• Tidak ada hasil yang ditemukan

Thực tiễn thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ

7. Kết cấu luận văn

2.2. Thực tiễn thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ

Chí Minh từ năm 2016 đến nay

2.2.1. Khái quát chung về tình hình người nghiện ma túy và việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thành phố Hồ Chí Minh

Hiện đến 31/12/2019, trên địa bàn Tp.HCM người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, chiếm 1/10 tổng số người nghiện ma túy của cả nước. Đáng chú ý là người nghiện đang có xu hướng trẻ hóa và cùng lúc nghiện nhiều loại ma túy, trong đó đặc biệt là ma túy tổng hợp. Cụ thể, tổng số người nghiện ma túy trên địa bàn Tp.HCM có hồ sơ quản lý là hơn 25.100 người (tăng 1.600 người so với năm 2018). Hiện nay, tổng số người nghiện ma túy đang quản lý tại 16 cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện tự nguyện là 13.000 người (tăng gần 1.200 người) [31].

Tp.HCM đang có 16 cơ sở cai nghiện với tổng công suất tiếp nhận là 23.340 người: Cơ sở Tư vấn và cai nghiện ma túy Bình Triệu (360 người), cơ sở cai nghiện ma túy Phú Nghĩa (2.000 người), cơ sở cai nghiện ma túy Phước Bình (800 người), cơ sở cai nghiện ma túy số 2 (2.000 người), cơ sở cai nghiện ma túy Đức Hạnh (2.200 người), cơ sở cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phủ Văn (2.000 người), cơ sở cai nghiện ma túy số 3 (4.500 người), cơ sở cai nghiện ma túy Phủ Đức (1.500 người), cơ sở cai nghiện Bố Lá (800 người), cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (4,500 người), cơ sở xã hội Nhị Xuân (1.500 người), cơ sở xã hội Thanh thiếu niên 2 (1.000 người), Trung tâm điều dưỡng cai nghiện ma túy Thanh Đa (300 người), Trung tâm Tư vấn cai nghiện ma túy Làng Bình Minh (30 người), Trung tâm Tư vấn cai nghiện ma túy Đức Thanh Tâm (30 người) [31].

Nhìn chung, trước tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn diễn biến phức tạp, UBND TPHCM đã tập trung tiến hành đồng bộ các giải pháp để kiềm chế, giảm sự gia tăng của tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, đồng thời giữ vững số xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy, phấn đấu làm chuyển hóa địa bàn ở những nơi phức tạp về ma túy; tăng số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy. Thời gian qua, Công an TPHCM đã xác định 405 tuyến, địa bàn, tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể có liên quan tập trung đấu tranh chuyển hóa 206 địa bàn, tụ điểm, đạt tỷ lệ 50,86%. Hiện trên địa bàn Tp.HCM có 23.508 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, chiếm 1/10 tổng số người nghiện ma túy của cả nước. Đáng chú ý là người nghiện đang có xu hướng trẻ hóa và cùng lúc nghiện nhiều loại ma túy, trong đó đặc biệt là ma túy tổng hợp. Trên địa bàn Tp.HCM, tình hình các loại tội phạm và tệ

nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy tiếp tục tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Các băng nhóm, đường dây tội phạm ma túy có tổ chức mạng lưới tinh vi, hoạt động chặt chẽ, cùng lúc buôn bán nhiều loại ma túy,... Ngoài ra, các đối tượng thường trang bị vũ khí quân dụng nhằm mục đích thanh toán lẫn nhau và sẵn sàng chống trả khi phát hiện, truy đuổi. Nghiên cứu các báo cáo của ngành y tế và ngành Lao động, Thương binh và xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số người mắc bệnh lây nhiễm qua đường máu (HIV/AIDS, viêm gan...) có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng giảm do hình thức sử dụng chuyển dần từ việc tiêm chích ma túy sang hút, hít ma túy với nhiều hình thức khác nhau. Hậu quả, tác hại từ ma túy rất khủng khiếp, một người nghiện ma túy có thể dẫn đến vi phạm pháp luật, khiến cả gia đình tan nát, cả làng xóm, địa phương bị ảnh hưởng. Trong khi đó số người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa và sử dụng cùng lúc nhiều loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, tại những nơi kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như vũ trường, quán bar, karaoke, nhà nghỉ không gường nghỉ mà có trang bị đèn xoay, Ampli di động, loa kéo,… Trong khi đó, việc xử lý vi phạm của các cơ sở này không căn cơ, ít hiệu quả, không có tính răn đe. Khi bị rút giấy phép thì dễ dàng đăng ký mới với tên người chủ doanh nghiệp mới kinh doanh, vì chưa có quy định tại địa điểm xảy ra vi phạm (lĩnh vực kinh doanh có điều kiện) thì không được cấp phép hoạt động.

2.2.2. Thực trạng về việc ban hành quyết định áp dụng các biện pháp cai nghiện đối với người nghiện của tòa án nhân dân cấp huyện

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì chủ thể ra quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy là Tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở các đề xuất từ các phòng, ban chức năng của UBND cấp huyện chuyển sang (kết quả được tổng hợp từ UBND cấp xã, phường). Những người bị lập hồ sơ đề nghị đi cai nghiện bắt buộc đều là những người thường xuyên sử dụng ma túy, đã từng nhiều lần gây ra những vi phạm pháp luật ở địa phương, đã được gia đình và chính quyền động viên, áp dụng nhiều hình thức, phương pháp cai nghiện khác nhau nhưng họ vẫn tiếp tục lén lút sử dụng ma túy. Các biện pháp giáo dục, thuyết phục không còn hiệu quả buộc Nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế. Qua việc cai nghiện bắt buộc có

thời hạn, Nhà nước sẽ cách ly người nghiện ma túy khỏi những nguồn cung ma túy và áp dụng liệu trình cai nghiện, đồng thời hạn chế nguy cơ người nghiện ma túy thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ ma túy như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, mua bán dâm, gây rối trật tự công cộng và lây truyền HIV/AIDS.

Bảng 2.1. Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

Tên quận, huyện Thụ lý Giải quyết

Đưa vào cơ sở Đình chỉ

Quận 1 167 166 01

Quận 2 111 111 0

Quận 3 142 140 02

Quận 4 95 94 01

Quận 5 109 109 0

Quận 6 151 151 0

Quận 7 87 87 0

Quận 8 63 63 0

Quận 9 202 198 04

Quận 10 116 115 01

Quận 11 151 150 01

Quận 12 205 200 05

Bình Tân 211 207 04

Bình Thạnh 252 249 03

Gò Vấp 201 198 03

Phú Nhuận 192 192 0

Tân Bình 128 128 0

Tân Phú 198 198 0

Thủ Đức 159 158 01

Bình Chánh 128 127 01

Cần Giờ 213 211 02

Củ Chi 221 221 0

Hóc Môn 273 268 05

Nhà Bè 164 160 04

--- --- --- ---

Tổng 3.939 3.901 38

(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2016) Rút kinh nghiệm từ năm 2014, 2015, năm 2016 là năm thứ 3 Tòa án nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem

xét, quyết định đưa đối tượng nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên trong tổng số 24 quận, huyện đã nhận và đưa 3.901 đối tượng được đưa vào cơ sở cai nghiện. Trong đó, bị đình chỉ 38 vụ. Mặc dù có khiếu nại nhưng con số đó là không nhiều. Qua quá trình tiếp nhận và thụ lý, số lượng hồ sơ được gửi qua đã phản ánh thực trạng tái nghiện của các đối tượng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, tòa án các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đã thụ lý 4.608 hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp, trong đó giải quyết 4.587 vụ việc, đạt tỷ lệ 99,54% là một tỷ lệ tương đối cao. Điều này cho thấy số lượng hồ sơ được Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tăng vượt bậc và sẽ tăng nữa trong vài năm nữa nếu như không có kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Trong năm 2018, các tòa án nhân dân quận, huyện trên địa bàn thành phố thụ lý 3.851 hồ sơ, giải quyết 3.814 hồ sơ chiếm 99,04% [34].

Bảng 2.2. Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Tên quận, huyện Thụ lý Giải quyết

Đưa vào cơ sở Đình chỉ

Quận 1 132 132 0

Quận 2 157 156 01

Quận 3 153 151 02

Quận 4 168 165 03

Quận 5 189 187 02

Quận 6 111 111 0

Quận 7 137 136 01

Quận 8 187 187 0

Quận 9 219 218 01

Quận 10 104 104 0

Quận 11 241 239 02

Quận 12 175 174 01

Bình Tân 197 196 01

Bình Thạnh 196 194 02

Gò Vấp 136 136 0

Phú Nhuận 151 150 01

Tân Bình 164 164 0

Tân Phú 111 109 02

Thủ Đức 227 226 01

Bình Chánh 216 214 02

Cần Giờ 107 106 01

Củ Chi 131 131 0

Hóc Môn 199 198 01

Nhà Bè 112 110 02

--- --- ---

3.920 3.894 26

(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2020) Sang năm 2019, số lượng hồ sơ thụ lý để giải quyết đưa cai bắt buộc tăng nhẹ trở lại với 3.920 hồ sơ [34].

Từ những thống kê đã nêu trên, có thể thấy rằng:

- Ngành tòa án các quận, huyện đã nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ gửi qua, xem xét và nhanh chóng ban hành quyết định áp dụng các biện pháp cai nghiện đối với người bị