• Tidak ada hasil yang ditemukan

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ QUANG KIM, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI QUANG KIM, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tốc độ tăn trưởng kinh tế của xã bình quân đạt 17%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng.

- Cơ cấu lao động: Nông nghiệp chiếm 82,4%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 12,7%, thương mại, dịch vụ 4,9%.

- Sản xuất nông lâm nghiệp từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô vừa và nhỏ.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác hiệu quả những tiềm năng lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng, chế biển xay xát, chế biến gỗ,tạo dựng cơ sở cho sự đầu tư và phát triển các năm tiếp theo, giá trị sản xuất công nghiệp,

- Thương mại, dịch vụ tuy đã hình thành nhưng còn ở quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống dân cư, giá trị thương mại, dịch vụ năm 2016 ước đạt 8.25 tỷ đồng.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Kinh tế nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016 đạt 48.58 tỷ đồng, trong đó : Ngành nông nghiệp ước đạt 30.35 tỷ đồng, chiếm 62,47% , chăn nuôi ước đạt 12.55 tỷ đồng chiếm 25,88%, nuôi trồng thủy sản đạt 3,83%. Tổng sản lượng lương thực có đạt 3.149 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 619.3kg/người/năm.

Chăn nuôi: tổng đàn gia súc năm 2016 là 7.677 con, trong đó : đàn trâu 1.219con, đàn bò 116 con, đàn lợn 6.072 con, tổng đàn gia cầm khoảng 16.750 con.

Tốc độ phát triển đàn gia súc, gia cầm hàng năm bình quân đạt 3-4%.

Nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn xã năm 2016 là 47.01 ha, thu nhập bình quân đạt 80 triệu/ha, sản phẩm nuôi trồng thủy sản của xã chủ yếu là cá chép, các Chim trắng, các tra và tôm càng xanh…

Đánh giá kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 19%, các cây trồng vụ đông, vụ xuân và vụ hè thu đã đạt kêt quả cao.

Chăn nuôi, thủy sản phát triển ổn định, diện tích rừng được phát triển và bảo vệ tốt.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Trên địa bàn xã đang phát triển mạnh ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, bap gồm sản xuất gạch nung, khai thác cát sỏi, hiện tại có 03 doanh nghiệp và 23 hộ gia đình cá nhân tham gia vào lĩnh vực này bao gồm 25 lò gạch thủ công và 02 khu vực khai thác cát sỏi.

- Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 25 hộ kinh doanh dịch vụ xay xát, sửa chữa, sản xuất chế biến nông nghiệp và một số hàng hóa thủ công khác, tuy nhiên các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân địa phương, chưa hình thành thị trường tiêu thụ.

* Thương mại, dịch vụ

Hệ thống kết cấu hạ phục vụ cho phát triển xuất- nhập khẩu đã và đang trong giai đoạn hoàn thiện tại khu vực thương mại Kim Thành, đây là động lực thúc đẩy quan trọng cho phát triển kinh tế của địa phương trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, ngoài ra trên địa bàn xã cũng có 157 hộ cá thể và 03 tổ chức kinh doanh buôn bán

các mặt hàng nhu yêú phẩm và xăng dầu, trong đó có 01 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và 02 hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Dân số, lao động và thành phần dân tộc

Tổng lao động là 3.134 người, chiếm 61,63% tổng số nhân khẩu, cơ cấu lao động theo ngành nghề như sau:

Lao động nông nghiệp 2.582 người, chiếm 82,4%.

Lao động công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp là 398 người, chiếm 12,7%.

Thương mại dịch vụ 154 người, chiếm 4,91%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người/năm.

Lao động qua các hình thức đào tạo 1.200 lao động, chiếm 38,3%, lao động chưa qua các hình thức đào tạo1.934 lao động, chiếm 61,7%.

Với đặc điểm về dân số, cơ cấu và chất lượng lao động như trên, việc phát triển kinh tế của xã còn gặp những khó khăn nhất định đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đây là một vấn đề cấp thiết cần các cấp các ngành quan tâm đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn lao động thông qua các hình thức tập huấn và đào tạo nghề.

Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo

Theo kết quả điều tra đến cuối năm 2016 trên địa bàn xã còn 22 hộ nghèo chiếm 1,77%, đạt 125% so với mục tiêu đề ra, số hộ nghèo còn chưa thoát nghèo là do các nguyên nhân sau:

Thiếu lao động 08 hộ, bao gồm:

+ Người già không nơi nương tựa 02 hộ.

+ Người không có khả năng lao động sản xuất 06 hộ.

Do đông khẩu ăn theo và thiếu kinh nghiệm sản xuất 14 hộ.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn Thực trạng khu dân cư nông thôn

Hiện trạng trên địa bàn xã có 18 thôn, bản chia thành 11 cụm dân cư như sau:

Cụm số 1 bao gồm các thôn: Tà Trang, Cốc Mỳ.

Cụm số 3 thôn Làng San 2.

Cụm số 4 thôn Vĩ Kẽm.

Cụm số 5 thôn Làng Toòng.

Cụm số 6 gồm các thôn: Làng Quang, Kim Tiến.

Cụm số 7 gồm các thôn: An Thành, Đồng Quang (khu trung tâm xã).

Cụm số 8 thôn Kim Thành 2.

Cụm số 9 thôn Làng Hang.

Cụm số 10 thôn An Quang.

Cụm số 11 thôn Kim Thành 1.

Các cụm dân cư chủ yếu tập trung theo trục tỉnh lộ 156, ven suối Quang Kim và ven sông Hồng, nơi tập trung chủ yếu đất canh tác nông nghiệp, có 03 thôn, bản (Cốc Mỳ, Tả Trang thuộc cụm dân cư số 1), thôn Vĩ Kẽm thuộc cụm dân cư số 4 nằm cách xa khu trung tâm từ 4-6km thuộc vùng núi cao của xã Quang Kim.

Đường đất về mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của người dân như tuyến đường liên xã đi Cốc San qua thôn Vĩ Kẽm, tuyến đường đi Lang Hang, An Quang và 26,9km đường thôn xóm.

4.1.2.4. Lĩnh vực phát triển hệ thống thủy lợi

Trên địa bàn xã có 37 tuyến kênh mương thủy lợi và 5 phai đập đầu mối, năng lực tưới tiêu đảm bảo cho 85% diện tích đất lúa nước, hiện trạng hệ thống thủy lợi như sau:

Tổng chiều dài các tuyến thủy lợi là 20,92 km, trong đó:

+ Mương bê tông chiều dài 8,96km.

+ Mương xây chiều dài 6,81 km đã xuống cấp.

+ Mương đất chiều dài 5,15 km.

Cơ bản các tuyến mương được xây dựng từ những năm 2003 – 2006, hiện nay có 9 tuyến mương bị hỏng cần nâng cấp sửa chữa, 13 tuyến mương đất cần được bê tông hóa để nâng cao hiệu quả tưới tiêu cho sản xuất.

4.1.2.5. Hệ thống điện

Toàn xã có 07 trạm biến áp với tổng dung lượng 900 Kilô vôn am pe (KVA), tổng đường dây cao thế là 8,0 km, đường dây hạ thế 14,0 km, ngoài ra còn hệ thống đường dây do các hộ gia đình đóng góp để kéo điện về gia đình, cơ bản điện đảm bảo cho sinh hoạt đã cung cấp cho 99% số hộ gia đình, tuy nhiên hiện trạng hệ thống lưới và trạm biến áp có công suất nhỏ, tương lai không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

4.1.2.6 Lĩnh vực phát triển giáo dục, đào tạo

Hệ thống trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2015 – 2016, trên địa bàn xã có 04 trưởng, gồm 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học và 01 trường Trung học cơ cở, diện tích sử dụng là 3,57 ha, cơ sở vật chất, hệ thống lớp học, học sinh và giáo viên như sau:

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cả về số lượng và chất lượng, năm 2016 toàn ngành có 87 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó : Mầm non 21, tiểu học 40, trung học cơ sở 26, trình độ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% trở lên.

Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư cơ bản, bước đầu đáp ứng được nhu cầu cho công việc phát triển khối lượng và quy mô giáo dục.

Công tác giáo dục đã có nhiều tiến bộ, thực hiện chủ trương nói không với tiêu cực và bệnh thành tích do ngành giáo dục phát động vì vậy công tác Giáo dục : Công tác giáo dục đã có nhiều tiến bộ, thực hiện chủ trương nói không với tiêu cực và bệnh thành tích do ngành giáo dục phát động vì vậy công tác.

Cơ sở vật chất: từ năm 2010 xã vận động nhân dân xây dựng được 17/18 nhà văn hóa thôn kinh phí thực hiện: 850 triệu đồng. Trong đó Nhà nước hộ trợ: 340 còn lại nhân dân đóng góp, còn thiếu 01 nhà văn hóa thôn.

Nhà văn hóa và khu tập thể xã: hiện đang xây dựng 01 nhà văn hóa xã, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2017.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 4.1.3.1 Thuận lợi

Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân các dân tộc Quang Kim là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Tiềm năng đất đai tương đối lớn, các loại đất đa dạng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vì vậy có khả năng phát triển về nông, lâm nghiệp.

Là xã biên giứi giáp với Trung Quốc nằm trên trục tỉnh lộ 156 nối thành phố Lào Cai với trung tâm huyện lỵ, có cửa khẩu tiểu ngạch, gần khu thương mại Kim Thành có điều kiện rất thuận lợi cho việc trao đổi thông thương hàng hóa, phát triển các loại hình dịch vụ.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi dần tính chất của nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường.

Cơ sở hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế…đã được đầu tư cơ bản, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cho năng suất cao, các mô hình sản xuất được đẩy mạnh.

Hiện nay nhiều chương trình dự án đang được đầu tư, triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

4.1.3.2 Khó khăn

Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu nằm trên các khu vực núi cao, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác các loại đất này vào sử dụng cho các mục đích, mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ra hiện tượng lũ lụt cục bộ, xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Các ngành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địa phương như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, tiềm năng đất đia và lao động chưa được khai thác triệt để.

Do thị trường biến động thường xuyên về giá cả dẫn đến thu nhập của nông dân chưa thực sự ổn định.

Nội lực của xã còn hạn chế như : Tạo nguồn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn.

Trình độ cán bộ cơ sở chưa đồng đều về năng lực quản lý kinh tế, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

Chuyển dịch cơ cấu mạnh nhưng chưa đồng bộ, việc triển khai xây dựng một số công trình còn chậm. Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa thực sự nhịp nhàng trong giải quyết công việc. Việc nắm bắt các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên không đồng đều do một số nhân dân còn hạn chế về trình độ.

Một số bộ phận nhỏ nhân dân còn chưa có tư tưởng trông chờ vay lãi Nhà nước.

Trong những năm tới việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ đến tình hình sử dụng đất, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí sử dụng các loại đất trên địa bàn.

Dokumen terkait