• Tidak ada hasil yang ditemukan

BảntinnộibộQuýIV2016

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2017

Membagikan "BảntinnộibộQuýIV2016"

Copied!
38
0
0

Teks penuh

(1)

TẠP CHÍ XUẤT BẢN THEO QUÝ

BẢN TIN NỘI BỘ

PHỎNG VẤN

PGS. TS. Ngô Minh Thủy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Quý IV - 2016

TIẾP ĐÓN NGOẠI GIAO

KÝ KẾT HỢP TÁC

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

(2)

BAN BIÊN TẬP

CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN TS. Đỗ Tuấn Minh,

Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

ThS. Khoa Anh Việt, Giám đốc TT CNTT-TT&HL

BAN BIÊN TẬP

1.ThS. Vũ Văn Hải - Trưởng phòng CT&CTHSSV

2.ThS. Nguyễn Văn Đoàn, Chủ tịch Công đoàn

3. Nguyễn Lệ Thủy, TT CNTT-TT&HL

ThS. Khoa Anh Việt

LỜI MỞ ĐẦU

Vậy là đã đến những ngày cuối cùng của năm 2016. Trong 3 tháng vừa qua, cùng với sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã có những thành tích rất đáng tự hào. Trường đã tiếp đón nhiều phái đoàn ngoại giao, ký kết hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước, triển khai nhiều khóa đào tạo được đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động như chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày Nhà giáo Việt Nam... thể hiện rõ chính sách quan tâm, chăm lo đời sống cho cán bộ trong trường.

Với rất nhiều thông tin như vậy, Bản tin nội bộ quý IV 2016 ra đời là sự cần thiết để đúc rút lại những hoạt động nổi bật của Nhà trường trong thời gian qua, góp phần giúp các cán bộ hiểu rõ về tình hình phát triển của trường.

Xin kính chúc các quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và có một năm mới thành công!

Mục lục

1/Hoạt động nổi bật của lãnh đạo trường

2/Hoạt động hợp tác phát triển

3/Hoạt động chỉ đạo điều hành

4/Một số sự kiện nổi bật của trường

5/Một số sự kiện nổi bật của các đơn vị

6/Một số hoạt động trọng tâm trong quý I/2017

4

10

16

21

26

37

Giới thiệu

(3)

Phó Hiệu trưởng Ngô Minh Thủy: Người thành công là người làm được những điều mình muốn làm!

Hãy cùng trò chuyện với PGS.TS. Ngô Minh Thủy – Phó Hiệu trưởng để biết thêm nhiều điều về bản thân cô cũng như Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của Nhà trường.

Nhằm cụ thể hóa sứ mệnh của Khoa cũng như của trường, trong thời gian vừa qua, Khoa Sau Đại học đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho học viên và nghiên cứu sinh học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ.

Khoa Sau Đại học tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ học viên và nghiên cứu sinh

Cô Phan Thị Nguyệt Hoa: Cơ duyên, nỗ lực và nghề giáo viên

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội quy tụ rất nhiều thầy cô giỏi, có cả tâm với nghề và tình với sinh viên. ULIS Media trân trọng giới thiệu đôi nét với quý độc giả về một trong hai Phó Giáo sư mới nhất của trường là PGS. TS. Phan Thị Nguyệt Hoa.

Hãy cùng ULIS Media “dạo một vòng” và tìm hiểu về cảm nhận thầy cô trong mắt một số sinh viên là như thế nào nhé!

Góc nhìn sinh viên: Bạn nhớ gì nhất về các thầy cô ULIS?

Trang 8

Trang 19

Trang 33

Trang 35

ThS. Khoa Anh Việt

Giới thiệu

2

3

(4)

Sự kiện

4

1.1 Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh thăm và làm việc tại Trường Đại học

Ngoại ngữ Wenzao, Đài Loan

Nhận lời mời của bà Shieu-ming Chou, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Wenzao, Đài Loan, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã bắt đầu chuyến thăm và làm việc chính thức tại trường trong 2 ngày từ 15-16/10/2016.

Buổi hội đàm đã diễn ra trong không khí thân mật, cởi mở và đạt được nhiều sự nhất trí cao giữa lãnh đạo hai bên. Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh nhấn mạnh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn coi trọng và mong muốn quan hệ hợp tác với Trường Đại học Wenzao trở thành quan hệ đối tác chiến lược, thể hiện bằng việc hợp tác trong một số lĩnh vực như: bồi dưỡng năng lực và phương pháp dạy học ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, đào tạo Sau Đại học, thiết kế và sản xuất bài giảng online, phát triển E-learning, trao đổi sinh viên và phái cử giảng viên, tổ chức hội nghị và hội thảo khoa học quốc tế.

Hiệu trưởng cho rằng kết quả hợp tác giữa hai trường trong 10 năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự hợp tác này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của hai bên. Do đó, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Ngoại ngữ Wenzao cần đẩy mạnh thêm các hoạt động hợp tác trong thời gian tới.

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Wenzao Shieu-ming Chou nhất trí với quan điểm này, đồng thời đánh giá cao nỗ lực hợp tác của Trường Đại học Ngoại ngữ trong thời gian qua. Bà cũng cho rằng hợp tác trao đổi sinh viên-giảng viên, phối hợp tổ chức hội nghị khoa học, hội thảo quốc tế, các khoá bồi dưỡng không nên chỉ bó hẹp ở địa hạt Tiếng Trung mà nên mở rộng sang các ngôn ngữ khác. Hai trường đều đào tạo nhiều ngôn ngữ chung nên có rất nhiều cơ hội để hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Xem thêm tại đây

(5)

Xem thêm tại đây

Ngày 16/11/2016, TS. Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi tiếp và làm việc với bà Diane Millar -Giám đốc Văn phòng Tiếng Anh Khu vực (RELO), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Bà Diane Millar - Giám đốc RELO, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã có mối quan hệ rất thân thiết với Trường Đại học Ngoại ngữ. Trong nhiều năm, bà Diane và những cộng sự đã tiến hành các hoạt động giúp đỡ công tác đào tạo tiếng Anh ở Trường Đại học Ngoại ngữ cũng như tại Việt Nam.

Trong buổi đón tiếp, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh cảm ơn sự giúp đỡ của bà Diane Millar trong thời gian vừa qua. Sự đóng góp của bà trong động đào tạo và giảng dạy tiếng Anh của trường là rất lớn. Do đó, ông hy vọng bà sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động ủng hộ Nhà trường.

Bà Diane Millar cũng cảm ơn Trường Đại học Ngoại ngữ đã đón tiếp chu đáo và khẳng định sẽ tạo điều kiện tối đa giúp đỡ Nhà trường với cương vị là Giám đốc Văn phòng Tiếng Anh Khu vực. Hiện tại, tổ chức đã hợp tác với Trường Đại học Ngoại ngữ thông qua các hoạt động như cung cấp giáo viên tiếng Anh trình độ cao, cung cấp tài liệu học tập...

1.2 Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh

tiếp Giám đốc Chương trình Hòa

bình Hoa Kỳ

Xem thêm tại đây

1.3 Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh tiếp

đón bà Diane Millar, Đại sứ quán

Hoa Kỳ

Xem thêm tại đây

Sự kiện

1/Hoạt động nổi bật của lãnh đạo trường

Ngày 28/10/2016, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã có buổi tiếp và làm việc với bà Carrie Hessler-Radeler, Giám đốc của Tổ chức Peace Corps (Chương trình Hòa bình Hoa Kỳ).

Buổi đón tiếp nằm trong chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama hồi tháng 5/2016 nhằm phát triển quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước, nhất là về đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.

Trước đó, đoàn chuyên gia của Peace Corps cũng đã tới thăm trường và có những trao đổi thiết thực về khả năng, tiến trình hợp tác giữa tổ chức và Nhà trường.

Trong buổi tiếp, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã trân trọng cảm ơn bà Carrie Hessler-Radeler đã dành thời gian đến thăm trường. Đồng thời, ông cũng thay mặt Ban Giám hiệu giới thiệu với bà về Trường Đại học Ngoại ngữ, một ngôi trường có lịch sử lâu đời, có truyền thống, có chất lượng và uy tín giảng dạy hàng đầu Việt Nam. Ông hy vọng rằng bà sẽ tạo điều kiện, giúp đỡ Nhà trường cũng như nền giáo dục Việt Nam phát triển thông qua các hoạt động hợp tác với tổ chức.

Bà Carrie Hessler-Radeler cũng gửi lời cảm ơn Trường Đại học Ngoại ngữ đã đón tiếp chu đáo. Bà đặc biệt ấn tượng với các chương trình đào tạo và tình hình hợp tác đa diện giữa Nhà trường với các trường đại học, tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ.

Với cương vị là người đứng đầu tổ chức Peace Corps, bà Carrie Hessler-Radeler mong muốn rằng mối quan hệ giữa Peace Corps và Trường Đại học Ngoại ngữ trở nên sâu sắc hơn. Bà sẽ cố gắng hết sức để hoạt động hợp tác giữa hai bên đạt hiệu quả cao nhất.

(6)

Ngày 23/11/2016, TS. Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi tiếp đón ngài Lee Hyuk - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam.

Trong buổi tiếp đón, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh vui mừng thông báo với ngài Đại sứ rằng tiếng Hàn là ngôn ngữ rất được ưa chuộng tại Trường Đại học Ngoại ngữ hiện nay, thể hiện qua số sinh viên thi tuyển và điểm thi đầu vào. Đặc biệt, sau khoảng 20 năm giảng dạy tiếng Hàn, Nhà trường sẽ bắt đầu tổ chức đào tạo sư phạm tiếng Hàn kể từ năm sau, trở thành đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện tại đào tạo chính quy giáo viên ngành tiếng Hàn.

Hiện trường cũng đang hoàn thiện hồ sơ để trình lên Đại học Quốc gia phê duyệt chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành tiếng Hàn, tiến tới trở thành trường đầu tiên và duy nhất hiện tại đào tạo sau đại học ngôn ngữ này. Ngoài ra, từ năm 2017, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ cũng sẽ bắt đầu giảng dạy tiếng Hàn như là ngôn ngữ thứ nhất. Như vậy, từ năm sau, tiếng Hàn sẽ được đào tạo ở Trường Đại học Ngoại ngữ ở cả 3 bậc: THPT, đại học và sau đại học.

Hiệu trưởng cũng cho biết Nhà trường đang có mối quan hệ gắn bó và thân thiết với nhiều công ty, tập đoàn của Hàn thông qua các hoạt động như trao học bổng, tham quan nhà máy, thực tập sinh…

Nhu cầu tìm hiểu và học tiếng Hàn của học sinh, sinh viên Việt Nam ngày càng cao. Do đó, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh hy vọng ngài Đại sứ sẽ tiếp tục có những hoạt động giúp đỡ, ủng hộ Nhà trường trong công tác đào tạo, nghiên cứu ngôn ngữ này.

Đại sứ Lee Hyuk cho biết ông rất vui trước sự phát triển lớn mạnh của tiếng Hàn tại Trường Đại học Ngoại ngữ. Kể từ khi thiết lập, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày một phát triển thể hiện rõ nhất qua sự tăng trưởng về kinh tế. Và để có được thành quả như vậy cũng là nhờ các trường đại học mà đặc biệt là Trường Đại học Ngoại ngữ đã chú trọng đào tạo tiếng Hàn.

Các chương trình đào tạo tiếng Hàn mà Nhà trường đang triển khai sẽ trở thành những nền tảng to lớn cho mối quan hệ giữa Đại sứ quán Hàn Quốc và Trường Đại học Ngoại ngữ cũng như giữa hai nước. Bản thân ngài Đại sứ và Đại sứ quán hay các công ty Hàn Quốc rất sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ Nhà trường trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu tiếng Hàn.

Sau đó, Đại sứ Lee Hyuk đã có buổi nói chuyện trước đông đảo sinh viên Khoa NN&VH Hàn Quốc tại hội trường Nguyễn Văn Đạo. Bài thuyết trình về chủ đề mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý theo dõi của toàn bộ sinh viên trong hội trường. Trong phần nói chuyện, ngài Đại sứ đã nhấn mạnh những thành tựu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.

1.4 Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh tiếp và làm việc với Đại sứ Hàn

Quốc tại Việt Nam

Xem thêm tại đây

Sự kiện

(7)

1.5 Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh tiếp Chủ tịch Quỹ One Asia

Trong buổi chiều, Chủ tịch Yoji đã tham gia buổi Lễ bế giảng khóa học “Tìm hiểu về cộng đồng Asia” với sự tham gia của đông đảo sinh viên Khoa NN&VH Hàn Quốc.

Phát biểu trong Lễ bế giảng, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh khẳng định châu Á đang trở thành trung tâm giao lưu và kết nối cộng đồng. Vì thế, việc tìm hiểu về cộng đồng châu Á cũng là một trong những cách tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất để kết nối cộng đồng và xây dựng niềm tin trong khu vực. Trong hơn 3 tháng học tập vừa qua, ông tin rằng các em sinh viên đã học được nhiều kiến thức bổ ích, có những trải nghiệm thú vị và sâu sắc trong các bài giảng của chuyên gia trong và ngoài nước.

Tiếp theo, Chủ tịch Yoji Sato đã có bài thuyết giảng chuyên đề trước các em sinh viên. Các nội dung về bản ngã con người, nhân sinh quan, châu Á, hội nhập quốc tế… đã được ông trình bày rất cụ thể, dễ hiểu. Với phong cách trình bày sinh động, Chủ tịch đã lôi cuốn tất cả những thầy cô, sinh viên có mặt trong hội trường Vũ Đình Liên.

Kết thúc Lễ bế giảng là phần trao học bổng cho 20 sinh viên có thành tích xuất sắc trong khóa học. Chủ tịch Yoji Sato đã trao quà và chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô và sinh viên.

Xem thêm tại đây

Sự kiện

7

Ngày 14/12/2016, ông Yoji Sato - Chủ tịch Quỹ One Asia đã có chuyến thăm và làm việc tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong buổi sáng, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã trang trọng tổ chức đón tiếp ông và các thành viên trong đoàn tại nhà A1.

Phát biểu trong buổi làm việc, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã trân trọng cảm ơn ông Yoji Sato cũng như Quỹ One Asia đã tạo điều kiện cho trường tổ chức khóa học “Tìm hiểu về cộng đồng Asia”. Ông cũng thay mặt Ban Giám hiệu giới thiệu đôi nét về Trường Đại học Ngoại ngữ, một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu ngoại ngữ tại Việt Nam.

Ông Yoji Sato bày tỏ sự vui mừng khi với sự tài trợ của Quỹ, khóa học “Tìm hiểu về cộng đồng châu Á” đã được tổ chức rất suôn sẻ và thành công. Dù chỉ mới thành lập được 6 năm, Quỹ One Asia ngày một mở rộng hoạt đông. Do đó, ông mong rằng những sự giúp đỡ của Quỹ sẽ đem đến những hiệu quả tích cực cho các sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ nói riêng và giới trẻ nói chung, góp phần tạo ra một thế giới hòa bình. Ông Yoji Sato đánh giá cao uy tín của Nhà trường và mong rằng Quỹ và trường sẽ tiếp tục có những hoạt động hợp tác hiệu quả trong thời gian tới.

(8)

Chuyên đề

rất khác nhau: Có người nghĩ thành công là có được một vị trí nhất định về quản lý hoặc chuyên môn, có người nghĩ thành công là có một điều kiện vật chất đầy đủ, có người nghĩ thành công là có một gia đình hạnh phúc... Cô nghĩ rằng người thành công là người làm được những điều mình muốn làm. Như vậy có nghĩa là trong trường mình nói riêng và bên ngoài xã hội nói chung có rất nhiều phụ nữ thành công. Và về cá nhân, thật may mắn là cô cũng đã làm được nhiều điều trong số các điều cô mong muốn. Nếu nhìn từ góc độ như vậy, có lẽ cô cũng là một trong số những người tương đối thành công.

Quan niệm của cô về phụ nữ hiện đại cũng đơn giản thôi: Phụ nữ cũng chính là những công dân như các công dân khác. Vì vậy khi xã hội phát triển, hiện đại hơn thì người phụ nữ cũng cần hiểu biết, năng động và hiện đại hơn.

Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có những đặc trưng riêng về giới của mình và cũng cần gìn giữ những nét riêng đó. Có những điều phụ nữ khó làm thay được nam giới nhưng cũng có những điều mà nam giới khó mà làm được như phụ nữ. Thế nên thế giới chúng ta là hai nửa nam - nữ cộng lại.

PV: Đã làm việc tại Trường Đại học Ngoại ngữ rất nhiều năm, xin cô vui lòng chia sẻ một chút cảm nhận của cô về tập thể phụ nữ của trường?

Từ xưa đến nay, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn chú trọng tới công tác vì phụ nữ và cũng là nơi làm việc của rất nhiều gương mặt nữ tiêu biểu trong cả về công việc lẫn các hoạt động ngoại khóa.

ULIS Media đã hân hạnh thực hiện một cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Ngô Minh Thủy – Phó Hiệu trưởng và đồng thời là Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của Nhà trường. Hãy cùng nghe cô chia sẻ một số điều thú vị về cô nhé!

PV: Một câu hỏi em nghĩ sẽ rất nhiều sinh viên và cán bộ trong trường muốn biết. Cô có thể chia sẻ lý do cô bước chân vào nghề giáo là gì ạ?

Cô Ngô Minh Thủy: Thực ra thì từ khi còn nhỏ cô đã rất thích làm cô giáo. Trong những lúc chơi “đồ hàng” cùng với nhóm bạn, cô hay “đòi” đóng vai cô giáo.

Khi lớn lên, việc trở thành giáo viên cứ diễn ra như một điều tự nhiên. Cô học trường chuyên ngữ, rồi học tiếp lên đại học. Năm 1987, tốt nghiệp đại học xếp loại xuất sắc, cô vinh dự được giữ lại Trường làm giáo viên. Điều đó cũng có nghĩa là trước khi trở thành giáo viên, cô không phải suy nghĩ nhiều để quyết định công việc của mình. Sau đó cũng đã có những thời điểm cô nhận được các đề xuất về thay đổi công việc. Nhưng dù sao, cô rất thích được làm việc trong môi trường giáo dục nên đã quyết định là gắn bó với công việc này mãi mãi. Cô chưa và sẽ không bao giờ hối hận về điều này.

PV: Là một tấm gương điển hình của một người phụ nữ thành công trong trường, cô có quan điểm như thế nào về một phụ nữ của thời hiện đại?

Cô Ngô Minh Thủy: Thực ra cô không nghĩ mình là tấm gương điển hình của người phụ nữ thành công. Quan niệm về thành công của mỗi người rất khác nhau: Có người nghĩ thành công là có được một vị trí nhất định về quản lý hoặc chuyên

8

(9)

Chuyên đề

Cô Ngô Minh Thủy: Phụ nữ Trường mình rất

giỏi giang, xinh đẹp, thanh lịch và giàu lòng nhân ái. Cô nghĩ là hiếm thấy một tập thể nữ đông đến mấy trăm cán bộ mà lại đoàn kết và sống với nhau hay như trường mình. Bên cạnh đó, phụ nữ trường mình cũng rất năng động, hiện đại nhưng không hề kém duyên dáng. Có lẽ do sự kết hợp giữa nét văn hóa Việt Nam và những nét văn hóa - ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau mà hàng ngày chị em chúng ta được tiếp xúc.

PV: Là Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của một ngôi trường nơi phụ nữ có số lượng khá là đông đảo, cô có thể cho biết chính sách của trường ta đối với cán bộ nữ như thế nào?

Cô Ngô Minh Thủy: Phụ nữ ở trường ta chiếm tỷ lệ tới khoảng 80% tổng số cán bộ toàn trường. Bởi vậy, các chính sách chung cho Trường cũng có thể coi là chính sách dành cho phụ nữ chúng ta. Ngoài ra, khi xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển của Trường, Đảng ủy và Ban Giám hiệu, Công Đoàn cũng luôn quan tâm đến đặc thù của Trường với phần lớn cán bộ là nữ. Nhiều hoạt động trong Trường được tổ chức dành riêng cho phụ nữ, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Nhà trường.

PV: Cô có thể chia sẻ cho mọi người biết Ban vì sự tiến bộ phụ nữ đã có những hoạt động nào trong thời gian qua và thành tích nổi bật của ban là gì?

Cô Ngô Minh Thủy: Tháng 3/2016 cô chính thức nhận nhiệm vụ Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ. Các cán bộ trong Ban đã họp bàn, lên kế hoạch hoạt động cho toàn khóa và cho năm 2016.

Tháng 6 vừa rồi đã tổ chức được một buổi thăm Nhà Quốc hội và giao lưu dành cho các cán bộ lãnh đạo là nữ cấp Phó phòng trở lên. Đặc biệt, vừa rồi Ban đã xây dựng Đề án và được Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ cho một Hội thảo Quốc tế với quy mô rất lớn về chủ đề lãnh đạo nữ, dự kiến tổ chức vào 3 ngày 12,13,14 tháng 12/ 2016. Cô hy vọng Hội thảo này sẽ trở thành Hội thảo thường niên.

Ngoài ra, Ban cũng đang xúc tiến việc chuẩn bị cho một số hoạt động khác như giao lưu, tọa đàm và một số câu lạc bộ nghệ thuật. Hỗ trợ cán bộ nữ trong hoạt động chuyên môn cũng là một điểm nhấn của Ban trong nhiệm kỳ hoạt động này.

Xem chi tiết tại đây

(10)

2.1 Ký kết hợp tác với Viện Quốc

tế Pháp ngữ

Ngày 4/10, Trên tinh thần cởi mở, cầu thị, Trường Đại học Ngoại ngữ và Viện Quốc tế Pháp ngữ đã tiến hành thảo luận, trao đổi và đi đến những nhất trí về mục tiêu hợp tác giữa hai phía.

Trên tinh thần cởi mở, cầu thị, Trường Đại học Ngoại ngữ và Viện Quốc tế Pháp ngữ đã tiến hành thảo luận, trao đổi và đi đến những nhất trí về mục tiêu hợp tác giữa hai phía. Theo đó, hai bên cam kết cùng nhau thống nhất hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong đào tạo và nghiên cứu liên quan đến Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, cũng như các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ.

Ngoài ra, Trường Đại học Ngoại ngữ và Viện Quốc tế Pháp ngữ cũng sẽ cùng phối hợp nhằm phát huy nguồn lực của các bên, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác, đề án, dự án chung, góp phần đẩy mạnh việc giảng dạy -học tập và nghiên cứu tiếng Pháp tại Đại -học Quốc gia Hà Nội.

Cụ thể, Trường Đại học Ngoại ngữ và Viện Quốc tế Pháp ngữ ký kết thỏa thuận nội dung hợp tác trong lĩnh vực đào tạo (bao gồm trao đổi giảng viên và nghiên cứu viên, trao đổi sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh) cũng như hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu (bao gồm Xây dựng và triển khai các dự án nghiên cứu chung; Tổ chức semina, hội thảo, hội nghị; Trao đổi thông tin, tài liệu, ấn phẩm và các thiết bị sư phạm khác).

Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh ghi nhận tinh thần hợp tác của Viện Quốc tế Pháp ngữ. Đồng thời, ông cũng khẳng định phía Trường Đại học Ngoại ngữ sẽ làm hết sức để đảm bảo hoạt động hợp tác giữa hai trường đạt hiệu quả cao nhất. Với một trung tâm đào tạo, nghiên cứu uy tín như Viện Quốc tế Pháp ngữ, TS. Đỗ Tuấn Minh chắc chắn rằng hoạt động phối hợp giữa hai bên nhất định sẽ chỉ đem lại những thành công lớn.

Phó Viện trưởng phụ trách Viện Quốc tế Pháp ngữ Ngô Tự Lập cũng bày tỏ niềm vui khi có cơ hội hợp tác với Trường Đại học Ngoại ngữ, một cơ sở có uy tín về giảng dạy và nghiên cứu Tiếng Pháp. Cùng với sự giúp đỡ của Nhà trường, cả hai bên sẽ thúc đẩy được tinh thần học và tìm hiểu Tiếng Pháp sâu rộng vào quần chúng, phát triển các chương trình nghiên cứu chuyên sâu cũng như nâng cao trình độ Pháp ngữ của cán bộ hai bên, của Đại học Quốc gia Hà Nội và trên cả nước, đưa Tiếng Pháp có chỗ đứng xứng đáng trong nền giáo dục, văn hóa đa sắc ở Việt Nam.

Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại ngữ và Viện Quốc tế Pháp ngữ đã khép lại trong không khí thắm tình đoàn kết. Cả hai bên đều nhất trí sẽ nỗ lực hết sức để thỏa thuận đạt thành công rực rỡ, làm tiền đề cho những hoạt động hợp tác sau này. Dự kiến thỏa thuận hợp tác giữa hai bên sẽ chính thức đi vào triển khai bằng những hoạt động cụ thể trong thời gian sớm nhất.

2/Hoạt động hợp tác

Sự kiện

(11)

hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị của các bên, đồng thời phục vụ hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã hội trong lĩnh vực này.

Nội dung hợp tác trên 4 lĩnh vực chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Khảo thí và đảm bảo chất lượng và Hợp tác trong các hoạt động của sinh viên và học viên. Từng lĩnh vực đều rất đa dạng về các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho hai bên hợp tác hiệu quả, sâu rộng nhất.

Hàng năm, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND sẽ có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình hợp tác, thống nhất triển khai kế hoạch chi tiết trong năm tiếp theo; tổ chức hội nghị giữa kỳ để đánh giá tình hình thực hiện các nội dung biên bản ghi nhớ và thống nhất kế hoạch cụ thể trong thời gian tiếp theo.

Tiếp theo, đại diện hai trường đã ký kết văn bản ghi nhớ, hứa hẹn triển vọng hợp tác giữa hai trường trong thời gian tới cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên trở nên sâu sắc hơn.

Sự kiện

11

2.2 Ký kết thỏa thuận hợp tác

với Đại học UMS của Malaysia

Ngày 12/10/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trường Đại học UMS (Universiti Malaysia Sabah) của Malaysia.

Trong buổi làm việc, đại diện của Trường Đại học Ngoại ngữ và của UMS đã tiến hành trao đổi, thảo luận thẳng thắn về những hoạt động hợp tác trong thời gian tới. Nhiều ý kiến góp ý đã được đưa ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hai trường phối hợp đạt hiệu quả cao nhất.

Sau đó, hai bên nhất trí ký kết thỏa thuận về hoạt động hợp tác đào tạo và nghiên cứu lâu dài trong lĩnh vực giáo dục trên các nội dung sau: Trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh và cán bộ; Trao đổi sinh viên; Hợp tác nghiên cứu chung, Cùng tham gia các dự án giáo dục; Trao đổi tài liệu và ấn phẩm giáo dục, Đào tạo trình độ Tiến sĩ; Trao đổi nghiên cứu, giảng dạy văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam hay Malaysia.

2.3 Ký thỏa thuận hợp tác với

Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu

cần CAND

Ngày 28/10/2016, Lễ ký kết hợp tác về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân đã diễn ra tại Bắc Ninh.

Tiếp nối những cuộc gặp trước đó, trong buổi làm việc ngày hôm nay, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND đã cùng trao đổi và đi đến thống nhất về các thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2016 – 2020.

(12)

2.4 Ký kết hợp tác với tổ chức

Cengage Learning Việt Nam

Ngày 14/11/2016 đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và tổ chức Cengage Learning Việt Nam.

Tiếp nối những buổi làm việc trước đó, Trường Đại học Ngoại Ngữ và tổ chức Cengage Learning Việt Nam đã nhất trí và đi đến ký kết các thỏa thuận hợp tác về đào tạo, nghiên cứu, bồi dưỡng giáo viên, trao đổi học liệu…

Bên cạnh đó, hai bên cũng đã tiến hành trao đổi về các hoạt động hợp tác trong thời gian tới. Nhiều định hướng mang tính cụ thể và những góp ý có tính khả thi cao đã được đưa ra và được hai phía xem xét.

Thay mặt Trường Đại học Ngoại ngữ, Hiệu trưởng – TS. Đỗ Tuấn Minh bày tỏ sự phấn khởi khi được hợp tác với Cengage Learning, một trong những tổ chức lớn trên thế giới về đào tạo và Cengage Learning Việt Nam.

Trong khi đó thì ông Michael Cahill cũng rất vui mừng khi có cơ hội hợp tác với Trường Đại học Ngoại ngữ, trường đại học có chất lượng giảng dạy hàng đầu Việt Nam.

Kết thúc buổi ký kết, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh và ông Michael Cahill đều bày tỏ sự kỳ vọng đối với hoạt động hợp tác sắp tới sẽ đạt được hiệu quả cao, là nền tảng cho mối quan hệ lâu dài và bền chặt giữa hai bên.

2.5 Ký kết hợp tác với Chi hội

Choisy le Roi

Ngày 28/11/2016 đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Chi hội Choisy le Roi (Val de Marne, Cộng hòa Pháp) của Hội Hữu nghị Pháp - Việt.

Phát biểu trong buổi lễ, TS. Đỗ Minh Hoàng cảm ơn Chi hội Choisy le Roi đã luôn tích cực ủng hộ và giúp đỡ hoạt động đào tạo tiếng Pháp của Trường Đại học Ngoại ngữ. Ông khẳng định để thể chế hóa, nâng tầm mối quan hệ giữa Nhà trường với Chi hội cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động sau này thì buổi lễ ký kết ngày hôm nay là vô cùng cần thiết.

Bà Nicole Trampoglieri cũng đánh giá cao nỗ lực trong việc giảng dạy tiếng Pháp của Trường Đại học Ngoại ngữ. Bà cho biết Chi hội Choisy le Roi rất coi trọng hoạt động ký kết này với kỳ vọng sẽ tạo tiền đề để Chi hội cũng như Nhà trường có thể đẩy mạnh công tác trong thời gian tới. Chi hội Choisy le Roi rất kỳ vọng vào tương lai hợp tác tích cực giữa hai bên.

Tiếp đó, hai bên đã tiến hành thảo luận và nhất trí ký kết các thỏa thuận hợp tác, trong đó nổi bật là hợp tác qua các nội dung: trao học bổng cho sinh viên mỗi năm một lần, trao đổi sinh viên và giáo viên, tổ chức cuộc thi về tiếng Pháp cho sinh viên… Tất cả các hoạt động này được diễn ra với mục đích hỗ trợ phát triển cộng đồng Pháp ngữ, hỗ trợ sinh viên gặp khó khăn tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp và thúc đẩy giới thiệu văn hóa và hoạt động trao đổi.

Sự kiện

(13)

2.6 Ký kết hợp tác với Hiệp hội

PREFASSE

Ngày 5/12/2016 đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội với Hiệp hội Vì sự phát triển của giảng dạy tiếng Pháp tại các nước Đông Nam Á (PREFASSE).

Mở đầu buổi lễ, TS. Đỗ Minh Hoàng đã trân trọng gửi lời cảm ơn tới Hiệp hội PREFASSE nói chung và bà Régine Hausermann nói riêng. Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội cũng như một người yêu mến đất nước Việt Nam, bà đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển tiếng Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ cũng như ở Việt Nam nói chung.

Bà Régine Hausermann cũng bày tỏ sự cảm kích khi Nhà trường đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bà công tác trong suốt những năm bà gắn bó với ULIS. Thời gian bà làm việc tại trường đã để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc và đáng nhớ. Bà rất vui khi đã cống hiến và làm được nhiều việc có ích tại Việt Nam.

Bà Régine Hausermann cũng khẳng định sẽ tiếp tục tích cực giúp Trường Đại học Ngoại ngữ phát triển hơn nữa trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu tiếng Pháp, góp phần kết nối bền chặt mối quan hệ hữu nghị Việt – Pháp.

Sau đó, đại diện hai bên đã tiến hành ký kết các thỏa thuận hợp tác về đào tạo, nghiên cứu tiếng Pháp, đặc biệt là về trao đổi sinh viên, giảng viên, trao học bổng, hỗ trợ học liệu, tổ chức các cuộc thi…

Kết thúc lễ ký kết, cả Trường Đại học Ngoại ngữ và Hiệp hội PREFASSE đều bày tỏ sự tin tưởng vào sự thành công trong hợp tác giữa hai bên.

2.7 CNN ký kết hợp tác trao đổi học

sinh với Trường THCS - THPT Kobe

Ngày 10/11/2016 đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường liên cấp THCS - THPT Kobe trực thuộc Đại học Kobe (Nhật Bản).

Trong buổi làm việc, hai trường đã cùng thảo luận và ký kết hợp tác về thỏa thuận trao đổi học sinh ngắn hạn hai chiều theo diện homestay. Đây là chương trình nằm trong dự án Super Global High School, một dự án do chính phủ Nhật Bản tài trợ tổ chức với mục đích tăng cường giao lưu văn hoá đồng thời tạo mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa thế hệ trẻ Việt – Nhật nói riêng và các nước châu Á nói chung. Vào cuối tháng 10 vừa qua, 4 học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã sang Trường liên cấp THCS - THPT Kobe để tham quan và học tập. Ngược lại, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ hiện cũng đang tiếp nhận 6 học sinh Kobe sang giao lưu.

2.8 CNN ký kết hợp tác với Trường

THPT Hoa Kiều

Ngày 15/12/2016, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường THPT Hoa Kiều, Quảng Đông, Trung Quốc.

Qua tìm hiểu, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THPT Hoa Kiều có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là về quan điểm giáo dục toàn diện, đào tạo học sinh thành các công dân toàn cầu trên cơ sở các hoạt động giao lưu hợp tác.

Từ tháng 6/2016, hai bên đã tiến hành trao đổi cụ thể về các hoạt động hợp tác tiềm năng. Trải qua 6 tháng tích cực làm việc, hai trường đã nhất trí ký kết thỏa thuận hợp tác về các nội dung như trao đổi giáo viên, trao đổi học sinh, hợp tác giáo dục giảng dạy…

Sau đó, hai bên đã tiến hành thảo luận cụ thể về các hoạt động hợp tác trong thời gian tới. Các vấn đề về trao đổi sinh, giáo viên, tham quan, học bổng, thuyết giảng… được hai trường đặc biệt quan tâm.Xem thêm tại đây

Xem thêm tại đây

(14)

Trong các cuộc thi sinh viên tại ĐHQGHN thì Miss and Mr VNU là một trong những sân chơi nổi bật và được mong chờ nhất. Năm nay, cuộc thi này đặc biệt chứng kiến sự lên ngôi của Trường Đại học Ngoại ngữ khi tân Hoa khôi và Nam vương đều thuộc về sinh viên ULIS.

Nhân dịp này, hãy cùng ULIS Media tìm hiểu về cặp đôi dang rất được hâm mộ này nhé!

PV: Xin chào Bá Thị Thu Huệ và Ninh Anh Thắng. Hai em có thể giới thiệu vài nét về bản thân cho mọi người cùng biết được không?

Bá Thị Thu Huệ: Em là Bá Thị Thu Huệ, học lớp 15J1 Khoa Ngôn Ngữ và Văn Hoá Nhật Bản, Trường ĐHNN, ĐHQGHN.

Ninh Anh Thắng: Em tên là Ninh Anh Thắng, hiện đang là sinh viên của Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Đức Trường ĐHNN, ĐHQGHN. Trong thời gian rảnh rỗi, em thường đi chơi với bạn bè và học tiếng Đức.

PV: Miss and Mr VNU 2016 là một cuộc thi lớn với sự cạnh tranh gay gắt. Hai em có thể chia sẻ lý do tại sao hai mình lại quyết định tham gia cuộc thi này?

Bá Thị Thu Huệ: Em có 2 lý do để đến với cuộc thi này. Một là em muốn được trải nghiệm một cuộc thi khác biệt hoàn toàn với bất cứ cuộc thi nào mình từng tham gia. Cuộc thi sẽ thúc đẩy em vận động, nỗ lực hơn, mang đến cho em rất nhiều trải nghiệm và người bạn mới. Ngoài ra, có 1 lý do mà em quyết định chọn cuộc thi này chứ không phải bất kỳ cuộc thi nào khác. Đó là em mong muốn được học hỏi và tìm ra định nghĩa đúng đắn về sự hội tụ của cái đẹp về mặt hình thức cũng như cái đẹp về mặt trí tuệ ở một con người.

Ninh Anh Thắng: Em biết đến cuộc thi thông qua fanpage của Trường Đại học Ngoại Ngữ. Ngay khi đọc thể lệ cuộc thi thì em đã vô cùng hứng thú, vì đây là một cơ hội để mình có thêm thật nhiều trải nghiệm mới và tự hoàn thiện bản thân mình.

PV: Hai em có thể chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia cuộc thi Miss and Mr VNU 2016 là gì?

Bá Thị Thu Huệ: Quá trình tham gia cuộc thi là liên tục những cuối tuần bận bịu. Cuối tuần nào chúng em cũng có 1 hoạt động, 1 vòng thi nhưng thực sự nó giống một cái hẹn được gặp những người bạn đến từ nhiều trường khác nhau. Kỷ niệm mà em nhớ nhất là vòng đại sứ nhân ái, chúng em được đi tình nguyện ở Ba Vì. Trải nghiệm này cho em rất nhiều những cảm xúc đặc biệt mà mình chưa bao giờ có. Đến với trung tâm ấy, em được tận mắt nhìn thấy những em nhỏ khuyết tật, hoặc cơ nhỡ không được bố mẹ yêu thương.

Em thực sự rất cảm động và có được rất nhiều những suy ngẫm về cuộc sống. Nếu mọi người có điều kiện và thời gian, em thực sự khuyên là mọi người nên tham gia các hoạt động tình nguyện như thế này. Trước tiên là vì đây là hoạt động ý nghĩa với xã hội, sau nữa là nó sẽ cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc đặc biệt và cả những cảm hứng trong cuộc sống.

Bá Thị Thu Huệ và Ninh Anh Thắng: Niềm tự hào

đến từ hai gương mặt trẻ

Chuyên đề

(15)

Ninh Anh Thắng: Tất cả các thí sinh tham gia cuộc thi có lẽ đã có quá nhiều kỉ niệm và sự gắn bó với nhau. Đối với em thì kỉ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là chuyến đi thiện nguyện tại trung tâm phát triển người già và trẻ khuyết tật Thuỵ An. Chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm và niềm vui với các em nhỏ ở đó.

PV: Với danh hiệu mới, hai bạn có kế hoạch gì trong tương lai gần để phát huy vai trò của mình như là tân Hoa khôi và Nam vương ĐHQGHN?

Bá Thị Thu Huệ: Em sẽ tiếp tục hoàn thành tốt việc học trên trường, tham gia đầy đủ các hoạt động sinh viên của ĐHQG để góp phần truyền những thông điệp của Nhà trường đến với sinh viên, tham gia các hoạt động sinh viên của Thành Đoàn, Trung Ương Đoàn để quảng bá hình ảnh sinh viên ĐHQG.

Ninh Anh Thắng: Trong tương lai gần thì em sẽ tiếp tục khoác lên mình chiếc áo màu xanh tình nguyện, tập trung vào việc thi cuối kì và tham gia các hoạt động của ĐHNN nói riêng và ĐHQG nói chung.

PV: Hai em có thể chia sẻ lý do mình theo học ngôn ngữ hiện nay?

Bá Thị Thu Huệ: Em lựa chọn tiếng Nhật từ năm cấp 3 với mong muốn học thêm một ngoại ngữ khác bên cạnh tiếng Anh. Sau 3 năm học tiếng Nhật, em cảm thấy rất thích tiếng Nhật và thích văn hoá của nước Nhật nên em quyết định chọn đây là chuyên ngành ở trường và cũng là nghề nghiệp em sẽ theo trong tương lai.

Ninh Anh Thắng: Ước mơ lớn nhất của em là được đi Đức và đi Châu Âu. Cho nên em đã theo học tiếng Đức từ những năm cấp 3.

PV: Hai em có thấy môi trường học tập tại ULIS có phù hợp để giúp bản thân phát triển tốt nhất kỹ năng ngoại ngữ mình đang theo đuổi?

Bá Thị Thu Huệ: Chuyên môn cao của giảng viên trong trường, nhà trường có nhiều chương trình liên kết với các trường của các nước làm mình tin rằng ULIS là ngôi trường phù hợp nhất để giúp bản thân phát triển khả năng tiếng Nhật của em.

Ninh Anh Thắng: Lý do em chọn ULIS cũng là vì em đã tìm hiểu rất kĩ về môi trường cũng như các cơ hội phát triển, và đây quả thực là một môi trường không thể tốt hơn.

PV: Câu hỏi cuối cùng, hai em có lời nhắn gửi gì tới những sinh viên cũng có ý định tham gia cuộc thi Miss and Mr VNU vào năm tới?

Bá Thị Thu Huệ: Đây là một sân chơi vô cùng bổ ích để có được, rèn luyện thêm những kĩ năng, phẩm chất cần có của một sinh viên thời đại mới. Nếu các bạn sẵn sang thử thách, mong muốn học được những điều trên, mong muốn có những người bạn mới thì nhất định hãy đăng kí tham gia cuộc thi. Dù đi xa hay không, có được giải hay không thì bạn cũng sẽ không phải hối hận đâu bởi từng chặng đường của Miss and Mr VNU đều hội tụ đủ những điều trên!

Ninh Anh Thắng: Cuộc đời sinh viên của chúng ta chỉ có 1 lần thôi các bạn ạ. Hãy cháy hết mình, trải nghiệm tất cả những gì có thể để sau này không phải hối tiếc. Hãy tham gia cuộc thi đi và nó sẽ là một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời bạn đâu. Mình tin chắc là như vậy đấy!

PV: Cảm ơn hai em về cuộc trò chuyện ý nghĩa này!

Xem thêm tại đây

Chuyên đề

(16)

3.1 Tổ chức thành công hội nghị

giao ban công tác quý III/2016

Ngày 14/9/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác Quý III/2016 với sự chủ trì của Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh. Góp mặt tại sự kiện còn có các Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường, Bí thư Đoàn thanh niên và trưởng các đơn vị trong toàn trường.

Trong khuôn khổ hội nghị, Hiệu trưởng – TS. Đỗ Tuấn Minh đã rà soát các hoạt động của quý II về các mảng: Công tác hành chính tổng hợp, Công tác tổ chức cán bộ, Công tác đào tạo và bồi dưỡng, Công tác kế hoạch tài chính, Công tác khoa học công nghệ, Công tác hợp tác phát triển, Công tác chính trị và học sinh sinh viên, Quản lý cơ sở vật chất, Công tác thanh tra và cuối cùng là Công tác đảm bảo chất lượng, khảo thí, công nghệ thông tin.

Hiệu trưởng đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị đã hoàn thành tốt công việc trong Quý II vừa qua và đồng thời chỉ đạo một số công việc phát sinh cần sớm được hoàn thành.

3.2 Tổ chức tập huấn viết sáng

kiến kinh nghiệm 2016

Ngày 21/9/2016, tại phòng họp 509 A1 Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra buổi tập huấn hướng dẫn quy định viết sáng kiến kinh nghiệm theo Quyết định số 659/QĐ-ĐHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2016 cho toàn thể chuyên viên, giáo viên THPT Chuyên Ngoại ngữ dưới sự hướng dẫn của phòng Tổ Chức cán bộ.

Buổi tập huấn với sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà trường đã đem lại hiệu quả thiết thực, là tiền đề cho hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm trở nên sôi nổi hơn trong thời gian tới.

3.3 Sôi nổi hoạt động bồi dưỡng

dành cho giảng viên, cán bộ

Nhà trường

Từ ngày 10-12/10/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lớp bồi dưỡng dành cho giảng viên các khoa đào tạo, lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ khối phục vụ hành chính các đơn vị toàn Trường. Lớp bồi dưỡng nằm trong chương trình bồi dưỡng hàng năm dành cho giảng viên, lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Trường Đại học Ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc và cung cấp những thông tin mới về công nghệ, Nhà trường cho các thầy cô, cán bộ. Năm nay, các lớp bồi dưỡng đã diễn ra liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày lại chia làm những chuyên đề khác nhau như chuyên đề “Công nghệ giảng dạy”, chuyên đề “Phát triển giảng viên”... và chia thành các đối tượng khác nhau để khóa đào tạo, bồi dưỡng đạt được hiệu quả cao nhất.

Kết thúc cuộc họp, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh yêu cầu các đơn vị tiếp tục hoàn thành công việc trong quý III, làm điểm tựa cho công việc quý IV suôn sẻ hơn. Hiệu trưởng hy vọng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu, năm học mới 2016 – 2017 sẽ là một năm thành công của Nhà trường.

Xem chi tiết tại đây

16

(17)

3.4 Bổ nhiệm Phó Trưởng đơn vị

Trong quý IV/2016, Ban Giám hiệu đã có Quyết định bổ nhiệm cho 3 cán bộ giữ vị trí Phó Trưởng các đơn vị.

TS. Bùi Đình Thắng đã có nhiều năm gắn bó với Trường Đại học Ngoại ngữ từ khi theo học Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, học tiếp tại Khoa NN&VH Nhật Bản rồi làm giảng viên tại trường. Quyết định bổ nhiệm vị trí Phó Trưởng phòng Hợp tác và Phát triển cho TS. Bùi Đình Thắng chính là sự ghi nhận của Nhà trường cho những cố gắng ấy.

ThS. Nguyễn Tuấn Anh là giảng viên Khoa SPTA. Anh được sinh viên và đồng nghiệp rất yêu mến bởi tính cách vui vẻ, nhiệt tình trong giảng dạy với tư duy thúc đẩy sự suy nghĩ sáng tạo, phá bỏ mọi giới hạn của bản thân. Bởi vậy, Quyết định bổ nhiệm ThS. Nguyễn Tuấn Anh giữ vị trí Phó Trưởng khoa SPTA được sinh viên và cán bộ trường rất đồng tình.

3.5 Tổ chức thành công hội nghị

giao ban công tác quý IV/2016

Ngày 14/12/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý IV năm 2016 dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh.

Mở đầu chương trình, PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn đã trao Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước cho TS. Đỗ Tuấn Minh và PGS. TS. Ngô Minh Thủy. Đây là sự ghi nhận cho những cống hiến của thầy cô trong ngành giáo dục nước nhà từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Giám đốc ĐHQGHN cũng đã trao Quyết định tặng Bằng khen của Nhà nước cho ba cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong giai đoạn từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 là ThS. Lê Thị Khánh Trang, ThS. Nguyễn Thị Hải Yến và TS. Trần Thị Thu Hiền.

Sự kiện

17

(18)

Trong khuôn khổ hội nghị, thông qua các báo cáo của trưởng các đơn vị, các trao đổi và ý kiến chỉ đạo của các Phó Hiệu trưởng về các công tác phụ trách, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã rà soát các hoạt động của quý IV năm 2016 về các mảng: Công tác Tổ chức cán bộ; Công tác Đào tạo, quản lý HSSV, Thanh tra, Khảo thí; Công tác Khoa học Công nghệ, Hợp tác và Phát triển, Công nghệ thông tin; Công tác Đảm bảo chất lượng; Công tác Kế hoạch Tài chính, Cơ sở vật chất; Công tác chính trị, tư tưởng, công tác Đảng, hoạt động của các đoàn thể và các nhiệm vụ theo kết luận của Ban Giám đốc.

Kết thúc hội nghị, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh khẳng định ông đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị đã hoàn thành tốt công việc trong quý IV năm 2016. Đồng thời, Hiệu trưởng cũng đưa ra một số ý kiến chỉ đạo một số công việc khác cần được tiếp tục hoàn thành trong quý I năm 2017. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu, sự quyết tâm của các đơn vị, ông tin rằng Nhà trường sẽ tiếp tục có những thành công lớn trong

Xem chi tiết tại đây

Cũng trong buổi giao ban, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã trao Giấy khen cho PGS. TS. Hà Lê Kim Anh, PGS. TS. Phan Thị Nguyệt Hoa, TS. Lại Thị Phương Thảo và ThS. Phạm Văn Kim vì có thành tích nổi bật trong quý IV năm 2016. Đồng thời, Hiệu trưởng cũng trao Quyết định bổ nhiệm ThS. Nguyễn Tuấn Anh giữ vị trí Phó Trưởng khoa SPTA.

Sự kiện

18

(19)

Chuyên đề

Khoa Sau Đại học tích cực tổ chức các

hoạt động hỗ trợ học viên và nghiên cứu sinh

Cụ thể, trong năm học 2015-2016, Khoa đã tổ chức thành công 02 khóa tiền tiến sĩ với gần 30 ứng viên dự tuyển đào tạo tiến sỹ tham gia. Khi tham dự khóa học, các ứng viên được cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về lĩnh vực, chuyên ngành dự định nghiên cứu và về các phương pháp nghiên cứu; được trau dồi tư duy phản biện, tư duy độc lập, những kỹ năng, kỹ thuật và thủ thuật nghiên cứu, năng lực viết học thuật; được trợ giúp trong việc xác định hướng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu.

Trong chương trình học, ứng viên cũng được hướng dẫn bài bản thông qua một hệ thống các chuyên đề về cách tìm đề tài nghiên cứu, cách viết lược sử nghiên cứu, cách tiến hành nghiên cứu cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đọc và đánh giá bài báo khoa học, viết và xuất bản công trình nghiên cứu khoa học, kỹ năng thuyết trình báo cáo khoa học, quản lý và trích dẫn tài liệu tham khảo hiệu quả sử dụng phần mềm Endnote. Các nội dung chuyên đề đều được thực hiện bởi các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn sâu, đầy kinh nghiệm và nhiệt huyết trong giảng dạy và nghiên cứu. Kết thúc khóa học, các ứng viên đã có khả năng xây dựng đề cương nghiên cứu một cách tự tin và độc lập. Ngoài ra, các ứng viên còn được hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ thứ hai. Lớp tiền tiến sỹ khoá 3 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11/2016.

Bên cạnh việc tổ chức thành công các khóa học tiền tiến sĩ, Khoa Sau Đại học còn tổ chức Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học Sau Đại học nhằm giúp đỡ các học viên cao học và nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với sự giúp đỡ tích cực về mọi mặt của Nhà trường và Khoa Sau Đại học, câu lạc bộ thực sự là một nhịp cầu kết nối giữa các học viên, nghiên cứu sinh, cựu học viên với các nhà khoa học có uy tín về giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ, quốc tế học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. Đến với câu lạc bộ, các hội viên được lắng nghe các chuyên đề, được giải đáp các vướng mắc trong quá trình làm

19

Khoa Sau Đại học là đơn vị quản lý cấp cơ sở về hành chính và chuyên môn của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội có chức năng quản lý và tổ chức đào tạo sau đại học, nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học phục vụ việc giảng dạy và đào tạo cán bộ ngoại ngữ có trình độ cao cho cả nước.

(20)

Chuyên đề

20

Khoa Sau Đại học cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề do các nhà khoa học, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực ngôn ngữ học và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trong và ngoài nước thực hiện nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho học viên và nghiên cứu sinh. Vào tháng 07/2016, Khoa đã tổ chức thành công khóa học “Teaching English Through Drama” do GS. Gary Carkin đến từ Trường Đại học Southern New Hampshire (Hoa Kỳ) giảng dạy. Khóa học đã thu hút rất đông học viên, đặc biệt có sự tham gia của một số học viên nước ngoài và đã nhận được những phản hồi tích cực. Dự kiến tháng 08/2017, Khoa Sau Đại học sẽ tổ chức khóa học này lần thứ hai. Đến với Khoa Sau Đại học, các học viên và nghiên cứu sinh còn được trực tiếp tham gia vào các đề tài nghiên cứu, các dự án khoa học cấp Bộ và cấp Đại học Quốc gia. Khoa cũng đã giới thiệu việc làm cho các học viên mới ra trường như tham gia các dự án của Đại học Quốc gia Hà Nội và giảng dạy tại các trường đại học lớn.

Nhìn chung, chỉ tính riêng trong năm học 2015-2016, Khoa đã có 19 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công cấp Đại học Quốc gia, 3 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công cấp cơ sở. Một điều đáng mừng nữa là trong mùa tuyển sinh năm nay, Khoa đón nhận thêm 32 nghiên cứu sinh trúng tuyển đầu vào khóa đào tạo Tiến sĩ năm học 2016-2017.

(21)

4.1 ULIS tưng bừng tổ chức Lễ

khai giảng năm học 2016 – 2017

Ngày 12/9/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2016 – 2017.

Tại buổi lễ trang trọng này, TS. Đỗ Tuấn Minh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã chúc mừng và gửi lời cảm ơn các tân sinh viên vì đã quyết định trở thành sinh viên của Trường Đại học Ngoại Ngữ, một trong những trung tâm đào tạo có uy tín nhất trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Năm nay, Trường Đại học Ngoại ngữ đã tiếp nhận 1.880 sinh viên trúng tuyển vào khóa QH2016.F1.

Trong không khí hân hoan của buổi khai giảng, TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Nhà trường đã trao tặng chứng nhận học bổng của trường cho các tân sinh viên đạt danh hiệu thủ khoa trong kỳ tuyển sinh năm 2016.

Ngoài ra, Lễ khai giảng năm học 2016 – 2017 cũng là dịp để Nhà trường vinh danh các sinh viên đã có thành tích trong học tập và rèn luyện trong năm học 2015 – 2016. Trong năm học vừa qua, đã có 16 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên Xuất sắc” và 6 cán bộ đoàn hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Xem chi tiết tại đây

21

4/Một số sự kiện nổi bật của trường

Sự kiện

4.2 Tổ chức thành công Triển lãm

Giáo dục Đại học tỉnh Fukuoka,

Nhật Bản

Ngày 20/9/2016, Triển lãm Giáo dục Đại học tỉnh Fukuoka, Nhật Bản đã diễn ra tại hội trường Vũ Đình Liên, Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự kiện do Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Phòng Hợp tác Phát triển của trường phối hợp với Trung tâm hỗ trợ du học sinh tỉnh Fukuoka tổ chức.

Triển lãm Giáo dục Đại học tỉnh Fukuoka, Nhật Bản đã trưng bày nhiều tài liệu, ấn phẩm hình ảnh và thông tin, clip liên quan đến hoạt động giáo dục Đại học ở tỉnh Fukuoka. Qua đó, khách tham qua có thể có được cái nhìn toàn diện rõ ràng hơn về những trường đại học, chất lượng đào tạo, hoạt động du học sinh, ngoại khóa… tại đây.

4.3 Đoàn đánh giá AUN kiểm định

chất lượng chương trình đào tạo

Thạc sỹ Lý luận và Phương pháp

dạy học bộ môn tiếng Anh

Chương trình làm việc của Trường Đại học Ngoại ngữ với Đoàn đánh giá AUN bắt đầu bằng Lễ khai mạc được tổ chức vào ngày 28/9/2016. Sau đó, đoàn đánh giá triển khai hoạt động đánh giá trong 2 ngày 28-29/9/2016.

(22)

Anh, những giảng viên, học viên, nhân viên hỗ trợ, cựu học viên và các nhà tuyển dụng liên quan. Ngoài ra, những đánh giá viên cũng tham quan cơ sở vật chất như phòng học, phòng máy, thư viện... để có cái nhìn toàn diện hơn về chương trình đào tạo này.

4.4 Trường Đại học Ngoại ngữ

nhận Chứng nhận Kiểm định chất

lượng giáo dục

Ngày 06/10/2016, ĐHQGHN đã tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) cho 03 trường đại học thành viên: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại Ngữ và Trường ĐH Kinh tế.

Đây là 03 trường đại học thành viên đầu tiên trong số 07 trường đại học thành viên của ĐHQGHN được đánh giá và cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục bởi Trung tâm KĐCLGD - ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, một tổ chức kiểm định chất lượng độc lập của Việt Nam.

Tính tới tháng 9/2016 mới chỉ có 3 trường đại học của Việt Nam được cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, việc cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cho 3 trường đại học thành viên của ĐHQGHN tăng gấp đôi số lượng các trường đại học của Việt Nam được cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, lên 6 trường đại học.

Xem chi tiết tại đây

Xem chi tiết tại đây

Sự kiện

22

4.5 Tọa đàm khoa học: Đào tạo

và bồi dưỡng năng lực sư phạm

cho giáo viên Tiếng Anh

Ngày 11/10/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với tổ chức đào tạo và nghiên cứu giáo dục danh tiếng National Geographic Learning tổ chức buổi Tọa đàm khoa học: Đào tạo và bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh tại tòa nhà ULIS-Sunwah.

Báo cáo viên tại Tọa đàm là Hiệu trưởng – TS. Đỗ Tuấn Minh, PGS. Donald Freeman, PGS. Lê Văn Canh và ông Châu Văn Thủy - Chuyên viên Phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam.

Trong khuôn khổ tọa đàm, bốn báo cáo viên đã lần lượt trình bày tham luận của mình và chia sẻ những quan điểm riêng về vấn đề bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh.

Nổi bật trong buổi toạ đàm này là báo cáo “Những thay đổi trong mô hình bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ: Đề xuất từ trường ĐHNN-ĐHQGHN” của TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ. Ông cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là nâng cao năng lực của đội ngũ nhà giáo. Trong 5 năm gần đây, nhiệm vụ này đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

(23)

Xem chi tiết tại đây

Sự kiện

23

4.6 Tiếp đón ngoại giao bà

Michaëlle Jean, Tổng Thư ký Tổ

chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF)

Ngày 12/10/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ đón ngoại giao bà Michaëlle Jean - Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF).

Trong buổi tiếp đón, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh đã có bài phát biểu chào đón Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. Ông cho biết Nhà trường rất vinh dự được bà Michaëlle Jean đến thăm và làm việc. Đồng thời, ông cũng thay mặt Ban Giám hiệu giới thiệu với bà Michaëlle Jean về Trường Đại học Ngoại ngữ, một ngôi trường có truyền thống và bề dày lịch sử, một cơ sở đào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ uy tín của Việt Nam.

Đáp lại, bà Michaëlle Jean cũng bày tỏ sự cảm ơn tới tình cảm và sự tiếp đón nồng hậu của Trường Đại học Ngoại ngữ. Bà hy vọng rằng hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác của Nhà trường về Pháp ngữ sẽ tiếp tục được chú tâm và phát triển mạnh trong thời gian tới. Về phần mình, bà sẽ cố gắng tạo điều kiện tối đa để hai bên tiếp tục có những hoạt động phối hợp hiệu quả.

Buổi lễ đón tiếp tục bằng nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Trên nền nhạc tiếng Pháp, phần biểu diễn thời trang, ca hát đã gây ấn tượng rất lớn cho bà Michaëlle Jean cũng như các thành viên có mặt.

4.7 Đoàn Trường Đại học Ngoại

ngữ làm việc tại CHLB Đức

Từ 05-11/11/2016, đoàn công tác của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội do Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại hai trường đại học danh tiếng, lâu đời của Cộng hòa liên bang Đức là Trường Đại học Leipzig và Trường Đại học Greifswald.

Trong 3 ngày công tác tại Đại học Leipzig (từ 06-08/11/2016), đoàn công tác của Trường ĐHNN đã có buổi gặp gỡ với Giáo sư Thomas Hofsäss -Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Leipzig, Giáo sư Tschirner - Viện trưởng Viện Herder thuộc Đại học Leipzig, Giáo sư Siebenhaar - Trưởng khoa Khoa Khoa học Ngôn ngữ và Giáo sư Fandrych phụ trách chương trình hợp tác với ĐHNN và ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác về đào tạo Thạc sĩ liên kết giữa hai trường.

Tiếp đó, từ 09-11/11/2016, đoàn công tác của Trường ĐHNN tiếp tục có chuyến thăm và làm việc tại Trường Đại học Greifswald. Đây cũng là một trường đại học lâu đời của CHLB Đức. Được thành lập từ năm 1456, hiện trường có khoảng 10.000 sinh viên (Trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam). Bắt đầu từ năm 2015, Đại học Greifswald cũng đã có chương trình cấp học bổng cho học sinh, sinh viên của Trường ĐHNN sang học tập tại trường. Đồng thời, trường cũng tạo điều kiện cho giảng viên của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức sang học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Đến tối 11/11/2016, đoàn công tác của Trường ĐHNN – ĐHQGHN đã rời Đại học Greifswald, kết thúc chuyến làm việc tại CHLB Đức. Chuyến công tác đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác và mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa giữa Trường ĐHNN - ĐHQGHN với các trường đại học của Cộng hòa Liên bang Đức, đặc biệt là với hai trường Đại học Leipzig và Đại học Greifswald.

(24)

4.8 Tổ chức hội thảo khoa học

quốc tế: Giáo dục đại học Pháp

và Pháp ngữ trong bối cảnh toàn

cầu hóa - Tầm nhìn Châu Á Thái

Bình Dương

Ngày 11/11/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế 2016 với chủ đề “Giáo dục đại học Pháp và Pháp ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa: Tầm nhìn Châu Á Thái Bình Dương”.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận về các nội dung như “Các mô hình quản trị đại học: Đào tạo đại học và thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa”, “Giáo dục đại học và vấn đề ngôn ngữ giảng dạy” và “Giáo dục đại học Pháp và Pháp ngữ: Viễn cảnh Châu Á – Thái Bình Dương”.

Tổng cộng đã có hơn 15 tham luận được trình bày với những ý kiến có giá trị. Bằng lý lẽ thuyết phục, minh chứng sinh động, các đại biểu trong và ngoài nước đã thể hiện quan điểm, tầm nhìn của mình về vấn đề đào tạo đại học Pháp và Pháp ngữ. Ngoài ra, các trao đổi, thảo luận sau đó cũng đã thu được nhiều ý kiến đóng góp thú vị.

4.9 Hoàn thành đánh giá chất lượng

đồng cấp 2 chương trình đào tạo

Ngôn ngữ Pháp và Ngôn ngữ Trung

Quốc

Từ 15-17/11/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức chương trình đánh giá chất lượng đồng cấp 2 chương trình đào tạo Ngôn ngữ Pháp và Ngôn ngữ Trung Quốc.

Ngôn ngữ Trung Quốc và Ngôn ngữ Pháp là 2 chương trình đào tạo (CTĐT) có truyền thống của Trường Đại học Ngoại ngữ. Theo kế hoạch Đảm bảo chất lượng giáo dục của ĐHQGHN và ĐHNN, 2 CTĐT này được triển khai đánh giá chất lượng (ĐGCL) theo Bộ tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư số 04/2016/TT-BGDDT ngày 14 tháng 3 năm 2016 do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký QĐ ban hành. Bộ tiêu chuẩn gồm 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí. Hiện Trường ĐHNN đã có 10 CTĐT được KĐCL theo tiêu chuẩn AUN, tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT và Đánh giá đồng cấp. Đây là CTĐT thứ 11 và 12 được tiến hành KĐCL và ĐGCL của trường.

Bắt đầu từ hôm khai mạc 15/11, 2 đoàn ĐGĐC đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, thăm cơ sở vật chất cũng như gặp gỡ, phỏng vấn BGH, Trưởng các phòng ban chức năng, Ban CN Khoa NN&VH Trung Quốc và BCN khoa NN& VH Pháp, nhóm chuyên trách viết báo cáo, giảng viên, nhân viên hỗ trợ đào tạo, văn phòng và giáo vụ 2 khoa, sinh viên, cựu sinh viên và các nhà tuyển dụng.

4.10 Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm đào tạo theo tín chỉ và giao

ban công tác đào tạo năm học 2016 – 2017

Thực hiện kế hoạch năm học 2016 - 2017 và nhằm đánh giá kết quả, những ưu điểm và hạn chế của công tác đào tạo theo tín chỉ trong giai đoạn 2006 - 2016, hướng tới Hội nghị tổng kết 10 năm đào tạo tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm đào tạo theo tín chỉ và giao ban công tác đào tạo năm học 2016 - 2017 vào ngày 22/11/2016 tại hội trường Sunwah.

Trong hội nghị, những báo cáo viên đến từ các phòng, khoa đã trình bày các báo cáo tham luận liên quan đến hoạt động của đơn vị mình. Cụ thể, đã có 5 báo cáo được thuyết trình là: “Tổng kết 10 năm đào tạo tín chỉ ở bậc đại học 2006

- 2016 tại trường ĐHNN-ĐHQGHN” của Phòng Đào tạo, “Tổ chức các môn học theo hình thức kết hợp (hiện trạng, thách thức và triển vọng)” của TT CNTT-TT&HL, “Tổ chức thực tập và tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên” của Khoa NN&VH Hàn Quốc, “Đổi mới công tác tuyển sinh và quản lý đào tạo sau Đại học” của Khoa Sau Đại học và “Công tác lấy ý kiến phản hồi của người học về chương trình đào tạo và giảng viên” của TT NCGDNN&ĐBCL.

Kết thúc phần thảo luận, hội nghị chuyển sang phần giao ban công tác đào tạo năm học 2016-2017. PGS. TS. Hà Lê Kim Anh và TS. Huỳnh Anh Tuấn đã trình bày về các nhiệm vụ trọng

Sự kiện

(25)

4.12 Tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm

giảng dạy tiếng Ả Rập và kỷ niệm

ngày Quốc tế tiếng Ả Rập

Ngày 17/12/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm giảng dạy tiếng Ả Rập tại trường và kỷ niệm ngày Quốc tế tiếng Ả Rập (18/12).

Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh khẳng định Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trường đại học lâu đời, có truyền thống và uy tín trong khu vực về giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ, quốc tế học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn. Là một bộ môn trực thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập có vai trò nhất

Referensi

Dokumen terkait

[r]

TEACHER’S STRATEGIES IN OVERCOMING STUDENTS’ DIFFICULTIES IN READING COMPREHENSION OF NARRATIVE TEXTS.. (A Case Study at a Boarding School in

Perusahaan Hak Pengusahaan Hutan (HPH) yang merupakan kantor cabang (base camp) di Indonesia MENGGUNAKAN DATA SEKUNDER DARI UNIT KERJA/INSTANSI

dimulai dari nomor urut sampel rumah tangga usaha budidaya jenis ikan terpilih pertama. 2) Pada setiap rumah tangga yang dikunjungi, lakukan pencacahan rumah tangga usaha

Untuk menghindari adanya salah pengertian tentang konsep-konsep yang akan dikaji dalam penelitian ini, maka diperlukan penjelasan beberapa istilah seperti

Penelitian ini bertujuan untuk mengetahui tingkat hubungan antara dua variabel atau lebih dengan menggunakan teknik analisis korelasi untuk mengetahui berapa besar

06/per/M.KUKM/I/2007 tentang petunjuk teknis program pembiayaan produktif koperasi dan usaha mikro pola syariah bahwa pembiayaan adalah kegiatan penyediaan dana untuk

Skripsi dengan judul “ Pelaksanaan Perkawinan Di Bawah Umur Melalui Dispensasi Untuk Mewujudkan Keluarga Sejahtera Di Kabupaten Kudus (Studi Di Pengadilan Agama Kudus) ”