnh trong khoảng 0,35 – 0,5%. Với hàm lượng lưu huỳnh này không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về nồng độ SO2 trong khói thải ở miệng ống khói (500mg/m3). Đá vôi của mỏ Quang Hanh – Cẩm Phả có trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn với chất lượng tốt. Hai dãy núi đá vôi của khu vực này nằm xen kẽ song song với quốc lộ 18A tuyến Hạ Long – Cẩm Phả, thuận tiện cung cấp cho nhà máy. Đá vôi được vận chuyển vào kho chứa của nhà máy bằng ôtô.

Dầu FO: dùng cho nhà máy khi khởi động và đốt kèm khi phụ tải lò hơi <

70% phụ tải định mức là dầu FO loại số 2B theo TCVN 6239-2002. Dầu FO từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất được vận chuyển theo đường biển về cảng Cái Lân và từ cảng Cái Lân được vận chuyển bằng xe ôtô chuyên dụng về kho chứa của nhà máy.

Các thông số kỹ thuật chính:

TT Nội dung Thông số kỹ thuật

I Máy phát điện

1 Số lượng 1

2 Loại QFSN-340-2

3 Công suất tổ máy 340MW

4 Điện áp phát 20 kV

5 Cos 0,85

Hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Học viên: Đặng Khánh Linh – QTKD2010B

55

6 Số vòng quay 3000(vòng/phút)

7 Tần số 50Hz

8 Nhà cung cấp Harbin Electric Machinery

Co. Ltd II Lò hơi

1 Kiểu lò hơi:

Lò tầng sôi tuần hoàn (CFB), có bao hơi, tuần hoàn tự nhiên, có quá nhiệt

trung gian

2 Số lượng 2

3 Lưu lượng hơi (BMCR) 1.090 Tấn/h

4 Áp suất dòng hơi chính 17,65MPa

5 Nhiệt độ hơi bão hòa trong bao hơi 361,40C

6 Nhiệt độ hơi quá nhiệt 5410C

7 Hiệu suất lò hơi 86,90%

8 Nhiên liệu than tiêu thụ 90,39 tấn/h

9 Nhiệt độ không khí nóng 2810C

10 Nhiệt độ khói thải 123,90C

11 Nhiệt độ đầu vào nước cất 278,50C

III Tua bin

1 Số lượng 1

2 Công suất định mức (TMCR) 340MW;

Hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Học viên: Đặng Khánh Linh – QTKD2010B

56

3 Tốc độ định mức 3000 vòng/phút

4 Áp suất hơi mới (Trên van hơi chính HP) 16,7MPa

5 Nhiệt độ hơi mới 5380C

6 Tiêu thụ hơi định mức 1.034,62 tấn/h

7 Nhiệt độ nước làm mát tuần hoàn 30,50C

8 Lưu lượng hơi thoát xuống bình ngưng 604 tấn/h

9 Áp suất tuyệt đối bình ngưng 0,0704 kg/cm2

IV Tốc độ thay đổi phụ tải của mỗi tổ máy

1 Tốc độ giảm tải trung bình: 3 MW/phút.

2 Tốc độ tăng tải trung bình: 1,5 MW/phút.

Bảng 8: Thông số kỹ thuật chính của nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả

Thời gian để khởi động tổ máy và hoà đồng bộ vào hệ thống điện quốc gia kể từ khi ngừng máy như sau:

Tình trạng Thời gian ngừng Thời gian khởi động đến lúc hoà vào lưới Khởi động lạnh Thời gian ngừng trên 72 giờ 10 - 15 giờ Khởi động ấm Thời gian ngừng từ 8-48 giờ 6 – 10 giờ Khởi động nóng Thời gian ngừng < 8 giờ < 6 giờ

Bảng 9: Thời gian khởi động tổ máy và hòa đồng bộ vào hệ thống điện Nhà máy nhiệt điện than Cẩm Phả đã chính thức phát điện toàn nhà máy vào tháng 1 năm 2011.

Hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ Học viên: Đặng Khánh Linh – QTKD2010B

57 3.4. Tính toán giá hợp đồng và chi phí phát điện toàn phần trung bình của nhà