• Tidak ada hasil yang ditemukan

Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành

7. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành

Tân Phú 111 109 02

Thủ Đức 227 226 01

Bình Chánh 216 214 02

Cần Giờ 107 106 01

Củ Chi 131 131 0

Hóc Môn 199 198 01

Nhà Bè 112 110 02

--- --- ---

3.920 3.894 26

(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2020) Sang năm 2019, số lượng hồ sơ thụ lý để giải quyết đưa cai bắt buộc tăng nhẹ trở lại với 3.920 hồ sơ [34].

Từ những thống kê đã nêu trên, có thể thấy rằng:

- Ngành tòa án các quận, huyện đã nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ gửi qua, xem xét và nhanh chóng ban hành quyết định áp dụng các biện pháp cai nghiện đối với người bị

ở một số điểm nóng; hoạt động kiểm soát ma túy trong đó có việc quản lý các loại tiền chất, chất gây nghiện đã được đẩy mạnh; số người nghiện ma túy đã được kiềm chế và giảm trong những năm gần đây; tình trạng tái trồng cây có chứa chất ma túy đã giảm hẳn; Chương trình điều trị Methadone cho người nghiện đạt hiệu quả thiết thực; công tác cai nghiện đã chuyển biến tích cực theo hướng tăng cai nghiện tự nguyện, giảm bắt buộc; công tác tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội để điều trị, cắt cơn và phân loại đã được thực hiện tương đối tốt; việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã thực hiện nghiêm theo Luật, bảo đảm được quyền công dân. Đã tổng kết được một số mô hình xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư, trường học không có tệ nạn ma túy; mô hình tiên tiến trong công tác cai nghiện tự nguyện, cai nghiện cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã tích cực tham gia và thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy trong thời gian qua.

2.3.1. Kết quả đạt được

Triển khai các quy định của pháp luật về đưa người nghiện vào cơ sở bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đạt được những kết quả:

Thứ nhất, số người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc năm sau cao hơn năm trước. Đáp ứng được yêu cầu đề ra trong việc phòng chống tệ nạn cũng như mục tiêu xây dựng thành phố, giải quyết được lượng lớn số người nghiện còn tồn tại ngoài cộng đồng.

Thứ hai, trong quá trình phát hiện và lập hồ sơ đề nghị, việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện đi cai cơ bản được thực hiện đúng quy trình theo luật định.

Không bỏ sót hay rút ngắn các giai đoạn nên hầu hết các đối tượng sau khi phát hiện ra đã và đang có hành vi tái nghiện đều bị cơ quan có thẩm quyền đưa đi cai.

Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và xử lý, các cơ quan chức năng đã gặp không ít vướng mắc và bất cập trong việc giải quyết các đối tượng để đưa đi cai nghiện.

Thứ ba, kịp thời ban hành những quyết định rút ngắn thời gian trong việc đưa người nghiện đi cai mà không vi phạm pháp luật, nhằm tránh trường hợp các đối tượng lẫn trốn đi nơi khác trong khi đợi tòa án ban hành quyết định trong thời hạn quá dài theo như luật định. Thời gian cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình - cộng đồng và cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là từ 03 tháng đến 06 tháng; thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm, tại các cơ sở cai nghiện ngoài công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Mặt khác, đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì giao cho tổ chức xã hội quản lý trong thời gian chờ lập thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên không thể đòi hỏi các tổ chức này phải có chuyên môn để đi điều trị, cắt cơn, giải độc. Thành phố Hồ Chí Minh cũng thành lập một cơ sở xã hội để quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian chờ lập hồ sơ. Cơ sở này có đầy đủ chức năng về y tế, trang thiết bị, chế độ hỗ trợ cho người bị quản lý và đội ngũ cán bộ hỗ trợ tư pháp.

Thứ tư, theo Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố vừa ban hành ngày 6/9/2014, đối với đối tượng áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện tại gia đình - cộng đồng, bản thân và gia đình người nghiện ma túy đăng ký với Tổ công tác cai nghiện của xã, phường; Tổ công tác cai nghiện phối hợp với gia đình và bản thân người nghiện ma túy thống nhất kế hoạch cai nghiện và trình Chủ tịch UBND xã, phường; Chủ tịch UBND xã, phường quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình - cộng đồng. Đối với các đối tượng áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng, Công an xã, phường lập hồ sơ đề nghị, chuyển Tổ công tác cai nghiện thẩm tra hồ sơ, xây dựng kế hoạch cai nghiện, trình Chủ tịch UBND xã, phường xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng. Quy trình phối hợp lập và thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm yêu cầu trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép các cơ

quan, đơn vị chức năng địa phương thực hiện lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ đến người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ được biết. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện triệu tập và chủ trì cuộc họp Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp thẩm định hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm gửi văn bản đã xác định tính pháp lý hồ sơ đề nghị đến Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hoàn tất hồ sơ gửi Tòa án nhân dân quận, huyện tiếp tục xử lý, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có 23 cơ sở cai nghiện tự nguyện do tổ chức, cá nhân thành lập được cấp phép hoạt động; 79 cơ sở cai nghiện công lập có chức năng tổng hợp, trong đó có cai nghiện tự nguyện và điều trị Methadone; 18 cơ sở cai nghiện chỉ làm cai nghiện tự nguyện và điều trị Methadone;

hàng năm các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đã tiếp nhận và cai nghiện tự nguyện cho trên 5.000 lượt người,...

Tuy nhiên tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy đang rất phức tạp:

- Tội phạm ma túy, nghiện ma túy là vấn đề toàn cầu, gây bức xúc xã hội và hậu quả nghiêm trọng đến an ninh trật tự an toàn xã hội, đến sức khỏe, giống nòi dân tộc.

Tệ nạn ma túy là một trong những vấn đề quốc tế quan tâm, rất dễ bị lợi dụng thành vấn đề nhân quyền.

- Ngoài ma túy dạng thuốc phiện, hê rô in đã có phương pháp điều trị thay thế, thì đã xuất hiện nhiều loại ma túy mới cực kỳ nguy hiểm nhất là ma túy tổng hợp dạng đá.

Hiện nay có rất nhiều loại ma túy tổng hợp lây lan ra cộng đồng mà cả thế giới đang rất lúng túng đối phó và chưa có giải pháp tối ưu để điều trị.

- Nước ta nằm ở vị trí sát với khu vực tam giác vàng, dân số trẻ nên nguy cơ cao và chịu tác động trực tiếp từ diễn biến tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong khu

vực (theo thống kê của Bộ Công an thì khoảng 60% tội phạm là liên quan đến ma túy;

ma túy liên quan trực tiếp tới mại dâm, HIV/AIDS).

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, hạn chế về quy định của văn bản pháp luật

Về việc xác minh nơi cư trú làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Theo quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016) và Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-BCA ngày 07/02/2018 của Bộ Công an thì đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Như vậy, việc xác định “có nơi cư trú ổn định” hay không là một trong những căn cứ rất quan trọng trong quá trình lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trên thực tế, việc xác định nơi cư trú sẽ giao về cho Công an xã, phường, thị trấn - nơi đối tượng bị đề nghị có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú nhưng kết quả xác minh lại không đảm bảo, vẫn còn sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc cung cấp kết quả. Có những vụ, cùng một người là Trưởng Công an xã cho kết quả xác minh nhưng thời điểm trước đó xác định đối tượng “không cư trú ổn định tại địa phương” nhưng sau khi phiên họp sơ thẩm kết thúc, người bị đề nghị khiếu nại lên cấp phúc thẩm thì chính Trưởng công an xã này lại cho kết quả xác minh xác định đối tượng “có cư trú ổn định tại địa phương”; có trường hợp Trưởng Công an xã xác minh “không cư trú ổn định tại địa phương” nhưng Phó Công an xã lại xác minh “có cư trú ổn định tại địa phương”. Đa số các trường hợp trên xảy ra ở các địa phương ngoài địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là lý do hàng đầu dẫn đến việc hủy quyết định sơ thẩm tại cấp phúc thẩm [43].

Về việc xác định tình trạng nghiện để áp dụng thời hạn cai nghiện bắt buộc:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì “Thời hạn

áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng”. Tuy nhiên, trong quá trình từ khi lập biên bản VPHC đến khi mở phiên họp trong hồ sơ Tòa án cung cấp chỉ có 02 kết quả xác định về tình trạng nghiện ma túy của đối tượng bị áp dụng: Một là, là kết quả Test nhanh của Trạm y tế phường, xã và hai là, Phiếu trả lời kết quả của Cơ sở xã hội Thanh Thiếu Niên 2 hay Cơ sở xã hội Nhị Xuân. Trong các kết quả này chỉ xác định đối tượng có nghiện hay không nghiện, còn tình trạng nghiện trong bao lâu chủ yếu là do lời khai của đối tượng và việc áp dụng thời hạn cai nghiện bắt buộc của Tòa án thường dựa vào tình trạng nhân thân nên dẫn đến một số trường hợp áp dụng chưa hợp lý. Có những đối tượng mới nghiện nhưng tình trạng nhân thân xấu (từng trộm cắp, cướp giật tài sản nhiều lần…) ngược lại có những người nghiện nặng nhưng lại chưa có tiền án, tiền sự, do đó, dẫn đến việc áp dụng thời gian cai nghiện bắt buộc chưa phù hợp, đây là lý do dẫn đến việc sửa quyết định của cấp sơ thẩm trong thời gian qua. Vì vậy, cần phải có ý kiến hay kết luận của cơ quan chuyên môn về tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ của đối tượng để áp dụng thời gian cai nghiện cho phù hợp. Muốn làm được điều này, đòi hỏi phải tập hợp được đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoặc phải tuyển dụng, đào tạo đội ngũ mới và kế tiếp là phải trang bị được hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho nhu cầu giám định chất gây nghiện. Đồng thời cũng cần có quy định về thang điểm cụ thể để xác định tình trạng nghiện của đối tượng trên cơ sở đó để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh một cách phù hợp.

Đối với việc miễn chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Luật xử lý vi pham hành chính 2012 và Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 thì người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây: “Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy”.

Nhưng xác định cơ quan nào có thẩm quyền xác định tình trạng người nghiện không

còn nghiện ma túy và cấp nào có thẩm quyền cho kết quả này vẫn còn bỏ ngõ vì việc nghiện không thể nào chấm dứt trong một thời gian ngắn [43].

Về bố trí bảo vệ phiên họp: Tại phiên họp xét đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Thẩm phán, kiểm sát viên và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan phải tiếp xúc rất gần với các đối tượng bị nghiện ma túy, nhiều đối tượng đang trong tình trạng loạn thần; có nhiều tiền án, tiền sự; bị HIV... nên việc bố trí người bảo vệ phiên họp như hiện nay vẫn chưa đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho những người tiến hành tố tụng. Cần thiết phải trang bị được các phòng mở phiên họp có hàng rào cách ly hoặc tăng cường lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp.

Về cơ sở vật chất phục vụ việc quản lý người nghiện của tổ chức xã hội: Tại Khoản 2, Điều 9 và Điều 14 Nghị định 221 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016) quy định giao cho tổ chức xã hội quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế các tổ chức xã hội có đủ điều kiện quản lý các đối tượng nghiện này rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Về quản lý người vi phạm là người nghiện ma túy: Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8 Nghị định số 221 quy định “Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó.

Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này…”. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn cụ thể trong 15 ngày chờ xác định nơi cư trú của đối tượng vi phạm thì tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý đối tượng vi phạm?.

Thứ hai, theo quy định hiện nay, để đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc thì phải xác định tình trạng nghiện ma túy của họ. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định 111/2013/NĐ-CP) quy định: Đối với người nghiện ma túy,thì phải xác định tình trạng nghiện ma túy hiện tại của họ.Việc xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ

Công an về thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy [22, Điều 11, Khoản 2]. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy, đồng thời, chưa tổ chức tập huấn vấn đề này nên đến nay các y, bác sỹ tại các phòng khám địa phương vẫn chưa có chứng chỉ theo quy định này, do đó việc xác định tình trạng người nghiện ma túy để đưa đi giáo dục đối với xã, phường, thị trấn không thể thực hiện; cũng như việc xác định tình trạng nghiện ma túy để đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, hiện nay, số người sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng tăng và hiện cũng chưa có hướng dẫn xác định tiêu chí tình trạng nghiện ma túy tổng hợp, cũng như phác đồ điều trị cho đối tượng này. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện cả ở trung tâm và cộng đồng chưa đươc̣ tâp ̣ huấn về các biện pháp xử lý đối với người nghiện bi rối loạn tâm thần do ảnh hưởng của ma túy tổng hợp.

Thứ ba, biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp được thực hiện trước khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Mặt khác, biện pháp này khi áp dụng với người nghiện ma túy là có sự kết nối với việc điều trị cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP.

Khi ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì sẽ phải ra thêm quyết định bắt buộc cai nghiện tại cộng đồng. Bên cạnh đó, thời gian thời gian cai nghiện tại cộng đồng là 06-12 tháng trong khi thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ 03-06 tháng. Vì vậy, khi hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà người nghiện vẫn nghiện thì vẫn phải chờ hết thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mới lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay, công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng cũng còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều địa phương chưa thực hiện công tác này, dẫn đến không có “đầu vào” để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thứ tư, hoạt động lập hồ sơ đưa người đi cai nghiện còn bất cập

Theo các cơ quan chức năng, việc lập hồ sơ đưa người vào cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở được chuyển từ cơ quan hành chính là UBND cấp xã sang TAND cấp huyện