• Tidak ada hasil yang ditemukan

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Membagikan "nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên"

Copied!
6
0
0

Teks penuh

(1)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA

LIỄU CẦN THƠ NĂM 2017-2019

Nguyễn Thị Lệ Quyên1*, Huỳnh Văn Bá2, Nguyễn Thị Thùy Trang2 1. Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ 2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Email: qnnguyenthile@gmail.com TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Vảy nến là bệnh lý viêm mạn tính của da, tiến triển thất thường và hay tái phát.

Bệnh ít gây tử vong nhưng gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến từ 16 tuổi trở lên đang điều trị tại bệnh viện Da Liễu Cần Thơ từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2019. Kết quả: Nhóm tuổi 36-59 chiếm 60,8%. Nhóm khởi phát sớm trước 30 tuổi chiếm 27%. Mức độ trung bình theo PASI chiếm 64,7%. Vảy nến thông thường chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%). Các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn: thuốc (88,2%), stress (71,6%), thời tiết (52%), nhiễm trùng (50%), hút thuốc lá (23,5%), uống rượu, bia (21,6%), hiện tượng Koebner (18,6%). Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống: DLQI ở nhóm ≥60 tuổi nhỏ hơn nhóm 36-59 tuổi và nhóm 16-35 tuổi, DLQI nhóm khởi phát sớm lớn hơn nhóm khởi phát muộn, DLQI ở nhóm mức độ nặng lớn hơn nhóm mức độ nhẹ và trung bình. Kết luận: Tuổi, thời gian khởi phát, mức độ nặng của bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân vảy nến.

Từ khóa: vảy nến, chất lượng cuộc sống, yếu tố liên quan

ABSTRACT

STUDY ON CLINICAL FEATURES AND RISK FACTORS ELATED TO QUALITY OF LIFE IN PSORIASIS PATIENTS AT CAN

THO HOSPITAL OF DERMATO –VENEREOLOGY IN 2017-2019

Nguyen Thi Le Quyen1, Huynh Van Ba2, Nguyen Thi Thuy Trang2 1. Can Tho Hospital of Dermato Venereology 2. Can Tho Univesity of Medicine and Pharmacy Backgroud: Psoriasis is a chronic cutaneous inflammatory disease with uncommon progression and relapse. Although psoriasis generally does not affect survival, it can have a significant negative impact on the psychosocial wellbeing and quality of life of affected patients.

Objectives: To describe the clinical characteristics and risk factors related to quality of life in psoriasis patients. Materials and methods: Cross-sectional study based on data of 102 psoriasis patients ≥16 years at Can Tho Hospital of Dermato – Venereology from 05/2017 to 05/2019. Results:

Age group 36-59 was 60.8%. The early onset before 30 years of age was 27%. The Psoriasis Severity Index (PASI) was moderate in 64.7%. The most common clinical presentation was psoriasis vulgaris (69.6%). The factors were related to the development of disease: Drugs (88.2%), Stress (71.6%), Weather (52%), Infection (50%), Smoking (23.8%), Alcohol (21.6%), Koebner phenomenon (18.6%).

The factors were related to quality of life: The Dermatology life Quality Index (DLQI) in age group

≥60 years was lower than age group <60 years, DLQI in the early onset was higher than the late onset, DLQI in the severe degree was higher than the moderate and mild degree. Conclusion: Age of patients, the age of onset, the degree of disease affected the quality of patients’life.

Keywords: psoriasis, quality of life, risk factors.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh vảy nến là bệnh lý viêm mạn tính của da, tiến triển thất thường và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, ở khắp các châu lục, chiếm tỉ lệ 0,09-11,4% dân số thế giới. Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến rất đa dạng, bệnh sinh còn chưa sáng tỏ, nhưng đa số các tác giả đã thống nhất cho bệnh vảy nến là một bệnh miễn dịch, được khởi động bởi nhiều yếu tố như: chấn thương tâm lý, nhiễm khuẩn khu trú, các chấn thương da, bệnh liên quan đến một số thuốc, thức ăn, thời tiết khí hậu ... Mặc dù bệnh ít gây tử vong nhưng bệnh

(2)

lại gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trương Thị Mộng Thường cho thấy bệnh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần lần lượt là 28% và 39%. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khảo sát các yếu tố liên quan làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như giúp bệnh nhân nhận biết các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ năm 2017-2019.

2. Nhận xét các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ năm 2017-2019.

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2019. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là bệnh vảy nến. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân có dấu hiệu bị bệnh tim, gan, thận, phổi nặng. Bệnh nhân đang có thai hoặc cho con bú. Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu: Ước lượng cỡ mẫu tối thiểu theo công thức sau:

n: là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý

p = 12,8% (Theo nghiên cứu của Trần văn Tiến (2004) cho thấy bệnh vảy nến chiếm 12,8%[5] nên chọn p= 0,128)

d: sai số cho phép, chọn d = 7%

Z: hệ số tin cậy, chọn độ tin cậy 95% thì = 1,96 Áp dụng công thức tính: n = 87,5.

Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 88 mẫu.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tỉ lệ nam và nữ mắc bệnh tương đương nhau. Nam chiếm 52%, nữ chiếm 48%.

Nhóm tuổi 36-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (60,8%), kế tiếp là nhóm ≥60 tuổi (20,6%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm 16-35 tuổi (18,6%).

Bảng 1. Tuổi khởi phát bệnh vảy nến (n=102)

Đặc điểm n Tỉ lệ (%)

Khởi phát sớm 28 27,5

Khởi phát muộn 74 72,5

Tổng 102 100

Nhận xét: Nhóm khởi phát sớm trước 30 tuổi (27%) chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm khởi phát muộn (73%).

22,5%

64,7%

12,8%

Mức độ nhẹ Mức độ trung bình Mức độ nặng

(3)

Biểu đồ 1: Độ nặng của bệnh theo PASI (n=102)

Nhận xét: Số bệnh nhân mắc vảy nến mức độ trung bình theo chỉ số độ nặng của bệnh vảy nến (PASI) chiếm tỉ lệ cao nhất (64,7%), kế tiếp là mức độ nhẹ (22,5%) và mức độ nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất (12,8%).

Bảng 2. Thể lâm sàng bệnh vảy nến (n=102)

Đặc điểm n Tỉ lệ (%)

Vảy nến thông thường 71 69,9

Vảy nến mụn mủ 19 18,6

Đỏ da toàn thân 8 7,8

Vảy nến khớp 4 3,9

Tổng 102 100

Nhận xét: Vảy nến thông thường chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%) kế tiếp là vảy nến mụn mủ (18,6%), vảy nến đỏ da toàn thân (7,8%) và vảy nến khớp chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,9%).

Bảng 3. Các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn (n=102)

Yếu tố n Tỉ lệ (%)

Stress tâm lý 73 71,6

Hiện tượng Koebner 19 18,6

Hút thuốc lá 24 23,5

Sử dụng thuốc 90 88,2

Uống rượu bia 22 21,6

Nhiễm trùng 51 50,0

Thời tiết 53 52,0

Nhận xét: Tiền sử sử dụng thuốc và stress tâm lý chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 88,2% và 71,6%. Kế tiếp là thời tiết (52%) và tiền sử nhiễm trùng (50%). Hiện tượng Koebner, uống rượu, bia và hút thuốc lá chiếm tỉ lệ thấp, lần lượt là 18,6%, 21,6% và 23,5%.

Bảng 4. DLQI ở các nhóm tuổi (n=102)

Nhóm tuổi DLQI p

16-35 17,3 ± 2,8

p<0,001

36-59 16 ± 5

≥60 11 ± 4

Nhóm tuổi p

16-35 36-59 p=0,360

≥60 p<0,001

36-59 ≥60 p<0,001

Nhận xét: Chỉ số chất lượng cuộc sống (DLQI) ở bệnh nhân nhóm 16-35 tuổi có sự khác biệt so với nhóm ≥60 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) và không khác với nhóm 36-59 tuổi (p=0,360). DLQI ở bệnh nhân nhóm 36-59 tuổi có sự khác biệt so với nhóm tuổi ≥60 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 5. DLQI ở các nhóm tuổi khởi phát (n=102)

Tuổi khởi phát DLQI p

Khởi phát sớm 17,8 ± 4

p=0,001

Khởi phát muộn 14,2 ± 5

Tuổi khởi phát p

Khởi phát sớm Khởi phát muộn p<0,001

Nhận xét: DLQI nhóm khởi phát sớm có sự khác biệt so với nhóm khởi phát muộn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 6. DLQI ở các mức độ bệnh (n=102)

Mức độ bệnh DLQI p

Mức độ nhẹ 13,7 ± 3,4

p=0,015

Mức độ trung bình 15 ± 5,1

Mức độ nặng 18,5 ± 5,3

(4)

Mức độ bệnh p

Mức độ nhẹ Mức độ trung bình p=0,467

Mức độ nặng p=0,012

Mức độ trung bình Mức độ nặng p=0,048

Nhận xét: DLQI ở nhóm mức độ nhẹ có sự khác biệt so với nhóm mức độ nặng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,012), không khác với nhóm mức độ trung bình (p=0,467).

DLQI ở nhóm mức độ trung bình có sự khác biệt so với nhóm mức độ nặng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,048).

IV. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy bệnh vảy nến ở độ tuổi trưởng thành (35-59 tuổi) và thanh thiếu niên (16-35 tuổi) chiếm tỉ lệ 79,4%. Kết quả này phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước cho thấy vảy nến gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành[3]. Độ tuổi từ 16 đến 59 tuổi là độ tuổi có nhiều biến động trong cuộc sống, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Những biến động này đến ngưỡng sẽ trở thành yếu tố khởi động bệnh, làm bùng phát bệnh vảy nến trên một cơ địa có sẵn gen di truyền.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam và nữ là như nhau. Tỉ lệ này phù hợp với các sách kinh điển là tỉ lệ mắc bệnh vảy nến ở nam và nữ là như nhau[12].

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có thể khởi phát ở bất cứ thời điểm nào trong đời (nhỏ nhất là 3 tuổi và cao nhất là 80 tuổi). Tỉ lệ bệnh nhân khởi phát bệnh sau 30 tuổi (72,5%) cao hơn nhóm bệnh nhân khởi phát bệnh trước 30 tuổi (27,5%). Các tác giả trong và ngoài nước cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân khởi phát muộn chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm bệnh nhân khởi phát sớm. Tác giả Võ Quang Đình (2010) cho thấy khởi phát sớm chỉ chiếm 39,6% và khởi phát muộn chiếm 60,4%[1], tác giả Hae Jun Song và cộng sự (2017) cho thấy 66,2% bệnh nhân khởi phát bệnh muộn[9].

Việc phân nhóm khởi phát sớm hay muộn theo độ tuổi 30 tuổi có ý nghĩa quan trọng.

Queiro R (2011) cho thấy rằng gen HLA-CW6 ảnh hưởng đến bệnh nhân vảy nến giảm khi tuổi khởi phát tăng và mối liên quan mạnh nhất được quan sát ở những đối tượng có tuổi khởi phát dưới 30 tuổi (OR=6,4, p=0,0003), tác giả đã đề nghị 30 tuổi là giới hạn để phân chia vảy nến týp 1 (có di truyền) và vảy nến týp 2 (không do di truyền)[10].

Có 64,7% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi mắc vảy nến mức độ trung bình theo PASI, kế tiếp là mức độ nhẹ (22,5%) và mức độ nặng (12,8%) chiếm tỉ lệ thấp nhất. Kết quả này tương tự Phan Huy Thục (2011) với mức độ trung bình chiếm 67,85%[3] và tác giả Hae Jun Song (2017) với mức độ nhẹ chiếm 24,9%[9].

PASI được Fredriksson và Pettersson xây dựng năm 1978 để đánh giá hiệu quả của retinoids trong bệnh vảy nến thông thường. Tuy nhiên, PASI có một số nhược điểm như chỉ phản ánh đúng độ nặng của bệnh đối với vảy nến thông thường. Đối với vảy nến mụn mủ, vảy nến khớp, đỏ da toàn thân do vảy nến thì các thang điểm của PASI phản ánh không chính xác độ nặng của bệnh. Bên cạnh đó, mức độ đỏ da và bong vảy tăng lên khi có sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và giảm khi có sử dụng dưỡng ẩm. Một số thuốc bôi điều trị tại chỗ như Anthralin cũng gây đỏ da và làm tăng PASI[11].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, vảy nến thông thường chiếm tỉ lệ cao nhất (69,9%), kế tiếp là vảy nến mụn mủ (18,6%) và đỏ da toàn thân do vảy nến (7,8%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là vảy nến khớp (3,9%).

Các tác giả Affandi A. M. (2018)[6] và tác giả Hae Jun Song (2017)[9] cũng cho kết quả vảy nến thông thường chiếm tỉ lệ cao nhất trong các thể vảy nến. Số bệnh nhân vảy nến điều trị tại Bệnh viện Da liễu ngày càng tăng và sự đa dạng trong các thể bệnh ngày càng nhiều. Ngoài các thể thông thường như vảy nến mảng, vảy nến giọt thì tỉ lệ vảy nến mụn mủ, vảy nến khớp và đỏ da toàn thân do vảy nến ngày càng tăng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 71,6% bệnh nhân vảy nến trong tiền sử có ghi nhận chấn thương tâm lý hay stress tâm lý. Tỉ lệ này cao hơn các tác giả Nguyễn Trọng Hào (2016) và Affandi A. M. (2018) với tỉ lệ lần lượt là 43,8%[2] và 48,3%[6]. Sự khác biệt này là do

(5)

khác nhau về địa điểm nghiên cứu và các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chưa được sử dụng các thuốc an thần.

Stress tâm lý được chứng minh là yếu tố quan trọng gây khởi phát, tái phát hay làm vảy nến trở nặng. Nhiều bằng chứng cho thấy stress gây ra những đáp ứng bất thường về thần kinh nội tiết, có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học các bệnh tự miễn mạn tính, trong đó có vảy nến.

Có 18,6% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có chấn thương thượng bì hay hiện tượng Koebner là yếu tố gây khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn. Hiện tượng Koebner trong bệnh vảy nến có thể xuất hiện trên vết xước da, trên vết mổ, vết bỏng, nơi tiêm, nơi chủng đậu, nơi châm cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 23,5% bệnh nhân hút thuốc lá và 21,6% uống rượu bia làm tái phát hoặc làm bệnh vảy nến nặng hơn. Kết quả thấp hơn tác giả Hae Jun Song (2017) với 48,3% bệnh nhân có hút thuốc và 64,0% bệnh nhân có uống rượu, bia làm tái phát hoặc làm bệnh vảy nến nặng hơn[9]. Sự khác nhau này là do khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia.

Nhiễm virus và vi trùng cấp tính đã được báo cáo có liên quan đến sự khởi phát hay làm vảy nến nặng hơn. Có 50% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận vảy nến thường nặng hơn hoặc tái phát sau một đợt nhiễm trùng cấp như viêm họng, viêm tai giữa hay nhiễm trùng da…

Thuốc có thể gây khởi phát vảy nến trên những người có cơ địa di truyền hoặc không di truyền.Trong nghiên cứu của chúng tôi có 88,2% bệnh nhân có dùng thuốc trước đó. Các thuốc này là những thuốc bôi có chứa corticosteroid, thuốc uống chẹn beta điều trị tim mạch, các kháng sinh cũng làm bùng phát bệnh vảy nến. Vảy nến do thuốc có khuynh hướng xảy ra lần đầu ở bệnh nhân không có tiền sử vảy nến trước đó và thường giảm bệnh sau khi ngưng thuốc[7].

Trong y văn ánh sáng mặt trời có tác dụng làm giảm bớt bệnh vảy nến bởi tia UV giúp làm tăng tốc độ bong vảy da nhưng tiếp xúc lâu dài và cường độ da có thể gây sạm da, làm bệnh vảy nến nặng thêm. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 52% bệnh nhân cho rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi trưa và chiều làm bệnh nặng hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến ở các nhóm tuổi, tuổi khởi phát và mức độ bệnh có sự khác nhau giữa các nhóm.

DLQI ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên có sự khác biệt so với nhóm từ 16 đến 35 tuổi và nhóm từ 36 đến 59 tuổi. Cụ thể nhóm bệnh nhân trong độ tuổi lao động có DLQI cao hơn nhóm người trên 60 tuổi. Những bệnh nhân trong độ tuổi này cần phát triển công việc và các mối quan hệ xã hội nhưng người bệnh lại phải luôn che dấu và cô lập bản thân do mặc cảm về ngoại hình xấu xí của bệnh. Ngoài ra, việc điều trị bệnh cũng làm bệnh nhân không thể chuyên tâm trong học tập và nghề nghiệp, thường khiến cho bệnh nhân phải bỏ học giữa chừng hoặc mất việc, không có nghề nghiệp ổn định.

Tuổi khởi phát sớm có DLQI cao hơn nhóm khởi phát muộn. Trương Thị Mộng Thường (2012) cho thấy nhóm khởi phát sớm thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhóm khởi phát muộn[4]. Việc tuổi khởi phát sớm trước 30 tuổi có liên quan đến HLA-CW6, chính gen HLA-CW6 làm bệnh nhân khởi phát sớm hơn và mức độ bệnh nặng nề hơn, dễ xuất hiện thể vảy nến khớp hơn bệnh nhân khởi phát muộn[10].

Ở nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt về ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống ở các nhóm có thời gian mắc bệnh khác nhau và số lần tái phát khác nhau.

Nhiều nghiên cứu cho thấy vảy nến khớp, đỏ da toàn thân ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nặng nề hơn vảy nến thông thường[12]. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi ghi nhân không có sự khác biệt giữa các thể lâm sàng khác nhau. Điều này lý giải do chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng bệnh nội trú, bệnh nhân vảy nến vào viện thường nặng, dai dẳng và có biến chứng nên chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Ở nghiên cứu của chúng tôi, DLQI ở nhóm bệnh mức độ nặng có sự khác biệt so với nhóm mức độ nhẹ và trung bình

.

Nhiều tác giả cho thấy có mối tương quan giữa sự cải thiện

(6)

về PASI và cải thiện về DLQI. Các thuốc làm giảm PASI cao nhất cũng có liên quan với mức giảm lớn nhất về DLQI. Giảm PASI ít nhất là 75% có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến[8].

V. KẾT LUẬN

Nhóm tuổi từ 36-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (60,8%).

Tỉ lệ nam và nữ mắc bệnh tương đương nhau, lần lượt là 52% và 48%.

Nhóm khởi phát sớm trước 30 tuổi (27%) chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm khởi phát muộn sau 30 tuổi (73%).

Số bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (64,7%).

Vảy nến thông thường chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%) kế tiếp là vảy nến mụn mủ (18,6%), vảy nến đỏ da toàn thân (7,8%), vảy nến khớp chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,9%).

Các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn: Tiền sử sử dụng thuốc (88,2%), stress tâm lý (71,6%), thời tiết (52%), tiền sử nhiễm trùng (50%), hút thuốc lá (23,5%), uống rượu, bia (21,6%), hiện tượng Koebner (18,6%).

DLQI ở nhóm ≥60 tuổi nhỏ hơn nhóm 36-59 tuổi và nhóm 16-35 tuổi.

DLQI nhóm khởi phát sớm lớn hơn nhóm khởi phát muộn.

DLQI ở nhóm mức độ nặng lớn hơn nhóm mức độ nhẹ và trung bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Quang Đỉnh (2010), "Khảo sát yếu tố thuận lợi, lâm sàng và một số khác biệt lâm sàng giữa khởi phát sớm và muộn ở bệnh nhân vảy nến nội trú", Tạp chí Y học thực hành, 1(696), tr. 42-48.

2. Nguyễn Trọng Hào (2016), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

3. Phan Huy Thục và Phạm Văn Thức (2011), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến điều trị tại khoa Da Liễu, Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng", Tạp chí Y học thực hành, 6(771), tr. 56-58.

4. Trương Thị Mộng Thường và Lê Ngọc Diệp (2012), "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại BV Da liễu TP HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/201", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 284-292.

5. Trần Văn Tiến và Phạm Văn Hiển (2004), "Một số yếu tố dịch tễ trong bệnh vảy nến", Tạp chí Y học thực hành, 1, tr. 47-51.

6. Affandi M. A., et al. (2018), "Epidemiology and Clinical Features of Adult Patients with Psoriasis in Malaysia: 10-Year Review from the Malaysian Psoriasis Registry (2007-2016)", Dermatol Res Pract, 2018, p. 4371471.

7. Basavaraj K. H., et al. (2010), "The role of drugs in the induction and/or exacerbation of psoriasis", Int J Dermatol, 49(12), pp. 1351-61.

8. Cakmur H. and Dervis E. (2015), "The relationship between quality of life and the severity of psoriasis in Turkey", Eur J Dermatol, 25(2), pp. 169-76.

9. Song H. J., et al. (2017), "The Clinical Profile of Patients with Psoriasis in Korea: A Nationwide Cross-Sectional Study (EPI-PSODE)", Annals of dermatology, 29(4), pp. 462-470.

10. Queiro R., et al. (2011), "Stratification by age of onset with 30 years as age limit is an effective means of identifying PSORS1-associated psoriasis in patients with psoriatic arthritis", Joint Bone Spine, 78(6), pp. 581-3.

11. Schmitt J. and Wozel, G. (2005), "The psoriasis area and severity index is the adequate criterion to define severity in chronic plaque-type psoriasis", Dermatology, 210(3), pp. 194-9.

12. Van de Kerkhof P. C. M. and O., Nestlé F. (2012), "Psoriasis", Dermatology, 3rd edition, Elsevier Saunders, pp. 135-156.

(Ngày nhận bài: 4/09/2019 - Ngày duyệt đăng bài: 3/10/2019)

Referensi

Dokumen terkait

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu các yếu tố liên quan đến thành công của phương pháp TL bằng hơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, đánh

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAI LỆCH KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE Ở SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Nguyễn Mỹ Huyền*, Lê Nguyên Lâm

* Mức độ kiểm soát glucose máu: Glucose máu cao là yếu tố rất quan trọng đối với tổn thương cầu thận, những công trình hồi cứu cũng như tiến cứu đều xác nhận liên quan giữa nồng độ

Nghiên cứu của Pagnin D và cộng sự cho rằng, sinh viên Y khoa có chất lượng cuộc sống kém hơn so với những người có cùng độ tuổi.10 Điểm tóm tắt cho thấy chất lượng cuộc sống của sinh

LIÊN QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS Đào Bùi Quý Quyền1, Trầm Việt Hoà2, Hoàng Trung Vinh3 TÓM TẮT6 Mục tiêu: Khảo

Mô tả đặc điểm tác nhân vi khuẩn gây đợt cấp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020.. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nhiễm một

Xác định các yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân VTC nặng giúp các bác sỹ lâm sàng tiên lượng, chỉ định phẫu thuật sớm là nền tảng, có ý nghĩa quan trọng sống còn,

Các yếu tố lâm sàng liên quan đến vảy nến khác như tuổi khởi phát, thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình, thể lâm sàng hay mức độ nặng của bệnh phân theo BSA và PASI cũng không cho thấy