• Tidak ada hasil yang ditemukan

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỐI TÁC TIN CẬY TOÀN CẦU NĂM 2019

N/A
N/A
Diệu Phan Thị

Academic year: 2024

Membagikan "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỐI TÁC TIN CẬY TOÀN CẦU NĂM 2019 "

Copied!
96
0
0

Teks penuh

(1)

TP. HỒ CHÍ MINH – 2020

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỐI TÁC

TIN CẬY TOÀN CẦU NĂM 2019

NGÀNH : KINH TẾ VẬN TẢI

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

Giảng viên hƣớng dẫn : T.S NGUYỄN VĂN HINH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƢƠNG LY

MSSV : 16H4010018

Lớp : KT16CLCA

Khóa : 2016 – 2020

(2)
(3)
(4)

LỜI CẢM ƠN ---

Để hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp thành công, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Văn Hinh – giảng viên hƣớng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành bài luận một cách tốt nhất.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Kinh tế vận tải biển, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ dạy và truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết và hữu ích trên ghế nhà trƣờng.

Tiếp đến, em xin cảm ơn Ban Giám Đốc của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu đã cho em cơ hội học hỏi làm việc và tiếp xúc với các anh chị trong Công ty – môi trƣờng thực tế hòa đồng và đoàn kết. Các anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ em có những trải nghiệm mới, kinh nghiệm mới, những kiến thức mới và các kỹ năng giao tiếp cần thiết trong cuộc sống ngay tại Công ty. Quan trọng hơn nữa là Công ty đã cung cấp các thông tin, tài liệu giúp em hoàn thành đƣợc bài khóa luận của mình.

Em xin kính chúc Quý thầy cô nhiều sức khỏe, luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của mình để cho ra nhiều thế hệ trẻ tài giỏi cống hiến cho xã hội.

Em cũng xin kính chúc Quý Công ty, đặc biệt là Ban Giám đốc nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.

(5)

LỜI CAM ĐOAN ---

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính bản thân tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả đánh giá trong đề tài này là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2020 Sinh viên thực hiện đề tài

Ly

Nguyễn Thị Hƣơng Ly

(6)
(7)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG ... i

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... iii

LỜI MỞ ĐẦU ... iv

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ...1

1.1. Khái niệm, tầm quan trọng, ý nghĩa của Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp: ...1

1.1.1. Khái niệm: ...1

1.1.2. Tầm quan trọng: ...1

1.1.3. Ý nghĩa: ...1

1.2. Khái niệm, tầm quan trọng, ý nghĩa của Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Logistics: ...2

1.2.1. Khái niệm: ...2

1.2.2. Tầm quan trọng: ...2

1.2.3. Ý nghĩa: ...3

1.3. Các tiêu chí đánh giá Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Logistics:...3

1.3.1. Sản lượng: ...3

1.3.2. Doanh thu: ...5

1.3.3. Chi phí: ...7

1.3.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: ... 10

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Logistics: ... 12

1.4.1. Các nhân tố chủ quan: ... 12

1.4.2. Các nhân tố khách quan: ... 14

1.5. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Logistics: ... 17

1.5.1. Phương pháp chi tiết: ... 17

1.5.2. Phương pháp so sánh: ... 18

1.5.3. Phương pháp thay thế liên hoàn: ... 21

1.5.4. Phương pháp số chênh lệch (Trường hợp liên hoàn): ... 24

1.5.5. Phƣơng pháp xác định MĐAH các nhân tố có quan hệ tổng với chỉ tiêu (Phƣơng pháp cân đối): 25 1.5.6. Phƣơng pháp chỉ số: ... 27

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐỐI TÁC TIN CẬY TOÀN CẦU... 28

2.1. Tên và địa chỉ Công ty: ... 28

(8)

2.1.1. Tên: ... 28

2.1.2. Địa chỉ:... 28

2.2. Quá trình hình thành và phát triển: ... 28

2.3. Chức năng và nhiệm vụ: ... 29

2.3.1. Chức năng: ... 29

2.3.2. Nhiệm vụ:... 29

2.4. Ngành nghề hoạt động kinh doanh: ... 30

2.5. Cơ cấu tổ chức: ... 31

2.5.1. Sơ đồ quản lý bộ máy của Công ty: ... 31

2.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng Phòng ban: ... 31

2.5.3. Cơ cấu nguồn nhân lực: ... 33

2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật: ... 35

2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp năm 2019: ... 38

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỐI TÁC TIN CẬY TOÀN CẦU NĂM 2019 ... 42

3.1. Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019: ... 42

3.1.1. Mục đích chung: ... 42

3.1.2. Ý nghĩa chung: ... 42

3.1.3. Bảng đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 43

3.2. Đánh giá tình hình sản lƣợng của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019: .... 46

3.2.1. Mục đích chung: ... 46

3.2.2. Ý nghĩa chung: ... 46

3.2.3. Bảng tình hình sản lƣợng theo nghiệp vụ kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 47

3.2.4. Bảng tình hình sản lƣợng theo thời gian của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 49

3.3. Đánh giá tình hình doanh thu của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019: ... 51

3.3.1. Mục đích chung: ... 51

3.3.2. Ý nghĩa chung: ... 52

3.3.3. Bảng tình hình doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 52

3.4. Đánh giá tình hình chi phí của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019: ... 55

(9)

3.4.1. Mục đích chung: ... 55

3.4.2. Ý nghĩa chung: ... 55

3.4.3. Bảng tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục chi phí của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 55

3.4.4. Bảng tình hình thực hiện chi phí quản lý của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 58

3.4.5. Bảng tình hình thực hiện chi phí theo yếu tố chi phí của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 61

3.5. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019: ... 64

3.5.1. Mục đích chung: ... 64

3.5.2. Ý nghĩa chung: ... 64

3.5.3. Bảng tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 65

3.6. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nƣớc của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019: ... 67

3.6.1. Bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019: ... 68

3.7. Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: ... 70

3.7.1. Ưu điểm: ... 70

3.7.2. Nhược điểm: ... 71

3.7.3. Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: ... 71

KẾT LUẬN ... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 78

PHỤ LỤC ... 80

(10)

i

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1

Bảng 2.1: Bảng cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy

Toàn Cầu năm 2018 - 2019 34

2

Bảng 2.2: Thống kê các hạng mục, các loại cơ sở vật chất của Công ty năm

2019 37

3

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 (Một số chỉ tiêu chính)

39

4 Bảng 3.1: Bảng đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 44 5 Bảng 3.2: Tình hình sản lƣợng theo nghiệp vụ kinh doanh của Công ty

TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 48

6 Bảng 3.3: Bảng tình hình sản lƣợng theo thời gian của Công ty TNHH Đối

Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 50

7 Bảng 3.4: Bảng tình hình doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh của Công ty

TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 53

8 Bảng 3.5: Bảng tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục chi phí của Công

ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 56 9 Bảng 3.6: Bảng tình hình thực hiệnc chi phí quản lý của Công ty TNHH Đối

Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 59

10 Bảng 3.7: Bảng tình hình thực hiện chi phí theo yếu tố chi phí của Công ty

TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 62

11 Bảng 3.8: Bảng tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công

ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 -2019 66

12 Bảng 3.9: Bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nƣớc của Công ty TNHH

Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 – 2019 69

(11)

ii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

1

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quản lý bộ máy của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy

Toàn Cầu 31

(12)

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

A/N Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

B/L Vận đơn đƣờng biển (Bill of Lading)

CP Chi phí

CPBH Chi phí bán hàng

CPHĐTC Chi phí hoạt động tài chính CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp D/O Lệnh giao hàng (Delivery Order)

DT Doanh thu

DV Dịch vụ

ETD Thời gian tàu khởi hành (Estimated time of departure) ETA Thời gian tàu đến (Estimated time of arrival)

GTGT Giá trị gia tăng HĐTC Hoạt động tài chính

HS Mã số hàng hóa

KH Kế hoạch

KPCĐ Kinh phí công đoàn

LN Lợi nhuận

MĐAH Mức độ ảnh hƣởng

N/C Nghiên cứu

OPS Nhân viên trực tiếp làm hàng

ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) trên doanh thu TNCN Thu nhập cá nhân

TNDN Thu nhập Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TTHQ Thủ tục hải quan

VC Vận chuyển

VCSH Vốn chủ sở hữu

(13)

iv

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài:

Nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là ngoại thƣơng – đóng vai trò hết sức quan trọng.

Hoạt động kinh doanh, trao đổi buôn bán với các nƣớc trên thế giới là không thể thiếu và nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia. Để giúp thƣơng mại Quốc tế đƣợc diễn ra thì mấu chốt không thể thiếu chính là ngành Logistics. Ngày nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu gửi hàng qua nƣớc ngoài ngày càng trở nên thƣờng xuyên hơn và kéo theo đó là sự nổi lên của ngành Logistics nên thị trƣờng thế giới nói chung và thị trƣờng Việt Nam nói riêng.

Đối với thị trƣờng Logistics tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay những doanh nghiệp có quy mô lớn xuất hiện rất nhiều trong ngành. Nhận thấy đƣợc thị trƣờng ngoại thƣơng đang từng bƣớc phát triển và sự khuyến khích của chính phủ mở cửa cho các quốc gia khác trên thế giới đƣợc tự do trao đổi thƣơng mại với Việt Nam, nó góp phần quan trọng và đã đẩy mạnh nền kinh tế nƣớc nhà. Từ đó, các công ty đa quốc gia hay các công ty lớn của các nƣớc bạn đã thâm nhập và đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam trong ngành dịch vụ Logistics.

Từ những yếu tố nêu trên và nhận thấy rằng đƣợc tính cấp thiết trong kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển, đặc biệt là kết quả hoạt động kinh doanh từ dịch vụ đó. Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu đã đƣợc hình thành và đóng vai trò trung gian trong giao thƣơng giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc cạnh tranh gay gắt cùng với sự non trẻ trong ngành. Công ty đã không thể nào tránh khỏi những thiếu sót và còn rất nhiều điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh khác. Vậy kết quả hoạt động kinh doanh – nó đánh giá rất cao sự nỗ lực, sự phát triển, sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Để từ đó có những biện pháp khắc phục đƣa hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một phát triển hơn. Chính vì lý do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích của đề tài:

- Đánh giá, tìm hiểu các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu.

- Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tƣợng nghiên cứu: Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu.

- Phạm vi nghiên cứu:

(14)

v

 Về nội dung: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu. Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty.

 Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu – Địa chỉ số: Lầu 5, 20 đƣờng Sông Thao, Phƣờng 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

 Về thời gian: Tất cả các số liệu trong đề tài đƣợc thu thập trong quá trình thực tập tại Công ty và số liệu đƣợc Công ty cung cấp trong khoảng thời gian từ năm 2018 – 2019.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:

- Phƣơng pháp thu thập số liệu:

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu, tôi đã dựa vào các số liệu thống kê của Công ty: Bảng báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo sản lƣợng, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo Quyết toán của Công ty. Ngoài ra, tôi còn sử dụng những kiến thức đã học ở Trƣờng cũng nhƣ ở môi trƣờng Thực tập, các tài liệu sách vở, những bài luận văn khác để tham khảo và kế thừa một cách logic và hợp lý trong quá trình thực hiện làm luận văn.

- Phƣơng pháp phân tích số liệu:

Trong bài luận văn, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích số liệu nhƣ phƣơng pháp so sánh, phân tích tỷ số, phƣơng pháp thống kê số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân,.. để hoàn thiện đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm.

5. Kết cấu đề tài luận văn:

Ngoài mở đầu và kết luận, thì nội dung chính của bài luận đƣợc chia làm ba chƣơng, cụ thể là:

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.

- Chƣơng 2: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu.

- Chƣơgn 3: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2019.

(15)

1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1. Khái niệm, tầm quan trọng, ý nghĩa của Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp:

1.1.1. Khái niệm:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả cuối c ng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã đƣợc thực hiện. Kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc biểu hiện bằng lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí hoặc lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí .

Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tƣ và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ, nhƣ:

chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhƣợng bán bất động sản đầu tƣ , chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.1.2. Tầm quan trọng:

Tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Cung cấp đƣợc những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phƣơng án kinh doanh, phƣơng án đầu tƣ có hiệu quả cao nhất.

1.1.3. Ý nghĩa:

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trƣờng, các Doanh nghiệp luôn quan tâm đến vấn đề làm nhƣ thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt nhất tối đa hóa lợi nhuận và tối

(16)

2

thiểu hóa rủi ro . Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận luôn phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, xem xét kinh doanh mặt hàng cần mở rộng, mặt hàng nào nên hạn chế để có thể đạt lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Nhƣ vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang những ý nghĩa cụ thể nhƣ sau:

Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế, để lựa chọn phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế,

Đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tức là doanh nghiệp đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về con ngƣời cũng nhƣ các nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động cũng nhƣ sản xuất kinh doanh.

1.2. Khái niệm, tầm quan trọng, ý nghĩa của Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Logistics:

1.2.1. Khái niệm:

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Logistics là kết quả cuối cùng về các hoạt động tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm giao nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hƣởng thù lao.

1.2.2. Tầm quan trọng:

- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm.

- Cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần.

- Nó có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế.

- Đóng vai trò là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế nhƣ cung cấp, sản xuất, lƣu thông phân phối, mở rộng thị trƣờng cho các hoạt động kinh tế.

(17)

3

- Cải thiện việc tối ƣu hóa chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện... tới sản phẩm cuối c ng đến tay khách hàng sử dụng.

- Đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động (sản xuất) kinh doanh.

1.2.3. Ý nghĩa:

Cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp khác thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Logistics mang những ý nghĩa cụ thể sau:

Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp Logistics, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế, để lựa chọn phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế,

Đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp Logistics. Một doanh nghiệp Logistics tạo ra lợi nhuận tức là doanh nghiệp đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về con ngƣời cũng nhƣ các nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động cũng nhƣ sản xuất kinh doanh.

1.3. Các tiêu chí đánh giá Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Logistics:

1.3.1. Sản lượng:

1.3.1.1. Khái niệm:

Đối với các doanh nghiệp vận tải biển thì sản lƣợng vận chuyển là kết quả kinh doanh chính của doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế có một quá trình sản xuất riêng biểu hiện ở kết quả về số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm, đối với bất kể ngành nào nó cũng có quá trình sản xuất đó là sự kết hợp giữa sức lao động, công cụ lao động tác động lên đối tƣợng lao động tạo ra sản phẩm.

Ngành vận tải cũng là một ngành sản xuất độc lập, nhƣng sản phẩm của ngành vận tải rất đặc biệt, sản phẩm tạo ra là sự dịch chuyển hàng hóa và hành khách trong không gian.

Sản phẩm vận tải cũng có đủ hai thuộc tính của hàng hóa đó là: giá trị và giá trị sản xuất, giá trị sử dụng đã tồn tại trong hàng hóa là đối tƣợng lao động của vận tải, còn giá trị hàng hóa đƣợc vận chuyển đã tăng thêm bằng phần giá trị của sản xuất vận tải cộng thêm vào.

(18)

4

Sản phẩm của vận tải có đơn vị đo riêng, đó là số tấn hàng hóa đƣợc dịch chuyển, đƣợc thông qua cảng, số tấn x km hàng hóa đƣợc luân chuyển, số tấn hàng hóa đƣợc xếp dỡ.

Chất lƣợng của sản phẩm vận tải cũng đặc biệt nó chính là sự phục vụ của ngành vận tải đối với ngành khác và sự thỏa mãn nhu cầu đi lại của con ngƣời. Cũng nhƣ mọi doanh nghiệp khác, sản lƣợng của doanh nghiệp vận tải là một chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là lƣợng hàng hóa mà doanh nghiệp đã vận chuyển đƣợc trong kỳ. Sản lƣợng của doanh nghiệp vận tải là chỉ tiêu cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác của quá trình sản xuất kinh doanh.

1.3.1.2. Các loại sản lượng dịch vụ của Công ty Logistics:

Sản lượng theo mặt hàng:

Vì mặt hàng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp kỹ thuật bảo quản hàng hóa trên tàu. Do vậy, nếu các mặt hàng biến động sẽ ảnh hƣởng đến tổng sản lƣợng của đội tàu. Cần chỉ rõ nguyên nhân từng mặt hàng biến động để đƣa ra giải pháp tăng sản lƣợng cho từng mặt hàng.

̅

̅

Sản lượng theo tuyến đường:

Do điều kiện hành hải của từng tuyến đƣờng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của con tàu (thủy triều, sóng, gió, bão, hải lƣu, bão tuyết, độ sâu của tuyến). Ngoài ra còn ảnh hƣởng đến luồng hàng vận chuyển trên tuyến đó, ảnh hƣởng bởi công tác tổ chức điều tàu vào tuyến, năng suất xếp dỡ trên tuyến. Do vậy, ta cần phân tích chi tiết sản lƣợng của từng tuyến để thấy đƣợc sự biến động là do nguyên nhân gì để đƣa ra giải pháp cho phù hợp nhằm phát triển sản lƣợng từng tuyến để tăng sản lƣợng cho toàn bộ đội tàu.

Sản lượng theo tàu:

Để đánh giá tình hình biến động của từng tàu là do nguyên nhân gì. Vì sản lƣợng theo tàu phụ thuộc vào tính năng kỹ thuật của tàu, tuổi tàu, trình độ thủy thủ thuyền viên,

(19)

5

mặt hàng chờ trên tàu, tuyến hàng hải) cần chỉ rõ sự biến động sản lƣợng từ tàu là do nguyên nhân gì để đƣa ra giải pháp phát triển sản lƣợng cho từng tàu. Từ đó làm tăng sản lƣợng cho toàn bộ đội tàu.

Sản lượng theo chiều hàng:

Vì chiều hàng sẽ ảnh hƣởng tới công tác tổ chức hoạt động thực hiện dịch vụ cảng đối với hàng xuất, nhập. Đồng thời ảnh hƣởng đến việc quy hoạch kho bãi sao cho phù hợp nhằm giải pháp tàu nhanh. Vì vậy, cần phải phân tích chi tiết theo chiều hàng để thấy đƣợc tỷ lệ hàng tới cảng giữa hai chiều hàng xuất nhập nhƣ thế nào để có kế hoạch phục vụ sao cho hiệu quả nhất.

Sản lượng theo thời gian:

Vì các khoảng thời gian trong năm ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của đội tàu do điều kiện thời tiết sƣơng m , bão, gió,.. ; có những mặt hàng bị ảnh hƣởng bởi mùa vụ, quan hệ cung cầu nên nhu cầu vận chuyển ở các thời kỳ trong năm khác nhau thƣờng phân tích chi tiết theo quý để thấy đƣợc sản lƣợng biến động là do nguyên nhân gì. Nếu nguyên nhân mang tính quy luật thì biện pháp đối ứng sao cho phù hợp.

Nếu nguyên nhân không mang tính quy luật thì cần phải đƣa ra biện pháp khắc phục.

Sản lƣợng theo các chỉ tiêu khai thác và sử dụng phƣơng thức vận tải:

̅ ̅ ̅ ̅ ̅ ̅ ̅

 ̅

 ̅

 ̅ (HL/ngày)

 ̅

 ̅ (TTT/chiếc)

 ̅

1.3.2. Doanh thu:

1.3.2.1. Khái niệm:

(20)

6

Doanh thu là toàn bộ tổng số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc trong quá trình sản xuất (hoạt động) kinh doanh do tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ hay lao vụ trong một khoảng thời gian xác định. Tùy theo từng loại hoạt động hoạt động kinh doanh mà doanh thu cũng đƣợc tính theo cách khác nhau.

1.3.2.2. Các loại doanh thu của Công ty Logistics:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chƣa thu đƣợc tiền).

Khối lƣợng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đƣợc tiêu thụ là khối lƣợng hàng hóa sản phẩm dịch vụ mà ngƣời bán đã giao cho ngƣời mua, đã đƣợc ngƣời mua thanh toán ngay hoặc cam kết sẽ thanh toán.

Giá bán đƣợc hạch toán: Là giá bán thực tế đƣợc ghi trên hóa đơn.

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:

Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh tổng số doanh thu của khối lƣợng hàng hóa đã đƣợc xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.

Doanh thu bán các thành phảm: Phản ánh tổng doanh thu của khối lƣợng thành phẩm, bán thành phẩm,... đã xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh số tiền đã nhận đƣợc và số tiền đã đƣợc ngƣời mua cam kết thanh toán về khối lƣợng hàng hóa đã cung cấp hoặc đã thực hiện.

(Tùy theo loại hàng và khả năng sale của từng nhân viên thì đơn giá bán sẽ khác nhau và doanh thu sẽ khác nhau).

- Doanh thu theo hoạt động tài chính: Là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động vốn liên doanh; hoạt động đầu tƣ mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ,...

(21)

7

- Doanh thu khác: Là các khoản thu nhập thuộc hoạt động từ dịch vụ khác của doanh nghiệp, gồm: hoạt động khai báo thủ tục hải quan; hoạt động bốc xếp hàng.

DT khác = DT khai TTHQ + DT bốc xếp hàng

= Số cont cần khai TTHQ x Đơn giá khai TTHQ mỗi cont + Số cont cần bốc xếp x Đơn giá bốc xếp mỗi cont

1.3.3. Chi phí:

1.3.3.1. Khái niệm:

Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền, hao phí vận tải và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan tới quá trình hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định.

Qua việc đánh giá tình hình thực hiện chi phí của một doanh nghiệp cho thấy ƣu nhƣợc điểm trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Tất cả ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình sử dụng các yếu tố lao động, vật tƣ, tài sản cố định và trình độ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật.

Vì thế việc theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh có những mục đích và ý nghĩa nhƣ sau:

1.3.3.2. Mục đích:

- Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành và tình hình chấp hành chế độ, chính sách trong việc chi tiêu của doanh nghiệp.

- Tìm các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình thực hiện chi phí và các nguyên nhân dẫn đến bội chi hay tiết kiệm chi phí.

- Việc nắm rõ đƣợc chi phí của một sản phẩm doanh nghiệp mới có thể quyết định có nên hạ thấp giá thành hay không, đồng thời đƣa ra các biện pháp hạ thấp giá thành giúp cho công tác lập dự toán chi phí kỳ sau tốt hơn.

- Phân tích chi tiết các chỉ tiêu chi phí nhằm mục đích cơ bản là tìm ra nguyên nhân gây biến động các nhân tố và từ đó dẫn đến biến động chi tiêu.

1.3.3.3. Ý nghĩa:

(22)

8

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với môi trƣờng và chính trị nhất định. Vì thế doanh nghiệp phải có kiến thức về thị trƣờng lẫn cả về giá cả. Phải luôn nắm rõ các yếu tố chi phí đầu vào cũng nhƣ các yếu tố chi phí đầu ra nhằm đạt đƣợc mục tiêu tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

- Đánh giá sự biến động chi phí hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận thức đƣợc các hoạt động phát sinh chi phí và triển khai các chi phí dựa trên hoạt động, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và đƣa ra quyết định hoạt động trong tƣơng lai.

Để đánh giá tình hình chi tiêu của doanh nghiệp ta phải tính toán các chỉ tiêu nhƣ: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lƣợng bội chi hay tiết kiệm tƣơng đối, bội chi hay tiết kiệm tuyệt đối và mức độ ảnh hƣởng đến tổng chi phí kỳ kế hoạch.

- Tính chỉ số doanh thu: Là một chỉ tiêu tƣơng đối, phản ánh kết quả thực hiện doanh thu giữa năm nay so với năm trƣớc hay thể hiện tốc độ tăng trƣởng của doanh thu năm nay so với năm trƣớc và đƣợc xác định bởi công thức sau:

- Bội chi (tiết kiệm) tuyệt đối: Mức bội chi hay tiết kiệm chi phí là phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện kế hoạch so với chi phí thực hiện, đƣợc tính trên cơ sở tỷ suất chi phí kế hoạch so với doanh thu thực hiện.

-

- Bội chi (tiết kiệm) tương đối (%):

-

(23)

9

- Mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí: Là tỷ số giữa chênh lệch hay bội chi (tiết kiệm) tuyệt đối và tổng chi phí kỳ kế hoạch.

1.3.3.4. Các phương pháp chi tiết phân loại chi phí kinh doanh của Công ty:

Theo tính chất hoạt động kinh doanh:

- Chi phí hoạt động kinh doanh

 Chi phí giá vốn hàng bán

 Chi phí hoạt động tài chính

 Chi phí bán hàng

 Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí khác

Phân theo khoản mục chi phí:

- Là những chi phí có cùng công dụng, địa điểm phát sinh chi phí.

- Tổng chi phí: Chi phí trực tiếp sản xuất, chi phí quản lý DN, chi phí bán hàng.

Trong đó:

 Chi phí trực tiếp sản xuất:

 Chi phí nhân công

 Chi phí BHXH, BHYT

 Chi phí khấu hao TSCĐ

 Chi phí nguyên, vật liệu

 Chi phí nhiên liệu

 Chi phí mua ngoài

 Chi phí quản lý DN

 Chi phí bán hàng:

 Chi phí bán hàng

(24)

10

 Chi phí khác

Theo nội dung kinh tế:

- Yếu tố chi phí là những chi phí có cùng tính chất, nội dung kinh tế.

 Chi phí lƣơng

 Chi phí BHXH, BHYT, BHTN

 Chi phí khấu hao TSCĐ

 Chi phí nguyên, vật liệu

 Chi phí nhiên liệu

 Chi phí khác bằng tiền

Theo sự phụ thuộc vào sự thay đổi của sản lượng:

- Chi phí cố định định phí): Là những chi phí hoặc ít phụ thuộc vào sự thay đổi của mức sản lƣợng.

- Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí thay đổi theo mức độ thay đổi của sản lƣợng.

Theo hao phí lao động xã hội:

- Chi phí lao động sống: Là chi phí b đắp cho ngƣời lao động tạo ra sản phẩm trong kỳ đó.

- Chi phí lao động vật hóa: Là nhƣng chi phí lao động đã kết tinh vào hiện vật hoặc dịch vụ ở thời kỳ trƣớc đó để tạo nên sản phẩm cho kỳ mà ta đang đƣợc nghiên cứu.

1.3.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:

1.3.4.1. Khái niệm:

Lợi nhuận của doanh nghiệp là hiệu số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lƣợng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

1.3.4.2. Mục đích:

- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và của toàn bộ công ty.

(25)

11

- Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ các hoạt động động khác.

- Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận.

- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.

- Xác định xu hƣớng phát triển cho doanh nghiệp trong tƣơng lai.

- Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc.

1.3.4.3. Ý nghĩa:

- Là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó phản ánh các mặt số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất nhƣ lao động, vật tƣ, tài sản cố định.

- Là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và công ty.

Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nƣớc thông qua việc đánh thuế lợi tức, trên cơ sở giúp cho Nhà nƣớc phát triển nền kinh tế xã hội.

Một mặt khác của lợi nhuận đƣợc để lại công ty nhằm thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống của các cán bộ công nhân viên.

- Là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích ngƣời lao động và các đơn vị ra sức phát triển hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Vì thế việc đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng, chỉ có qua đánh giá phân tích mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của công ty.

Tổng mức lợi nhuận là bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác.

(26)

12

1.3.4.4. Tỷ suất lợi nhuận:

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu: Phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ. Tỷ số này cho biết 1 động doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu ROS cao, công ty hoạt động hiệu quả.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản: Phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao kết quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lƣờng tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các chủ đầu tƣ.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Logistics:

1.4.1. Các nhân tố chủ quan:

Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trƣờng, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng đƣợc cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: tiềm năng về con ngƣời, sức mạnh về tài chính, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị công nghệ,

(27)

13

cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.

1.4.1.1. Tiềm năng về con người:

Con ngƣời là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong thời đại này, hàm lƣợng chất xám ngày càng cao thì trình độ chuyên môn của ngƣời lao động có ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là cán bộ quản lý.

Tiềm năng về con ngƣời thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hƣớng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hóa cao, lao đọng giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh,...

Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tốt từ khâu tuyển dụng đến việc đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý.

1.4.1.2. Sức mạnh về tài chính:

Khả năng tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục ổn định mà còn có thể đƣa ra những chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp mình. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong kinh doanh, khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.1.3. Các tiềm lực vô hình:

(28)

14

Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trƣờng, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hƣởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng. Trong mối quan hệ thƣơng mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, cũng nhƣ khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trƣờng kinh doanh,... Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng hay mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của ngƣời lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội.

1.4.1.4. Vị trí địa lý và cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng, nhà xƣởng, các thiết bị chuyên d ng,... Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng nhƣ lợi thế trong kinh doanh.

1.4.2. Các nhân tố khách quan:

Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thế kiểm soát đƣợc nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hƣớng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc các nhân tố này, xu hƣớng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc, đồng thời có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm để điều khiển theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hƣớng vận động của mình. Các nhân tố khách quan gồm có: Yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố kỹ thuật công nghệ, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh, ngƣời cung ứng.

(29)

15

1.4.2.1. Yếu tố chính trị và luật pháp:

Các yếu tố thuộc môi trƣờng chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hƣởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu,...

Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của môi trƣờng kinh doanh và ảnh hƣởng của nó đến doanh nghiệp nhƣ thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu đƣợc khi doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng.

1.4.2.2. Yếu tố kinh tế:

Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trƣờng, ngành hàng này nhƣng lại hạn chế sự phát triển của ngành hàng khác. Các yếu tố kinh tế ảnh hƣởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu d ng hay xu hƣớng phát triển của các ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm:

 Hoạt động ngoại thƣơng: Xu hƣớng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hƣởng đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng ƣu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn.

 Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hƣởng đến thu nhập, tích lũy, tieu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tƣ,...

 Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hƣởng đến vị trí vai trò và xu hƣớng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hƣớng phát triển của doanh nghiệp.

 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: Thể hiện xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

1.4.2.3. Các yếu tố văn hóa xã hội:

Có ảnh hƣởng lớn tới khách hàng cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lý, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Thông qua yếu tố này cho phép các

(30)

16

doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tƣợng phục vụ qua đó lựa chọn các phƣơng thức kinh doanh cho phù hợp.

Thu nhập có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lƣợng đáp ứng, nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trƣờng, các yếu tố về dân tộc, nền văn hóa phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

1.4.2.4. Yếu tố kỹ thuật công nghệ:

Ảnh hƣởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong thiết bị khả năng sản xuất sản phẩm với chất lƣợng khác nhau, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ.

1.4.2.5. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng:

Các yếu tố điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu, thời tiết ảnh hƣởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hƣởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hóa. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo ra cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tƣ, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thƣơng mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối,..

1.4.2.6. Yếu tố khách hàng:

Khách hàng là những ngƣời có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Khác hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tùy theo từng lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, tập quánn,... Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trƣng riêng biệt phản ánh quá trình mua sắm của họ. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.

1.4.2.7. Đối thủ cạnh tranh:

(31)

17

Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hƣởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh đƣợc thì mới có khả năng tồn tại ngƣợc lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trƣờng. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao tính năng động nhƣng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi.

1.4.2.8. Người cung ứng:

Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nƣớc mà cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp, ngƣời cung ứng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải nhỏ, điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lƣợng hàng hóa, giá cả, thời gian, địa điểm theo yêu cầu.

1.5. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Logistics:

1.5.1. Phương pháp chi tiết:

Chi tiết theo không gian:

Nhằm đánh giá tình hình biến động chỉ tiêu phân tích ở những không gian khác nhau, tìm ra nguyên nhân để đƣa ra bài học rút kinh nghiệm cho các không gian khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích, đánh giá.

Chi tiết theo thời gian:

Vì một số hoạt động kinh doanh chịu tác động bởi yếu tố thời gian trong năm: Thời vụ, điều kiện, thời tiết, khí hậu, quan hệ cung cầu trong năm.

Do vậy chi tiết chỉ tiêu phân tích đánh giá theo thời gian theo tháng, theo quý để phân tích chỉ ra đƣợc những nhân tố tác động mang tính quy luật hay không mang tính quy luật.

Nhân tố mang tính quy luật cần đƣa ra những biện pháp đối ứng sao cho phù hợp để khai thác hiệu quả nhất và hạn chế thiệt hại thấp nhất.

Những nhân tố không mang tính quy luật nếu là tiêu cực là phải khắc phục, nếu là tích cực thì phải phát huy.

(32)

18

Chi tiết bộ phận cấu thành:

Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận cấu thành, từng bộ phận lại biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh.

Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt đƣợc.

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích đánh giá mọi kết quả hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, phƣơng pháp chỉ tiêu có ba hình thức, các hình thức này bổ sung cho nhau.

Trong đánh giá muốn đạt yêu cầu toàn diện và triệt để ta cần sử dụng đồng thời cả ba hình thức này. Chỉ tiêu nghiên cứu càng đƣợc đánh giá nhiều, liên tục thì sự đánh giá càng sâu sắc và đầy đủ.

1.5.2. Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh, khi sử dụng phƣơng pháp này cần phải lƣu ý các nội dung sau:

1.5.2.1. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là:

- Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.

- Các tài liệu dự kiến nhƣ kế hoạch, định mức d ng làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra.

- Tài liệu của doanh nghiệp khác hoặc các tiêu chuẩn của ngành.

1.5.2.2. Điều kiện so sánh được:

Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu đƣợc sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau:

(33)

19

- Phƣơng pháp tính toán thống nhất.

- C ng đơn vị đo lƣờng.

- Tƣơng ứng khoảng thời gian tập hợp số liệu.

- Cùng nội dung phân tích.

1.5.2.3. Kỹ thuật so sánh:

So sánh bằng số tuyệt đối:

- Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lƣợng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Nó là cơ sở để tính toán các loại số khác.

- So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt đƣợc của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về quy mô, khối lƣợng của chỉ tiêu kinh tế nào đó.

So sánh bằng số tương đối:

- Phản ánh tốc độ biến động của chỉ tiêu phân tích:

 Số tƣơng đối nhiệm vụ kế hoạch:

 Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch:

 Số tƣơng đối động thái:

(34)

20

Là biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế của một khoảng thời gian nào đó. Nó đƣợc tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc.

Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài.

Nếu kỳ gốc liên hoàn sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời kỳ kế tiếp nhau.

 Số tƣơng đối định gốc:

Sự biến động chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau so với kỳ gốc cố định:

 Số tƣơng đối liên hoàn:

Cho thấy sự biến động chỉ tiêu kinh tế giữa các kỳ kế tiếp nhau.

 Số tƣơng đối hiệu suất:

 Số tƣơng đối tính theo chỉ số tính chuyển về cùng quy mô của các chỉ tiêu liên quan.

 Số tƣơng đối kết cấu:

Khi nào các nhân tố có mối quan hệ tổng:

(35)

21

Cho thấy vị trí, vai trò của từng bộ phận nằm trong tổng thể.

Kết cấu là tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trọng tổng thể hoặc quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận trong một tổng thể.

So sánh tƣơng đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận, chiếm trọng tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh xu hƣớng biến động bên trong của chỉ tiêu.

So sánh số bình quân:

- Số bình quân là số biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lƣơng của một tổng thể bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các bộ phận trong tổng thể nhằm khái quát chung đặc điểm chung của tổng thể. Số bình quân có nhiều loại: Số bình quân đơn giản, số tƣơng đối bình quân gia truyền.

- So sánh số bình quân cho phép ta đánh giá sự biến động chung về số lƣợng, chất lƣợng của các mặt hoạt động nào đó của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp.

- Số tƣơng đối bình quân đơn giản:

̅

- Số tƣơng đối bình quan gia quyền:

̅

1.5.3. Phương pháp thay thế liên hoàn:

1.5.3.1. Nội dung:

(36)

22

Phƣơng pháp thay thế liên hoàn là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lƣợt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định chỉ số của chỉ tiêu khi nhân tố thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính đƣợc và trị số của chỉ tiêu khi chƣa có sự biến đổi của nhân tố đó.

Các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu tổng thể bằng một phƣơng trình toán học Phƣơng trình kinh tế).

Khi tính mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố thì phải tính theo trình tự từ số lƣợng đến chất lƣợng, từ nguyên nhân đến kết quả.

Tổng đại số các nhân tố ảnh hƣởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc đối tƣợng phân tích).

1.5.3.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp liên hoàn:

Ưu điểm:

- Là phƣơng pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán.

- Có thể chỉ rõ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, qua đó phản ánh đƣợc nội dung bên trong của hiện tƣợng kinh tế.

Nhược điểm:

- Khi xác định ảnh hƣởng của nhân tố nào, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhƣng trong thực tế có trƣờng hợp các nhân tố đều c ng thay đổi.

- Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trƣờng hợp để phân biệt đƣợc nhân tố nào là số lƣợng và chất lƣợng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác.

Bƣớc 1: Phƣơng trình kinh tế:

Bƣớc 2: Đối tƣợng phân tích:

(37)

23

Bƣớc 3: Xác định mức độ ảnh hƣởng:

- Trình tự phân tích:

Bƣớc 4: Phạm vi sử dụng:

Khi các nhân tố có quan hệ chỉ tiêu phân tích là tích số, thƣơng số, vừa tích vừa thƣơng vừa tổng đại số.

Bƣớc 5: Tổng MĐAH các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

}

Gambar

2.5.1. Sơ đồ quản lý bộ máy của Công ty:
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH Đối Tác Tin Cậy Toàn Cầu năm 2018 - 2019
Bảng 2.2: Thống kê các hạng mục, các loại cơ sở vật chất của Công ty năm 2019
Bảng 2.3: Bảng tổng  hợp kết quả hoạt động  sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đối Tác  Tin  Cậy  Toàn Cầu năm 2018 –  2019 (Một số chỉ tiêu chính)
+7

Referensi

Dokumen terkait