• Tidak ada hasil yang ditemukan

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá ý kiến của người dân và cán bộ quản lí về tặng cho và thừa kế quyền

đoạn 2014-2017

Để có được kết quả đánh giá về hiểu biết của người dân được nhận tặng cho và thừa kế QSD đất và người tặng cho và thừa kế QSD đất chúng tôi dùng phương pháp điều tra phỏng vấn với mẫu phiếu điều tra là những câu hỏi được soạn thảo trước theo các nội dung cần đánh giá như:

hiểu biết chung về tặng cho và thừa kế QSD đất, hiểu biết về hồ sơ, quy trình, tài chính và tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất. Tiến hành điều tra theo các nhóm đối tượng thuộc nghề nghiệp và địa bàn cư trú khác nhau như sau:

Theo nghề nghiệp có 3 nhóm đối tượng:

- Cán bộ quản lí;

- Người dân phi nông nghiệp;

- Người làm nông nghiệp.

Trong công tác tặng cho và thừa kế QSD đất cán bộ trực tiếp thực hiện thủ tục nhận tặng cho và thừa kế QSD đất là cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính xã, thị trấn. Điều tra 30 cán bộ quản lý gồm 04 cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường, 04 cán bộ của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, 2 cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận “một cửa” và 20 cán bộ địa chính xã, thị trấn.

Ý kiến của người dân về tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Bạch Thông

Để đánh giá hiểu biết chung về nhận tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất các câu hỏi đặt ra với nội dung đánh giá hiểu biết của người dân về thế nào là chuyển nhận tặng cho và thừa kế sử dụng đất, đó là quyền của ai? cần những điều kiện gì? việc đăng kí nhận tặng cho và thừa kế có cần thiết không và nghĩa vụ cuả các bên với nhau và với nhà nước như thế nào?

Có thể nói sự hiểu biết về những quy định chung nhất trong việc nhận tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất của người dân trên địa bàn huyện Bạch Thông là không cao, chủ yếu tập chung ở thị trấn và các xã ven các trục đường Quốc lộ 3 và Quốc lộ 3C còn lại người dân ở các xã xùng xa ít hiểu biết hơn về luật và chính sách của nhà nước. Đa phần người được phỏng vấn đều hiểu nhưng không rõ ràng về nhận tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất là như thế nào và chưa ý thức được việc cần thiết phải đăng ký với cơ quan quản lý đất đai để được đảm bảo quyền lợi cho các bên hay chính là để đảm các quyền của người sử dụng đất nói chung.

Nhận tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất được quy định trong luật đất đai. Nhưng nhiều người được phỏng vấn chưa hiểu được mà vẫn nghĩ rằng đó là quyền của cán bộ quản lý đất đai, người dân nghĩ đơn giản rằng cán bộ quản lý mới là người có quyền, khi cán bộ quản lý cho phép thì mới được nhận tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất. Đây là cách hiểu sai, thực ra cán bộ quản lý chỉ thực hiện các quy định thủ tục hành chính để đảm bảo cho người sử dụng đất được thực hiện quyền nhận tặng cho và thừa kế đất của mình theo đúng quy định của pháp luật mà thôi.

Nhìn chung đa phần người dân cho rằng đất muốn nhận tặng cho và thừa kế được thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có tranh chấp. Nhưng hiểu như vậy là chưa đầy đủ so với quy định của Luật đất đai bởi ngoài 2 điều kiện đã kể trên thì đất nhận tặng cho và thừa kế phải có 2

điều kiện nữa là không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và phải trong thời hạn sử dụng đất. Nhưng hiểu biết của người dân như vậy cơ bản cũng đáng ghi nhận. Chẳng qua người dân chưa có điều kiện nghiên cứu nhiều về luật đất đai mà thôi vì khi đưa ra các điều kiện còn lại theo luật định để hỏi có cần thiết không thì tất cả đối tượng được phỏng vấn đều trả lời là đúng và cần thiết. Qua đây cho thấy trình độ hiểu biết của người dân trong huyện Bạch Thông là tương đối cao chỉ cần công tác tuyên truyền phổ biến chính sách và pháp luật đất đai được thực hiện tốt thì đảm bảo tất cả người dân đều có thể hiểu và nắm bắt được. Điều này dấu hiệu tốt cho công tác quản lý đất đai của huyện.

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của người dân về tặng cho, thừa kế QSD đất tại 3 khu vực của huyện Bạch Thông

ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)

Nội dung cần điều tra phỏng vấn

Trung tâm huyện

Các xã ven Quốc lộ 3 và

Quốc lộ 3C Các xã giáp trung tâm

Các xã còn lại 1. Tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất

được hiểu như thế nào. 85,36 81,7 61,45

2. Tặng cho, thừa kế QSDĐ cần những điều kiện gì theo quy định của pháp luật: có GCN, không tranh chấp, không bị kê biên và trong thời hạn sử dụng đất.

83,69 78,0 58,28 3. Tặng cho, thừa kế QSDĐ cần thiết phải

đăng ký với cơ quan QLĐĐ để đảm bảo

các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 81,57 82,6 61,67 4. Người tham gia tặng cho, thừa kế cần có

nghĩa vụ gì theo quy định của Pháp luật. 86,33 81,3 59,33

TB 84,24 80,90 60,18

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy: tỷ lệ trả lời đúng ở t h ị t r ấ n l à cao nhất, trung bình là 84,24 %, lý do là người dân ở đây có nhiều điều kiện tiếp xúc hơn với chính sách pháp luật của nhà nước qua các kênh thông tin, các phương tiện thông thông tin đại chúng. Các xã ven Quốc lộ 3 và Quốc lộ 3C, tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn là 80,90 % nhưng vẫn ở mức cao. Đối tượng nhận tặng cho, thừa kế ở các xã xa trung tâm có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là 60,18 %. Có thể giải thích lý do là các xã xa trung tâm thì trình độ dân trí kém hiểu biết hơn, ít quan tâm đến vấn đề này hơn nên tỷ lệ thấp hơn và ngược lại với khu vực thị trấn và Các xã ven Quốc lộ 3 và Quốc lộ 3C.

Ý kiến của cán bộ quản lí về tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất Bảng 3.13. Kết quả đánh giá của cán bộ quản lí về tặng cho, thừa kế QSD

đất tại 3 khu vực của huyện Bạch Thông

ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)

Nội dung cần điều tra phỏng vấn Thị trấn

Các xã ven Quốc lộ 3 và

Quốc lộ 3C Các xã giáp trung tâm

Các xã còn lại 1. Tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất

được hiểu như thế nào. 100,00 100,00 100,00

2. Tặng cho, thừa kế QSDĐ cần những điều kiện gì theo quy định của pháp luật: có GCN, không tranh chấp, không bị kê biên và trong thời hạn sử dụng đất.

100,00 100,00 100,00

3. Tặng cho, thừa kế QSDĐ cần thiết phải đăng ký với cơ quan QLĐĐ để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

100,00 100,00 100,00 4. Người tham gia tặng cho, thừa kế cần có

nghĩa vụ gì theo quy định của Pháp luật. 100,00 100,00 100,00

TB 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu cho thấy sự hiểu biết của cán bộ quản lý tại các địa phương là tương đối tốt, thực sự hiểu biết về tặng cho, thừa kế QSD đất. Đấy là dấu hiệu tích cực trong công cuộc cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý của hệ thống quản lý nhà nước nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Trong những năm qua, các cán bộ từ huyện đến xã ngày càng được chuẩn hóa về năng lực cũng như trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của các đối tượng sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các QSD đất của mình.

3.4.2. Đánh giá nhận xét về thực hiện thủ tục nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.

Bảng 3.14. Kết quả Đánh giá nhận xét về thực hiện thủ tục nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Bạch Thông

ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)

Nội dung cần điều tra phỏng vấn Thị trấn

Các xã ven Quốc lộ 3 và

Quốc lộ 3C

Các xã còn lại 1. Để thực hiện thủ tục tặng cho, thừa kế

QSDĐ phải đến UBND cấp phường xã hoặc phòng công chứng để chứng thực hợp đồng và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (1cửa).

92,67 85,36 81,70

2. Quy định về thời gian xác nhận hồ sơ tại xã, phường và phòng công chứng là 05 ngày làm việc.

92,15 83,69 78,00 3. Sau khi nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa

UBND thành phố 10 ngày làm việc sẽ

nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính. 95,35 81,57 82,60 4. Quy định sau khi nộp thuế 09 ngày làm

việc người dân sẽ nhận được giấy chứng nhận QSDĐ.

95,68 86,33 81,30 5. Hẹn trả kết quả đúng thời gian theo quy

định của pháp luật đất đai. 93,39 84,24 80,90

TB: 93,85 84,24 80,90

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua số liệu của bảng điều tra, cho ta thấy các xã vùng xa luôn gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Ở đây có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khi cán bộ địa chính năng lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu còn người dân địa phương thì còn thiếu kiến thức, chưa thực sự hiểu biết về chính sách pháp luật cũng như chưa nhận thức rõ ràng về sự cần thiết của nhận tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.

Cán bộ quản lý đối với khu vực thị trấn là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, công chức địa chính thị trấn có hiểu biết tốt hơn nhưng vẫn còn một số vấn đề còn cần giải quyết để có sự đáp ứng tốt nhất với nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng đất. Sự thiếu thốn về con người, sự yếu kém về cơ sở vật chất hạ tầng, sự suy giảm về đạo đức của một bộ phận nhỏ cán bộ làm cho hệ thống hoạt động kém hiệu quả, cần sự quan tâm đầu tư đúng mực hơn nữa của cơ quan có thẩm quyền.

3.4.3. Ý kiến về công chứng hợp đồng tại văn phòng Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tại UBND cấp xã khi tặng cho hoặc thừa kế

Bảng 3.15. Nhận xét về thực hiện công chứng hợp đồng tại văn phòng Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tại UBND cấp xã

ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)

Nội dung cần điều tra phỏng vấn Thị trấn

Các xã ven Quốc lộ 3

và 3C

Các xã còn lại 1. Khi tặng cho, thừa kế QSD đất phải

công chứng hợp đồng tặng cho, văn bản

thừa kế. 95,33 92,67 85,36

2. UBND xã hay văn phòng công chứng là đơn vị hợp pháp công chứng hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế

93,00 92,15 83,69 3. Những đối tượng nào được miễn thuế khi

tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất là đối tượng chính sách và những trường hợp có 1 mảnh đất và nhà ở duy nhất.

96,65 95,68 86,33 4. Sự hài lòng của người dân khi thực hiện thủ

tục công chứng hợp đồng nhận tặng cho,

thừa kế. 96,67 93,39 84,24

TB 95,06 93,85 84,24

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả điểu tra cho thấy việc thực hiện công chứng hợp đồng tại văn phòng Công chứng và chứng thực hợp đồng tại UBND cấp xã tại huyện Bạch Thông khá thuận lợi, có kết quả tốt và được sự phản hồi tốt về sự hài lòng của người dân đối với thủ tục hành chính, kết quả được đánh giá cao nhất là “Sự hài lòng của người dân khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng nhận tặng cho, thừa kế” của khu vực thị trấn với 96,67%, thấp nhất là “Thời gian hoàn thiện và trả hồ sơ khi chủ sử dụng đất thực hiện nhận tặng cho, thừa kế” với 81,57%. Đấy cũng là sự công nhận về cải cách thủ tục hành chính đối của người dân với hệ thống quản lý nhà nước. Tuy còn nhiều bất cập nhưng phần nào đã đáp ứng và nhận được sự ủng hộ của người dân, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.

3.5. Khó khăn, tồn tại, giải pháp khắc phục tình hình tặng cho, thừa