• Tidak ada hasil yang ditemukan

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân

7. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân

cấp huyện

3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý nói chung và công tác tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý nói riêng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công tác này; tăng cường biện pháp quản lý, răn đe đối với các đối tượng sử dụng trái phép và nghiện chất ma tuý; xác định công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý là nhiệm vụ mang tính lâu dài, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, không chủ quan, nóng vội. Xác định rõ công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục, lâu dài đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nan ma túy; chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng, tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đảng, đoàn thể của nhân dân ở cơ sở,... Thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy; xác định tình trạng nghiện ma túy, áp dụng triệt để các biện pháp, hình thức cai nghiện đối với những người có đủ điều kiện. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; lồng ghép công tác phòng, chống ma túy với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng thôn, bản, tổ dân phố lành mạnh, không có tệ nạn ma túy. Xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến về phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.

Bên cạnh những nhiệm vụ chung đặt ra cho các cơ quan, đơn vị, các ngành về việc tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, đối với Đảng ủy Công an, chỉ thị nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm: Lãnh đạo lực lượng công an các cấp, nhất là lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, lực lượng cảnh sát khu vực, công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm về ma túy trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự, quản lý cư trú, lưu trú,... Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy,... Chỉ đạo thường xuyên, liên lục đối với triển khai biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện hiện biện pháp. Tổ chức cho người nghiện đăng ký, lựa chọn hình thức cai nghiện theo quy định pháp luật; thực hiện hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh nhằm kiểm soát mức độ nghiện, tình trạng nghiện hiện có, từng bước làm giảm người nghiện và giảm mức độ trọng điểm về ma túy tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác cai nghiện tại các xã, phường, thị trấn. Huy động sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân nhằm giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy có việc làm ổn định phát triển kinh tế, tái hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy.

3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện

Cần nghiên cứu, sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 90 và khoản 1 Điều 96 của Luật Xử lý VPHC liên quan đến đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đối tượng, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc áp dụng biện pháp “tiền đề” - giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng như việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng chưa chấp hành xong biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Theo đó, để giải quyết triệt để khó khăn, vướng mắc nêu trên, nhằm rút ngắn thời gian lập hồ sơ đề nghị, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người viết cho rằng, Chính phủ cần báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi quy định về đối tượng, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại khoản 1 Điều 96 của Luật

Xử lý VPHC theo hướng không quy định đối tượng phải trải qua biện pháp “tiền đề” - giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đồng thời, sửa đổi quy định về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại khoản 4 Điều 90 của Luật Xử lý VPHC theo hướng loại trừ việc áp dụng biện pháp này đối với người nghiện ma túy do không thật sự phù hợp và không hiệu quả.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc phối hợp, chuyển hồ sơ giữa các cơ quan trong trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đề nghị Chính phủ theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc liên quan đến trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này trên thực tế.

Đối với quy định tại Điều 103 và 104 Luật Xử lý VPHC, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi theo hướng: Quy định kiểm tra tính pháp lý là “khâu”

cuối cùng, trước khi chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bởi vì, quy định hiện nay (như đã phân tích ở trên) chưa đặt Trưởng phòng Tư pháp vào đúng vị trí, vai trò người

“gác gôn” cuối cùng về mặt pháp lý đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi chuyển TAND cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng. Hơn nữa, việc nhiều cơ quan cùng xem xét và có ý kiến đối với hồ sơ đề nghị dẫn đến kéo dài thời gian lập hồ sơ trước khi chuyển TAND cấp huyện xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Ngoài ra, việc miễn chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng còn có những quy định chưa rõ ràng. Tại Khoản 2, Điều 111, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau: “Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy”.

Trước mắt, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tránh trường hợp hồ sơ gửi qua các cơ quan chức năng bị trả đi, trả lại nhiều lần trong quá trình lập hồ sơ đề nghị TAND xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người viết cho rằng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần sớm chỉ đạo các cơ quan có liên quan xây dựng và trình ký ban hành quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn địa phương (dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật) để xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (Công an, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội) trong việc lập hồ sơ đề nghị, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Có thể nói, so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng vi phạm. Tuy vậy, việc thực thi pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thi hành, đồng thời, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý VPHC, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nhiệm vụ cần tiếp tục được thực hiện trong thời gian sắp tới. Để thực hiện tốt công tác này thì việc rà soát các quy định pháp luật, nhận diện đúng những vấn đề khó khăn, vướng mắc đặt ra trong quá trình thực thi là công việc cần thiết, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để từ đó kịp thời đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong tình hình hiện nay.

3.2.3. Thực hiện các biện pháp và công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn, tập trung đối với công tác quản lý, điều trị và thực hiện các chính sách

hỗ trợ cho đối tượng; tổ chức tổng kết, sơ kết và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai theo đúng quy định. Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Công điện số 1995/CĐ-TTg ngày 07/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, cai nghiện trong cơ sở cai nghiện ma túy; Công điện số 03/CĐ-LĐTBXH ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tăng cường công tác quản lý học viên tại các cơ sở cai nghiện ma túy; Điện mật số 188/ĐK/HK ngày 29/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý người nghiện ma túy. Thực hiện tốt việc đổi mới nâng cao chất lượng công tác cai nghiện theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện và Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ.

Các lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm tra, phân loại người nghiện ma túy tại địa phương. Khi phát hiện người nghiện ma túy trốn thi hành quyết định, các đơn vị kịp thời phối hợp với những cơ quan liên quan đưa đối tượng trở lại trung tâm, không để người nghiện ma túy tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội, thiệt hại về tài sản, sức khỏe,... đối với xã hội và công dân.

Đặc biệt là chỉ đạo các cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ sở trong việc tiếp nhận, chữa trị, quản lý học viên, đồng thời chú trọng một số hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 lây nhiễm từ bên ngoài vào cơ sở. Cụ thể là thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, đặc biệt đối với những người đi từ vùng có dịch về, người tiếp xúc trực tiếp với người đi từ vùng có dịch về.

Người có triệu chứng sốt, ho cần kịp thời khai báo và có biện pháp cách ly thích hợp.

Đối với hoạt động tiếp nhận học viên mới, thăm gặp và các công việc có tiếp xúc với cơ quan, tổ chức ngoài cơ sở cai nghiện cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn…

Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Công an các địa phương tiếp tục thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; đưa người nghiện ma túy và người không có nơi cư trú ổn định đang trong thời gian chờ lập hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc vào lưu trú tạm thời tại các cơ sở cai nghiện; người cai nghiện ma túy bắt buộc vào các cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định.

3.2.4. Tăng cường biên chế và nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống ma túy và những người có thẩm quyền trực tiếp trong việc thực hiện các biện pháp

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn; tổ chức tập huấn trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác cai nghiện và quản lý người nghiện ma tuý; học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương trong và ngoại tỉnh thực hiện tốt công tác này. Tăng cường rà soát, thống kê phân loại đối tượng nghiện ma túy, thực hiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện người nghiện ma túy và tố giác tội phạm ma túy, phát hiện và triệt phá những điểm trồng cây có chứa chất ma túy, cảm hóa giáo dục cải tạo người nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng dân cư; Đánh giá tỷ lệ tái nghiện hàng năm làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về công tác cai nghiện, quản lý người nghiện sau cai.

Việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ nhân sự có trách nhiệm trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với cơ quan liên quan như: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tòa án... là hết sức cần thiết. Cán bộ là nhân tố quyết định đến thắng lợi của mọi công việc, đặc biệt là đối với việc giáo dục, quản lý, cảm hóa đối với những đối tượng vi phạm càng khó khăn và quan trọng hơn. Do đó, cần xây dựng, đào tạo một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng chuyên môn cao, có kỹ năng nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị và am hiểu pháp luật để có thể tổ chức thực hiện đạt