• Tidak ada hasil yang ditemukan

7. Kết cấu luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1.3.1. Chính sách, pháp luật, về phòng chống ma túy nói chung và đưa người nghiện vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc nói riêng

Trong thực tế, việc phòng chống ma túy dựa trên yếu tố tuyên truyền và ý thức cá nhân ở ngoài cộng đồng bằng những chính sách được ban hành hợp lý. Bên cạnh đó, chủ thể được giao quyền áp dụng đưa người nghiện đi cai ở các cơ sở bắt buộc đều phải xác định đúng và thực hiện theo trình tự luật định, như vậy mới đảm bảo được tính khách quan và hiệu quả. Mặc khác, những chính sách, pháp luật đưa ra phải được cụ thể hóa bằng những văn bản hành chính hợp pháp, mang tính bắt buộc, cưỡng chế thực hiện nên cần thiết phải đảm bảo được độ chính xác cao trên nền tảng pháp lý cơ bản.

Chính vì vậy mà những chính sách, pháp luật phòng chống ma túy nói chung và biện pháp đưa người đi cai nghiện bắt buộc nói riêng đều mang tính hành chính nên không thể thực hiện mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng và thuyết phục.

Hệ thống pháp luật phòng, chống tệ nạn ma tuý nói chung và quản lý người nghiện ma túy nói riêng vẫn còn những bất cập, chồng chéo về văn bản quy phạm pháp luật và chế tài xử lý, việc ban hành chính sách còn thiếu đồng bộ khiến cho việc triển khai thực hiện chính sách còn hạn chế, không có tính răn đe, dẫn đến tạo kẽ hở cho người nghiện ma túy lợi dụng để lẩn trốn tham gia các chương trình điều trị, cai nghiện ma túy.

Việc thực hiện đưa người nghiện đi cai là một trong những chính sách được ưu tiên trong việc đẩy lùi tệ nạn ma túy ngoài cộng đồng để đảm bảo trật tự trị an xã hội.

Nên cần thiết phải có những chính sách cụ thể, pháp luật quy định chặt chẽ kèm theo những văn bản hướng dẫn rõ ràng, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương cũng như tình hình người nghiện ở địa phương đó. Như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nghiện ma túy đã và đang gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội theo hướng tiêu cực và khó kiểm soát, gây nên những thiệt hại nhất định về kinh tế - xã hội; gây bất ổn về an ninh trật tự xã hội; làm suy yếu tính gắn kết xã hội; tan vỡ gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình, một bộ phận người dân. Vấn đề nghiện ma tuý đã và đang đặt ra áp lực lớn cho xã hội trong vấn đề tài chính do tăng các chi phí ngân sách của gia đình cũng như của xã hội trong việc thực hiện các hoạt động khắc phục và giải quyết các hậu quả do nghiện ma tuý đem lại. Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trong những năm qua đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo và đầu tư phát triển các điểm, các mô hình quản lý, tổ chức điều trị cai nghiện và sau cai nghiện tại cộng đồng. Ngược lại sự phát triển của kinh tế - xã hội tại địa phương cũng ảnh hưởng đến việc triển khai biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn. Điều này được thể hiện thông qua số lượng người nghiện, cơ sở vật chất của cơ sở cai nghiện bắt buộc,... Nếu như kinh tế phát triển, trình độ dân trí tăng, thu nhập bình quân đầu người tại địa phương ổn định với tỷ lệ thất nghiệp thấp và đặc biệt là sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội tốt thì số lượng người nghiện sẽ giảm và việc thực hiện các biện pháp về đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ được giảm tải và ngược lại.

Sự tác động của các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội tới pháp luật là một vấn đề đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra. Theo đó, pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng tương ứng và chịu sự quyết định của các yếu tố cơ sở hạ tầng này. Trong đó yếu tố kinh tế là yếu tố hàng đầu. Một hệ thống pháp luật đảm bảo được sự phù hợp với điều kiện kinh tế tại thời kỳ đó thì sẽ có tính điều chỉnh cao và sẽ có tác dụng bảo vệ cũng như thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ xã hội.

Những biến đổi về mặt kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự quy định về các biện pháp XLHC khác nói chung và biện pháp đưa vào CSCB nói riêng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với các hệ quả của nó đã kéo theo nhiều sự thay đổi cả về đời sống tư tưởng và con người, đặc biệt là giới trẻ. Trong nền kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhanh chóng, mà điển hình là tệ nạn mại dâm và

nghiện ma túy. Chính vì vậy, sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào CSCB cũng cần phải biến đổi cho phù hợp, để nhằm đảm bảo ngăn ngừa được tình trạng vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo các đối tượng nghiện ma túy, bán dâm trở thành người có ích cho xã hội.

1.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì đội ngũ thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở bắt buộc gồm: Lực lượng cảnh sát điều tra, cảnh sát trật tự; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước tại Phòng Lao động, Thương binh và xã hội, Phòng Tư pháp; Đội ngũ cán bộ tại Tòa án nhân dân cấp huyện; đội ngũ cán bộ tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc,... Năng lực của đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc[27]. Đặc biệt, việc thụ lý các hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện là một hướng đi mới, tuy nhiên việc hướng dẫn triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, công tác phối hợp của các bên liên quan từ quá trình phát hiện, theo dõi, lập hồ sơ đề xuất đến ra quyết định đưa các đối tượng nghiện vào cơ sở bắt buộc chưa được rõ ràng, minh bạch nên nhiều đơn vị, cá nhân chưa biết rõ được trách nhiệm của mình cụ thể như thế nào để triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Kết luận chương 1

Tình hình về tội phạm ma túy ngày càng diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, nhất là ma túy tổng hợp. Ngoài công tác đấu tranh, triệt phá, bắt giữ, xử lý các đối tượng tội phạm ma túy của lực lượng công an, biên phòng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm làm giảm số người nghiện ma túy. Nội dung chương 1 đã tập trung làm rõ được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng như dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lý luận về pháp luật liên quan cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP

HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa